Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Henry Paulson - Thuyền trưởng phố Wall - Hay là một con CÁ MẬP!

Henry Paulson - Thuyền trưởng phố Wall Log_AssignValue('2008092803315489','Henry Paulson - Thuyền trưởng phố Wall', '32', 'Tài chính quốc tế');
(CafeF) – Henry Paulson - cái tên gắn liền với kế hoạch 700 tỷ USD là người hội tụ nhiều tố chất nhất để có thể lèo lái con thuyền ngành tài chính Mỹ ra khỏi sóng gió hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Tài Chính Mỹ Henry Paulson có kế hoạch tổng thể để giải cứu cho cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay. Cựu nhân viên ngân hàng đầu tư này là người đàn ông phù hợp cho thời điểm hiện nay.
Chuyên gia kinh tế Allen Sinai thuộc tổ chức Decision Economics nhận xét về Henry Paulson như sau: "Kinh nghiệm của ông Paulson trong việc điều hành Goldman Sachs - công ty tài chính toàn cầu thực hiện gần như tất cả các loại hình hoạt động tài chính và doanh nghiệp phức tạp, không ai hơn ông có thể làm Bộ trưởng Bộ Tài Chính Mỹ."
Nhà kinh tế kỳ cựu với hơn 30 năm kinh nghiệm, người nổi tiếng ở phố Wall và Bộ trưởng tài chính thứ 3 của tổng thống Mỹ Bush đưa ra kế hoạch lớn sử dụng tiền đóng thuế để cứu hệ thống tài chính.
Sau khi công bố kế hoạch, ông lao vào thảo luận với đồng sự của mình với gánh nặng ứng cứu thị trường trên vai. Phát biểu với báo giới, ông nói:”Chúng ta có thể nói rất nhiều về nguyên nhân và hệ quả của những gì đang xảy ra. Tuy nhiên cái cần nhất lúc này là một giải pháp.”
Đêm rất đen trước khi bình minh ló rạng. Những ngày gần đây trên phố Wall đầy bóng tối, sự u ám chưa từng có từ khủng hoảng những năm 1929 đã trở lại. Ngân hàng đầu tư sống sót qua thời Đại Khủng Hoảng, biến động thị trường năm 1987 và thảm họa ngày 11/09.
Các tên tuổi lừng danh một thời là Lehman Brothers và Merrill Lynch đã trở thành hào quang của quá khứ. Ngân hàng thương mại lớn nhất nước Washington Mutual cũng đã phải ra đi.
Trên đây là nạn nhân mới nhất của khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn, cuộc khủng hoảng mang tính hủy diệt đối với ngân hàng và công ty cho vay trên khắp nước Mỹ và cướp đi giấc mơ sở hữu nhà ở của hàng triệu người Mỹ.
Ngân hàng đầu tư Bear Stearns? Ngân hàng này không thể sụp đổ được và chính phủ sắp xếp JP Morgan cứu Bear Stearns. Lehman Brothers? Ngân hàng này nên là sự hy sinh cần thiết và vì thế đã phải phá sản. Những người không có nhà cửa? Hãy thuê nhà. Hai công ty cho vay thế chấp lớn nhất của Mỹ - Fannie Mae và Freddie Mac? Thâu tóm hai công ty này và để người dân trả tiền cứu họ.
Với sự hỗ trợ của đồng sự tại Cục Dự Trữ Liên Bang, Ủy Ban chứng khoán và Ngoại hối Mỹ, ông Paulson đã thành công trong việc thay đổi mối quan hệ giữa phố Wall và Washington, đến nay Washington DC đóng vai trò như trung tâm tài chính thế giới.
Ông Paulson – một nhà diễn thuyết lạnh lùng với phong cách nói điềm tĩnh – một hướng đạo đại bàng đã nổi lên trong hệ thống tài chính Mỹ.
Chủ tịch Ủy Ban Dịch Vụ Tài Chính Nhà Đất(House Financial Services Committee) nhận xét đối với Bear Stearns và AIG, thành viên quốc hội chỉ được biết các quyết định được đưa ra bởi chính phủ Bush, đặc biệt là Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Henry Paulson và chủ tịch FED, ông Ben Bernanke. Chính ông cũng không thể biết hai người đó đang nghĩ gì.
Và nước Mỹ đã thay đổi như thế nào mới có diện mạo như hôm nay? Và người đàn ông nào trở thành biểu tượng của chế độ tư bản Mỹ?
Xét trên nhiều phương diện, Paulson là người lý tưởng để giải quyết các vấn đề hiện tại. Là một cựu lãnh đạo tại Goldman Sachs, thời kỳ ông làm CEO từ năm 1998 đến 2006, Goldman Sachs phát triển bùng nổ. Goldman Sachs được mệnh danh là đứng đầu của thế giới những tập đoàn hàng đầu.
Tác giả của cuốn "The Partnership: The Making of Goldman Sachs," đã coi Goldman Sachs như một tập đoàn với thế mạnh vượt trội, tập đoàn có khả năng hoạt động không gặp hạn chế tại bất kỳ thị trường nào.
Paulson, một sinh viên đáng nể tại trường học, từ khi còn học phổ thông cho đến khi học đại học Darthmouth ( một trong số các trường đại học nổi tiếng nhất miền Đông nước Mỹ), làm việc tại Nhà Trắng trước khi hoàn thành chương trình MBA tại đại học Harvard. Sau đó ông đầu quân về Goldman Sachs năm 1974.
Ông vươn lên đứng trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhất tại Goldman Sachs tại Goldman Sachs năm 1982 và sau này xây dựng thành công bộ phận ngân hàng đầu tư của Goldman Sachs tại châu Á. Thời gian làm việc tại Goldman Sachs, ông đã đến Trung Quốc hơn 75 lần.
Ông là người có kỷ luật cao, tập trung vào kiểm soát rủi ro và luôn cẩn thận đến từng chi tiết.
Năm 1994, khi Goldman lâm vào khủng hoảng, rất nhiều lãnh đạo cấp cao tại Goldman ra đi. Ông Paulson vẫn ở lại, tiếp tục hỗ trợ Goldman vượt qua sóng gió.
Ông Paulson áp dụng triệt để văn hóa của Goldman: kiếm ra thật nhiều tiền song không ứng xử lạnh lùng như đồng tiền. Mặc dù giá trị cổ phiếu của Paulson tại Goldman Sachs năm 2006 là 500 triệu USD, ông chỉ đeo một chiếc đồng hồ bình thường chứ không phải Rolex xa xỉ.
Ông tham gia rất nhiều vào các hoạt động khác. Ông làm việc hai năm trong vai trò chủ tịch Tổ chức bảo tồn tự nhiên của Mỹ. Văn phòng của ông có rất nhiều những bức ảnh chim chóc do chính vợ chồng ông chụp.
Ông đánh giá cao vai trò của đạo đức doanh nghiệp, năm 2002, trong bối cảnh bê bối doanh nghiệp, ông phát biểu tại National Press Club – trung tâm báo chí thế giới, để kêu gọi cải hiện đạo đức doanh nghiệp.
Paulson trở thành đầu tầu đội ngũ lãnh đạo chính sách kinh tế của thổng thống Bush. Ông có suy nghĩ rất khác về việc công việc của ông sẽ như thế nào – một nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu, chuyên gia tư vấn kinh tế hàng đầu.
Vấn đề trở nên rõ ràng hơn khi bong bóng nhà đất bắt đầu vào cuối năm 2006, hoạt động cho vay thế chấp trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Các khoản thế chấp được chia nhỏ thành chứng khoán, sau đó được bán dưới dạng trái phiếu cho các ngân hàng đầu tư và quỹ đầu tư rủi ro (hedge fund).
Các công ty cho vay, giám đốc điều hành và nhà kinh doanh cho rằng giá nhà đất sẽ không bao giờ hạ. Khoản nợ này chồng lên nhiều nhiều các khoản nợ khác trong khi lượng tiền mặt có rất ít. Ngày càng nhiều người Mỹ không có khả năng trả khoản nợ thế chấp, hiệu ứng dây chuyền xảy ra. Giá trị của trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp cũng như các công cụ tài chính dựa trên trái phiếu này giảm.
Ngân hàng cũng bị đẩy vào tình huống rối ren và buộc phải hút thêm tiền từ các quỹ thịnh vượng. Tất cả các đối tượng liên quan đến thị trường này bao gồm các công ty cho vay thế chấp bình thường, ngân hàng đầu tư hay đại gia cho vay thế chấp như Fannie Mae và Freddie Mac đều gặp khó khăn.
Chính phủ ứng phó với tình trạng này theo hai cách. FED liên tục hạ lãi suất hi vọng sẽ khiến tình hình dễ thở hơn đối với các công ty cho vay thế chấp. Theo định hướng của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Bộ Tài chính đưa ra chương trình Hope Now, cụ thể như sau: đây là liên minh quy tụ 6 nhà tài trợ lớn nhất nước chiếm đến hơn 50% thị phần thị trường địa ốc trên cả nước; bên cạnh họ là các tổ chức thu nợ, các nhà đầu tư tài chính và tổ chức thiện nguyện, tham vấn tài trợ địa ốc; chương trình này đơn giản là kéo dài thời gian trả nợ cho người dân; tuy nhiên theo đánh giá đây chỉ là giải pháp tình thế, không giải quyết gốc rễ vấn đề.
Tháng 3, khi ngân hàng Bear Stearn gặp khó khăn, JP Morgan đã nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ để giải cứu ngân hàng này. Ông đã hết sức đúng đắn khi quyết định không để Bear Stearn ra đibởi ông hiểu hơn ai hết nếu ngân hàng này sụp đổ, hàng trăm tổ chức tài chính khác sẽ chịu ảnh hưởng, tác động đối với thị trường là không nhỏ.
Xét về bản chất của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, Paulson thích hợp với vai trò thuyền trưởng hơn ai hết.
Một lý do khác khiến Bộ Tài Chính trở thành đầu tầu trong việc giải quyết khủng hoảng lần này chứ không phải FED là vấn đề lớn trong thị trường không nằm trong ngân hàng thuộc hệ thống của FED. Vấn đề là ở những ngân hàng đầu tư trong tầm kiểm soát của ông Paulson.
Kỹ năng lớn nhất một người làm việc trong ngân hàng đầu tư cần có là cách suy nghĩ tốt, động lực và hiểu thấu đáo công việc người đồng sự của mình đang làm. Ông Paulson có tất cả các tố chất trên.
Tuần thứ hai của tháng 9, khi Lehman thật sự nhận ra họ đang lâm nguy và cần sự ứng cứu của chính phủ. Không muốn tạo ra tiền lệ xấu, với kinh nghiệm của mình, ông Paulson đã khuyên CEO của Lehman rằng ngân hàng này cần tìm được người mua lại. Song CEO của Lehman đã quá sợ hãi rồi.
Mặc dù Lehman gặp khó khăn, ông Paulson trong phát biểu của mình cho rằng:”Tôi không muốn dùng tiền đóng thuế của dân để giải quyết vấn đề của Lehman Brothers. Ông từ chối cứu Lehman Brothers, hối thúc Bank of America mua Merrill Lynch. Đó là lý do tại sao tại ngân hàng Lehman, nhân viên ngân hàng dựng ảnh của CEO Lehman Brothers và Paulson sau đó phi đinh gim vào mắt hai ông này.
Thị trường tiếp tục bất ổn, người ta lo ngại tổ chức nào sẽ sụp đổ tiếp theo. Cổ phiếu của Morgan Stanley và Goldman Sachs giảm mạnh, họ buộc phải tính đến phương án sáp nhập với một số công ty khác. Nhà đầu tư cắt giảm lượng tiền đầu tư.
Ông Paulson ngay lập tức ứng cứu, ông và chủ tịch FED thảo ra kế hoạch mua lại trái phiếu thế chấp từ các ngân hàng và kế hoạch này tiêu tốn 700 tỷ USD. Bộ Tài Chính cũng tạm thời hỗ trợ đối với thị trường tiền tệ. Đến cuối tuần trước, thị trường chứng khoán tăng điểm.
Phát biểu với báo giới, Paulson cho rằng thật sự cần khôi phục lòng tin của thị trường:”Chúng ta sẽ tiếp tục phải đương đầu với vấn đề nhà đất và thế chấp trong nhiều năm, cái cần nhất lúc này là sự ổn định.” Tuy nhiên lần này ông cần phải nhận được sự ủng hộ từ phía Quốc Hội, và Paulson đã gặp phải một số cản trở.
Ông Paulson làm việc với một tốc độ chưa từng có tiền lệ tại Washington. Suốt cả tháng, phòng ăn tại Bộ Tài Chính mở cửa cả ngày cuối tuần. Ông Paulson không sử dụng email, và ông muốn nhận được thông tin bằng điện thoại. Ông không giành thời gian cho việc buôn chuyện tầm phào.
Thời điểm cuối tuần kinh hoàng nhất của phố Wall trong lịch sử, ông vẫn làm việc trên điện thoại, và kỳ nghỉ cuối tuần sau và tuần sau nữa cũng thế, ông và các đồng sự của mình vẫn tiếp tục làm việc để bàn thảo về chi tiết kế hoạch hỗ trợ thị trường.
Với tất cả những gì kể trên, ông xứng đáng là thuyền trưởng của phố Wall.
Trung Thành
TheoNewsweek, Businessweek
Ghử!
Đang bận "tối mắt" nhưng đọc bài này cũng phải "mở mắt" mà viết "vài bài" bình loạn!!!
Thứ nhất "Paulson LÀ MỘT CON CÁ MẬP"!
Thứ 2, lý do gì mà hạ viện Mỹ lại dẹp bỏ kế hoạch ứng cứu "mạch máu" của nước Mỹ?
Thứ 3, lối ra nào cho khủng hoảng tài chính 2008 tại Mỹ?
Thứ 4, Thế giới sẽ đi về đâu? Những kịch bản tươi sáng nhất và u ám nhất?
Thứ 5, Việt Nam, Châu Á - sẽ ra sao trước cơn sóng gió trên thị trường tài chính?
Ông ta không phải là "thuyền trường giải cứu" phố Wall mà là "tay sai" của PED giúp Ped có thẻ "nuốt trôi Phố Wall" một cách "xuôn xẻ"!
Để lý giải cho lập luận này - xin được phân tích từ "trung tâm" của chính sách giải cứu: kế hoạch 700 tỷ USD "cứu vớt" cái được gọi là "thị trường" - và quan trọng nhất 700 tỷ $ "móc" từ túi người dân Mỹ!
Đầu tiên, phải làm rõ thuật ngữ "thị trường" mà Ped đang đề ra kế hoạch ứng cứu "thực sự là gì?"
Nó là thị trường cho vay dưới chuẩn? (Để cứu vớt giấc mơ sở hữu nhà của người Mỹ - hay cứu vớt giấc mơ đầu cơ vào nhà đất của người Mỹ???)
Hay nó là thị trường "thứ cấp"? Thị trường mà tất cả các khoản vay "cực kì rủi ro" vào bất động sản được đóng gói - phân loại và "tung ra thị trường" dưới hình thức các loại "sản phẩm mới" đẹp đẽ - hấp dẫn với cái bao bì được "kiểm dịch" AA, BB hay thậm chí CC bởi các công ty xếp hạng tín dụng "quỷ xa tăng"?
Hay cuối cùng - cái thị trường mà họ muốn cứu - là cả thị trường tài chính Mỹ lẫn thị trường tài chính TG?
Xin trả lời ngay rằng - cái thứ nhất - Ped thực sự không "mặn mà" lắm với giấc mơ sở hữu nhà của người Mỹ! Bởi vì sao ư? Bởi vì rót tiền vào nó trong lúc này là "muối bỏ biển"! Bong bóng nhà đất - đã được thổi lên bởi những nguyên do mà Ped là người hiểu rõ hơn ai cả! LƯỢNG CUNG TIỀN! (xin được lý giải tiếp ở phần sau)!
Cái thứ 2, Ped cũng không đặt ưu tiên bởi 2 lý do:
- Thứ nhất, các loại chứng khoán này - được các ngân hàng "đầu tư" phát hành ra "khắp nơi trên TG". Nếu nó sụp đổ - thiệt hại sẽ được chia sẽ ra "nhiều nơi" chứ không chỉ ở nước Mỹ. Ngược lại - nếu Ped tung tiền vào đó - không khác đem $ cứu vớt rất nhiều nhà đầu tư nằm bên ngoài biên giới nước Mỹ.
- Thứ 2, nó chỉ chiếm 10% các loại chứng khoán "hình thành từ tài sản đảm bảo"! Còn lại - chính là từ các khoản vay trong tất cả các lĩnh vực khác! Cái này mới thực sự đáng sợ! Và đó mới là căn nguyên của khủng hoảng.
Quay lại cái thứ 3 - phải chăng thị trường mà Ped muốn cứu - thực sự là thị trường tài chính Mỹ? Quả tim - của thị trường tài chính toàn cầu?
Nếu thế lại phải cùng nhau lý giải - tại sao đến cơ sự này? Từ một cường quốc độc tôn trên thị trường tài chính - nhà ngân hàng của các quốc gia - nay lại đứng trên bờ vực của sự suy sụp?
Câu trả lời - hãy hỏi Ped - một liên minh ngân hàng - có quyền lực chi phối thị trường tài chính Mỹ.
Không lạ lẫm khi tôi đề cập Ped là một ngân hàng tư nhân - đứng ra phát hành tiền cho chính phủ Mỹ. Càng không ngạc nhiên - đến vô lý khi biết rằng chính phủ Mỹ - để phát hành tiền - hàng năm phải trả cả núi $ cho Ped - số $ từ tiền "lãi" của trái phiếu mà chính phủ "gửi tạm" để Ped phát hành $. (Vì nhiều bài trước mình đã đề cập).
Hôm nay sẽ bàn - Ped làm gì với "quyền" đó! Việc ped sử dụng quyền đó - sẽ tác động thế nào tới phố Wall?
Dù "bất đồng" rất nhiều quan điểm trong cuốn "chiến tranh tiền tệ" - nhưng có một điều - khó có thể phản đối - đó là lý luận - có nhiều khả năng Ped sẽ thông qua quyền phát hành tiền tệ của mình để gây dư thừa hoặc khan hiếm $ "cố ý" để "vụ lợi"!
Chính sách phát triển của Mỹ - dựa trên "tiêu dùng". Kích thích tiêu dùng - là kích thích sự phát triển. (kể cả tiêu dùng cho chiến tranh). Chính sách đã lên tới "đỉnh cao" hay tiến tới "cực đoan" khi kích thích tiêu dùng bằng cách "tiêu" cả tiền trong tương lai mới kiếm được...!
Gương mẫu đi đầu để người dân "noi theo" lại chính là chính phủ Mỹ!
Thâm hụt ngân sách là vấn đề "kinh niên" của hàng thập kỷ gần đây của chính phủ Mỹ. Lý luận ở đây là gì? Chính phủ "tiêu dùng" để kích thích KT, KT phát triển - sẽ thu lại lượng thuế đủ đề bù đắp việc "tiêu dùng" của chính phủ (thực ra nói là đầu tư thì đúng hơn).
Cũng với lý luận tương tự. Khi người dân vay được tiền dễ dàng - tiêu dùng thoải mái - kinh tế sẽ tăng trưởng - kt tăng trưởng - kéo theo thu nhập tăng - thu nhập tăng đảm bảo trả nợ!
Một lý luận "hao hao" vậy được đưa vào các lĩnh vực chứng khoán, nhà đất. Cho vay tiền đảm bảo bằng thu nhập tương lai và tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp không ngừng tăng giá vì lượng tiền bơm vào ngày một nhiều (do tác dụng đòn bẩy khoảng 20 lần). Tài sản tăng giá - lại được phép tăng lượng cho vay - lượng tiền tăng tiếp này sẽ được tái đầu tư vào thị trường hoặc quay ra tiêu dùng - sẽ lại kích thích tăng trưởng hoặc sản xuất!
"Sơ hở" ở đây là gì? Sơ hở là "mỡ nó rán nó"!
Trường hợp thứ hai - nó đổ sụp vì nó không thực chất "tạo ra của cải" mà nó chỉ là biện pháp "kỹ thuật" tạo lên hiệu ứng giả tạo về sự phồn vinh. Nhật Bản - đã trả một cái giá rất đắt cho bong bóng tài sản những năm 90 mà đến nay vẫn chưa hết "nguôi ngoai"! (Bài học của Thái Lan quá kinh điển - nhưng đó là một nước nhỏ - niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường thái lan "không là gì" so với Nhật Bản hay Mỹ).
Trường hợp thứ nhất - về lý "có thể trụ vững" do nó thực sự kích thích việc sản xuất. Nhưng nó có 2 vấn đề cơ bản.
1. Đó chỉ là giải pháp Kỹ thuật để "tiêu tiền của tương lai" mà thôi - trước sau - cũng có người phải trả số tiền đó. (thế hệ sau của người Mỹ).
2. Lý luận đứng trên bờ phá sản khi - thay vì chẩy vào túi người Mỹ - lượng $ chi tiêu từ tương lai đó lại chảy vào túi các nước khác: Trung Quốc, Ấn Độ ...(cả VN) nữa! Khắp thế giới - đều diễn ra một cảnh tương tự - thặng dư thương mại với Mỹ!
Vậy sao đồng $ vẫn "đứng vững" - sao lạm phát "tiền tệ" ở Mỹ không diễn ra như cách nó đã "quét sạch" tài sản của nhiều quốc gia?
Một vấn đề không mới "niềm tin"! Người ta tin vào $ và sức khỏe của nước Mỹ - đủ sức để trả nợ!
Nhưng còn một "nghiệp vụ" khác, mà người Mỹ - hay đúng hơn là các ngân hàng Mỹ đã dùng để "duy trì" cục diện hiện tại..
Đó là trái phiếu. Trái phiếu giúp huy động một lượng cực kỳ lớn $ "trôi nổi" trên thị trường - nhưng nó không phải là phần thưởng của chúa trời - nó được đảm bảo bằng tiền thuế của nước Mỹ. Càng nhiều người mua trái phiếu chính phủ - chính phủ Mỹ càng mắc nợ. Nợ của họ là nợ kép.
Nợ phải trả Ped để "phát hành $". Nợ trả cho trái phiếu để "gom $" lại!
Chính phủ đó sẽ nhanh chóng suy hiếu nếu không có nguồn cung $ "thực chất" bắt nguồn từ sản xuất!
Thêm vào đó - các tổ chức tín dụng thi nhau phát hành các loại sản phẩm mới. Họ mua lại nợ bất động sản, nợ cổ phiếu, đống gói - bán đã đành - họ còn tiếp tục thu mua cả bảo hiểm nhân thọ, quỹ đầu tư .. đóng gói - bán tiếp! Tiền ở trong tay người dân là 1 đồng - nhưng khi vào tay ngân hàng - nó sẽ "bị bẩy" thành "nhiều đồng" khác - vào tay các ngân hàng đầu tư - chí ít cũng thành 20 đồng.
Nếu 20 đồng này đầu tư vào sản xuất - cải tiến nền kinh tế Mỹ - thì quá tuyệt vời - đòn bẩy sẽ là tích cực. Nhưng ngược lại, nếu nó lại quay lại đổ vào bong bóng tài sản - thì nó sẽ tạo nên một sự phồn thịnh hư ảo! Mà cái kết của nó - tất nhiên lại là sự đổ vỡ!
Mà cái sự đổ vỡ ấy - bởi vì nó được tạo nên bởi quá nhiều các công cụ "hiện đại", nên nó đã dín líu quá sâu đến mọi ngóc ngác của thị trường tài chĩnh Mỹ. Nó không chỉ đơn thuần là tiền của các nhà đầu tư - mà nó đã là tiền của cả những người đã về hưu, những người đóng bảo hiểm.
...
Quá dài dòng - nhưng không lãng phí để "mô tả" cái được gọi là "thị trường cần cứu"!
Thị trường thì đã rõ - nhưng đối tượng cần cứu - là ai? Là người dân Mỹ ư? Liệu có phải chăng? Hay đó chính là giới tài chính? Những kẻ "tội đồ" với những bộ vest đắt tiền, những chiếc xe xa xỉ, những mức lương mà họ cho là "xứng đáng" với những gì họ bỏ ra?... Câu đó - xin dành cho các bạn trả lời!.. Chỉ ghi chú thêm rằng. 700 tỷ đó - lại một lần nữa lấy từ "tương lai".
Và ai là người khởi sướng? PED - Và kẻ "hoa tiêu" cho Ped - chính là CON CÁ MẬP mà tôi muốn nhắc đến!
PED "nhắm mắt" bơm tiền thổi to quả bóng (coi như không biết).
Ped "gạ gẫm" chính phủ tăng chi tiêu "từ tương lai".
Ped "rút ruột" tiền thuế bằng tiền lãi từ "trái phiếu" đảm bảo phát hành $.
PED nhìn quả bóng nổ tung - và cách giải quyết là BƠM THÊM TIỀN. Để làm gì?
Mô tả rõ ràng thì các ngân hàng đầu tư như "con bạc say máu"! Lấy tiền của người Mỹ "ra chơi"! Thua - trằng - nợ ngập đầu! Ped là ông chủ nợ - đến thuyết phục ông chính phủ "bảo lãnh" bằng cách vay 700 tỷ $ của ped - cứu con nghiện cờ bạc này - vì nếu nó chết - "chủ nợ" không hy vọng được nhận lại tiền! Hay đơn giản - tất cả thua lỗ do nó "đánh bạc" chuyển qua tài khoản của chính phủ.
Chính phủ vốn đã thâm hụt hàng ngàn tỷ - thêm 700 tỷ có "đáng là bao" chăng?
..........
Nhưng người Mỹ đâu phải dễ để cho Ped qua mặt. Người dân Mỹ đã thua Ped thật - khi mà bây giờ ped đã "thâu tóm" phố Wall về "một mối"! Nhưng chính phủ - thì vẫn còn "tỉnh táo" - khi không "vứt tiếp" 700 tỷ vào canh bạc của thị trường!
Cái gì đã mất "khó có thể lấy lại"! Liệu người ta có dừng lại ở việc coi đó là bài học & chấp nhận sự thật - chấp nhận một sự đổ vỡ (có kiểm soát - như họ đã từng làm với giới công nghiệp & nông nghiệp - câu chuyện được biết tới như việc ngân hàng "xén lông" con cừu béo nông nghiệp và công nghiệp Mỹ)?
.....
2 ý sau - khất các bác - em không còn tỉnh táo nữa - phải đi ngủ thôi - mai còn đi học!

Đô la sẽ tăng giá đáng kể so với VNĐ trong giai đoạn tới!


Đô la sẽ tăng giá đáng kể trong thời gian tới so với Việt Nam Đồng!
Thậm trí đó có thể là xu hướng trong vài năm tới!...
Một cơ hội "khó có thể bỏ qua" trong tình cảnh "khó khăn" hiện tại!
Xin được phân tích các lý do "khả dĩ" dẫn tới điều đó:
- Thứ nhất, do cung - cầu đô la tại VN:
Nguồn cung đô la sẽ suy giảm do việc sụt giảm xuất khẩu trong thời gian tới.
Do lượng đô la "dự trữ" của các ngân hàng thương mại "không chắc" đã lớn.
NH nhà nước - mặc dù có lượng đô la dự trữ tương đối lớn, nhưng sẽ phải bù đắp vào lượng đô la "trả nợ", (mỗi năm khoảng 2 tỷ $), trước đây, lượng tiền này có thể dễ dàng bù đắp từ dòng đầu tư trực tiếp hoặc các khoản ODA nên "chưa" phải là vấn để nghiêm trọng. Nhưng hiện tại, thì rõ ràng, nó sẽ tạo một sức ép rất lớn lên lượng dự trữ ngoại tệ của VN, bởi suy giảm đầu tư vào Việt Nam là một điều chắc chắn sẽ xảy ra. (theo phân tích của mình - có rất ít các lĩnh vực "chắc ăn" hơn các nước khác để các nhà đầu tư "rót vốn" trong thời điểm hiện tại, thậm trí còn ngược lại - rất có thể sẽ có nhiều nhà đầu tư rút lui - chứng khoán - sẽ là lĩnh vực chứng kiến sự sụt giảm này rõ ràng nhất.)
Nhu cầu ngoại tệ để "nhập khẩu" không hề suy giảm thậm trí còn gia tăng do sự tăng giá của dầu, phân bón, sắt thép và một số loại nguyên liệu "cơ bản - thiết yếu khác" (riêng ô tô có thể sẽ suy giảm nhập khẩu lớn).
Các doanh nghiệp nước ngoài, gặp khó khăn do tình hình chung, rất có thể sẽ tái cơ cấu, chuyển một phần lợi nhuận sang $ để bù đắp các khoản thua lỗ từ các "khu vực khác" trên TG.
- Thứ 2, do cung cầu $ trên TG:
Suy giảm đô la từ phía các nhà đầu tư "gặp khó khăn". Tăng cường xu hướng "tháo vốn ứ đọng" trong các lĩnh vực đang suy sụp tại VN: BĐS, chứng khoán (khó có khả năng các dự án lớn về BĐS sắp tới có thể triển khai nhanh chóng nếu không muốn nói là ngược lại).
Suy giảm các nguồn vốn vay, vốn ưu đãi, viện trợ.v..v.
Quan trọng hơn cả - đó chính là "nguồn cung $" - một điều thực sự thú vị mà mình mới nhận thấy, có lý do để củng cố nhận định cho rằng lượng cung $ ra thị trường thế giới sẽ suy giảm "nghiêm trọng":
Có lẽ không ít người hoài nghi - vì theo như một bài viết trước - nước Mỹ không "sợ" lạm phát - bởi thế - phản ứng khi suy thoái của họ chắc chắn sẽ là tăng lượng cung tiền. Việc ra tăng này với mục đích - khôi phục lòng tin vào thị trường - chặn đứng nguy cơ suy thoái. (Cái này là do đặc điểm của nước Mỹ - mỗi người dân là một nhà đầu tư - thị trường tài chính Mỹ - có thể khôi phục bằng động tác "tiếp sức" cho lòng tin của chính phủ).
Họ sẽ thực hiện điều này theo 2 cách: Bơm $ giá rẻ thông qua các ngân hàng thương mại hoặc trực tiếp "thu mua" các doanh nghiệp! Cách làm thứ 2 vô cùng hãn hữu vì sẽ là "ôm rơm dặm bụng" khi phải vừa lãnh trách nhiệm quản lý thị trường - vừa phải điều hành một số doanh nghiệp mới thu mua. Việc này rõ ràng gây khó khăn với bộ máy quản lý vốn có của chính phủ. Vì vậy, họ chỉ tiến hành phương pháp này đối với các tổ chức có ảnh hướng lớn đến xã hội như: Các quỹ hưu trí, các quỹ bảo hiểm, và các quỹ bất động sản giá rẻ cho người thu nhập thấp...
May mắn là ở chỗ, sau cuộc khủng hoảng 1929, nước Mỹ đã tách bạch rõ ràng 2 loại ngân hàng: NH đầu tư và NH thương mại. Rõ ràng - thời điểm này điều đó đã phát huy rõ tác dụng. Chính phủ Mỹ sẽ không phải lo lắng rằng mình sẽ rót tiền "nhầm" các ngân hàng đang đầu tư thua lỗ lớn, có khả năng họ sẽ dùng tiền mới "ưu đãi" để vãn hồi các khoản đầu tư này - mà không đưa "trực tiếp" ra thị trường.
Vì vậy - trong trường hợp này, có thể loại bỏ khả năng $ sẽ ứ đọng trong các khoản thua lỗ của các ngân hàng đầu tư... Nhưng - vấn đề lại nẩy sinh ở một khía cạnh khác - không kém phần nguy hại: Các sản phẩm tài chính hiện đại.
Để cứu thị trường, (đang suy sụp vì thua lỗ chứ không phải vì thiếu tính thanh khoản) là một vấn đề "vô cùng nan giải", lý do đầu tiên là bởi sự phức tạp của "các sản phẩm tài chính mới" của thị trường hiện đại: các tài sản được "chứng khoán hóa"!
Nếu nó là cổ phiếu của một doanh nghiệp - sẽ dễ dàng hơn nhiều - để quyết định xem có nên hỗ trợ hay không dựa vào "tiềm năng" phát triển của nó - nhưng các loại "chứng khoán" này - thì khác hẳn - nó có khôi phục được hay không là tùy thuộc "thị trường' chứ không phải bản thân nó! Hơn nữa, nếu chỉ "người Mỹ" sở hữu các chứng khoán này - thì vấn đề sẽ dễ hơn nhiều cho chính phủ khi "ra chính sách" bởi người Mỹ "vốn đã lạc quan" - nhưng hiện tại thì khác. Một phần lớn, số người mua các loại chứng khoán này lại là những tổ chức "tin tưởng" vào sự thịnh vượng của nước Mỹ, coi đó là "an toàn" cho các khoản đầu tư của mình (khi đầu tư vào một thị trường lớn, vào các loại tài sản được các quỹ tài chính hàng đầu TG quản lý).
Có thể nói, ngay khi đầu tư vào đó - họ đã có sẵn một niềm tin quá lớn, và niềm tin đó - khi suy sụp - sẽ là sự thất vọng - đến hoảng loạn hơn nhiều - so với bản thân người Mỹ.
Phân tích sự khác biệt đó để đi tới một nhận định rằng, để có thể tạo dựng lại "niềm tin" vào thị trường sẽ không dễ dàng gì bởi sự "đa quốc tịch" của chủ sở hữu - và họ - khó có thể có "tiếng nói chung" - nếu họ muốn "chạy chốn" khỏi thị trường vĩnh viễn - thì sẽ là thảm họa - mà chỉ riêng chính Phủ Mỹ - khó có thể đối phó.
Để có được sự phục hồi trên diện rộng - chắc chắn sẽ đòi hỏi một lượng đô là mà chính phủ Mỹ - sẽ cân nhắc cái giá "quá đắt" của nó! (Lý giải bởi sự "trù chừ" ra một quyết định mạnh tay, bởi - đây sẽ là việc "chưa có tiền lệ" và "chưa chắc chắn kết quả" - nếu $ của chính phủ Mỹ (bảo lãnh bằng trái phiếu chính phủ) đổ vào "động không đáy" thì sao??).
Và "gay cấn" hơn nữa - đó là ở các ngân hàng, các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư - những người sẽ "trực tiếp" sử dụng những đồng $ "cứu cánh" này - đó mới là mối lo ngại thực sự!
Khác với chính phủ Mỹ - tìm kiếm biện pháp để "cứu rỗi" toàn thị trường - các tổ chức khác (doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ đầu tư) trước hết sẽ nghĩ đến "chính bản thân họ". Nghĩa là - nhiều khả năng - thay vì chuyển tiền đó vào "lưu thông" vãn hồi thị trường tài chính - họ sẽ dùng tiền đó, "chữa cháy" cho các khoản thua lỗ của mình hoặc để đảm bảo "an toàn" của mình trước - họ sẽ giữ lại "phòng thân" (lo sợ nguy cơ thiếu tiền mặt - sẽ làm lan tràn tâm lý này - giống như cách một loạt các dn VN hành động khi lo lắng rằng ngân hàng sẽ không đủ tiền khi họ "cần" - đẩy họ vào cảnh bất lợi).
Hay tệ hại hơn cả, lượng tiền đó được dùng để "thu gom" các tài sản "bất động" đang thanh lý với giá rẻ. (lượng tiền này khi đó sẽ không đủ sức khiến thị trường hồi phục - vì so với tổng các tải sản đang xuống giá - nó quá nhỏ - chỉ có thể sử dụng nó như "mồi lửa" còn phần còn lại sẽ là của các nhà đầu tư - bản thân nó được sử dụng như vốn ngắn hạn - lại đem đổ vào các tài sản dài hạn - nên sẽ không phát huy tác dụng như CP Mỹ mong muốn).
Sẽ là bất hạnh nhất - khi lượng tiền này được đem đi "đầu cơ" - đầu cơ vào "xu hướng" đang quá dễ dự đoán bằng cách lao vào các hợp đồng kì hạn, bán khống các loại chứng khoán, chứng chỉ quỹ... mà bất kể nó "khỏe hay yếu" sẽ lao theo xu hướng mất giá "quá chắc chắn". Điều này - sẽ kéo thị trường "xuống đáy vực" thực sự!
Mặc dù chưa biết thực tế sẽ diễn biến theo hướng nào - nhưng đều đi đến kết luận - lượng $ tăng cường - không làm gia tăng lượng $ lưu thông trên thị trường tài chính và càng khó làm tăng lưu lượng $ đến các thị trường như VN.
.........
Theo cách phân tích trên - sẽ dẫn tới một kết luận: $ trên thị trường VN trong thời gian tới sẽ khan hiếm bởi những lĩnh vực sử dụng $ của VN đều là các lĩnh vực "thiết yếu" khó có thể cắt giảm. (Chưa kể đến "xu hướng" lạm phát - mà rất có thể gói giải pháp của chính phủ - mới chỉ giải quyết được bề nổi, nếu tài chính suy yếu - rất có thể sẽ bùng phát trở lại )!
Kết luận là, trong tình trạng hỗn loạn và khó khăn hiện tại, vẫn có thể kiếm lợi nhuận, nếu tỉnh táo phân tích tình hình. Lợi nhuận trong 6 tháng tới 1 năm tới - sẽ đến từ việc đầu tư vào $.
Đó là nhận định của mình! Còn thực tế đúng hay sai - chúng ta hãy "chờ thị trường" trả lời~!
Hãy chúc cho nhận định của mình là đúng (không thì quả này......toi)!
Chúc các bác may mắn & tỉnh táo trong các quyết định đầu tư sắp tới (chớ nghe em xui dại nhé)@!!!!