Thứ Ba, 25 tháng 12, 2007









Hà hà!



Mới "nhặt được" mấy cái ảnh của mình từ lâu lắm rồi! post lên đây cho nó khỏi "thất lạc"!






Nhìn ảnh lại .....



Ghừ! Đến giờ vẫn chưa hiểu tại sao "bà ta" dám loại mình!!



Biết là "nhầm lẫn" - nhưng mà ta vẫn "tức không chịu được" - may mà ta đây - không hay "để bụng" - nhắc ra tí cho nó "khuây khỏa" thôi - chứ chuyện này qua lâu rồi - để ý làm gì!



Tiếc là mình chưa giúp được gì cho NOL thì nó đã "ngỏm củ tỏi"!



Hơi thất vọng về đội này!!



"Đóng cửa - tu luyện" đã lâu rồi mà thấy thiên hạ vẫn "thái bình" - chẳng có gì đổi khác cả! Chưa lấy "nhân" nào nổi trội xuất hiện suốt mấy tháng nay - buồn!



Mấy "ông bạn" bên Saga cũng buồn cười - nhát quá là nhát - dù sao cũng có "một thời" ta hăng hái góp sức cho bên ấy! Tấm lòng của một người có tâm huyết mà người ta không hiểu "thì thôi" - ta lại "tự do"!



Vừa học xong một khóa chỗ thầy Fdrerich (chả biết viết có đúng không - sorry thầy)! Càng làm ta thêm phần "lo lắng"!...



Lúc khủng hoảng - khi mệt mỏi - thất bại - chán chường - hay ngay cả khi con người ta lo lắng trước tương lai, sợ hãi trước thực tại - thì rất dễ dàng để "thay đổi" - nhưng nếu ta đang "quá" hài lòng với thực tại, quá yên chí với tương lai. Ta đang sống tốt, ta đang tự tin, thậm trí tự kiêu, ta đang có ưu thế vượt trội so với những kẻ đồng trang lứa - về cả "bên trong - lẫn bên ngoài", ta có một giấc mơ, một hoài bão, một sứ mệnh, và cả một kế hoạch hết sức rõ ràng để thực hiện nó. Ta kiểm soát, ta hài lòng với những gì đang diễn ra, và ta tự tin về một kế hoạch dài đầy triển vọng - thì đó đương nhiên phải là thời điểm ta "hài lòng" nhất rồi!....



Ấy thế mà ta đang phải băn khoăn trước một dự định thay đổi! Một thay đổi lớn!



Còn ngạc nhiên hơn, nếu thậm chí, chính bản thân ta cũng chưa "lường trước" được hết những "kết quả" mà sự đổi thay này mang lại!



Mọi việc quá hoàn hảo - ấy mới là thứ ta sợ, ấy mới là thứ ta tiếc~



Ta đã từng đứng trước những bước chuyển mình lớn lao, những bước chuyển mà - thứ thì hình thành cho ta tính cách ; thứ thì hình thành cho ta những quan điểm, những cách nhìn, cho ta một vốn sống, một cách nghĩ, một lý tưởng. Mỗi lần ta thay đổi - là mỗi lần ta cảm nhận sự trưởng thành - và ta thầm cảm ơn - những con người đã có mặt dù vô tình - hay cố ý - vào những sự kiện "trọng đại" ấy của đời ta.



Nhưng tất cả những lúc ấy - đều là "bất khả kháng" - hoặc là ta bị dồn vào "đường cùng" - hoặc là ta quá ư thất vọng về hiện tại. Ta thay đổi - đồng nghĩa với ta đối mặt với những vấn đề, những yếu điểm đã tồn tại quá lâu trong con người ta - mà đã đến lúc ta không thể "chấp nhận" nó! Ta phải tiêu diệt nó - nếu không nó sẽ hủy hoại ta!



Và cũng chính bởi thế - ta thích những thời khắc lịch sử như thế - khoảnh khắc ta sống động, ta mạnh mẽ, ta cương quyết... Và ta sống thực với con người ta - đầy sức mạnh!



Và với sức mạnh ấy - khó trách ta trở thành kẻ "hơi kiêu ngạo"!!



Nhưng giờ đây - có lẽ đã đến lúc chính ta lại phải thách đấu với con người đầy sức mạnh , đầy sự thỏa mãn kia....



Động cơ thay đổi ư??



Nói thể nào nhỉ?



Khi người ta leo lên đến đỉnh dốc - và chợt nhìn thấy một cái đỉnh núi cao hơn, đẹp hơn, hoành tráng hơn; thì cái khó khăn - khó khăn hơn nhiều so với việc leo lên đỉnh dốc - đó là từ bỏ vị trí ấy!



Từ bỏ cái "đỉnh dốc" nhỏ bé, để "đi xuống" rồi leo lên cái đỉnh đầy thách thức, đầy "cám dỗ" kia! Từ bỏ cái vỏ kén mà ta đã tạo dựng, nó đã bảo vệ, nó đã phát triển cùng ta ở một trong những giai đoạn quan trọng nhất... Để làm gì? ..... Để "lột xác". Đã đến lúc ta lớn lên! Đã đến lúc ta không chỉ chiến thắng bằng sức mạnh, bằng trí tuệ, bằng ganh đua, bằng nghị lực, bằng niềm tin, và bằng cả sự tàn nhẫn, mặc dù - nó cho ta sức mạnh!!!



Các giá trị của ta - được xây dựng - giống như người ta xây dựng những đạo luật - để... "dọn đường" thực hiện một chính sách nào đó! Tương tự như vậy, giá trị của ta - được tạo dựng, để ta không phải do dự, ta không phải nghi ngờ, để ta có thể rảnh tay hành động! Có thể ta mạnh - nhưng liệu còn kẻ nào mạnh hơn ta?? Chẳng lẽ cả đời - ta phải cố gắng để trở thành kẻ "mạnh nhất"? Đó là ý trí của "nam nhi" từ hàng ngàn đời nay - ta cũng vậy! Và ta tự tin rằng ta có thể làm được!! Nhưng liệu hạnh phúc có đến từ đắng cay? hòa bình có đến từ cuộc chiến? Ta nghi ngờ cả những thứ ta chưa bao giờ nghi ngờ!!!



Và ta biết rằng - ta có cái gì đó không ổn!



Ta vẫn sẽ khôn ngoan, ta vẫn sẽ mạnh mẽ, ta vẫn sẽ quyền lực - nhưng theo một cách khác - nếu ta thay đổi - và thay đổi thành công!



Ta chợt "ngộ" ra cái sức mạnh thật sự - nằm ở đâu; cái khôn ngoan thực sự là thế nào!



Ta không còn phải lo nghĩ làm sao - để các bạn ta hết lòng, để người của ta dốc sức....!



Ta đang dần hiểu ra cái chân lý của sự hy sinh, của lòng quả cảm. Chân lý của những con người, hết lòng cho lý tưởng! ....



Và ta - nếu ta gieo được lý tưởng ấy vào lòng người khác - thì khi ấy - ta mới đánh thức được sức mạnh thực sự của họ - gieo mầm cho lý tưởng của chính ta!






Và chính hôm nay - ta cũng không ngờ rằng - việc cho rằng mình hiểu hết về người khác - là điên rồ! Ta tin rằng ta nhạy cảm, ta tin vào trực giác, càng tin hơn vào khả năng quan sát, phán đoán của mình - thế nhưng - ta đã bất ngờ - vì những thứ ta nghĩ - chẳng đúng bao nhiêu - đó chỉ là những thứ ta tưởng tượng - và gán ghép cho người đó!!!






..................



Ngoài lệ một tí (vì có liên quan); ---------mất nửa đêm qua - mò mẫm trong blog của Trock. Sock! Đó là cảm nghĩ đầu tiên!! Có lẽ mình "tưởng tượng" về nó quá nhiều - nên đâm ra "choáng" khi nhìn vào sự thật!



Không tả nổi cảm giác ấy, nhưng có cái gì đó hụt hẫng! Khác nhau quá xa - chắc không có gì phải bàn! Nhưng những câu nó viết - chắc không bao giờ mình viết - dù bất cứ lý do gì! 20 tuổi - chưa tìm ra lý tưởng cho mình - thì có thể hiểu - nhưng vẫn có cái gì đó hụt hẫng! Lại từ hụt hẫng, nhưng từ này quá đắt, quá đúng, hụt hẫng vì do mình tưởng tượng! Dù chả mấy ai biết mình có blog này, nó thì càng không, nhưng dù sao cũng mong nó đọc được mấy dòng này - bởi đến giờ phút này - mình vẫn chưa gọi tên được là gì - nhưng "có điều gì đó không ổn"! 1 con bé cần giúp đỡ chăng? Nó lại ghét nhất - việc người ta muốn nó thay đổi!!! Ừ thì cứ là Trock đi nhưng đừng yêu rock theo kiểu đó! Không hiểu sao - vào blog của nó - mình lại có cảm giác u ám lạ!! Sao một con bé - lại có những sở thích lạ thể nhỉ?



Lại bàn về bọn con gái - hôm CN cũng nói chuyện với "một em" - về TL, "nó" bảo vệ TL, thì chắc rồi - bọn con gái mà - cũng bởi "nó" chỉ biết "một phần sự thật"! Chỉ khổ cho đứa bạn "nó' - bị mắng te tua - mà chắc chả biết "cãi" thế nào. Nhưng "nó" cũng nên hiểu - bọn con trai bất bình về vụ của TL - không phải bởi bản thân con bé ấy - nó thì có gì để người ta phải quan tâm nhiều đến vậy? Nhưng bầy tỏ thái độ về nó - là cách bọn con trai bầy tỏ sự kì vọng, sự sợ hãi rằng nếu nó không làm như vậy thì biết đâu - một ngày kia - chính những người xung quanh nó, người thân của nó - lại trở thành những điển hình xa ngã? Nó sợ, và nó hy vọng rằng - đó là cá biệt - và nó phải bầy tỏ thái độ cứng rắn nhất - cái đó là từ phần sâu nhất trong nội tâm của bọn con trai! Hãy thông cảm chứ (mặc dù ta không bình luận một câu nào về em TL này - lý do thì có nhiều - nhưng đại để TL cũng không đến nỗi - quá sa ngã).



Hì - Gọi NL bằng "nó" - rủi "nó" đọc được không biết có hiểu nhầm không? nhưng đây là tư ta quen gọi bọn con gái rồi!



Ấn tượng nhất về bạn này là giọng nói! Đúng giọng "con gái" theo "kiểu" mà mình thích. Nhẹ nhàng, ấm áp, và chia sẻ! Giọng này có thể "hút hồn" ta - lên ta phải cảnh giác!



Rủi gặp một đứa (Giọng hay + thông minh) - không khéo ta "chết mất"!



Liệu có đứa con gái nào biết mình thích bọn con gái nhẹ nhàng không nhỉ (mặc dù toàn chơi với con gái "đầu gấu")!!



Thứ Hai, 15 tháng 10, 2007

Thêm một tranh luận về "Thế Giới Phẳng"






Toàn cầu hóa - Những được - mất; hơn - thua của nó với từng quốc gia đã trở thành một đề tài "nóng bỏng"!
Rất nhiều người ủng hộ - và coi đó như là một cơ hội để "đổi đời"! Nhưng số người nhìn nó với một vẻ "nghi ngại" cũng "nhiều không kém"!
Cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ - nhưng dường như - ai cũng nhận thấy rằng - dù ủng hộ hay phản đối - những thuyết sách của từng quốc gia được đưa ra vào thời điểm này - sẽ có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới "Tương Lai"!









Mình mới đọc được một bài rất thú vị - phản đối toàn cầu hóa:
http://www.lanhdao.net/leadership/home.aspx?catid=19&msgid=10873
Mình có viết một bài bình luận - với suy nghĩ “hơi khác” thậm trí rất khác với tác giả bài viết về tương lai của
toàn cầu hóa! Xin chia sẻ cùng mọi người!

Đồng ý rằng
Thomas L.Friedman có hơi “phấn kích” khi viết về tương lai của toàn cầu hóa – của thế giới phẳng – nhưng – như ông đã nói đó là “một sự phấn khích” có cơ sở!

Xin nhấn mạnh rằng những điều ông viết về toàn cầu hóa – không chỉ là dự đoán, mà đó còn là mong ước, mong ước của không chỉ ông – mà còn là mong ước của hàng triệu người “ủng hộ” toàn cầu hóa!

Đó là những ai? Đó là những người đã – đang – và có thể hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa! Họ chờ đón, kỳ vọng vào toàn cầu hóa như là một cơ hội – một cơ hội lớn nhất mà họ có thể lắm bắt – có thể tận dụng – để không chỉ có thể đuổi kịp các nước phát triển – mà còn để cạnh tranh và vượt mặt các nước này!
Và hơn tất cả sự kì vọng ấy là “có cơ sở”!

Cơ sở ấy có thể là “
10 lực làm phẳng” mà Thomas L.Friedman, đã đề cập tới – nhưng cũng có thể hiểu “đơn giản” hơn nhiều qua “những ví dụ thành công” mà ông nhắc tới!
Sự lột xác của một vài quốc gia – hay của một vài ngành kinh tế trọng điểm – có thể là những minh chứng thuyết phục hơn – cho những ai đang tìm hiểu về lợi ích của toàn cầu hóa!





Chúng ta chưa bàn vội đến cái gọi là “thế giới phẳng” – vì nó quá lớn – quá hoàn hảo – và nếu có – chắc cũng không thể “một sớm một chiều” có thể hình thành – nhưng cái nó có thể trở thành đó là “Xu Thế” – một xu thế thì có thể có lúc thăng lúc trầm – nhưng chiều hướng của nó thì không đổi!

Nó thăng trầm bởi rất nhiều lực cản – đó là những suy nghĩ cũ, những cách làm cũ, hay có thể nó vấp phải “quyền lợi” của nhiều đối tượng – người dân các nước phát triển chẳng hạn! Họ - những người “cảm thấy” bị giảm quyền lợi khi tham gia vào toàn cầu hóa, thì ngay lập tức, họ sẽ dung lá phiếu của mình – để đòi hỏi chính phủ của họ - làm gì đó để có thể ngăn cản những gì đang diễn ra! Họ cũng có thể là những nạn nhân khi mà khoảng cách giầu nghèo ngày càng mở rộng, họ có thể là những nhân công không được đào tạo, những kĩ thuật viên lỗi thời – một nhà công nghiệp đang hưởng lợi từ sự bảo hộ của chính phủ, hay một người nông dân đang nhận trợ cấp nông nghiệp.v..v..!




Nhưng đối lập với họ - đó là những cá nhân có trình độ, có tham vọng, những con người đang chờ đón một vận hội để vượt lên! Họ sẽ không phải vượt đại châu để đi tìm “miền đất hứa” – miền đất mà họ có thể thể hiện tất cả năng lực của mình – khát vọng của mình! Họ có thể “cháy” hết sức mình, cống hiến hết mình – cho những dự định, những hoài bão về sự phát triển! Họ cần làm nên một điều kì diệu – không chỉ cho bản thân họ - mà là cho cả đất nước họ! Và toàn cầu hóa – mang lại cho họ một cơ hội với những “công cụ” cực mạnh! Đó là tri thức, là công nghệ, là thong tin – và rất có thể, là cả một thứ quan trọng nhất – mà dường như – họ chưa bao giờ được hưởng – đó là Sự Bình Đẳng! Bình đẳng về thong tin – bình đẳng về công nghệ - bình đẳng về vị thế, quyền lợi và Cơ Hội!

Chỉ trước đây vài thập kỉ - công nghệ - dường như đó là bí mật quốc gia – và quá khó cho các nước kém phát triển có thể tiếp cận chứ đừng nói tận dụng làm lợi cho mình. Ngày nay – rất nhiều thứ vẫn như cũ – nhưng công nghệ dường như đã có một sự chuyển biến! Công nghệ được “phổ biến hơn” – đặc biệt là những công nghệ “hái ra tiền”! Những công nghệ mà không cần “cực kì nhiều tiền”, cộng với một nguồn lao động, một cơ sở hạ tầng phát triển để có thể ứng dụng! Công nghệ ngày nay đòi hỏi ít hơn, nó chỉ đòi hỏi một thứ, một thứ mà quốc gia nào cũng có : Con Người!

Xin trích một câu, mà rất tiếc tôi cũng không nhớ tên tác giả: “Chip điện tử - (tượng chưng cho trung tâm của sự hội tụ công nghệ) chỉ được làm từ 2 thứ nguyên liệu CÁT & CHẤT XÁM”!
Xin hỏi đất nước nào “không có” 2 thứ này?

Việt Nam ta cũng có nguồn cát thạch anh chất lượng khá tốt – còn chất xám thì sao?

Và hạ tầng để phát triển – nó cũng có thể không cần quá nhiều “tiềm lực và tài lực” như thời đại công nghiệp – đó là nhà máy, xí nghiệp, đường xá, cầu cống,… mà ngày nay – đó là cáp quang là hệ thống máy tính!

Một chiếc máy tính vài trăm đôla + với một bộ óc + một long nhiệt huyết + một ý trí quyết tâm + một cơ hội rất có thể lại mang lại hang triệu – thậm trí hang tỷ đô la – và nó tương đương với việc người ta đầu tư xây dựng những nhà máy khổng lồ, những chuỗi cung phức tạp, những biện pháp quản lí khắt khe để giảm thiểu chi phí!

Quá sớm để nói thời đại công nghiệp đã chấm dứt – và thay thế nó là thời đại thong tin – nhưng khó có thể phủ nhận sự kì diệu mà CNTT mang lại!
Và xin một lần nữa nhấn mạnh rằng – mọi thứ mới chỉ Bắt Đầu!
Và bằng ấy lý do – cũng có thể tạm để ta có một niềm tin – và ủng hộ cho toàn cầu hóa!

Và ủng hộ thì ta cũng luôn phải tự nhắc mình về những bài học đau sót mà nhiều quốc gia đã phải trả, đó là Mehico, Achentina, .. đó là sự vấp váp của Hàn Quốc, Thái Lan..v..v.. Đó là những nguy cơ với mặt trái của toàn cầu hóa, về văn hóa, về giá trị xã hội, về phụ thuộc, hay về những “nguy cơ” từ chính Quỹ tiền Tệ Quốc Tế có thể đem lại cho đất nước mình!! Và đó lại là cơ hội – cơ hội cho những “lãnh tụ mới” – lãnh tụ trong thời kì đổi mới! Cơ hội để thế hệ trẻ thể hiện bản lĩnh – khát vọng & Trí tuệ của mình!
Bài viết của Pankaj Ghemawat bám vào những lý luận về “10% giả định”, nhưng “lại dám” khẳng định “Tất cả họ đều sai” – “tất cả” ở đây là chỉ những người ủng hộ, những người kì vọng vào toàn cầu hóa! Quả thật – có phần hơi “ngô nghê” và “tự tin thái quá”! Những giả định của ông là đúng – nhưng là đúng với hiện tại !! Toàn cấu hóa – là một xu thế - và nó đang phát triển – việc đưa ra những con số vào thời điểm này rất có thể “không nói được gì nhiều”!

Google từ một công ty “tí hon” – phát triển theo cấp số cộng không ngừng và trở thành một công ty khổng lồ! Lợi nhuận của họ ngày hôm qua – với ngày hôm nay – có thể chênh nhau cả triệu đô – và không ai dám khẳng định – ngày mai – ngày kia – sang năm lợi nhuận của nó là bao nhiêu!

Một websites có thể ngày hôm trước vắng bong – nhưng ngày hôm sau có cả trăm ngàn lượt truy cập, tiền quảng cáo có thể từ 1$ lên tới hang triệu $ trong một tháng!

Đó là sự phát triển “làm nổ tung” thị trường khi các công ty bé nhỏ vượt cả các đại gia tồn tại hang thập kỉ vượt qua biết bao song gió của thị trường mới khẳng định được mình!

Và ai dám khẳng định – một ngày kia tất cả các siêu thị có phải đóng cửa vì người ta thích mua hang ở nhà hơn? Các rạp chiếu film sẽ thua lỗ vì người ta thích xem film với máy chiếu gia đình hơn? Các trung tâm giải trí sẽ vắng khách vì người ta thấy thích thú với giải trí trực tuyến hơn là đi ra ngoài?...

Còn nếu nói về “Đụng độ giữa các nền văn minh”! Thì lại càng “thiếu những cơ sở” để tranh luận!
Nếu “thế giới phẳng” là sự phấn khích “hơi quá” về tương lai toàn cầu hóa thì “Đụng độ giữa các nền văn minh” – còn “phấn khích hơn” về cuộc “xung đột văn hóa”!
Xung đột văn hóa – tất nhiên rồi! Nhưng phấn khích đến độ coi nó là trung tâm của những mâu thuẫn quốc tế, chi phối mọi quan hệ kinh tế và chính trị thì phải nói là “quá phấn khích”!

Đó là một cuốn sách mà mình có nhiều cảm xúc “đối lập với tác giả” nhất!
Nó đẩy xung đột văn hóa lên “vị trí quá cao” so với vị trí mà nó “nên đứng”!
Giả thiết nó cũng là một “xu thế” – thì ta cần phân tích “nên – hay không nên” tạo điều kiện để nó phát triển????

Những xung đột mà tác giả tiên đoán – làm cho người ta nhớ đến thời kì “trì trệ” của lịch sử loài người – cuộc đối đầu đẫm máu giữa các tôn giáo –hay các ý thức hệ với nhau! Nó dường như đã “kéo tụt lịch sử”! Và không ít người tự hỏi (sau khi đã trải qua nó) chiến tranh, xung đột là “Để làm gì”??? Và liệu nó có làm cho thực tại, làm cho tương lai tốt đẹp hơn??

Không ít người cũng hoài nghi về “mục đích” của sự xung đột ấy! Liệu có chỉ đơn thuần là 2 nền văn minh khác nhau thì sẽ “đụng độ”?? Liệu đằng sau nó “duy lý” hơn – là sự tranh giành quyền lợi, tranh giành của cải – hay chí ít cũng là tranh giành ảnh hưởng?? Và nếu phân tích nó theo “nguyên nhân này” thì đụng độ giữa các nền văn minh – cũng chỉ là “vỏ bọc” của “đụng độ quyền lợi”! Liệu lý luận ấy có “dễ” để người ta chấp nhận hơn? Và nếu bỏ qua lớp “vỏ bọc” này để phân tích – thị mọi thứ “sang sủa” và “logic” hơn nhiều!

Cuối cùng là sự phản đối với câu kết của tác giả :
“ Đi theo viễn cảnh của một thế giới hội nhập – hay tồi tệ hơn, dùng nó làm nền tảng xây dựng các chính sách – không những không có hiệu quả. Nó còn rất nguy hiểm.”

Nó “nguy hiểm” – hay tiềm ẩn nguy hiểm thì đúng – nhưng việc khẳng định lấy nó làm nền tảng cho chính sách là “không hiệu quả” – thì có phần hơi chủ quan – và áp đặt! Càng không đủ căn cứ cho kết luận đó!

Ý kiến của mình – ngược lại! Tận dụng toàn cầu hóa để đưa ra những chính sách – mang lại cơ hội – cơ hội cho sự phồn vinh của dân tộc!

Nghiên cứu về toàn cầu hóa, tận dụng để phát triển, phòng bị với nguy cơ! Đó là sứ mệnh của thế hệ chúng ta! Thế hệ được kỳ vọng – và được “Giao Trách Nhiệm” – mang lại sự phồn vinh cho dân tộc! Có lẽ thay vì “Dò Đá Qua Sông” đã đến lúc chúng ta đổi thành khẩu hiệu “Dám Nghĩ Dám Làm”! Hãy chấp nhận những rủi ro có thể gặp phải để tận dụng một cơ hội lớn! Hãy để vài thập kỷ tới – khi nhìn lại – chúng ta sẽ tự hào về những gì chúng ta đã làm!

Hãy sống – hãy cống hiến – hãy tự hào về đất nước, về lịch sử, về dân tộc! Và hãy cố gắng để thế hệ sau – không chỉ tự hào về con người – về lịch sử mà còn có thể tự hào bởi sự giầu mạnh – sự trù phú của đất nước!

Thêm một tranh luận về "Thế Giới Phẳng"

Toàn cầu hóa - Những được - mất; hơn - thua của nó với từng quốc gia đã trở thành một đề tài "nóng bỏng"!
Rất nhiều người ủng hộ - và coi đó như là một cơ hội để "đổi đời"! Nhưng số người nhìn nó với một vẻ "nghi ngại" cũng "nhiều không kém"!
Cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ - nhưng dường như - ai cũng nhận thấy rằng - dù ủng hộ hay phản đối - những thuyết sách của từng quốc gia được đưa ra vào thời điểm này - sẽ có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới "Tương Lai"!



Mình mới đọc được một bài rất thú vị - phản đối toàn cầu hóa:
http://www.lanhdao.net/leadership/home.aspx?catid=19&msgid=10873
Mình có viết một bài bình luận - với suy nghĩ “hơi khác” thậm trí rất khác với tác giả bài viết về tương lai của
toàn cầu hóa! Xin chia sẻ cùng mọi người!

Đồng ý rằng
Thomas L.Friedman có hơi “phấn kích” khi viết về tương lai của toàn cầu hóa – của thế giới phẳng – nhưng – như ông đã nói đó là “một sự phấn khích” có cơ sở!

Xin nhấn mạnh rằng những điều ông viết về toàn cầu hóa – không chỉ là dự đoán, mà đó còn là mong ước, mong ước của không chỉ ông – mà còn là mong ước của hàng triệu người “ủng hộ” toàn cầu hóa!

Đó là những ai? Đó là những người đã – đang – và có thể hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa! Họ chờ đón, kỳ vọng vào toàn cầu hóa như là một cơ hội – một cơ hội lớn nhất mà họ có thể lắm bắt – có thể tận dụng – để không chỉ có thể đuổi kịp các nước phát triển – mà còn để cạnh tranh và vượt mặt các nước này!
Và hơn tất cả sự kì vọng ấy là “có cơ sở”!

Cơ sở ấy có thể là “
10 lực làm phẳng” mà Thomas L.Friedman, đã đề cập tới – nhưng cũng có thể hiểu “đơn giản” hơn nhiều qua “những ví dụ thành công” mà ông nhắc tới!
Sự lột xác của một vài quốc gia – hay của một vài ngành kinh tế trọng điểm – có thể là những minh chứng thuyết phục hơn – cho những ai đang tìm hiểu về lợi ích của toàn cầu hóa!

Chúng ta chưa bàn vội đến cái gọi là “thế giới phẳng” – vì nó quá lớn – quá hoàn hảo – và nếu có – chắc cũng không thể “một sớm một chiều” có thể hình thành – nhưng cái nó có thể trở thành đó là “Xu Thế” – một xu thế thì có thể có lúc thăng lúc trầm – nhưng chiều hướng của nó thì không đổi!

Nó thăng trầm bởi rất nhiều lực cản – đó là những suy nghĩ cũ, những cách làm cũ, hay có thể nó vấp phải “quyền lợi” của nhiều đối tượng – người dân các nước phát triển chẳng hạn! Họ - những người “cảm thấy” bị giảm quyền lợi khi tham gia vào toàn cầu hóa, thì ngay lập tức, họ sẽ dung lá phiếu của mình – để đòi hỏi chính phủ của họ - làm gì đó để có thể ngăn cản những gì đang diễn ra! Họ cũng có thể là những nạn nhân khi mà khoảng cách giầu nghèo ngày càng mở rộng, họ có thể là những nhân công không được đào tạo, những kĩ thuật viên lỗi thời – một nhà công nghiệp đang hưởng lợi từ sự bảo hộ của chính phủ, hay một người nông dân đang nhận trợ cấp nông nghiệp.v..v..!

Nhưng đối lập với họ - đó là những cá nhân có trình độ, có tham vọng, những con người đang chờ đón một vận hội để vượt lên! Họ sẽ không phải vượt đại châu để đi tìm “miền đất hứa” – miền đất mà họ có thể thể hiện tất cả năng lực của mình – khát vọng của mình! Họ có thể “cháy” hết sức mình, cống hiến hết mình – cho những dự định, những hoài bão về sự phát triển! Họ cần làm nên một điều kì diệu – không chỉ cho bản thân họ - mà là cho cả đất nước họ! Và toàn cầu hóa – mang lại cho họ một cơ hội với những “công cụ” cực mạnh! Đó là tri thức, là công nghệ, là thong tin – và rất có thể, là cả một thứ quan trọng nhất – mà dường như – họ chưa bao giờ được hưởng – đó là Sự Bình Đẳng! Bình đẳng về thong tin – bình đẳng về công nghệ - bình đẳng về vị thế, quyền lợi và Cơ Hội!

Chỉ trước đây vài thập kỉ - công nghệ - dường như đó là bí mật quốc gia – và quá khó cho các nước kém phát triển có thể tiếp cận chứ đừng nói tận dụng làm lợi cho mình. Ngày nay – rất nhiều thứ vẫn như cũ – nhưng công nghệ dường như đã có một sự chuyển biến! Công nghệ được “phổ biến hơn” – đặc biệt là những công nghệ “hái ra tiền”! Những công nghệ mà không cần “cực kì nhiều tiền”, cộng với một nguồn lao động, một cơ sở hạ tầng phát triển để có thể ứng dụng! Công nghệ ngày nay đòi hỏi ít hơn, nó chỉ đòi hỏi một thứ, một thứ mà quốc gia nào cũng có : Con Người!

Xin trích một câu, mà rất tiếc tôi cũng không nhớ tên tác giả: “Chip điện tử - (tượng chưng cho trung tâm của sự hội tụ công nghệ) chỉ được làm từ 2 thứ nguyên liệu CÁT & CHẤT XÁM”!
Xin hỏi đất nước nào “không có” 2 thứ này?

Việt Nam ta cũng có nguồn cát thạch anh chất lượng khá tốt – còn chất xám thì sao?

Và hạ tầng để phát triển – nó cũng có thể không cần quá nhiều “tiềm lực và tài lực” như thời đại công nghiệp – đó là nhà máy, xí nghiệp, đường xá, cầu cống,… mà ngày nay – đó là cáp quang là hệ thống máy tính!

Một chiếc máy tính vài trăm đôla + với một bộ óc + một long nhiệt huyết + một ý trí quyết tâm + một cơ hội rất có thể lại mang lại hang triệu – thậm trí hang tỷ đô la – và nó tương đương với việc người ta đầu tư xây dựng những nhà máy khổng lồ, những chuỗi cung phức tạp, những biện pháp quản lí khắt khe để giảm thiểu chi phí!

Quá sớm để nói thời đại công nghiệp đã chấm dứt – và thay thế nó là thời đại thong tin – nhưng khó có thể phủ nhận sự kì diệu mà CNTT mang lại!
Và xin một lần nữa nhấn mạnh rằng – mọi thứ mới chỉ Bắt Đầu!
Và bằng ấy lý do – cũng có thể tạm để ta có một niềm tin – và ủng hộ cho toàn cầu hóa!

Và ủng hộ thì ta cũng luôn phải tự nhắc mình về những bài học đau sót mà nhiều quốc gia đã phải trả, đó là Mehico, Achentina, .. đó là sự vấp váp của Hàn Quốc, Thái Lan..v..v.. Đó là những nguy cơ với mặt trái của toàn cầu hóa, về văn hóa, về giá trị xã hội, về phụ thuộc, hay về những “nguy cơ” từ chính Quỹ tiền Tệ Quốc Tế có thể đem lại cho đất nước mình!! Và đó lại là cơ hội – cơ hội cho những “lãnh tụ mới” – lãnh tụ trong thời kì đổi mới! Cơ hội để thế hệ trẻ thể hiện bản lĩnh – khát vọng & Trí tuệ của mình!
Bài viết của Pankaj Ghemawat bám vào những lý luận về “10% giả định”, nhưng “lại dám” khẳng định “Tất cả họ đều sai” – “tất cả” ở đây là chỉ những người ủng hộ, những người kì vọng vào toàn cầu hóa! Quả thật – có phần hơi “ngô nghê” và “tự tin thái quá”! Những giả định của ông là đúng – nhưng là đúng với hiện tại !! Toàn cấu hóa – là một xu thế - và nó đang phát triển – việc đưa ra những con số vào thời điểm này rất có thể “không nói được gì nhiều”!

Google từ một công ty “tí hon” – phát triển theo cấp số cộng không ngừng và trở thành một công ty khổng lồ! Lợi nhuận của họ ngày hôm qua – với ngày hôm nay – có thể chênh nhau cả triệu đô – và không ai dám khẳng định – ngày mai – ngày kia – sang năm lợi nhuận của nó là bao nhiêu!

Một websites có thể ngày hôm trước vắng bong – nhưng ngày hôm sau có cả trăm ngàn lượt truy cập, tiền quảng cáo có thể từ 1$ lên tới hang triệu $ trong một tháng!

Đó là sự phát triển “làm nổ tung” thị trường khi các công ty bé nhỏ vượt cả các đại gia tồn tại hang thập kỉ vượt qua biết bao song gió của thị trường mới khẳng định được mình!

Và ai dám khẳng định – một ngày kia tất cả các siêu thị có phải đóng cửa vì người ta thích mua hang ở nhà hơn? Các rạp chiếu film sẽ thua lỗ vì người ta thích xem film với máy chiếu gia đình hơn? Các trung tâm giải trí sẽ vắng khách vì người ta thấy thích thú với giải trí trực tuyến hơn là đi ra ngoài?...

Còn nếu nói về “Đụng độ giữa các nền văn minh”! Thì lại càng “thiếu những cơ sở” để tranh luận!
Nếu “thế giới phẳng” là sự phấn khích “hơi quá” về tương lai toàn cầu hóa thì “Đụng độ giữa các nền văn minh” – còn “phấn khích hơn” về cuộc “xung đột văn hóa”!
Xung đột văn hóa – tất nhiên rồi! Nhưng phấn khích đến độ coi nó là trung tâm của những mâu thuẫn quốc tế, chi phối mọi quan hệ kinh tế và chính trị thì phải nói là “quá phấn khích”!

Đó là một cuốn sách mà mình có nhiều cảm xúc “đối lập với tác giả” nhất!
Nó đẩy xung đột văn hóa lên “vị trí quá cao” so với vị trí mà nó “nên đứng”!
Giả thiết nó cũng là một “xu thế” – thì ta cần phân tích “nên – hay không nên” tạo điều kiện để nó phát triển????

Những xung đột mà tác giả tiên đoán – làm cho người ta nhớ đến thời kì “trì trệ” của lịch sử loài người – cuộc đối đầu đẫm máu giữa các tôn giáo –hay các ý thức hệ với nhau! Nó dường như đã “kéo tụt lịch sử”! Và không ít người tự hỏi (sau khi đã trải qua nó) chiến tranh, xung đột là “Để làm gì”??? Và liệu nó có làm cho thực tại, làm cho tương lai tốt đẹp hơn??

Không ít người cũng hoài nghi về “mục đích” của sự xung đột ấy! Liệu có chỉ đơn thuần là 2 nền văn minh khác nhau thì sẽ “đụng độ”?? Liệu đằng sau nó “duy lý” hơn – là sự tranh giành quyền lợi, tranh giành của cải – hay chí ít cũng là tranh giành ảnh hưởng?? Và nếu phân tích nó theo “nguyên nhân này” thì đụng độ giữa các nền văn minh – cũng chỉ là “vỏ bọc” của “đụng độ quyền lợi”! Liệu lý luận ấy có “dễ” để người ta chấp nhận hơn? Và nếu bỏ qua lớp “vỏ bọc” này để phân tích – thị mọi thứ “sang sủa” và “logic” hơn nhiều!

Cuối cùng là sự phản đối với câu kết của tác giả :
“ Đi theo viễn cảnh của một thế giới hội nhập – hay tồi tệ hơn, dùng nó làm nền tảng xây dựng các chính sách – không những không có hiệu quả. Nó còn rất nguy hiểm.”

Nó “nguy hiểm” – hay tiềm ẩn nguy hiểm thì đúng – nhưng việc khẳng định lấy nó làm nền tảng cho chính sách là “không hiệu quả” – thì có phần hơi chủ quan – và áp đặt! Càng không đủ căn cứ cho kết luận đó!

Ý kiến của mình – ngược lại! Tận dụng toàn cầu hóa để đưa ra những chính sách – mang lại cơ hội – cơ hội cho sự phồn vinh của dân tộc!

Nghiên cứu về toàn cầu hóa, tận dụng để phát triển, phòng bị với nguy cơ! Đó là sứ mệnh của thế hệ chúng ta! Thế hệ được kỳ vọng – và được “Giao Trách Nhiệm” – mang lại sự phồn vinh cho dân tộc! Có lẽ thay vì “Dò Đá Qua Sông” đã đến lúc chúng ta đổi thành khẩu hiệu “Dám Nghĩ Dám Làm”! Hãy chấp nhận những rủi ro có thể gặp phải để tận dụng một cơ hội lớn! Hãy để vài thập kỷ tới – khi nhìn lại – chúng ta sẽ tự hào về những gì chúng ta đã làm!

Hãy sống – hãy cống hiến – hãy tự hào về đất nước, về lịch sử, về dân tộc! Và hãy cố gắng để thế hệ sau – không chỉ tự hào về con người – về lịch sử mà còn có thể tự hào bởi sự giầu mạnh – sự trù phú của đất nước!

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2007

Thương Mại Điện Tử Việt Nam (phần 3)

Thách thức – khó khăn:

Ø Quyền sở hữu trí tuệ, luật bản quyền, độc quyền và vi phạm bản quyền. Đây luôn luôn là một thách thức với không chỉ riêng VN, để giải quyết được thực sự không đơn giản, khi mà tài chính của chúng ta còn eo hẹp, chúng ta cần tiền mặt để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu không làm mạnh điều này, sẽ gây “tác dụng ngược lại” đó là không bảo vệ được thành quả, công sức nghiên cứu của đội ngũ các nhà khoa học, lập trình viên, các công ty tư nhân. Sẽ không kích thích họ đầu tư vào nghiên cứu mà thay vào đó là thúc đẩy hành vi “trộm cắp” bản quyền. Đó là cái hại lâu dài mà để khắc phục nó có lẽ còn phải trả cái giá đắt hơn. (có người đã đùa rằng, có lẽ nếu ở VN có một Microsoft, một bill gates thì chưa chắc ông này đã làm đựoc những đièu như làm được ở Mỹ do trở ngại về bản quyền, trở ngại về văn hóa, lỗi sống.. của VN. Đó là một câu nói đùa đáng phải suy nghĩ nếu chúng ta không muốn làm thui chột những tài năng, bởi lẽ, để nghiên cứu ra một sản phẩm, một phầm mềm, có thể sản phẩm ấy, gắn liến với sự tồn tại hay lụi bại của cả một doanh nghiệp, của cả một đội ngũ tài năng và tâm huyết, có thể những bông hoa ấy sẽ tàn trước khi kịp đem lại thành “quả” (hay ngoại tệ) cho VN, bởi họ không còn kinh phí hay đơn giản là công trình của họ bị “bán tràn lan trên vỉa hè”! Đây thực sự là thách thức, nếu không không nói là một trong những điều kiện tiên quyết để không chỉ phát triển TMĐT nói riêng mà trong cả việc phát triển khoa học kỹ thuật made in Viet Nam.

Chúng ta cũng không khó có thể nhận ra được những hành động cụ thể của nhà nước thời gian gần đây không chỉ để nâng cao “ý thức” người dân về “bản quyền” mà còn là những hành động thiết thực, kích thích sự sáng tạo, nghiên cứu trong giới sinh viên, giảng viên, nhà khoa học và mọi tầng lớp nhân dân.

Ø Tiếp đó là những hạn chế về mặt pháp lí và chính sách. Những năm gần đây đã có một vài dự thảo hoặc một vài bộ luật liên quan được thông qua tác động tương đối đến TMĐT. Nhưng Chưa có một chính sách phát triển TMĐT VN nào mang tính “dài hơi” và “thực chất”, đó chỉ là những mục đích là vào năm bao nhiêu sẽ có bao nhiêu người, bao nhiêu doanh nghiệp sử dụng internet, có websites, có buôn bán qua mạng, rồi đến 2010 các cơ quan chính phủ sẽ phải đi đầu trong việc mua bán qua mạng.Tất cả những đièu đó làm cho người ta “nghĩ” rằng có vẻ như Việt Nam “chưa vội” đẩy mạnh TMĐT thì phải?

Ø Và một lần nữa cần chú ý rằng, theo tôi Việc đâù tiên để xây dựng TMĐT là “giáo dục”, nhưng với những thứ mà chúng ta thấy hiện nay, có lẽ những người cần được đi “tập huấn”, những người cần hiểu được vai trò, ý nghĩa và sức mạnh của TMĐT đầu tiên phải là lãnh đạo các cấp, các ngành, và có lẽ cả ngành giáo dục nữa. Chúng ta cần có những người lãnh đạo hiểu,và biết tận dụng cơ hội mà TMĐT mang lại.

Ø Kéo theo những chính sách “thiếu quyết tâm” đó là sự thiếu vắng của “hầu như tất cả” những điều kiện để có thể phát triển TMĐT “thực sự” tại Việt Nam. Đó không chỉ là cơ sở hạ tầng CNTT bình thường , mà đó còn là sự trì trệ của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng trong việc cung cấp các dịch vụ hõ trợ TMĐT, sự quan tâm “hời hợt” của các doanh nghiệp, sự phát triển “tự phát” của một số loại hình TMĐT VN.

Ø Doanh nghiệp hiện nay, đang “chờ” để “xem” những chính sách của nhà nước về TMĐT như thế nào rồi sau đó mới “dám” đầu tư mạnh tay cho TMĐT. Ngân hàng thì thấy miếng bánh còn nhỏ lại “khó nuốt” nên cứ chần chừ. Còn nhà nước mình thì hình như vẫn còn “ung dung” quá. Có lẽ chúng ta phải áp dụng theo nguyên tắc hành đọng “thời chiến”, vì với tốc độ phát triển công nghệ hiện nay, chờ được “chính sách” thì có lẽ “Lào hay Campuchia” biết đâu sẽ “vượt mặt” chúng ta chứ chưa nói đến việc Việt Nam sẽ chiếm lĩnh thị trường TG. Hãy coi việc phát triển TMĐT và đâu tư cho giáo dục “có định hướng” là quốc sách, là ưu tiên hàng đầu nếu muốn tận dụng cơ hội và “khỏi lạc hậu”. Đây không phải là lúc “dò đá qua sông” mà là lúc cần “dám nghĩ dám làm”. Hãy biến những dự định, những tham vọng thành hiện thực bằng hành động.
Ø Việc thiếu vắng (đang nghiên cứu) về một chuẩn về thanh toán nào tại Việt Nam là một trong những trở ngại lớn nhất. .(khi theo chuẩn nước ngoài sẽ rất bị động trong công nghệ, đặc biệt là bản quyền) phương thức thanh toán, và hạ tầng công nghệ để sử lí các giao dịch dạng này cũng là điều kiện tiên quyết đầu tiên để có TMĐT. (phải xd nhiều hình thức thanh toán để phục vụ nhu cầu khách hàng) Ví dụ, khách hàng có thể được phép lựa chọn giữ thanh toán qua thẻ, hay qua dịch vụ điện thoại xác nhạn tài khoản tại ngân hàng. Một số site thậm chí còn chấp nhận một bản fax, một e-mail hay một thư in ấn trong một phong bì có niêm phong. hanh toán dựa trên giao thức SET sẽ thực sự trở thành một phương pháp kinh tế nhất đối với các nhà kinh doanh.

Ø Mặc dù cổng thương mại điện tử VN đã được khai thông, tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề về thủ tục và kĩ thuật còn đang gây tranh cãi, ví dụ như việc sử dụng chữ kí số, việc xây dựng mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực (CA), bao gồm (CA) phục vụ cho các tổ chức, và các cá nhân có nhu cầu, về trách nhiệm, quyền hạn, và trách nhiệm dịch vụ sau khi giải thể, số vốn tối thiểu để một doanh nghiệp được làm dịch vụ (CA), tất cả mới đang dừng ở mức dự thảo và còn nhiều vấn đề gây tranh cãi.

Ø Quản lí các cửa hàng ảo, doanh nghiệp ảo, tài sản ảo và một hệ thống chứng thực chất lượng cao! Trong điều kiện sử dụng thẻ tín dụng, cơ quan chứng thực chủ sở hữu thẻ (CCA) phát hành chứng thực cho người sở hữu thẻ, cơ quan chứng thực người kinh doanh (MCA), phát hành chứng thực cho người kinh doanh quản lý các cửa hàng ảo, và cơ quan chứng thực cổng nốI thanh toán (PCA) phát hành chứng thực cho các nhà cung cấp dịch vụ cổng nối thanh toán. Các CA trên cần các chứng thực cho chính họ từ một CA được xác định trong phạm vi quốc gia, cơ quan được gọi là cơ quan chứng thực địa chính trị (GCA). Để trao đổi các chứng thực trên phạm vi quốc tế, một cơ quan chứng thực nhãn hiệu (BCA) như là VeriSign cần chứng thực cho GCA. Cuối cùng, một cơ quan chứng thực nguồn gốc đơn (RCA) cần chứng thực cho BCA. Cho đến bây giờ, ngườI ta vẫn chưa quyết định được là cơ quan nào sẽ trở thành RCA. Sự chứng thực qua lại giữa các CA đang trở thành phổ biến cho TMĐT quốc tế.

Ø Điều này đồng nghĩa với việc đòi hỏi một sự “chuyển mình” to lớn từ phía các ngân hàng, nếu không muốn “mất đất” về tay các công ty tài chính hay các công ty cung ứng thẻ khác. Điều đó, thậm trí có thể thay đổi không nhỏ các hoạt động của ngân hàng hiện nay. Nó sẽ tạo biến động và ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng vốn còn yếu kém về trình độ quản lí, nhân lực, vốn liếng và khoa học kĩ thuật. Và có lẽ đòi hỏi lớn nhất đối với các ngân hàng hay các tổ chức cung cấp các dịch vụ tín dụng đó là việc làm quen với những phương thức thanh toán mới, đặc biệt là “Vi thanh toán”, tức là thanh toán những lượng tiền rất nhỏ khi download nhạc, hoặc tải một phần của kho tài liệu trực tuyến. Sẽ là lí tưởng nếu tất cả các giao dịch được thực hiện bằng thẻ tín dụng, nhưng yếu điểm của dịch vụ này là phí giao dịch thường lớn, đôi khi cố định cho mỗi lần giao dịch, bất kể lượng giao dịch lớn hay nhỏ. Đó chính là cơ hội để “vi thanh tóan” phát triển. Đồng thời cũng là cơ hội để những nhà cung cấp dịch vụ, những websites, những thư viện trực tuyến có thể “kiếm được tiền” bằng cách chia nhỏ cơ sở dữ liệu và bán chúng. Có thể đó chỉ là một bản tin, một cuốn sách,.. một loại thu phí giống như thu phí cho truyền hình cáp.và nó còn mở ra một hình thức quảng cáo thông qua các dịch vụ cung cấp “vi thanh toán”. Có thể chúng ta cũng không nhất thiết phải xây dựng dịch vụ “vi thanh toán” của VN, mà nên sự dụng những dịch vụ đã quen thuộc trên TG, những dịch vụ đã có đông người sử dụng. Có thể tham khảo các dịch vụ của: BitPass Catering, PayPal, Yaga, Peppercoin. Trong đó có lẽ thông dụng nhất là PayPal. Sự ra đời của thẻ tín dụng điện tử, séc điện tử, tiền điện tử, ví điện tử, và việc phải làm quen với những giao thức SSL hay SET, sẽ cho người dân có nhiều lựa chọn hơn trong việc thanh toán trên mạng nhưng đồng thời cũng là thách thức khi mà doanh nghiệp phải có cơ sở hạ tầng đủ mạnh để đáp ứng giao dịch cho tất cả các loại thẻ, đồng thời phải đảm bảo nhu cầu bảo mật cho khách hàng.

Ø Việc gia tăng các hình thức lừa đảo và việc hoạt động của tổi phạm công nghệ cao, tội phạm tri thức. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng hệ thống bảo mật và một hệ thống pháp luật nghiêm khắc và hoàn thiện chống lại các giao dịch mờ ám, và lừa đảo. Việc phát triển của các văn phòng luật,công ty tư vấn về các vấn đề liên quan bản quyền,liên quan tố tụng, cũng như việc thành lập, chuyển đổi các công ty, đặc biệt công ty cổ phần cần được thúc đẩy hơn nữa và luôn cần sự hõ trợ của các cơ quan có liên quan của nhà nước.

Ø Chúng ta cũng không thể không có những biện pháp để kiềm chế và “kiểm soát” những kiểu bong bong dotcom trong tương lai bằng cách tăng cường giáo dục về tài chính cho người dân. Đưa tài chính vào giáo dục trong trường học chẳng hạn. Người dân, nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, cũng phải chuẩn bị sẵn sàng chấp nhận thất bại,thậm trí giải thể, phá sản. Đó là sự trừng phạt dành cho kẻ thua. Nhưng là tất yếu trong kinh doanh.

Ø Chúng ta cũng cần chú ý đến những biến động xh có thể xảy ra khi quá trình ứng dung TMĐT đi vào mọi mặt của đời sống. Nếu toàn cầu hóa làm ra tăng (thậm trí đến mức không thể chấp nhận) khoảng cách giầu nghèo, thì rất có thể, TMĐT lại là thứ “cô lập” người dân nghèo khỏi những tiện ích, những dịch vụ iện đại và thuận tiện mà nó mang lại. Hay nói đúng hơn, lợi ích của cả toàn cầu hóa lẫn thương mại điện tử dường như thể hiện rõ trong cuộc sống của giai cấp trung lưu và thượng lưu của xh, người nghèo bị đẩy ra rìa và ngày càng tụt hậu. Điều đó sẽ tạo ra những biên đổi xã hội sâu sắc, khơi mào cho bất bình đẳng và biến động xã hội. Khi số lao động trong ngành dịch vụ giảm đi do ứng dụng CNTT, số người thất nghiếp sẽ tăng, đồng nghĩa việc tạo lên một số người không nhỏ bị đẩy vào cảnh nghèo khó. Khi những người dân không tiếp xúc được với các dịch vụ ngân hàng, y tế, giáo dục, mua sắm (do ứng dụng các loại hình thành toán qua ngân hàng bằng thẻ tín dụng hoặc tiền điện tử),họ thì không có bất kì tài sản gì đảm bảo. Họ có thể bị “BỎ RƠI” khỏi xã hội giống như hình tượng những ngôi làng nhỏ bé, nghèo khó của ẤN ĐỘ, là biểu tượng đối nghịch với những thành phố hiện đại sầm uất cách đó không xa. Đó cũng chính là nguồn cơn cho những hoạt động giao dịch trôi nổi không kiểm soát, và những người lao động bị “bần cùng thực sự”, bởi khi đó họ sẽ không thể kiếm được bất cứ công việc gì mà “không đòi hỏi kĩ năng” cả. Đó là nơi có thể bắt đầu cho những tệ nạn xã hội tình trạng vô chính phủ cục bộ (vùng cấm). Chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với việc hình thành các khu nhà ổ chuột, tạm bợ, rách nát, cũng như việc mất ổn định tại một vài khu vực…Đó chính lặt trái của TMĐT, của toàn cầu hóa, mà chúng ta phải khắc phục bằng cách tăng cường đào tạo các kĩ năng cho người dân, để đảm bảo họ có thể “tìm được vị trí của mình trong xã hội”. Đó tưởng chừng là một đòi hỏi “giản đơn” nhưng chưa hẳn dã “dễ dàng”.

Ø Một vấn đề cũng không kém phần nóng bỏng, đó là việc tập trung phát triển các dịch vụ giải trí “gây tranh cãi”. Ngành công nghiệp nội dung số là một ví dụ. Việc đầu tư vào giáo dục, và các loại hình dịch vụ trực tuyến thúc đảy phát triển kinh tế thì hoàn toàn đáng khích lệ, tuy nhiên việc “đầu tư thái quá” để xây dựng một nền “công nghiệp game” cho VN thì “liệu có nên chăng”.? Chúng ta có thể nhìn vào con số 2 tỷ đô thu về từ game của Hàn Quốc và thấy rằng VN có đủ điều kiện để hình thành ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, liệu có phải là “lợi bất cập hại”? Trung Quốc đã quyết định kiềm chế ngành công nghiệp game và các dịch vụ đi kèm khi nhìn nhận lại những giá trị nó mang lại liệu có “xứng đáng” với những gì mất đi khi mà một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đắm chìm trong game. Dù rằng để “hình thức” thì nhà cung cấp nào, bên cạnh việc quảng cáo game đều “dập” dòng chữ “CHƠI GAME NHỚ GIỮ GÌN SỨC KHỎE”. Nhưng họ lại định nghĩa, một game thành công là một game cho "kẻ ngốc" cũng có thể chơi được. Những game trí tuệ thì lại ít đựoc đầu tư vì nó kén chọn “khách hàng”. HỌ nhỉ nhăm nhăm vào việc xây dựng những game “dễ đánh và lôi cuốn”. Làm sao tiêu tốn được càng nhiều thời gian của người chơi càng tốt. Nhà cung cấp game thì tranh thủ “kiếm lợi”, nhà cung câp đường truyền thì coi như không thấy những tác động tiêu cực của game đến giới trẻ vì lợi ích của mình. Các bậc phụ huynh, cả ngành giáo dục thì thắc mắc, rồi bất lực tại sao con em họ ngày càng sa sút về thể lực và trí lực, ngành càng lãnh đạm với gia đình và thày cô. Sau đó là những hành động, lời nói, lối sống mà chưa ai dậy chúng.

Ø Cho đến hiện tại thì khó có thể đánh giá hêt mức độ tác hại của game đối với giới trẻ VN cũng như TG, nhưng chúng ta cũng có thể thấy “phần nào” tại các cửa hàng café internet và vô khối những vụ đình đám do game và các hình thức giải trí khác mang lại.Báo chí cũng không tiếc giấy mực khi đề cập tới mặt trái của lĩnh vực này. Vậy ai sẽ lãnh “trách nhiệm” với một thế hệ tiêu phí tuổi trẻ của mình với những thứ VÔ BỔ. Khi họ chợt tỉnh ngộ và “quay đầu lại” thì chính xã hội sẽ là những người phải trả chi phí để “đào tạo lại” họ (tât nhiên là nếu còn có thể đào tạo được)>Liệu một chút lợi nhuận kiếm được có đủ bù đắp cho những hậu quả “rất đắt” mà chúng ta “phải trả” trong một tương lai không xa. Với bản thân tôi, điều đó có lẽ cũng gần giống việc chúng ta “trồng thuốc phiện” vậy. Chẳng biết lợi nhuận bao nhiêu, nhưng có lẽ, cái hại là “nhãn tiền”. Có nên chăng chúng ta lên tập trung vào những ngành “CÔNG NGHIỆP SẠCH” những ngành sẽ mang lại lợi ích cho đất nước trong tương lai chứ không phải làm thui chột tài năng của đất nước. Giải trí không phải là xấu, nhưng chúng ta không phải là Hàn Quốc, càng không phải là Mỹ hay các nước phát triển. Rất, rất nhiều người dân VN đáng sống dưới hoặc xấp xỉ mức nghèo khổ. Các ngành dịch vụ giải trí đem lại lợi nhuận lớn thật, nhưng liệu điều đó có cần thiết? Thay vì ”tìm cách” kích thích nhu cầu giải trí của giới trẻ, kích thích những nhu cầu “xa xỉ” mang lại lợi ích cao cho một số người, thì có nên chăng việc đầu tư xây dựng những thư viện, những cơ sở giữ liệu “thực sự” mang lại lợi ích cho hiện tại và cho tương lai?

Ø Tất nhiên, điều đó cần thiết tới sự đồng thuận của “người tiêu dùng”, bởi các nhà cung cấp sẽ bào chữa rằng, nếu ta không làm thì “thằng nứoc ngoài” vào VN sẽ làm, đây là một trong những ngành “ngon ăn” nhất mà. Vậy, chúng ta thử làm một khảo sát xem bao nhiêu người dân VN muốn chính phủ chi tiền (hoặc hỗ trợ hoặc cho vay vốn) từ những đồng thuế “đánh gián tiếp” vào họ để đầu tư cho ngành CN game, cho những lĩnh vực giải trí, cho những sản phẩm dịch vụ sa sỉ, những thứ mà có thể đánh mất và bôi đen tương lai của con em họ? Bao nhiêu người đồng ý việc con họ dành thời gian chơi game (ít thôi chứ chưa nói là “thâu đêm suốt sáng”)… Và ngược lại, chúng ta hãy điều tra xem, bao nhiêu người dân VN tình nguyện đóng góp tiền để xây dựng thư viện, xây dựng trường học, tạo cơ sở dữ liệu phục vụ học tập hay các hình thức chăm sóc sức khỏe, đào tạo trực tuyến… mặc dù những lĩnh vực có thể không mang lại lơi nhuận trực tiếp, chí ít là trước mắt.

Ø Không khó để đoán biết câu trả lời, nhưng sẽ “không dễ” để chúng ta thực hiện theo những câu trả lời đó. Vậy “đâu là nguyên nhân”? Và việc phải làm thế nào, tạo sức ép như thế nào, thì xin “gửi lời thỉnh cầu” đến những cơ quan báo chí. Có lẽ chỉ họ mới có thể tạo được một dư luận đủ sức làm thay đổi những gì đã và đang diễn ra. Ai cũng biết là xấu, nhưng không ai phản đối, thì có lẽ chúng ta sẽ buộc phải chấp nhận nó thôi. Thế hệ sau sẽ “buộc phải trả giá” vì những thời gian được tiêu phí một cách vô ìch, khi họ hiểu được nguyên nhân, có lẽ cũng chính là khi chúng ta sẽ phải đối mặt với một làn sóng dư luận mới, một nàn sóng chỉ trích mạnh mẽ việc chúng ta “vô trách nhiệm” trong quá khứ.

Ø Xin dẫn lời của báo VnExpress “Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Chúng ta gọi nó là công nghiệp nội dung thông tin nhưng cũng cần phải nhìn nhận lại theo một góc độ khác bởi ứng dụng CNTT là vì mục đích phát triển của chính các lĩnh vực khoa học.” Có nghĩa là chúng ta tập trung đầu tư cho ngành công nghiệp nội dung số trong hiện tại, là đúng, không chỉ đơn giản là vì dó là ngành khả thi mà VN có thể xây dựng thành công với điều kiện hiện tại, mà còn ở việc nó có thể tác động rất tích cực đén việc phát triển của một só ngành quan trọng, nhất là giáo dục. Vì vậy vấn đề là chúng ta là phải phát triển sao cho, về lâu về dài, nó sẽ hỗ trợ để phát triển các ngành khoa học cơ bản, đó mới là một chiến lược “DÀI HƠI”, chứ không phải chỉ chú trọng đến những cái lợi dễ dàng, trước mắt. Theo tôi đây mới chính là những cái mà nhà nứoc PHẢI can thiệp chứ không phải chỉ tập trung cho những dự án “xa xỉ”, những kế hoặc trên mây và những lời phát biểu “êm tai”. Thay vì cố làm sao đạt được những “chỉ tiêu” bằng mọi cách vì nhiều lí do, hãy “tập trung” và những mục đích “dài và căn bản” có thể thay đổi hoặc “tạo dựng” cơ sở dể VN có thể đuổi kịp TG, trước hết là trong một số ngành. Nhưng đó chắc chắn không phải là mía đường, hóa giầu, ô tô hay thậm trí cả xe máy. Hãy nhìn thẳng vào sự thật và đầu tư một cách khôn ngoan và thực tế. Chỉ tiêu phát triển có thể thấp hơn nhiều hiện nay, không quan trọng, nếu điều đó là để phục vụ cho những mục đích lâu dài, đặc biệt là giáo dục.

Cũng xin lưu ý một chút - có thể tôi hơi quá lời - khi "chụp mũ" cho cả ngành CN game - bởi có những game rất có giá trị - về mặt giáo dục và giải trí - nhưng hình như "rất ít" hay không có một nhà cung cấp nào của Việt Nam phát triển mảng game trí tuệ - hay những game "mô phỏng" công việc kinh doanh - đầu tư.v..v

Ø Ngành Viễn thông : mở cửa, cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận thách thức từ bên ngoài. Chúng ta hy vọng, những điều mà ngành Viễn thông Ấn Độ đã làm được (đó là xd một cơ sở hạ tầng hiện đại, chi phí thấp, làm nền tảng và cầu nối cho việc phảt triển CNTT của ẤN ĐỘ với TG), cũng sẽ là những điều mà ngành viễn thông VN sẽ làm được.

Ø Ấn độ một đất nước “lạc hậu và trì trệ” trong nhiều năm, là hậu quả của những chính sách sai lầm. Ấn Độ đã làm sai nhiều thứ, nhưng họ đã làm “một thứ đúng” đó chính là GIÁO DỤC việc xây dựng những viện nghiên cứu, những trường đại học “độc lập” và không chịu ảnh hưởng bởi những chính sách về kinh tế, và chính trị. Đáng nói ở chỗ, hệ thống giáo dục này hoạt động rất chất lượng và hiệu quả. Phương Tây biết rõ điều đó. Nếu trước năm 91, xã hội trì trệ bởi quan liêu, hối lộ, bè cánh. Đất nước suy sụp kinh tế và chính trị ấy không thể tạo nổi công ăn việc làm cho đội ngũ trí thức tài năng của mình. Những người này chỉ còn cách tìm cách “chạy sang MỸ” Tại đây họ được tiếp xúc với những công nghệ hiện đại nhất, những tập đoàn khổng lồ nhất, những phương pháp quản lí hiệu quả nhất. Nhưng số lượng người đến được “miền đất hứa” là không nhiều khi phải trải qua những cuộc khảo sát gắt gao của cơ quan ngoại giao Mỹ tại ẤN ĐỘ. Số còn lại chấp nhận những công việc giản đơn, sống leo lét tại quê hương. Mọi sự thay đỏi sau năm 1991, ngành viễn thông Ấn Độ mở cửa, mở đầu cho sự phát triển “thần kì” của nước này. Giá viễn thông giảm mạnh, các nước phương Tây nhận thức được tiềm năng to lớn về “lao động trí tuệ” tại đây, những nguồn vốn khổng lồ dược “rót vào” để khai thác những “cái đầu thông minh” ở đây. Sức hút của Ấn Độ không phải là nguồn nhân lực giá rẻ mà là nguồn nhân lực kĩ thuật cao. Và rõ ràng sức hút ấy lớn hơn nhiều. Nhưng đó chỉ là khúc dạo đầu.

Ø Sự cố Y2K, rồi sự bùng nổ dotcom, đã tạo “công ăn việc làm” cho vô số thanh niên ẤN Độ. Ban đầu họ sử lí sự cố Y2K - những công việc đơn giản, nhưng tẻ nhạt mà những tập đoàn tại Mỹ không muốn “nhúng tay vào”. Chúng minh được mình, họ tiếp tục “gia công phần mềm”, bảo trì và điều hành những hệ thống lớn của Mỹ. Bong bóng dotcom tan vỡ với các nhà đầu tư trên khắp TG thật không có gì thệ hại hơn. Nhưng với Ấn Độ đó là “cơ hội trời cho”. Đường cáp quang chằng chịt xuyên đại dương là những thứ còn lại sau bong bóng dotcom mô hình chung trở thành “con tàu khổng lồ giúp người Ấn Độ vượt đại châu”. Giá thuê cáp quang chẳng khác nào miễn phí đã tạo một lực mạnh mẽ cho Mỹ “đẩy” các công việc đơn giản, có chi phí cao nếu làm tại Mỹ ra nước ngoài, mà lựa chọn số một là ẤN ĐỘ.
Ø Người Ấn Độ không chỉ trở thành “người gõ văn bản “ cho Mỹ, họ còn là người gia công phần mềm, bảo trì hệ thống, quản trị nhân lực và sau đó là “suất khẩu phần mềm” và chen chân vào những lĩnh vực “đắt giá nhất” tại Mỹ. Họ không cần ra nước ngòai, có thể ở tại Ấn Độ làm việc cho Mỹ. Ngược lại các công ty Mỹ, sau khủng hoảng tìm mọi cách cắt giảm chi phí, tinh giảm lao động. Một lượng lớn người nhập cư từ Ấn Độ không còn việc làm họ quay trở lại quê hương. Sử dụng kiến thức , kinh nghiệm của mình tạo nên một trong những nước có nền công nghệ thông tin phát triển nhất TG.

Ø Ấn ĐỘ là điển hình của một nước nghèo,trì trệ sử dụng toàn cầu hóa, TMĐT để thay đổi bộ mặt đất nước, những họ cũng là điển hình của những mặt trái Toàn Cầu Hóa, đó là sự chênh lệch giầu nghèo và sự phát triển “thiên lệch” của nhiều ngành kinh tế. Nhưng họ vẫn làm được điều mà chúng ta phải học tập và khâm phục. Không quá nếu coi Ấn Độ là tấm gương cho việc phát triển CNTT nói chung và TMĐT nói riêng của nước nhà.


Ø Vậy điều gì đã làm nên điều thần kì mang tên Ấn ĐỘ? Có được điều đó, trước hết là nhờ sự định hướng đúng đắn và những thuyết sách “mạnh dạn và kiên quyết” trong giáo dục. Sau đó là sự quyết tâm khi mở cửa, và tầm nhìn của những người đưa ra thuyết sách. Không ai biết rằng khi xây dựng những viện nghiên cứu khoa học đầu tiên của Ấn ĐỘ, Những nhà lãnh đạo Ấn Độ lúc đó có “lường trước” được những gì mà chính giáo dục đã mang lại cho tương lai của Ấn Độ hay không? Và với những tiền để đó, chúng ta tin rằng, dù có hay không một sự cố Y2K, một bong bong dotcom thì Ấn ĐỘ hay bất kì một nước nào coi trọng giáo dục, có tầm nhìn và biện pháp thúc đẩy giáo dục phát triển đều sẽ tìm được cơ hội của mình “để bứt phá” để tạo ra được một điều thần kì mang tên họ, như Ấn ĐỘ, Nhật Bản, Hàn Quốc và tới đây là Trung Quốc đã và sẽ làm. Không phải ngẫu nhiên mà TQ gần đây lại đổ ra “nhỉều tiền đến vậy” để nghiên cứu khoa học, để mời gọi các nhà khoa học, và bởi vì nguồn gốc sâu xa nhất của sức mạnh Mỹ, công nghệ Mỹ chính là sức mạnh của tri thức và sức mạnh của tiền dành cho những nghiên cứu tri thức. Họ làm chủ những thành tựu lớn nhất của loài người thì không khó hiểu khi họ trở thành người giầu có nhất, thịnh vượng nhất. Điều đó chỉ thay đổi , khi một dân tộc khác “chiếm được hay sang tạo nên” những tri thức mới, những nguồn sức mạnh mới qua mặt Mỹ.
Ø Nhưng trên tất cả đó chính là yếu tố con người. Nó là rào cản lớn nhất nhưng cũng làm sức mạnh lớn nhất mà chúng ta có để không chỉ làm chủ TMĐT mà còn làm chủ quá trình toàn cầu hóa tại Việt Nam và trên TG.

Ø Quay trở lại Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những rào cản trong việc tận dụng nguồn lực chất lượng cao. Nếu trước đây, “chẩy máu chất xám” là một vấn đề “nhức nhối” làm những nhà quản VN phải đau đầu, mà thực tế, cho đến nay vẫn chưa tìm ra được lời giải thực sự, thì hôm nay, với sự bùng nổ mạng internet, sự bành trướng của các tập đoàn đa quốc gia, và đặc biệt là vai trò TMĐT, nguồn lao động chất lượng cao của VN không cần phải “xuất ngoại” nữa, mà với các dịch vụ hỗ trợ của TMĐT, họ có thể sống và làm việc cho các tập đoàn nước ngoài ngay tại VN. Hay hình tượng hơn, với các đường cáp quang nối chằng chịt xuyên biên giới, cũng giống như ẤN ĐỘ, chính chúng đã tạo cho chúng ta một phương tiện để vượt qua biên giới mọi quốc gia, cho ta những cơ hội như mà lịch sử đã trao cho Ấn ĐỘ, nguồn nhân lực từ khắp các nước không chỉ trở thành một “mối lo ngại” thực sự cho công đoàn các nước phát triển, mà còn là thách thức, là sự cạnh tranh giữa các nước “suất khẩu trí tụê” với nhau. Và một lần nữa để chiến thắng ta lại cần tri thức.

Ø Các nhà khoa học, các sinh viên ưu tú của ta sẽ được các công ty nước ngoài đưa vào những môi trường làm việc, nghiên cứu tốt nhất để họ “mặc sức sáng tạo”, “ném” họ vào những phòng thì nghiệm mà có lẽ chúng ta cũng khó có thể trang bị cho những nhà khoa học của ta…Đó có thể là trung tâm nghiên cứu và phát trỉên của Microsoft đặt tại Châu Á (tại một thành phố của TQ mà tôi không nhớ tên,) trong vài năm gần đây, đã đóng góp tới 60% những ý tưởng về công nghệ cho Microsoft, Microsoft đã không ngần ngại tuyên bố rằng trung tâm nghiên cứu tại đậy là trung tâm hoạt động hiệu quả nhất của họ. Để tìm ra nguyên nhân chắc cũng không quá khó. Khi đến trung tâm này, không lúc nào người ta thấy tòa nhà vắng bóng người, phòng thí nghiệm của họ tấp nập từ sang sớm hôm nay đến sang sớm ngày hôm sau, vì sao, vì những người vào đây, không chỉ có giới khoa học đam mê công nghệ mà còn là lực lượng những sinh viên xuât sắc nhất TQ đã được tuyển trọn. Họ trải qua những cuộc tuyển trọn khắt khe, để được vào đây nghiên cứu, thậm trí không cần nhận lương, chỉ để có thể đựoc làm việc trong những phòng thí nghiệm hiện đại nhất, sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất, được thỏa mãn ước mơ “nghiên cứu khoa học” . Nhưng điều đó cũng thể hiện “một tầm nhìn” xa hơn của thanh niên TQ, họ muốn làm chủ khoa học, làm chủ công nghệ không phải chỉ để đuổi kịp mà là để vượt lên trên TG.

Ø Còn tại VN, các trung tâm của Microsoft chẳng hạn, dù chưa được đầu tư nhiều, nhưng nó cũng hút một lượng lớn những sinh viên ưu tú. Cộng thêm những học bổng, những trường quốc tế, liên doanh, chúng ta đang “chẩy máu từ bên trong” chứ không chỉ đơn thuần chẩy ra nước ngoài như trước. Giải pháp thì ai cũng biết, đó là thiết lập những chương trình hỗ trợ các viện nghiên cứu, xây dựng những chính sách thu hút nguồn nhân lực có khả năng làm việc cho các công ty trong nước, đẩy mạnh giáo dục và nghiên cứu khoa học. Đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục về ý thức hệ, về lí tưởng cho chí ít cũng phẩi là sinh viên các trường đại học. Nếu không chúng ta có thể đối mặt với một thế hệ “mất phương hướng” hoặc chỉ lo vun vén cho bản thân trong 10 – 15 năm nữa! Chúng ta sẽ phải đối mặt với hậu quả của việc thiếu chuẩn bị trước cơn lốc toàn cầu hóa, mà TMĐT ở đây chỉ là một trong những thách thức có thể “nuốt gọn” ngành dịch vụ nhỏ bé trong nước . Đó là những việc “nên làm” và “cần làm ngay” nhưng thực sự không dễ dàng.

Ø Tuy nhiên, mặc dù hiện tại rất nhiều những tri thức, những nhà khoa học,các các nhân đang làm việc “cống hiến” cho các doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn một chút, nếu trong tương lai, chúng ta có thể thu hút được nguồn lao động trình độ cao này quay trở lại VN, thì đó có thể lại chính là nền tảng về nhân lực cho các ngành công nghiệp kĩ thuật cao của VN. Lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng, thậm trí cho đến nay, chúng ta vẫn khó lòng có thể tự đào tạo được một đội ngũ thay thế cho những nhà khoa học “gạo cội”, những thế hệ ưu tú đâu tiên của VN được gửi sang Liên Xô và một số nước XHCN từ vài thập niên trước để học tập. Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là tác dụng ngược lại hoàn toàn có thể xảy ra đối với các nước phát triển. Nếu ta có thể mời gọi đội ngũ “kĩ thuật cao” này về với chính sách ưu đãi phù hợp, thì với những kiến thức họ mang trở về, có thể sẽ là sự khởi đầu cho việc VN bắt kịp trình độ TG, đó là điều TQ đang làm, còn ẤN Độ đã sử dụng nó để phát triển vượt bậc trong ngành CNTT. Đây cũng là vấn đề mà chính phủ các nước phát triển “hết sức lo ngại”, vì thay vì tìm việc ngay sau khi tốt nghiệp, du học sinh hiện nay có xu hướng tìm kiếm một công việc ở quê hương. Cho dù là một công việc cho tập đoàn nước ngoài thì, họ cũng đóng góp rất lớn vào nền kinh tế bản địa, và góp phần “giảm bớt công ăn việc làm” tại các nước phát triển.

Ø Mối lo ngại đó càng rõ ràng khi các nước phát triển, hoặc đói phó với dân số già, hoặc phải đối phó với một thế hệ thanh niên “không quan tâm tới chính trị và khá bảo thủ”, họ chỉ mong muốn được tăng lương, giảm giờ làm và có chế độ bảo hiểm, an sinh xã hội hào phóng. Mà “an toàn tài chính” hay về hưu dựa vào các chế độ an sinh xã hội, các quỹ hỗ tương… liệu có “thực sự” an toàn trong thời toàn cầu hóa hay không thì có lẽ sẽ “nổ” ra một “thảo luận dài và gay gắt”. Doanh nghiệp thì “không kham nổi” chế độ “hậu về hưu” của những “nhân viên quý tộc” này. Tình trạng đó, đã bắt đầu khơi mào cho một nàn sóng rút đầu tư ra khỏi những nước phảt triển kể cả các ngành kĩ thuật cao, khi mà trình độ công nhân ở những nước đang phát triển đã đủ để làm chủ được công nghệ.. (Mỹ dường như là một trong những nước ít phải đối mặt với nguy cơ này nhất vì chính sách nhập cư của mình, còn đa số các nước khác đều gặp khó khăn và lúng túng khi áp dụng những chính sách ổn định và củng cố nguồn lao động của mình. Nhưng nước Mỹ trong tương lai sẽ gặp rắc rối lớn về các chính sách liên quan đến việc nghỉ hưu của người lao động, và hậu quả do chính sách tiền tệ đã áp dụng trong việc dập tắt khủng hoảng những năm 2001-2003. Có lẽ sẽ không chỉ có một vài nước phát triển “suy sụp” trước những nàn sóng kiểu Hippi của thế hệ trẻ đã từng gây không ít khó khăn cho nền kinh tế Mỹ mà theo tôi, đó còn là nguy cơ của một ĐẠI KHỦNG HOẢNG trong tương lai không quá xa, cuộc suy thoái này sẽ là “cơ hội” để “phân chia lại” tài sản TG nếu nước Mỹ không tìm được cách (hay nói chính xác hơn là tìm ngoại tệ) để giải quyết những “trách nhiệm” và “hậu quả” của một thời gian dài “chi tiêu phung phí”. Nếu một ai đó không tìm hiểu nhiều về chính sách tài chính của nước Mỹ sẽ “bất ngờ” hoặc “nghi ngại” trước những nhận định trên, nhưng nếu có thời gian nghiên cứu kĩ, sẽ có rất nhiều chuyên gia đưa ra nhận định tương tự.Quốc gia phá sản, không phải là trường hợp hi hữu của một vài nước.).

Ø Nếu xu hướng này tiếp tục phát triển, thì có lẽ chúng ta nên chuẩn bị trước một cuộc “đại khủng hoảng”, đó là cơ hội lớn nhất, đồng thời cũng là thách thức lớn nhất, chúng ta có thể trưởng thành, hưởng lợi từ xu thế này, những cũng có thể là suy sụp. Dù gì đi nữa, một cơn địa chấn nhỏ với nền kinh tế TG, cũng sẽ có tác động lớn vô cùng tới VN. Mọi việc đã rất khác năm 1997. Và trước khi điều đó xảy ra, chúng ta cần “chiếm” được vị thế nhất định của mình trong nền kinh tế TG. Bong bong dotcom đổ vỡ, vô số các công ty phá sản, nhưng nó không thể làm chậm bước tiến của yahoo, google… đó chính là bởi dịch vụ họ cung cấp, và bởi nhà đầu tư khắp nơi trên TG tin tưởng rằng, đó là thứ có thể “kiếm ra tiền”. Đó là dẫn chứng hùng hồn rằng, doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong bất cứ điều kiện nào, miễn là dịch vụ nó cung cấp là cần thiết và ưu việt nhất. Đó là thứ mà các doanh nghiệp TMĐT VN cần hướng tới.

Ø Hiện tại,các tập đoàn lớn không còn bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng “dân tộc” trong kinh tế, hay những lời kêu gọi đầu tư bằng “tinh thần dân tộc” như trước kia. Đơn giản đó là do quá trình “xã hội hóa” một loạt các tập đoàn, các thể chế tài chính lớn của TG. Những thể chế ấy, giờ là những công ty đa quốc gia, người sở hữu cũng vậy, nó không thuộc về một nước nào, và chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhuận cao nhất. Vậy đó là gì?Đó là “cơ hội” cho chúng ta. Là cơ hội để bất kì nước nào đuổi kịp và tạo dựng một chật tự thế giới mới về kinh tế! Nếu ta hiểu và nắm bắt được những có hội, những quy luật mà lịch sử mang lại này, chúng ta có cơ hội để thay đổi bộ mặt của đất nước! Đó hoàn toàn không phải là viễn cảnh quá xa vời, vấn đề là chúng ta có quyết tâm làm hay không và làm đúng ở mức độ nào. Nhưng một điều có thể khẳng định chắc chắn, nếu chúng ta không làm, có thể TQ, Hàn Quốc , Thái Lan hay Singapo sẽ làm điều đó. Làm điều mà Mỹ đã làm để qua mặt Anh …

Ø Lý do vì Chúng ta có thể thể dễ dàng nhận thấy sức mạnh, sức chi phối của các công ty như Microsoft, như yahoo, như google, ebay, hay amazon.. Không một nước nào là “không có đủ” ”tiềm năng” xây dựng các công ty như vậy, nhưng tât nhiên, không phải là một sớm một chiều, và nếu chúng ta chỉ ngồi đây « lạc quan tếu » kiểu …« cờ đến tay ai người ấy phất » thì chắc chắn sẽ không có ngày đó thật. Việc của chúng ta là hành động, là phấn đấu, học hỏi không ngừng. Và như thế một vấn đề nữa lại phát sinh đó là đòi hỏi ...« học cái gì, học ở đâu ? » Đó là thứ chúng ta « có quyền » đòi hỏi trách nhiệm từ các cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách.
Ø Lạm bàn đến giáo một chút, với việc định giao cơ chế tự quản cho các trường Đại Học, thì không biết, liệu những trường này, có tập trung “đúng” vào những mục tiêu, những ngành nghề mà cần “ưu tiên” đào tạo? Hay chỉ tập trung chạy theo doanh số, theo lợi nhuận, nếu thực tế là như vậy, đây sẽ trở thành thảm họa. Việt Nam sẽ tiếp tục lạc hậu so với TG mà không thể cứu vãn, nếu cứ để chất lượng gd đại học như hiện nay chứ chưa nói đến việc chất lượng còn có thể “thê thảm” hơn nữa. Hơn lúc nào hết, đây là lúc mà chúng ta cần một “hệ thống giáo dục – có định hướng – một cách cứng rắn” – (đặc biệt là giáo dục đại học). Chúng ta cần “bạo tay trong giáo dục”. Nhưng, nếu không “chắc chắn” có hiệu quả thì có lẽ chúng ta “chưa lên quá vội vàng”. Và theo tôi thứ “cực kì quan trọng” đó chính là “SỰ KIỂM SOÁT ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG” mà chúng ta không nên từ bỏ, chí ít là trong giai đoạn này. Chúng ta có thể khuyến khích các trường tư, trường tự chủ, nhưng cần xác định rõ “GIỮ LẠI” những trường nào.Tự chủ trong GD đại học, có rất nhiều điểm ưu việt, nhưng chúng ta chưa biết việc thực hiện nó ở các trường “ưu việt” đến mức nào, và bộ giáo dục, vụ đại học có “đủ sức” quản lí khi triển khai trên diện rộng hay không? Một chính sách mà có thể gây tác đông lớn đến tương lai của đất nước, và càng quan trọng khi chúng ta muốn hướng tới một NỀN KINH TẾ TRI THỨC, thì thiết nghĩ, có lẽ chúng ta cần “cẩn trọng hơn” trong mọi hành động, không thể phó mặc cho các trường được.

Ø Vậy cụ thể chúng ta phải làm gi ? Có lẽ đã đến lúc chúng ta đánh thức lại “tinh thần dân tộc”, “tinh thần hy sinh” mà dừờng như là những thứ đã không thể hiện được đúng vai trò của nó trong thời gian gần đây. Thứ tình cảm, lý tưởng vốn là « đặc chưng » của mỗi người đân VN, nhưng gần đây dường như không thể hiện được vai trò thực sự to lớn của nó trong tình hình hiện tại. Khi mà một bộ phận không nhỏ thanh niên của chúng ta hiện nay dường như « đang ngủ quên » trong cuộc sống hiện tại. Đã đến lúc chúng ta « rời xa »khẩu hiệu « xóa đói- giảm nghèo » ĐÃ đến lúc, chúng ta phải làm giầu, phải đưa đất nước đuổi kịp thế giới . Với TOÀN CẦU HÓA và những công cụ đầy sức mạnh của nó như TMĐT, chúng ta hoàn toàn có thể làm được ! Và đó, không phải là nhiệm vụ của riêng bất kì ai, mà đó là nhiệm vụ của tất cả mọi người dân Việt Nam, dù đang sống ở bất kì đâu và làm việc cho bất kì ai ! Bất kể đó là một người nông dân, hay một nhà khoa học, một trí thức hay chỉ là một người lái taxi. Đã đến lúc, chúng ta thức tỉnh sức mạnh đã giúp thế hệ trước đánh đuổi giặc Pháp, giặc Mỹ, thứ sức mạnh đã làm nên thần kì Nhật Bản. thứ sức mạnh đã tạo nên Hàn Quốc. Chúng ta hãy cùng chia sẻ với những topic, mà người khơi mào là những bạn trẻ VN tại nước ngoài, với những chủ đề « sống có lí tưởng » ; « làm giầu »… đã có hàng ngàn lượt trả lời ! Chúng ta biết rằng những người xa quê hương vẫn hướng lòng mình quay trở về tổ quốc. Chỉ một yếu tố đó thôi, đã cho chúng ta niềm tin, niềm tin để xây dựng một nước Việt Nam giầu mạnh. Chúng ta sẵn sàng làm những người công nhân, kĩ sư, giáo viên, nông dân sống cống hiến, giống như những công nhân, kĩ sư, giáo viên, nông dân Nhật Bản đã cống hiến công sức cả đời mình để có một nước Nhật Bản như hiện nay. Đã đến lúc chúng ta tạm ngừng hưởng thụ, tạm ngừng việc chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt, để đối mặt với những thách thức của cả dân tộc. Thách thức mà lịch sử đã giao phó.

Ø Ngành giáo dục của VN (đặc biệt là giáo dục đại học) có lẽ sẽ phải đói mặt với những thách thức lớn nhát trong lịch sử. Thành công hay thất bại của TMĐT nói riêng và KHKT nói chung của VN không phải sẽ được làm sáng tỏ chỉ trong vài ba năm tới mà đó phải là kết quả của cả một quá trình bền bỉ phấn đấu. Để đạt được sự thay đổi đáng kể trong nguồn lao động, có lẽ chúng ta cần ít nhất từ 10-15 năm. Nhưng chúng ta “phải chấp nhận điều đó” VÀ PHẢI LÀM càng nhanh càng tốt. Và từ lúc đó, chắc chắn vị thế Việt Nam sẽ được cải thiện rất nhiều, đó là cái đích mà chúng ta cần hướng tới.

Ø Và sau cùng, nói gì thì nói, dù phảt triển TMĐT ở mức độ nào, thị thị trường chúng ta hướng tới vẫn là thị trường toàn cầu, và nó chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường này. Đồng thời cúng ta cũng phải nhận biết sâu sắc một điều rằng, toàn cầu hóa và thương mại điện tử chúng luốn đi liền với nhau và đã bộc lộ rất nhiều ứng dụng, thành quả cho việc phát triển kinh tế của các nước ứng dụng nó. Nhưng trong thời gian gần đây, dường như người ta bàn cãi nhiều hơn về vấn đề được mất của toàn cầu hóa. Đôi lúc họ coi TMĐT là “con dao 2 lưỡi”. và thực tế đã phần nào chứng mình những khó khăn mà thương mại điện tử thế giới đáng gặp phải…

Ø Cách đây không lâu Dell đã làm xửng sốt thế giới vì kết quả kinh doanh quý 2- 2006 quấ tệ hại, lợi nhuận giảm tới 51% so với cùng kì năm trước. Trước đó không lâu,(và trong cả bài viết của tôi) Dell vẫn được cói là ví dụ mâu mực cho mô hình kinh doanh thời toàn cầu hóa, của kỷ nguyên nối mạng, của chuỗi cung ứng hiệu quả ứng dụng trên nền của TMđT. Đó là những dịch vụ cho phép khách hàng chỉ cần ngồi nhà, đặt hàng và máy tính sẽ được mang tới tận nơi theo đúng yêu cầu của họ. Còn môi hình chuỗi cung, đó là mô hình tiêu biểu cho sản xuất thời toàn cầu hóa, khi mà mỗi linh kiện được đặt hàng tại những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về giá cả tốt nhất, chúng chỉ được lắp ráp khi có đơn đặt hàng.

Ø Nhưng vấn đề là ở chỗ, tất cả các bộ phận của chuỗi cung ấy, không hẳn là đã tiết kiệm chi phí như người ta tính tóan, mà nó còn phát sinh một lọat các chi phí quản lí, điều hành và hơn cả nó dễ bị ảnh hưởng, dễ bị tác động bởi tình hình TG. Mà khi đó, dù chỉ một mắt xích trong chuỗi cung gián đoạn cũng đồng nghĩa với việc sản xuất bị định trệ. Nói cách khác Dell đã tự làm khó mình. Nhất là khi tình hình TG ngày càng trở lên mất ổn định tại một só khu vực. Sự mất ổn định đó kéo theo an ninh nghiêm ngặt đối với tât cả các loại hàng hóa và các loại hình dịch vụ, cản trở hạt động và tăng chi phí của chuỗi cung.

Ø Không chỉ Dell, việc Apple với chiếc máy nghe nhạc ipod gây xôn xao dư luận do đối tác lắp ráp của họ tại TQ “khai thác” những công nhân lao động quá mức cho phép và với đồng lương, điều kiện làm việc quá thấp. Dù chỉ dừng lại ở việc gây xôn xao dư luận nhưng nó đã làm xấu đi hình tượng của một chiếc ipod vốn là biểu tượng của sự sảnh điệu ,trẻ trung, năng động của giới trẻ thế giới, nay lại gắn thêm hình tượng nó được lắp ráp cũng bởi những thanh niên, nhưng ở TQ và trong những “nhà máy tồn tàn” với đồng lương rẻ mạt.
Ø Và Cũng giống như một số người chợt nhận ra rằng, đôi lúc, khách hàng không chỉ muốn ngồi nhà đặt hàng sp, mà họ muốn tự tay chọn lựa nó…

Ø Lưu chuyển vốn nhanh dẫn tới nguy cớ không thể kiểm soát: Đó còn là nhưng giao dịch tiền tệ “xuyên biên giới”. Nếu một thị trường trước kia biên động thì có lẽ sẽ tốn rất nhiều thời gian để nó có thể làn sang các thị trường khác, thì ngày nay, thời gian chỉ tính bằng phút, bằng giây. Và như thế là “không có cơ hội” cho bất kì một chính sách điều tiết nào. Hàng loạt các ngân hàng, các tổ chức tài chính tại ĐÔNG Á đổ sụp năm 1997 là một trong những “hồi chuông cảnh tỉnh” cho những chính sách thiếu thận trọng về tài chính, về điều tiết, về đâu tư. Môt phần lớn trách nhiệm là do những khoản đàu tư thiếu hiệu quả và sự thiếu giám sát, can thiệp kịp thời của nhà nước. Nhưng cũng không thể phủ nhận một sự thật đau xót là, những người đầu tiên đầu cơ, phá giá đồng nội tệ các nước đó lại chính là người dân nước họ. Chính sự hoảng loạn và thiếu kiến thức sẽ càng làm trầm trọng thêm những “đợt khủng hoảng” trong tương lai.Còn với hòan cảnh Việt Nam hiện nay, nguy cơ đối mặt với khủng hoảng kiểu như năm 1997 không nhiểu, nhưng “nguy cơ” ngay trước mắt của chúng ta lại là vấn đề trả nợ nước ngoài. Từ năm nay 2006 đến 2010 mỗi năm nước ta phải trải 2 tỷ đô tiền nợ. Ta sẽ lấy đâu ra bằng này tiền? Rút chỗ này, cấu chỗ kia thôi! Hãy nghĩ đến để làm được 2 tỷ đô, VN cần bán bao nhiêu tân lúa, bao nhiêu thùng dầu thô? Để các cấp lãnh đạo ‘HÃY CÂN NHẮC’ trước những quyết định dầu tư trị giá HÀNG TỶ ĐÔ. Đó là mía đường (1 tỷ), là nhà máy lọc dầu Dung Quất (4 tỷ), là sân bay Long Thành (14 tỷ), nhà máy đạm Phú Mỹ hay Hầm Thủ Thiêm. Thế giới không thiếu gì câu chuyện cả một quốc gia vỡ nợ như Ba Lan, Brazil, Argentina hay Bắc Triều Tiên, và không ai mong muốn Việt Nam sẽ có tên trong đó. Vay nợ là càn thiết để phát triển, nhưng nếu không quản lí nổi nó thì thà đừng vay còn hơn. Đừng tạo gánh nặng cho tương lai vì những mục đích chính trị hay “trên trời dưới biển”. Dân mình còn nghèo lắm. Chúng ta hi vọng vào WTO, dưới sự giám sát quốc tế, chúng ta “có thể tin rằng” ODA sẽ “đến tay những người cần chúng”, và những người có thể sử dụng chúng hiệu quả. Và một lần nữa chú ý về nguy cơ “đại khủng hoảng”. Nếu nó đến khi chúng ta đang thực thi những chính sách chủ quan, thiếu thận trọng hay vô ích dựa trên những đồng đola vay nợ thì thảm họa ấy với người Việt Nam sẽ là “chưa từng có”, và có thể, chúng ta sẽ phải “hy sinh vài thế hệ” để khôi phục kinh tê. Bởi chúng ta “hội nhập” vào một thời điểm “không dễ dàng”.

Ø Một khó khăn nữa đó là mô hình kinh tế mà Mỹ muốn xd trên toàn TG, mô hình mà Mỹ vốn rất tâm đắc từ sau chiến tranh TG II,( đó là mô hình mà những công nghệ hiện đại nhất_đồng nghĩa tạo giá trị gia tăng lớn nhất sẽ được đặt ở những nước là “sếu đầu đàn”. Sau đó lần lượt là các công nghệ “ít hiện đại hơn” sẽ được đặt ở các nước tiếp theo, dần cho tới nước cuối cùng là những nước lạc hậu nhất, tập trung khai thác tài nguyên và các ngành công nghiệp giản đơn để xuất khẩu.) mô hình ấy tưởng chừng đã sụp đổ bởi chủ nghĩa dân tộc về kinh tế, tuy nhiên, khi thời đại thông tin bùng nổ, các nước đều nhận ra sức mạnh của toàn cầu hóa là không thể cưỡng lại, do đó, thay vì đứng ngoài mỗi nước đều tìm cách kiếm cho mình một lợi thế cạnh tranh tốt nhất (giành lấy một công việc trong chuỗi cung) họ tập trung sản xuất những sản phẩm hoặc thậm trí một phần của một sản phẩm sao cho có lợi thế về giả cả nhất, rồi xuất sang một nước khác, có thể ở đó họ mới thức hiện việc lắp ráp các linh kiện đến từ nhiều nước.(chuỗi cung của Dell là điển hình).

Ø Nhưng các nước này mau chóng nhận ra, nếu chỉ kế thừa những công nghệ lạc hậu, và chất nhận làm một phần của chuỗi cung bình thường, họ khó có khả năng tiến xa, nhất là với những nước có tham vọng lớn. Nếu họ chỉ gia công hay làm một phần công đoạn không quan trọng trong chuỗi cung họ không thể đuổi kịp TG, mà lại còn phải gánh chịu một lọat các chi phí do “bản quyền” và “độc quyền” đổ lên đầu… Bắt đầu từ những con sếu ở cuối đàn, ý thức và sự bất mãn làn rộng sang “cả đàn sếu” chính sách “dân tộc về kinh tế” lại một lần nữa được đưa ra bàn thảo. Đối với một chuỗi cung đã mà quan hệ đã quá mât thiết, việc thay đổi chính sách tại một số nước, chưa kể đến bất ổn chính trị, tôn giáo, thực sự trở thành một mối lo ngại. Nếu một trong 2 bên từ bỏ liên kết, (từ chối gia công hay đống cửa nhà máy) điều nào xảy ra thì cũng là sự kết thúc của cả một chuỗi cung vốn đang “hoàn hảo”, để tìm được đối tác thích hợp thay thế có lẽ nhà sản xuất sẽ tốn quá nhiều thời gian và công sức. Ho sẽ quay trở lại sản xuất tại chính quốc gia của mình hoặc thu nhỏ quy mô sản xuất, để dễ kiểm soát và chủ động hơn. Điều đó càng được thúc đẩy khi mà tại các nước kém phát triển khoảng cách giầu nghèo đã “đến giới hạn” còn tại các nước phát triển thì bị sức ép của dư luận trong nước, của những người sẽ dùng sức mạnh của lá phiếu để dành quyền lợi cho mình. Bất cứ kịch bản nào xảy ra, thì nó cũng sẽ gây phương hại to lớn đến toàn cầu hóa nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Khi mà hàng rào bảo hộ lại tiếp tục mọc nên, khi mà tài chính bị kiếm soát, khi tiền tệ, thông tin, hàng hóa di chuyển “chậm” hơn, đó sẽ là lúc người ta không còn “mặn mà” với TMĐT. Đây là kịch bản xấu nhất, tuy nhiên, ngay cả khi điều đó xảy ra, nó chỉ có thể là tình trạng khủng hoảng “nhất thời”. TMĐT đã, đang và vẫn sẽ là hình thức thương mại của tương lai, là phương thức trao đổi ưu việt nhất, không thể phủ nhận.

Ø Tuy vậy trong tương lai, việc tập trung đào tạo đội ngũ CIO (giám đốc công nghệ thông tin của doanh nghiệp) cần tiếp tục đẩy mạnh. Việc doanh nghiệp phải có một bộ phận chuyên trách, hoạt động chuyên nghiệp, coi TMĐT không chỉ là một dịch vụ hỗ trợ cho thương mại truyền thống mà trở thành một kênh bán hàng độc lập, thậm chí chiến lược. Đội ngũ CIO sẽ liên tục phải cập nhật kiến thức, đưa ra những “thuyết sách” về CNTT cho doanh nghiệp, tránh tình trạng đầu tư vào TMĐT “không đúng thời điểm” giống như một vài doanh nghiệp máy tính VN đã làm, vì để phát triển TMĐT còn rất nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Đáng tiếc là việc thiếu vắng một đội ngũ CIO thực sự chuyên nghiệp lại là tình hình phổ biến tại các doanh nghiệp của ta.

Ø Vậy, như cầu bức bách hiện tại, là nhà nước phải có những “chiến lược” và “những hành động cụ thể” để hỗ trợ doanh nghiệp về việc phát triển CNTT. Nó không chỉ đơn giản như cho doanh nghiệp vay vốn, mà trọng trách của các cơ quan nhà nước, còn lớn hơn nhiều. Đó là việc tổ chức hội thảo chuyên đề, những lớp học bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt các doanh nghiệp, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, suất bản sách và xây dựng một chiến lược phảt triển công nghệ thông tin, trong đó có TMĐT, và phải là một kế hoạch “dài hơi”. Coi đó là ưu tiên hàng đầu, cũng giống như “cứu đói” và “xóa mù” cho doanh nghiệp về TMĐT và việc phát triển ứng dụng CNTT cho quản lí, điều hành và sản xuất trong doanh nghiệp. Và quan trọng điều đó phải được làm ngay và làm thường xuyên. Chúng ta hãy bắt đầu từ việc đào tạo một đội ngũ có thể hiểu và sau đó là ứng dụng được sức mạnh của CNTT ,đặc biệt là TMĐT.

Ø Đó là những thách thức đầu tiên, những khó khăng đầu tiên mà doanh nhân thế hệ thứ 4 sẽ phải đối mặt. Dù TMĐT đôi lúc “hơi chững lại” nhưng theo tôi đó là xu thế tất yếu và là cơ hội to lớn nếu ta biết cách nắm bắt. Đây chỉ là những khó khăn tạm thời mà TMĐT TG và TMĐT VN và thế giới Sẽ phải vượt qua.

Hà Nội 30/12/2006

Đây là nội dung bài viết của mình tham dự cuộc thi :

“Đóng góp ý kiến về các vấn đề Thương Mại Điện Tử Việt Nam trong thời kì hội nhập”

Đáng tiếc là mình chỉ được "giải rút" thôi! Nhưng dù sao đó cũng là những suy nghĩ "tâm huyết" của mình!

Đăng lên chia sẻ cùng các bạn!

Rất mong nhận được ý kiến phản biện!














http://www.vietspace.net.vn/Th%c6%b0%c6%a1ngM%e1%ba%a1i%c4%90i%e1%bb%87nT%e1%bb%ad/Ki%e1%ba%bfnTh%e1%bb%a9cTM%c4%90T/tabid/788337/Default.aspx?MHTMLArgs=965611_true_1

Thương Mại Điện Tử Việt Nam (phần 2)

Lợi ích của TMĐT


Với nhà sản xuất:

Ø Là một kênh phân phối sản phẩm “trực tiếp” đến tay khách hàng, là nơi nhận được những thông tin phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng, đó có thể là thắc mắc, là kiến nghị, là khiếu nại về sản phẩm hoặc dịch vụ hậu mãi. Websites có thể là một công cụ thay thế các phiếu thăm dò thị trường truyền thống.

Ø Tiết kiệm được chi phí xây dựng mạng lưới phân phối (chi phí xd, điều hành và nhân viên). Thay vì xd mạng lưới tiêu thụ cồng kềnh không chỉ gây tốn kém do chi phí xd mà còn gây khó khăn trong việc quản lí việc tiếp thị, hậu mãi, dịch vụ khách hàng.. thậm chí có thể gây tác động tiêu cực đến công ty khi không quản lí được chất lượng phục vụ tại một số cửa hàng bán lẻ .(Để xd mạng lưới, theo cách truyền thống nhà sản xuất có 2 lựa chọn, hoặc là tự xd mạng lưới tiêu thụ của mình bằng cách hoặc xd mới, hoặc liên kết với các chủ cửa hàng nhỏ có sẵn mặt bằng để nhận phân phối sản phẩm độc quyền cho mình, hình thành các đại lý cấp 1, 2.. Tuy nhiên họ cũng có thể lựa chọn một cách chuyên nghiệp hơn đó là giao phó toàn bộ việc tiêu thụ cho các tập đoàn bán lẻ, còn mình chỉ chú tâm vào việc sản xuất. Vấn đề là ở chỗ với cách thứ 1 nhà sản xuất không thể quản lí nổi việc những cơ sở này có phục vụ khách hàng tốt như mình mong đợi hay không, nhưng nếu giao hẳn việc tiêu thụ cho một tập đoàn bán lẻ có kinh nghiệm thì sẽ dẫn tới hậu quả là bị phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhà phân phối, sẽ bị nhà phân phối tạo sức ép đòi tăng quyền lợi cho họ, đây là điều mà doanh nghiệp sx luôn muốn tránh. Và với đặc điểm của VN thì cũng gần như không có mạng lưới tiêu thụ thực sự chuyên nghiệp nào – chính với điều kiện đó, TMĐT có thể là lời giải cho bài toán khống mới nhưng cũng chưa có một lời giải thực sự hiệu quả này. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp khó khăn về vốn, họ luôn muốn cắt giảm chi phí, tập trung cho sản xuất. Bán hàng trực tuyến, nếu thành công, có thể là đòn bẩy mạnh mẽ cho sự phát triển cho các doanh nghiệp loại này).

Ø Không chỉ dừng lại ở việc cắt giảm nhân viên và xd hạ tầng, TMĐT còn giúp nhà sản xuất có thể kinh doanh 24h/ngày, 7 ngày một tuần, thậm trí cả ngày lễ tết và hòan toàn tự động, có thể đưa sản phẩm giới thiệu tới tận tay ngươi tiêu dung qua e mail, quảng cáo và mở rộng thị trường ra toàn thế giới mà gần như không tốn thêm bất kì chi phí nào, thậm trí bỏ cả việc mở những địa điểm chứng bày,giới thiệu sản phẩm, hay kho bãi tại nước ngoài, vì đã có các dịch vụ vận tải, kho bãi sẽ kiêm luôn việc vận chuyển và bảo hành các sản phẩm của hãng trong và ngoài nước.

Ø Giảm thiểu các chi phí tìm hiểu thị trường, quản trị kinh doanh, giảm thiểu việc “phỏng đoán xu hướng tiêu dùng” khi tung ra một sản phẩm mới như trước kia, bằng cách đơn giản là sử dụng các phương pháp đo lường web. Vd: nếu trước kia, cần rất nhiều nhân viên, tham gia tổng hợp số liệu sau mỗi chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi để đo lường kết quả, rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho các chiến dịch tiếp theo, thăm dò để tiếp tục phát triển sản phẩm hay cần thiết kế một sản phảm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, loại bỏ những sản phẩm không được ưa chuộng… mỗi lần như vậy, không chỉ tốn tiền bạc mà còn hao tốn rất nhiều công sức và thời gian cho việc tổng kết số liệu, đưa ra kết quả. Nhưng khi sử dụng web, chúng ta có thể sử dụng một vài dịch vụ đo lường trực tiếp, không tốn công sức để có thể kiểm tra doanh số, hiệu quả quảng cáo, phản hồi từ thị trường .v.v. thậm trí theo dõi xem trên website của chúng ta, khách hàng thích xem gì, dừng lại ở đâu, thứ gì làm họ quan tâm và thứ gì làm họ chán nản, bỏ đi.. Bất kì lúc nào chúng ta cũng có thể nhận được báo cáo về doanh số, và một loạt các điều tra thị trường do những phần mềm tiên tiến nhất xây dựng, hoàn toàn tự động.

Ø Internet giúp chung ta có thể cập nhật thông tin về chính sách, tiêu dùng, công nghệ, đối thủ cạnh tranh, góp phần đưa ra các quyết định liên quan sản xuất, phân phối hay thiết kế sản phẩm mới. Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc nắm bắt các thông tin về thị trường. Tăng tốc quá trình chu chuyển vốn từ hệ thống phân phối tới trụ sở chính, tăng lượng tiền mặt và tiền “sẵn sàng sử dụng”.

Ø Điều chỉnh số lượng sản xuất và thay đổi hướng sản xuất kịp, thời dựa trên những thông tin phản hồi trực tiếp từ thị trường. (Nếu trước đây không lâu, để quản lí hàng hóa cho siêu thị, khi áp dụng những công nghệ hiện đại nhất, người ta xây dựng hệ thống sao cho khi mỗi sản phẩm rời kệ hàng bầy bán (trong siêu thị hoặc trong mạng lưới phân phối) thì lập tức máy tính sẽ ghi nhận, sử lí trong kho dữ liệu của siêu thị, một sản phảm được yêu cầu chuyển từ kho lên giá, và kho hàng sẽ gửi thông tin để nhà sản xuất sản xuất một sản phầm bù lại sản phầm vừa bán. Mọi thứ gần như xảy ra lập tức. Một công ty vận tải chịu trách nhiệm vận chuyển cho nhà sản xuất, sẽ kiểm tra xem, có một xe tải nào đó của công ty, đang hoạt động tại gần khu vực nhà kho của nhà sản xuất, sẽ được yêu cầu, thay vì trở về “tổng hành dinh” sẽ đến thẳng kho và chuyển hàng được đặt trước đến một kho nào đó “gần địa điểm tiêu thụ”, rồi từ đây, các xe tải nhỏ hơn, sẽ tỏa ra phân phối cho các siêu thị đặt những mặt hàng khác nhau. Và thậm trí, người đặt hàng và nhà sản xuất có thể theo dõi xem hàng hóa của mình ở đâu trên lộ trình dưới sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn câu. Còn ngày nay, mọi thứ sẽ đơn giản hơn, khi nhà sản xuất trực tiếp bán hàng của mình, siêu thị sẽ suy giảm vai trò của nó. Trọng trách còn lại được giao cho các công ty vận tải, người sẽ đưa sản phâm đến tay người tiêu dùng, và kiêm luôn cả dịch vụ bảo hành sản phẩm đó. Như vậy Việt Nam có thể “đi tắt, đón đầu” khá xa với chi phí rẻ vô cùng.)

Ø Tạo ra cơ hội tiếp xúc, tìm kiếm thông tin và ký kết hợp đồng với những doanh nghiệp lớn, tham gia quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,đấu giá trực tiếp thông qua trung gian như alibaba, amazon, ebay…

Ø Chính những điều đó, đã tạo ra cơ hội bứt phá, gia tăng khoảng cách với đối thủ, tự tiếp thị doanh nghiệp không chỉ với đói tác, với người tiêu dùng mà với cả các nhà đầu tư trên khắp TG, đồng thời minh bạch hóa thông tin, nâng cao, ổn định giá trị cổ phiếu. Mặc dù không phủ nhận rằng, đã có rất nhiều người tin tưởng, thậm trí quá “ảo tưởng” về thương mại điện tử, đó cũng chính là nguyên nhân làm bong bóng dotcom đổ vỡ và những kỳ vọng “thái quá” vào các công ty mạng, cũng có thể tạo dựng một bong bóng đầu tư cho cổ phiếu các công ty mạng tại VN trong tương lai. Đặc biệt là với thị trường chứng khoán còn non trẻ hiện nay non trẻ cả về thị trường lẫn (đa số) các nhà đầu tư, và đó cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Và như thế, sẽ có những người trở thành tỷ phú, triệu phú ngay sau ngày công ty niêm yết, nhưng cũng có những cá nhân, tổ chức, công ty có thể phá sản chỉ sau một ngày. Bởi vì TMĐT chỉ chấp nhận kẻ mạnh nhất, đa số các công ty cùng cung cấp một dịch vụ sẽ phá sản. Đó là điều cần dự báo trước. Và có lẽ các nhà đầu tư, dù là “đầu tư mạo hiểm” cũng phải cân nhắc kĩ trước khi đầu tư cho một doanh ngiệp dotcom.

Ø Nhưng dù sao, số doanh nghiệp bé nhỏ thành công ấy sẽ đem lại tương lai cho TMĐT VN.

Lợi ích Với nhà bán lẻ:

Ø Mặc dù nói rằng, vai trò của nhà bán lẻ trong tương lai sẽ sút giảm, tuy nhiên, có những loại hàng hóa mà người tiêu dùng “không thể hoặc không thích” mua qua mạng. Nhất là trong thời kì như hiện nay, khi mà TMĐT chưa có được hạ tầng cần thiết để có thể đưa dịch vụ của mình đến mọi người dân, đó là lí do mà các nhà bán lẻ sẽ còn “tồn tại dài dài”. Và ngược lại một số ứng dụng của TMĐT sẽ là đòn bẩy cho sự phát triển của các nhà bán lẻ này, giúp họ đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời giảm thiểu chi phí.

Ø Các nhà bán lẻ sẽ dàng hơn trong việc quản lí hàng hóa, theo dõi tiêu thụ, điều tiết hàng hóa cho phù hợp, xác định mặt hàng bán chạy, tìm hiểu sở thích, thói quen và nguyên nhân khách hàng từ chối sản phẩm…

Ø Một siêu thị truyền thống có thể bầy bán khoảng 9.000 đến 10.000 mặt hàng, các siêu thị với nhiều tầng có thể bày bán từ 80.000 đến 120.000 mặt hàng. Một siêu thị khổng lồ như Wal-Mart có thể bày bán tới 200.000 mặt hàng. Với những siêu thị kiểu này, bạn sẽ gặp phải những khó khăn khi tìm kiếm một loại hàng hóa. Do đó, vấn đề là cho dù siêu thị lớn như thế nào thì nó vẫn có giới hạn. Không thể có siêu thị nào, cho dù mặt bằng cực lớn có thể đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng. Nó không có sự tiện dụng cần thiết.

Ø Nhưng trên Internet thì hoàn toàn khác. Do nội dung không hạn chế trên Internet, tất cả các sản phẩm có thể được hiển thị để người tiêu dùng lựa chọn. Nếu một trang Web được thiết kế để giới thiệu sản phẩm thì nó có thể thay thế các giá bày hàng vật lý.

Ø Dưới sức ép cạnh tranh gay gắt của các cửa hàng trực tuyến, Wal-Mart đã đưa ra kế hoạch làm tăng số lượng và chủng loại các mặt hàng bày bán. Họ quyết định giới thiệu trên mạng một số loại hàng hóa mà họ không thể chứa được để phá vỡ giới hạn về không gian và thời gian. Họ cũng đưa ra một tuyên bố chắc nịch: “Wal-Mart mong muốn bán tới 10 triệu mặt hàng để trở thành một siêu siêu thị”. Đối với một siêu thị nâng số mặt hàng từ 200.000 lên 10 triệu, thì quy mô kinh doanh chắc chắn sẽ tăng lên nhiều lần. Do đó, nhiều người đã đi hết cả siêu thị vẫn không mua được gì bởi vì họ không tìm thấy cái mà họ cần. Các siêu thị trực tuyến không làm mất khách hàng theo cách này do hàng hóa không bị giới hạn, họ có mọi thứ! Các hoạt động thương mại không ngừng – Không có kỳ nghỉ hàng năm; dịch vụ 24 giờ/ngày .Các hình thức thương mại đó đã dần phá vỡ không gian và thời gian truyền thống. Đồng thời việc tự động hóa tối đa sẽ góp phần giúp họ “tinh giảm” được vô số nhân viên trong “bộ máy cồng kềnh” của mình.

Ø Một siêu thị trực tuyến, không cần quá quan tâm tới vị trí kho bãi và trị trí siêu thị . Họ có thể đặt kho bãi ở xa trung tâm, nơi có chi phí rẻ, và bỏ luôn việc xây dựng siêu thị trên thực tế. Họ chỉ cần có quan hệ tốt với các công ty vận tải và các công ty chuyển phát nhanh là có thể phục vụ khác hàng một cách tót nhất với chi phí cạnh tranh nhất. Họ là “một thế lực lớn”, đe dọa tới vị trí của cách siêu thị truyền thống.

Lợi ích Với người tiêu dùng:

Ø Nhận được hàng hóa với giá cả thấp nhất do nhà sản xuất cắt giảm được các chi phí trung gian.

Ø Có cơ hội so sánh các sản phẩm cùng loại, so sánh các nhà sản xuất, thậm trí “dùng thử” một phần hoặc một vài chức năng của sản phẩm. Đó có thể là phần mềm là một phần cuốn sách, một bản nhạc mà họ săp mua.. trong khi dịch vụ thanh toán thanh toán ngày một trở nên dễ dàng và bảo mật gần như tuyệt đối. Việc được phục vụ “tại nhà và ngay lập tức” sẽ làm thay đổi không nhỏ “thói quen tiêu dùng” trong tương lai.

Ø Người tiêu dùng có cơ hội tiếp xúc với nhiều sản phẩm nhất, với thời gian eo hẹp nhất, và mọi lúc, mọi nơi, làm chủ thời gian của mình; họ cũng có thể phản hồi lại ngay nhà cung cấp về dịch vụ và sản phẩm. Và ý kiến ấy, có thể có ảnh rất lớn tới doanh thu của nhà sản xuất vì bất kì người nào sắp mua sp đó, đều sẽ cân nhắc trước “kinh nghiệm” của những khách hàng “đi trước”. Chính bởi lẽ đó người tiều dùng sẽ an tâm rằng họ sẽ được hưởng dịch vụ tốt nhất có thể.

Ø Thay vì mua những thứ nhà sản xuất “có thể cung cấp” nếu muốn, người tiêu dùng có thể đưa ra đòi hỏi về sản phẩm mình cần, đặt hàng “độc nhất vô nhị”, đó có thể là ô tô theo thiết kế của họ, đó có thể là tivi không giới hạn kích thước… họ cũng không phải băn khoăn xem sản phẩm họ mua được sản xuất ở đâu, ở khu công nghệ cao tại Mỹ hay tại một nhà máy hẻo lánh nào đó tại Trung Quốc, nhưng họ có thể biết từng linh kiện trong sản phẩm đó được sản xuất tại đâu, tập hợp, lắp ráp ở đâu và tới tay họ như thế nào!

Ø TMĐT đã xây dựng hạ tầng cho việc trao đổi thương mại giữa các cá nhân với nhau, mở ra một kênh kinh doanh mới mẻ đầy hứa hẹn. Trên TG, ngày càng đông những người có thể sống hoàn toàn dựa vào lợi nhuận thu được khi kinh doanh trên các mạng nhu ebay. Tại VN, có lẽ đây cũng là lĩnh vực phát triển lớn nhất và nhanh nhất cho đến nay dù tự phát và chưa có được những hình thức thanh toán chuyên nghiệp, cũng như chưa được các tổ chức tín dụng quốc tế thừa nhận và đang từ chối giao dịch. Tuy nhiên, TMĐT trong tương lai thì giao dịch giữa các cá nhân chỉ là một bộ phận nhỏ trong tổng giá trị TMĐT mang lại.

Lợi ích với Xã hội:

Ø Giảm chi phí cho việc sử lí các giao dịch (vd: Người ta ước tính là khoảng 55% các giao dịch của người tiêu dùng ở Mỹ được thanh toán bằng tiền mặt và 29% bằng séc. Tín dụng, ghi nợ, và những giao dịch điện tử khác chiếm khoảng 15% tất cả các giao dịch của người tiêu dùng. Số tiền mà Mỹ phảI chi cho việc xử lý các thanh toán này là 60 tỷ USD hàng năm, con số này tương ứng với 1% tổng sản lượng quốc gia (GNP)- nguồn vncompanies.com) .

Ø Góp phần thay đổi thói quen của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng, đồng thời kích thích nhu cầu mua sắm do “tiện lợi” của các dịch vụ phục vụ tại nhà. Một khi điều đó trở thành hiện thực, đồng nghĩa, với ngân hàng sẽ tiết kiệm, hay nói đúng hơn là có thể đầu tư thêm một lượng tiền lớn thay vì phải “để dành” cho các giao dịch hàng ngày và để đề phòng các giao dịch rút tiền mặt bất ngờ.

Ø Tạo dựng và thúc đẩy những nghề nghiệp, những phương cách kiếm tiền mới dựa trên nền thương mại điện tử vd: quảng cáo, mua bán địa chỉ email, môi giới, bán sách.. và đặc biệt thương mại điện tử sẽ tạo dựng nên những loại tài sản “ảo” nhưng giá trị không hề nhỏ: uy tín một website, một forum, cá nhân, tổ chức, ngay cả địa chỉ email, số thành viên, lượng truy cập cũng biến thành tài sản!

Ø Mở rộng và thay đổi tính chất của một số ngành, đặc biệt là giáo dục, mở ra những kênh giáo dục mới, tiện lợi và phục vụ trực tiếp nhu cầu học tập, đẩy mạnh việc chia sẻ tài liệu, chia sẻ thông tin, một loại tài sản mới rất có giá trị. Tạo điều kiện cho một sô ngành dịch vụ phục vụ cho giáo dục, chia sẻ dữ liệu, cập nhật, lưu trữ giữ liệu phát triển. Đó còn là sự tăng trưởng không ngừng của các dịch vụ: bảo mật, số hóa, lưu trữ, truyền tải, chứng thực, thanh toán…

Ø Cuộc cách mạng tiếp thị của các sản phẩm và dịch vụ số hóa, từ những bức ảnh chân dung, những bức danh họa nổi tiếng, cho đến âm nhạc và video, chúng được chia sẻ với nhau trong các đường cáp quang chằng chịt khắp thế giới, đó là nhu cầu dường như vô tận về giải trí, làm việc , hội họp, tán gẫu. Điều đó cũng phát sinh một hình thức quảng cáo mới mẻ, quảng cáo qua mạng internet, và cả những biến thái của nó hợp pháp và bất hợp pháp, bởi vì quảng cáo trực tuyến với chi phí thấp và “chất lượng” hơn. Tất nhiên còn một vài những khó khăn,trục chặc trong việc “đo đếm” số lần thực sự mà người đặt quảng cáo phải trả tiền và việc cung cấp thêm thông tin về cách tính cước, cách xếp hạng còn gây tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận việc TMĐT đã thay đổi không chỉ bộ mặt mà cả tính chất của một số loại hình dịch vụ.

Ø Việc bùng nổ và phát triển Thương mại quốc tế giữa các cá nhân, dưới sự giúp đỡ về hạ tầng, về kỹ thuật do sự kết hợp của các công ty như ebay và các công ty cung cấp chuẩn thanh toán, và các dịch vụ tài chính. Họ là cầu nối cho các giao dịch “xuyên lục địa”, với những hàng hóa không hạn chế về sô lượng và chủng loại.

Ø Sự biến đổi của các ngân hàng truyền thống và sự thay dổi của giá cước cũng như cách thức tính Cước viễn thông. Đó là đòi hỏi tất yếu đối với các ngân hàng VN nếu không muốn các ngân hàng và các tổ chức tín dụng nước ngòai thống lĩnh thị truờng. Ngành viễn thông, sẽ là một ngành cạnh tranh khốc liệt sớm nhất trong tương lai gần, bởi nó cũng cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc phát triển TMĐT.

Ø Là cơ hội để các tổ chức giáo dục, các viện nghiên cứu hoặc những nhà nghiên cứu khoa học độc lập có thể liên hệ “tự quảng cáo” dự án của mình, tiếp nhận sự đầu tư từ những nhà đầu tư chiến lược, những nhà đầu tư mạo hiểm, những người có tiền và hy vọng vào việc làm giầu do làm chủ một công nghệ mới.

Ø Và quan trọng nhất TMĐT đã tạo dựng những cơ hội to lớn cho những nước nghèo có thể đuổi kịp các nước giầu. Là công cụ mạnh làm “san phẳng TG”( Một thuật ngữ được sử dụng để diễn tả hậu quả của những luồng thương mại, tín dụng, lao động, công nghệ, việc làm xuyên biên giới và không thể kiểm soát, đặc biệt là khi nó sử dụng các thành quả của TMĐT. Nó có thể đồng nghĩa với việc xóa nhòa biên giới, xóa nhòa sắc tộc, rỡ bỏ không chỉ hàng rào thuế quan mà còn cả những lợi thế về công nghệ, về lịch sử, về vị trí địa lí giữa các nước!_Đó chính là những đặc điểm chính của làn sóng toàn cầu hóa 3.0 (nếu ở thời công nghiệp hóa, một doanh nghiệp thành lâp tại vn hoàn toàn thua kém một doanh nghiệp thành lập trên đất Mỹ về nhân lực, vốn liếng, khoa học kĩ thuật, hàng rào bảo hộ, hạn ngạch, thì ngày nay, một công ty mạng thành lập tại VN, có vị trí ngang bằng một doanh nghiệp tạo dựng tại Mỹ hoặc bất kì đâu, khi mà họ có thể có được nguồn nhân lực tốt nhất - làm việc trực tuyến, nguồn vốn tốt nhất _toàn cầu, công nghệ giống nhau_ hạ tầng TMĐT, tất cả các biện pháp bảo hộ đều gần như không còn tác động, và người ta, trong thương mại người ta cũng không còn quá băn khoăn bạn ở đâu, da bạn màu gì, vh của bạn ra sao? Mà thứ họ hỏi là “Bạn có thể làm được gì!” và “bạn có thể làm tốt đến đâu” bất kể bạn ở nơi nào trên TG.

Ø Tạo ra cơ hội cho các cá nhân lao động, làm việc mà không cần phải đến cơ quan, thậm trí không cần có cơ quan, họ có thể ngồi nhà và làm việc cho một công ty của Mỹ hay Ấn Độ. Và đặc biệt hơn, nếu trứoc kia, những công việc đó chỉ là những công việc bán thời gian kiểu “đọc e mail quảng cáo”, hay “nhập dữ liệu” cho một công ty nào đó (tài liệu được gửi qua mạng và họ đánh máy lại, đó có thể là hóa đơn, chẩn đoán bệnh, số hóa sách báo..) hay gia công phần mềm, thì nay, khi nguồn nhân lực phát triển, đó còn là những công việc mang lại giá trị cao: lập trình, quản trị, bảo mật,…

Ø Và tuyệt với hơn, một doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa “cơ sở hạ tầng và khả năng của nhân viên”. Vd: Tại Mỹ chẳng hạn, có rất nhiều công việc phải trả lương cao, khi chuyển ra nước ngoài chỉ phải trả chi phí rẻ hơn nhiều. Vì thế, một bác sỹ, có thể ghi lại triệu chứng hoặc chẩn đoán bệnh nhân lại bằng máy ghi âm_ gửi đi một nước nào đó, yêu cầu họ đánh máy lại nội dung, rồi gửi quay lại _ điều thú vị là sự chênh lệch múi giờ, trước khi đi ngủ, người bác sỹ có thề gửi thông tin đó đi dưới dạng âm thanh. Ở nửa bên kia Trái Đất, đáng là ban ngày, và có thể “một bà nội trợ” nào đó sẽ đánh máy nội dung và gửi lại cho ngươi bác sỹ dưới dạng file word vào sáng hôm sau! Tương tự thế, một lập trình viên tại Ấn Độ, có thể sử dụng thông tin trong máy tính của một công ty Mỹ, thậm trí sử dụng luôn máy tính đó, làm việc vào lúc nửa đêm như một nhân viên tại Mỹ làm việc ban ngày, và kết thúc giờ làm việc vào sang sớm hôm sau, chuyển sang phiên làm việc của người khác. Máy tính, băng thông được sử dụng 24/24, quả là kì diệu!

Ø Một điều thần kì nữa đó là trào lưu “phàn mềm mã nguồn mở”, đó có thể là hệ điều hành, là trình duyệt, là các ứng dụng văn phòng, game và bất cứ thứ gì con người có thể nghĩ ra.. nhưng điều đáng chú ý là nó Miễn phí. Nó được tạo ra bởi cộng đồng những người yêu thích lập trình trên toàn TG, họ chia sẻ quan điểm của mình, mỗi người viết một ứng dụng theo ý thích, gửi các đoạn mã đi và một số người sẽ tập hợp chúng lại dưới một dạng hoàn chỉnh, và phẩm mềm luôn luôn được cải thiện, nâng cấp bởi các cá nhân khác nhau! Ở một nước như VN, việc mua bản quyền phần mêm là “không quen thuộc” tuy nhiên, khi hội nhập, đây là một thách thức (đành rằng TQ vẫn vi phạm bản quyền nhưng họ là thị trường lớn, và quan trọng với TG, mình không thể so với họ, và dù vậy TQ vẫn đang xúc tiến việc xd thư viện phần mềm ứng dụng của mình trên nền phần mềm mã nguồn mở). chính vì thế mã nguồn mở có thể là lời giải cho bài toán bản quyền phần mềm tại VN.

Ø Tạo nên một làn sóng mạnh mẽ, kích thích ý trí lập nghiệp của thanh niên dựa vào TMĐT khi mà họ nhìn ra được tiềm năng của nó, nó sẽ góp phần thay đổi cái nhìn của người dân VN, đặc biệt là giới trẻ về cách thức và cơ hội làm giầu. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng, một công ty, một tập đoàn, một ứng dụng “made in VietNam” chị giá hàng triệu đô đang được “thai nghén” thậm trí trong một căn nhà trọ tồi tàn, với một máy tính cấu hình thấp, tại một huyện đảo xa hay làtại một điểm truy cập internet tại bưu điện vùng cao, bởi một thanh niên, một cậu bé, hay một ông lão. Có thể lắm chứ!

Ø Thương Mại Điển Tử cho chúng ta cơ hội và hy vọng vào sự chuyển mình của đất nước trong lĩnh vực dịch vụ! Nói như vậy, không phải là TMĐT chỉ toàn những lợi ích, mà hiển nhiên, nó còn tiềm ẩn những thách thức, nguy cơ mà chúng ta cần tháo gỡ và khắc phục!