Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2008

Chiến tranh VN và tình hình thế giới!


Nguyên nhân và diễn biến TG khi Mỹ gây chiến tại Việt Nam


Richdad’vn


Mỹ tham gia chiến tranh VN, nguyên nhân không đâu khác, vẫn suất phát từ chính sách bá quyền mà Mỹ theo đuổi. Tuy nhiên, sự liên quan của nó dường như không dễ có thể nhận ra nếu không có một sự hiẻu biết nhất định về chính sách đối ngoại và tình hình nứoc Mỹ cũng như TG vào thời điểm đó.
Bởi một lẽ dường như “sự phồn vinh” của Mỹ, chịu ảnh hưởng rất ít từ VN. Vậy tại sao Mỹ lại “mạo hiểm” và “đeo đuổi” một cuộc chiến vô cùng tốn kém như vậy ? Thực ra câu trả lời cho câu hỏi này cũng không quá khó, nhưng dường như ít người VN để cập đến nó, hoặc có những suy nghĩ “ngây ngô” rằng Mỹ chỉ muốn hất cẳng Pháp, thế chân tại Đông Dương vì nguồn nhiên liệu thô nơi đây, hay vì một vài lợi ích chính trị ở một quốc gia xa xôi. Tuy nhiên mục đích và nguyên nhân cuộc chiến tại VN “sâu xa” hơn nhiều:
Để hiểu rõ điều này chúng ta cùng quay lại với tình hình thế giới vào sau thời điểm kết thúc chiến tranh TG thứ II.
Nền kinh tế Châu Âu và Nhật Bản đang khôi phục rất nhanh nhờ nguồn viện trợ của Mỹ.2 đế chế vô cùng quan trọng này của Mỹ, ngoài việc là con nợ, nó là khách hàng “công nghệ” của Mỹ, là một phần của sự bá quyền.
Mỹ sử dụng sức ép cho vay để các nước này buộc phải nhập khẩu và ưu đãi cho hàng hóa Mỹ tại khu vực. Nói cách khác, sự phồn vinh của Châu Âu Và Nhật Bản là điều cần thiết cho sự phồn vinh của nước Mỹ.Còn các nước thứ 3 sẽ trở thành những nguồn cung cấp tài nguyên với giá rẻ và một thị trường rộng lớn cho Tây Âu và Nhật Bản xuất khẩu.
Đó chính là “hệ thống” là “tự do” mà nước Mỹ xây dựng để áp đặt nền “bá chủ”. Bạn sẽ hiểu rõ hơn, nếu bạn đã từng nghe nói và tìm hiểu về cái gọi là “mô hình đàn sếu bay”.
Đó chính là cái mà nước Mỹ theo đuổi. Một thế giới,mà đi đầu là Mỹ, với công nghệ hiện đại, kế tiếp là lần lượt các nước trung tâm, nhập khẩu các công nghệ “đã lỗi thời ở Mỹ hoặc không đem lại lợi nhuận cao nhất, tiép theo, công nghệ lạc hậu hơn sẽ đến các nước tiếp giáp khu vực ngoại vi rồi ngoại vi tiếp nhận. Điều này phù hợp với nhu cầu và tình hình phát triển của mỗi một khu vực. Mỗi một bộ phận phát triển đồng nghĩa với việc đem lại lợi ích cho nước Mỹ. Và nước Mỹ gần như đã đạt được điều đó.
Kế hoạch này hẳn sẽ rất thành công nếu không mắc phải 2 vấn đề:
Theo đúng kế hoạch thì các nước thứ 3 có vai trò “cực kỳ quan trọng” và “không thể thiếu” trong hệ thống thế giới của Mỹ, mà cụ thể là ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của Châu Âu và Nhật Bản.
Tuy nhiên, kết thúc chiến tranh II, cục diện chính trị tại các nước này trở lên hỗn loạn, chủ nghĩa dân tộc phát triển, các nước đòi độc lập, xây dựng chính quyền riêng của mình, không chịu sự chi phối, áp đặt của Phương Tây. Điều này thực ra không quá quan trọng đối với MỸ nếu các nước tiếp tục xuất khẩu sang Châu âu và Nhật Bản hoặc không theo đuổi chính sách tự cung tự cấp, đống cửa biên giới hoặc cản trở hàng hóa nước ngoài, theo đuổi chính sách từng bước thay thế hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên có nhiều lý do để các nước, đặc biệt là Châu Á không hành động theo ý muốn của Mỹ.
nguyên nhân thứ 1 phải kể đến lịch sử. Trước đây không lâu, các nước thuộc TG thứ 3 đều là thuộc địa của phương Tây & Nhật Bản, hiện nay, các chính phủ mới vừa giành được chính quyền, nếu muốn tham gia vào hệ thống của Mỹ, thì buộc phải hòa giải, đồng thời cam kết cung cấp nguyên liệu, đảm bảo cho “sự phồn vinh” của các nước trung tâm, mới không lâu là kẻ thù của dân tộc mình.
Các chính phủ này không mong muốn điều đó, đặc biệt họ không chịu nổi sức ép từ công chúng với những điều kiện Mỹ đặt ra( Nam Triều Tiên là trường hợp hi hữu trong giai đoạn này, nước này đã tạo được một mối lien hệ “cần thiết” và vô cùng quan trọng để có được sự phát triển vượt bậc so với các nước tại Châu Á, tuy nhiên để thiết lập được quan hệ với NB chính phủ nước này đã phải chịu rất nhiều sóng gió tưởng chừng không thể vượt qua(do trước đó, nước này chịu sự đô hộ của Nhật Bản, những người tham gia đàm phán đã bị nguời dân coi là “phản quốc”, các cuộc biểu tình lan rộng không có điểm dừng, tang lớp tham gia nhiều nhất lại chính là SV). Rất may sau đó, với sự “độc tài” của chính phủ quân đội, an ninh mới được lập lại, nhưng đã có thời điểm người lãnh đạo quân đội với tham vọng cực kì lớn tưởng chừng đã thất bại trước đảng đối lập vì những chính sách “không được lòng dân” của mình
Điều thú vị là sau này lịch sử đã nhìn nhận vấn đề hoàn toàn khác với người dân lúc đó. Những con người từng bị coi là “phản quốc” lại trở thành những anh hung dân tộc. Thật là đáng suy ngẫm.
Nếu lúc đó Hàn Quốc theo đuổi chính sách hạn chế quan hệ với phương tây thì có lẽ còn rất lâu mới có một nước HQ như hiện tại.
Tuy nhiên đa số các nước còn lại thì lại không làm được điều này. Đặc biệt là tại Châu Á, nơi có mối quan hệ “lịch sử” không tốt với Nhật Bản. Sự đòi hỏi quá đáng của nước Mỹ về các mối quan hệ với Nhật Bản đã được các nước trong khu vực không chấp nhận, thù ghét nhật bản đã nhanh chóng chuyển thành thù ghét sự hiện diện của Phương tây. Tiên phong cho những hành động chống đối là tại vùng Vành Đai Thái Bình Dương, với tiêu điểm là Đông Nam Á. Đây có thể sẽ trở thành tấm gương cho cả Châu Á trong việc chống lại sự can thiệp của nước ngoài, xây dựng chính phủ dộc lập, đây là thành công hay sai lầm của Châu Á trong việc theo kịp và hội nhập với thế giới để cùng phát triển kinh tế thì vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trong lịch sử.
nguyên nhân thứ 2 bởi một lẽ đơn giản, với nền kinh tế gân như không có gì sau khi độc lập, các nước này không thể xuất khẩu, vì ngoại tệ thu được không đủ để họ chi tiêu, và cách duy nhất là phải củng cố nền công nghiệp lạc hậu trong nước, thay thé hành nhập khẩu với một tham vọng “lớn và dài hơi”> . Nhưng cách làm “duy nhất” mà họ nghĩ ra là tìm cách chống lại sự ảnh hưởng của Phương Tây. Đây cũng là một vấn đề thú vị của lịch sử, liệu các nước Đông Nam Á thực sự chỉ muốn “chống đối” phương tây, hay do những nguyên nhân nào đó mà phương tây “không chịu chấp nhận” “sự hòa hảo” của họ? Đây cũng chính là một sai lầm chiến lược của Mỹ tại ĐNÁ khi quyết định bỏ qua những cơ hội hòa bình tại VN, quyết tâm gây chiến.
Sự khủng hoàng “thiếu đôla” tại các nước đồng minh quan trọng của Mỹ. Vì là con nợ, một lượng ngoại tệ rất lớn lại phải dùng để trả lãi cho số vay cũ, trong khi xuất khấu sang các nước thứ 3 đình trệ, nguyên liệu cũng khó khắn, các nước gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là Nhật.
Chính sách của Châu Âu, tuy tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng còn có một thị trường vô cùng rộng lớn đó chính là lien minh các nước. Khi xuất sang các nước thứ 3 bị kìm hãm, việc soay sang thị truờng “nội địa” khổng lồ là cả Tây Âu và Mỹ, không phải là vẫn đề quá khó. Việc thiếu đôla sẽ cản trở tốc độ hồi phục kinh tế chứ chưa đến nỗi quá nguy hại.
Còn Nhật Bản thì lại khác, nước Nhật ngay từ lúc mới xây dựng chiến lựoc khôi phục kinh tế, mô hình chúng là hướng toàn bộ cho xuất khẩu. Người dân NB không được coi là những “khách hàng tiềm năng”. Kéo theo đó là chính sách “thắt lưng buộc bụng” của người Nhật để tạo lợi thế về giá khi xuất khẩu. Họ trả lương công nhân tới mức tối thiểu có thể, chỉ đủ để cho họ tồn tại. Điều này đã làm “tiêu giảm” thị trường nội địa, ¾ tiền lương dùng để mua lương thực, người dân không có nhu cầu và không thể mua sắm. Và khi thị trường suất khẩu không còn, nước Nhật càng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng tài chính. Nước nhật hung mạnh có nguy cơ sụp đổ. Và điều đó sẽ ép buộc Nhật phải chơi con bài Nga hoặc TQ.
Đứng trước khó khăn này, là một người “anh cả” và là tổng công trình sư “thiét kế, và xây dựng” hệ thống thế giới hiện tại, với sự ủng hộ “nhiệt tình” của Nhật Bản”,Mỹ không thể đứng nhìn cả hệ thống dồng nghĩa với sụ thống trị của mình tan vỡ. Mỹ phải làm gì đó.
Công việc của Mỹ lúc đó là phải lôi kéo càng nhiều càng tốt các nước tham gia vào hệ thống của Mỹ, thoát khỏi sự ảnh hưởng của Cộng Sản.Và để làm được điều này Ý định của Mỹ là sẽ xây dựng một vài nước như là “tủ kính” đẻ “trưng bày” quyền lợi và sự giầu có khi tham gia thế giới của Mỹ. thuyết phục các nước khác nối lại quan hệ với phương tây, ủng hộ hệ thống của mỹ.
Đầu tiên là Chiến tranh Triều Tiên. Cuộc chiến này đã cứu sống nền kinh tế của các nước thuộc hệ thống của Mỹ vì nhu cầu trang thiết bị cho chiến tranh tăng vọt. Có thể nói Mỹ đã thắng trong chiến tranh Triều Tiên bì đã đạt đựợc mục đích của mình, đó là chiến thắng về kinh tế chứ không phải là quân sự.
Tuy nhiên, ngay sau đó, vấn đề của ĐNÁ lại trở lên nóng bỏng. Dù viện trợ cho Pháp, pháp vẫn thất bại tại VN. Mất VN đồng nghĩa với Việc Mất ĐNÁ, Châu Á có nguy cơ tuột khỏi quỹ đạo, mà kéo theo nó hậu quả tất yếu là việc Nhật chơi con bài TQ và Nga, hay mất Nhật khỏi hệ thống thế giới của Mỹ.Trước nhưng nugy cơ đó Mỹ tham chién tại VN.
Lúc đầu, mỹ xd chính quyền Ngô Đình Diệm, viện trợ, củng cố quân đội, leo thang đánh phá miền bắc mục đích là thống nhất VN với sự ảnh hưởng của MỸ. Tuy nhiên, chính quyền Diệm đã tỏ ra bất lực trong việc đối phó với Cộng Sản. Mỹ đảo chính Diệm, Kỳ lên thay, và vào thời điểm này, Mỹ cho quân đổ bộ tham vọng kết thúc nhanh chiến tranh. Nhưng vì hoạt động độc lập, kết hợp với nhiều lý do khác đã khiến quân đội Mỹ thảm bại tại VN, kéo theo một loạt các tình huống “dở khóc dở cười” với mỹ. đây nước Mỹ vào một cuộc đại suy thoải và tạo điều kiện cho nhièu nước đồng minh không chỉ phục phục hồi kinh tế mà còn trở lên lớn mạnh đe doạ sự bá quyền của Mỹ. Trật tự thế giới đa cực hình thành.
Một phần lí do Nixon không muốn kết thúc nhanh chiến tranh tại VN vì nước Mỹ không muốn kết thúc chiến tranh đồng nghĩa với bại trận, đây không chỉ đơn thuần vì danh dự nước Mỹ mà còn vì nếu mỹ kêt thúc quá dễ dàng, sẽ đúng như Trung Quốc từng nhận xét, Mỹ là một con hổ giấy, và có khả năng, Mỹ sẽ không còn điều khiển các nước đồng minh một cách dễ dàng nữa, sự yếu kém của quân đội có thể tạo ra sự hoài nghi về vài trò cảnh sát toàn cầu cầu của MỸ.
Mỹ cũng phải kết thúc chiến tranh, một phần do áp lực trong nước, khi mà sv, cống chức, và nhièu tâng lớp biểu tình phản đối. Vụ việc với cuba, khùng hoảng tên lửa, vịnh con lợn.. đã làm hình ảnh nước Mỹ suy yếu.
Chi tiêu quá nhièu cho chiến tranh và một chương trình phúc lợi lớn chưa từng thấy trong nước đã đẩy nước Mỹ vào tình cảnh khó khăn, bắt buộc phải đàm phán với các nước về việc định giá lại đồng đôla, tiến tới phá giá nó., kéo theo là sự phá giá của đồng tiền ở Châu Âu, Nhật , Đức để cạnh tranh với hàng hóa mỸ. Và mọi việc đã thực sự có lợi cho Mỹ khi khủng hoảng dầu lửa diễn ra.
Và đây là lúc Mỹ “chuồn” khỏi Việt Nam.

Chiến tranh!

Khà khà!
Lâu lâu mở lại đống tài liệu cũ mới thấy, có thời điểm ta đã "ngâm cứu" về chiến tranh! Những thứ ta thu lượm được - thật thú vị!
Còn dang dở, nhưng ta cứ post lên - biết đâu có kẻ cần những thứ này!

SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TỪ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT ĐẾN NAY

Richdad’vn

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ I

Tình hình trước chiến tranh

Ở châu âu, Napoleon thất bại trong mưu đồ thống trị Châu Âu. Nước Pháp suy yếu. Nước Đức trẻ tuổi thể hiện rõ ưu thế về công nghiệp đối với Châu Âu. Là đầu tàu phát triển công nghiệp của châu lục này. Thế nhưng, bài toán cố hữu của một chủ nghĩa tư bản phát triển cao, sản phẩm. Các nhà tư bản Đức tìm mọi cách phát triển công nghiệp một cách nhanh chóng nhất, bằng cách tập trung đầu tư cho công nghệ. Giảm số công nhân cả về số lượng lẫn tiền lương dành cho họ. Tất cả với mục tiêu “tăng tốc nền công nghiệp”. Công nghiệp nặng của Đức phát triển như vũ bão. Nhưng ngay lập tức nước Đức vấp phải những khó khăn “kinh niên” của những nước “thiếu thuộc địa”. Nhu cầu của Châu Âu có hạn, hơn nữa, chủ nghĩa dân tộc về kinh tế phát triển mạnh, vố số rào cản đã cản trở việc suất khẩu của Đức. Trong khi các nước tư bản khác, có thể bám rễ vào thuộc địa, vừa thu lợi nhuận từ suất khẩu nông sản ở đây, vừa có một thị trường “độc quyển” rộng lớn, đảm bảo “tiêu thụ toàn bộ” tất cả sản phẩm họ lảm ra. Nước Nga rộng lớn, là một thị trường tiềm năng, tuy nhiên Nga hoàng lại có chính sách “cô lập” nước Nga khỏi phần còn lại của thế giới, nguyên nhân căn bản do nước Nga có một nền công nghiệp lạc hậu, khó có thể cạnh tranh với cá nước trong khu vực. Nga hoàng dường như đã không chấp nhận thực tế này, dẫn tới một chủ nghĩa dân tộc về kinh tế đến cực đoan, xây dựng nền kinh tế “tự cung tự cấp” tách biệt khỏi những nước phát triển khác ở châu âu, nói chung nước Nga không có nỗi lo ngại về việc “sản phẩm mình làm ra” không có chỗ tiêu thụ vì thực chất kể cả không tính đến nền công nghiệp lạc hậu của nga thì với một lãnh thổ rộng lớn thì dường như đây không phải là nỗi lo của các nhà tư bản dân tộc Nga.Nhưng đức thì khác. Đức đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hỏang thừa khó có thể tránh khỏi, kéo theo nó là sự bất ổn về chính trị, kinh tế, hàng hóa sản xuất không bán được sẽ làm nền kinh tế “bế tắc” và suy yếu nhanh chóng.
Ở châu Á, một quốc gia “non trẻ” khác cũng đang trên đà phát triển như vũ bão : Nhật Bản.







CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II:

Trước chiến tranh:

Kinh tế Châu Âu hồi phục nhanh chóng, đặc biệt là sự hồi phục của nước Đức. Và chỉ sau vài năm, nước Đức đã đạt được sản lượng trước chiến tranh. Tuy nhiên một gánh nặng kinh tế quá lớn đó là việc Pháp đề suất và đã được các nước tham chiến trong chiến tranh I phê chuẩn băt Đức phải bồi thường chiến tranh 33 tỷ $, điều này vượt ngoài khả năng của đức. Chỉ sau khi trả 1 tỷ $ đầu tiên nền kinh tế Đức đã “lung lay”.
Để đáp ứng nhu cầu khôi phục kinh tế, cần có một lượng vốn lớn, đồng thời phải tập trung ngoại tệ do suát khẩu kiém đựợc dể mua máy móc, công nghệ. Trong khi đó lại vướng phải khoản nợ khổng lồ. Đức không có cách nào soay sở, đứng trươc nguy cơ tụt hậu xa so với khu vực. Các nước khác cũng gặp vấn đề về vốn, tuy nhiên ít trầm trọng hơn, vì tuy họ cũng vay nợ mỹ nhưng còn có nguồn thu từ thuộc địa, giảm bớt gánh nặng về tài chính.
Có thể nói việc bồi thường “chiến phí” là nằm ngoài khả năng của Đức, ngay cả khi Mỹ đã can thiệp giảm số tiền phải bồi thường xuống còn 9 tỳ $.
Chính điều này đã tạo điều kiện trực tiếp cho việc chính quyền hitle lên nắm quyền, xây dựng chế độ phát xít tại đây. Chính phương tây đã đẩy Đức đến hành động này, thậm trí có ngừoi đã nói rằng, đó là hướng đi duy nhất mà nước Đức có thể lựa chọn… Công nghiệp chiến tranh nhanh chóng được phát triển. Sản xuất vũ khí nhanh chóng trở thành “ưu tiên” phát triển công nghiệp tại Đức.
Về phía Mỹ, kinh tế thế giới suy thoái và đang trên đà phục hồi. Nước Mỹ có cơ hội và thực chất đã nắm lấy cơ hội thực hiện giấc mộng “bá chủ” của mình. Đường lối mà Mỹ muốn sử dụng đó là “toàn cầu hóa”. Mỹ muốn xóa bỏ chủ nghĩa dân tộc về kinh tế, muốn các nước mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ. Là chủ nợ của châu âu, với tiềm năng tài chính và công nghiệp mỹ tạo sức ép để suất khẩu sang Châu Âu. Và việc châu lục này khôi phục kinh tế sau chiến tranh đồng nghĩa với việc nhu cầu về hàng hóa, khoa học kỹ thuật tăng cao, là điều kiện cho my có thể kiếm được những khoản lợi “kếch xù” và “lâu dài” từ châu lục này. Chưa kể khoản “lợi tức” được chính phủ các nước này trả cho mỹ cho khoản vay. Với nhận định khách quan Mỹ nhận thấy Đức chính là đầu tàu cho việc khôi phục kinh tế của châu âu. Mỹ ra tăng vốn cho Đức, kể cả giúp đức hiện đại hóa quân đội để có thể kiềm chế Nga, và cả châu âu, những kẻ có khả năng đe dọa vị trí thống soái của Mỹ. Đươc sự hậu thuẫn của Mỹ, Đức càng hống hách và mài sắc nền công nghiệp chiến tranh của mình.
Tại châu Á, và không ngạc nhiên nếu Mỹ muốn gây ảnh hưởng tại khu vực này,(vành đai thái bình dương và lục địa trung quốc rộng lớn.) biến nó thành một phần trong bá quyền Mỹ. và chính vì lý do đó, Mỹ cũng cần một ‘cảnh sát khu vực’ tại đây, Nhật Bản là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, vân đề là phải làm sao, không để nước nhật phát triển qúa mức, sẽ dẫn đến mưu đồ thống trị hoặc gây ảnh hưởng lớn tại châu á. Vì nếu để điều đó sảy ra, chắc chắn nhật sẽ “đóng cửa châu á” với Mỹ. đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc để hàng hóa của Nhật thống trị tại châu lục này. Nhật chưa bao giờ thôi nhòm ngó trung quốc lục địa và đài loan. Chính vì muốn kìm tỏa quân sự nhật. Mỹ, Anh đã ký hiệp ước với nhật về hạn chế phát triển hải quân, tuy nhiên, với tham vọng vốn có, nhật đã lén lút phát triển hải quân vượt ngoài hiệp định, đặc biẹt là các loại tầu nhỏ không nằm trong hiệp ước trên. Một chế độ phát xít khác đang nổi lên ở nhật.
Mỹ hoàn toàn biết những điều trên ở cả 2 nước Nhật và đức, nhưng vì quá ham muốn theo đuổi “toàn cầu hóa” và hy vọng sẽ được sự ủng hộ của 2 nước này cộng với vài trò 2 nước sẽ giúp mỹ, với nhiệm vụ “cảnh sát khu vực” và kiềm tỏa những thế lực có thể gay hại cho Mỹ. Và chính những chính sách đó của phương tây đã đẩy không chỉ Đức và Nhật mà còn lả tất cả những nước thất bại sau chiến tranh I) vào vị trí khó khăn, nền kinh tế của họ chỉ có một lựa chọn duy nhất: “suất khẩu hay là chết”. Với những đặc đỉểm đó, khi phải đối mặt với các khoản bồi thường quá lớn, không có thị trừong, cũng không có nguồn thu từ thuộc địa, Các nước này đã không còn nhiều chọn lựa ngoài việc củng cố quân sự, mưu đồ chiếm lại thị trường nếu không muốn bị tụt hậu so với phần còn lại của thế gíới. Còn nước Mỹ chỉ thực sự thức tình sau “Trân Châu Cảng”. Cũng rất may sau đó, một nhà chính trị Anh đã thuyết phục được quốc hội MỸ về sự đe dọa của thế lực Nhật- Đức với sự ổn định của TG. Yêu cầu nứoc MỸ,tập trung toàn bộ tiềm lực kinh tế, ưu tiên sản xuất vũ khí để có thể chống lại thế lực phát xít đang ngày càng lớn mạnh, chứ không phải giống như một số nhà bình luận rằng, nguồn gốc sự giầu có của nước Mỹ là do bán vũ khí. TG đã rất may mắn, vì nhờ có nguồn vũ khí của Mỹ, mà các nước Đồng Minh mới có đủ khả năng chống chọi lại với các thế lực phát xít hung mạnh. “người khổng lồ lúc này mới thực sự tình giấc”.

Chiến tranh nổ ra:

Đức nhanh chóng chiếm một vùng rộng lớn của châu âu. Các nước tư bản còn lại chia 2 phe đức, nhật Italia… và anh-mỹ-nga.
Nước Anh cũng suy yếu rất nhiều so với trước, nhưng có sân sau là Mỹ, được Mỹ cung cấp vũ khí, đây là một lực lượng chủ chốt của lien quân.
Nươc Nga, nhanh chóng phải gánh chịu những đòn tấn công vũ bão của quân đội Đức.
Nhừng cũng trong thời điểm này “sự khôn khéo” của người Mỹ mới được bộc lộ một cách rõ nét. Thực ra đây cũng là những chính sách Anh từng áp dụng trong chiến tranh I và nay được Mỹ sử dụng lại hết sức thành công. Mỹ đã từng biết hậu quả ghê gớm của chiến tranh sau cuộc nội chiến vì vậy mỹ tìm mọi cách trì hoãn việc tham chiến. nếu tham chiến, dù ủng hộ phe nào, Mỹ chắc chắn cũng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Và để cho người dân tiếp tục ủng hộ chính sách của chính phủ thì Mỹ không hề muốn điều đó. Thay vì tham chiến, họ sản xuất vũ khí, vừa bán kiếm lời vừa muốn các “đối thủ của mInh tự tiêu diệt lẫn nhau. Nếu Đức yếu thế, Mỹ sẽ giúp đức, còn nếu Nga yếu thế, mỹ sẽ giúp nga vũ khí đê sao cho “tổn hại chién tranh” là lớn nhất cho cả 2 phía. Vì thế mặc cho Nga thúc dục mở mặt trận thứ 2, mỹ trì hoãn đồng thới ngấm ngầm có những thỏa thuận với phe phát xit. Trong thời gian này, cùng anh mau chóng triển khai quân đến châu phi, trung dông đanh đưôi đức chiếm thuộc đia.
Tuy nhiên chính sách này vẫn tỏ ra khôn khéo cho đến khi Hồng quân lien xô phản công quân đức toàn diện trên khắp các mặt trận. Quân đức suy yếu và dần lâm vào cảnh mất hoàn toàn cơ hội có thể chiến thắng. Lúc này, Mỹ mới vội vàng tâp hợp các nhà hoạch định chính sách, mau chóng tìm ra phương cách ứng phó với tình hình mới. Theo nhận đinh của các chuyên gia này,nươc đưc đã “hết hy vọng”. Mỹ phải tham chiến ngay. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ quân Mỹ vừa phải tham chiến ở thái bình dương chống quân nhật (tuy hạm đội của nhật thiệt hại lớn nhưng phía mỹ cũng chịu tổn thất không nhỏ) lại vừa phải triển khai ở các thuộc địa mới. Nếu có quay trở lại châu âu cũng không thể kịp so với bước tiến của hông quân. Cuối cùng mỹ đưa ra chính sách cổ vũ, ủng hộ cho các nước bị đưc chiếm đống ở châu âu tự đứng lên, đồng thời vội vàng mở mặt trện thư 2. Mỹ đã chấp nhận đến Beclin chậm hơn Nga, nhứng với nhưng lỗ lực ngoại giao khôn khéo, mỹ vẫn nhận được thỏa thuận nhận được rất nhiều quyền lợi tại đức, ngay từ trươc khi quân đức hoàn toàn bị tiêu diệt. Mãi về sau Nga mới tháy mình bị “hớ”.
Mỹ không muốn chiến tranh keo dài sẽ gây thiệt hại lớn cho mình, tuy nhiên cũng không muốn chiến tranh kết thúc “quá sớm”, trước khi “vũ khí chiến lược” của mình đựoc hoàn thành và đưa vào sử dụng. Việc mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của nhạt có thể giải thích bởi các nguyên nhân
+ Mỹ muốn kết thúc chiến tranh chỉ trong “vài ngày”, giảm thiểu tối đa thương vong cho quân Mỹ. Giành công với Nga trong việc kết thúc chiến tranh TG II.
+ Tuy nhiên nếu chỉ lý do đó thì sẽ không giải thích được việc Mỹ “vội vàng, hấp tấp” thả tiếp quả thứ 2 mà không cho chính quyền nhật có cơ hội “hiểu chuyện gì đang sảy ra”. Điều này chỉ có thể giải thích việc Mỹ muốn “đe dọa” cả thế giới, đe doạ bởi sức mạnh quân sự áp dảo của Mỹ với bất kì nước nào. Bám vào lý luận: “họ bị bắt buộc phải dung để cả thế giới không bao giờ phải dung lần nữa”.
Chiêu bài hạt nhân là con ách chủ bài, là cái ô cho cả châu âu và tham vọng bá quyền của mỹ sau này

Sau chiến tranh

Nước Đức bị chia đôi, Đông Đức và Tây Đức. Đông Đức được Nga tiếp quản. Tây Đức chịu sự chi phối của Mỹ. 2 cường quốc hàng đầu chi phôi 2 miền của nứoc Đức, điều đó đã đẩy nước Đức lên vũ đài chính trị TG, là tâm điểm của các cuộc thào luận, tranh giành. Nước Đức cũng chính là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh. Cuộc chiến tranh đã dẫn tới sự suy yếu của không chỉ 2 cường quốc lớn, mà còn là đêm trước của cuộc đại suy thoái kinh tế tệ hại nhất trong lịch sử. Chính sách của 2 cường quốc trong thời điểm này dành cho Đức chính là mấu chốt của tất cả những mâu thuẫn nẩy sinh. Trong khi Nga có ý “kiềm chế” không cho đức phát triển hoặc chí ít cũng “triệt tiêu” ngành công nghiệp nặng, bắt Đức chuyển hướng sang công nghiệp nhẹ, sản xuát hàng tiêu dùng. Những động thái của Nga trên đất đức càng bộc lộ rõ điều này. Nga cho vận chuyển tất cả máy móc trong vùng chiếm đóng về Nga coi như “bồi thường chiến phí”. Còn Mỹ thì ngược lại. Mỹ muón ủng hộ để Đức nhanh chóng hồi phục công nghiệp nặng, làm đầu tầu tăng trưởng của châu âu. Thậm trí về sau, Mỹ còn vũ trang cho đức với ý muốn Đức “kiềm chế” Nga và các nước tây âu.Đồng thời muốn chia sẻ một phần “gánh nặng” làm cảnh sát thé giới của mình cho Đức.
Một chính sách tương tự cũng được áp dụng tại Nhật Bản, đặc biệt là trong thời kì chiến tranh lạnh.
Nước Nga chủ chương cô lập Đức, mối đe dọa thường trực của mình bằng cách chuyển hướng phát triển công nghiệp tại Đông Đức, đưa toàn bộ máy móc, trang thiết bị về Nga. Song song với việc tiếp tục củng cố ảnh hưởng của mình tại Đông Âu, tạo thành một vành đai bảo vệ Nga trong trường hợp triến tranh nổ ra. Nước Nga không mấy thiện cảm với TQ, mặc dù những người lãnh đạo nước này là Cộng Sản. Việc một đất nước rộng lớn, ổn định ở Châu Á sẽ đe dọa ảnh hưởng của Nga tại Châu Á. Đồng thời Nga tiếp tục chạy đua vũ trang với Mỹ và tập trung xây dựng công nghệ nguyên tử cho chính mình. Lúc đầu Nga hòa hảo với Mỹ với hy vọng sẽ được chia sẻ công nghệ hạt nhân. Nhưng sau đó, nhận thấy sự cứng rắn của Mỹ đối với vấn đề tại Đức và một số nước Trung Đông, Nga đã nhanh chóng nhận rah y vọng của mình là hão huyền và không thể tiếp tục tin tưởng vào những lời hứa của nước Mỹ.
Châu Âu, kinh tế suy giảm nghiêm trọng. Quyền lực tài chính của nước Anh tuy vẫn còn nhưng suy yếu rõ rệt. Kinh tế Châu Âu khôi phục tương đối nhanh với đầu tàu là Tây Đức. Nhưng có một vấn đề nan giải đã phát sinh, mất thuộc địa, mất đi một nguồn ngoại tệ đáng kể, cộng với một thị trường độc quyền béo bở, Châu Âu gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn thu ngoại tệ từ bên ngoài. Kèm theo đó là nhiệm vụ khôi phục kt và giữ vững tốc độ tăng trưởng, tất yếu đòi hỏi Châu Âu cần tiền để mua công nghệ của mỹ. Viẹc thiếu Đồng đôla đã trở thành một vấn đề nan giải.
Thời kì này, được các nhà kinh tế nhắc đến với tên gọi “thời kỳ khan hiếm đồng đôla”. Hậu quả là Nền kinh tế nhanh chóng đi xuống, các quốc gia không còn “mặn mà” với “toàn cầu hóa” của nứoc Mỹ nữa, và tất yếu rằng, có nguy cơ châu lục này lại quay trở về với “tư tưởng dân tộc về kinh tế”, sản xuất theo kiểu “tự cung tự cấp”, đóng cửa thị trừong với nước ngoài. Điều này hoàn toàn không có lợi cho Mỹ.
Ngay cả nước Anh cũng phải rút khỏi những thuộc địa chiến lược, đồng thời rời bỏ Ấn Độ với Cái mà người ta gọi là “khủng hoảng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ” chính là việc Anh không chi trả nổi chi phí đàn áp các cuộc nổi dậy của người dân nơi đây. Buộc phải từ bỏ và mời Mỹ thay thế vị trí của mình.
Nước Mỹ, về vấn đề của Đông Âu, nhượng bộ để Nga chi phối khu vực này, chấp nhận những chính quyền do Nga lập nên. Nhưng cứng rắn với vấn đề của Đức, vì đây là con át chủ bài tại châu âu, không chỉ kích thích kinh tế châu âu tăng trưởng mà còn kiềm chế, theo dõi các thế lực không đồng thuận Mỹ. Đồng thời ra sức sử dụng chiêu bài hạt nhân trong ngoại giao gây sức ép với Nga. Thậm chí có lần Mỹ đã từng nói “đã đến lúc tôi lôi hạt nhân ra khỏi túi và cho các ngài xem nó”. Những những lời đe dọa này không ảnh hưởng qúa nhiều đến chính sách ngoại giao cứng rắn của Liên Xô.
Mỹ nhận thấy cơ hội lớn nước Anh dành cho mình, tuy nhiên họ cũng rất khó khăn khi đối mặt với hiện tượng khan hiếm đồng đôla ở châu Âu, vì vậy, nếu lúc này tập trung tièn của vào các thuộc địa của Anh có thể làm Mỹ “bỏ bê” việc viện trợ giúp Tây Âu khôi phục kinh tế, nếu không khéo sẽ không khác nào “tham bát bỏ mâm”. Trước tình hình đó, nứoc Mỹ càn những đối sách thích hợp.

4.Chính sách của Mỹ sau chiến tranh

- Thời điểm trước khi Nga sản xuất thành công bom nguyên tử, và ĐCS trung quốc giành thắng lợi:

* Với Châu Âu: Đứng trước cuộc khủng hoảng khan hiếm đô la tại Châu Âu và việc Nga không tán thành chính sách của Mỹ với Đức (Nga lo ngại việc Đức phục hồi công nghiệp sẽ kéo theo hệ quả tất yếu phục hồi quân sự, trở thành mối đe dọa của mình). .. Trước tình hình này, Mỹ đã quyết định viện trợ lớn cho Châu Âu (17 tỷ USD). Một ủy ban phục hồi kinh tế cho Châu Âu được thành lập. Ủy ban này bao gồm thành viên của các tập đoàn lớn,và một số lượng nhỏ quan chức. Sở dĩ có điều này, vì chính quyền Mỹ muốn được sự ủng hộ từ các tập đoàn lớn cho chính sách đối ngoại của mình. Họ muốn chứng minh rằng, việc phục hồi kinh tế châu âu không có nghĩa là xóa bỏ những đặc quyền của người Mỹ tại đây. Mà trái lại, thúc đẩy quan hệ làm ăn với Mỹ, tạo nên sự ổn định cho châu âu và sự giầu có cho nước Mỹ. Tham vọng của nước Mỹ khi viện trợ cho Châu Âu là “xây dựng một khối thị trường chung châu âu”, trong đó mỗi nước sẽ chỉ sản xuất loại hàng hóa mình có lợi thế, từ bỏ hoàn toàn sự biệt lập, chủ nghĩa dân tộc kinh tế, kích thích cho sự phục hồi mau chóng và hiện đại hóa nền công nghiệp. Việc này đồng nghĩa với việc rất nhiều lao động châu âu sẽ đứng trước nguy cơ bị sa thải do các nước bị buộc phải từ bỏ các ngành công nghiệp không cạnh tranh. Tất cả các chính sách nhằm “an sinh xã hội” đều bị bác bỏ, thay vào đó là các dự án tập trung tiền sản xuất và trả nợ nước ngoài. Chính sách này cũng giúp cho Đức có thể hòa nhập vào Châu Âu, không còn bất kì lý do gì để sảy ra bất ổn cho Tây âu do quyền lợi các bên đều gắn chặt nhau vào khối thị trường chùng. Đay “là một quốc gia lớn” và khó có thể sảy ra nội chiến ngay cả khi nước Đức được tái quân sự. Tuy nhiên, một vấn đề lại được đặt gia đó là việc đảm bảo an ninh cho Châu Âu trước nguy cớ từ nước Nga, đặc biệt là trong thời kì chiến tranh lạnh và khi nga sản xuất thành công bom nguyên tử. Chính sách thân Mỹ và thừa nhận sự bá chủ của mỹ lại chính là nguy cơ cho Châu Lục này bị nga xâm chiếm. Và Mỹ còn lo ngại điều này hơn. Mỹ và Tây Âu cũng sẽ không thể chống lại liền một lúc cả Đức và Nga, điều đó càng làm Mỹ khẳng định quyết tâm “thống nhất nước Đức”, đẩy nước naỳ ra khỏi sự tác động chính trị của Nga. Mỹ đã thành công, dù nga đã điều động quân đội bao vây beclin, nhưng tất cả đã là quá muộn. Nato được hình thành (Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương). Nato có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho Châu Âu với chiếc ô hạt nhân.

*Với Nhật Bản: việc viện trợ và chính sách Mỹ giành cho Nhật bản khác rất nhiều ở Châu Âu. Khi mà Quôc Dân Đảng tại TQ có nguy cơ bị đánh bại, đồng nghĩa với việc TQ có thể sẽ bị tách khỏi hệ thống các nước tư bản, các nước “bên ngoài thế giới” có thể sẽ trở thành một hệ thong vững trắc và rộng lớn. Vì vậy Mỹ muốn nhật có thể “tự lập đứng vững” càng sớm càng tốt, vì đây sẽ trở thành một tấm gướng cho các nươc Châu Á nhận thấy những lợi nhuận khi tham gia vào cuộc chơi của các nước tư bản. Biến thành hành động, mỹ chủ trương kích thích Nhật bản phát triển công nghiệp “hướng ngoại” tức là chỉ để xuất khẩu, các nhà phân tích đã không cho rằng người công nhân và người dân Nhật Bản là những khách hàng tiềm năng cho những sản phẩm này. Và một cơ chế “thắt lưng buộc bụng” đã được thực hiện, và đó là đêm trước của sự tụt dốc tát yếu của Nhật Bản. Để thực hiện việc Công nghiệp hóa “tự lực”, Nhật phải áp dụng các chính sách giảm thiểu lao động, tối giản hóa bộ máy quản lý, kể cả bộ máy chính quyền, giảm lương công nhân đến mức tối thiểu để tăng lợi nhuận và tạo ưu thế cạnh tranh khi xuất khẩu. Có thê nói điều khác biệt cơ bản với tây âu lúc bấy giờ đó là không tập trung phát triển thị trường nội địa, trong khi Châu Âu lại không phải lo lắng nhiều về thị trựong do họ đang cố gắng xây dựng một thị trường chung rộng lớn.
=Và kết quả của những tham vọng chính sách của Mỹ đã không được thuận lợi như dự kiến. Cuộc khủng hoảng đô la chưa được khắc phục, kinh tế Nhật bản suy thoái. Nguyên nhân điều này là do lúc lập kế hoạch, Mỹ đã không tính đến hoặc không ngờ tình hỉnh của các nước “vành đai” lại trở lên phức tạp. Theo kế hoạch, các nước này vừa là nơi cung cấp nguyên liệu với giá rẻ, vừa là thị trường không khó tính cho hàng hóa tư bản. Thế nhưng việc một loạt các nước lâm vào nội chiến, các cuộc cách mạng nổ ra, kéo theo nó là nguồn cung cấp và tiêu thụ bị gián đoạn, kinh tế thế giới trì trệ, với Tây Âu thì không quá đáng ngại, nhưng với nhật bản thì đó là một vấn đề cực kỳ trầm trọng. Vì ngay từ đầu Nhật Bản đã có ý định sản xuất chỉ để xuất khẩu. KHi thị trường gián đoạn, Nhật quay trở lại củng cố thị trường nội địa, những dường như đã quá muộn, chính sách “thắt lưng buộc bụng” đã làm cho nhu cầu trong nước giảm đến tối thiểu. (3/4 lương ngưởi công nhân dùng để mua lương thực). Nước Nhật đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.
Các nước thuộc thế giới thứ 3 sở dĩ không tập trung vào suất khẩu như mong muốn của mỹ bởi ngoại tệ thu được từ xuất khẩu các mặt hàng “truyền thống” không đủ để trang chải cho việc nhập khẩu nhu yếu phẩm tiêu dùng, chính điều đó đã đẩy các nước này vào cảnh buộc phải đóng cửa thị trường, tăng cường sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, giảm thiểu chi tiêu, càng làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng đôla.
trong khi đó hệ thống các nước XHCN lớn mạnh không ngừng trở thành mối đe dọa đối với hệ thống tg mới được thiết lập, và điều đó càng trở lên nguy hại khi nga chế tạo thành cong bom nguyen tử và cm trung quốc thắng lợi.

Thời điểm sau khi Nga sản xuất được bom nguyên tử và TQ bị đánh bật khỏi hệ thống các nước tư bản:

Nội bộ nước Mỹ thì người cho rằng Nga sẽ trở thành mối nguy hại với hòa bình thế giới, người thì lạc quan cho rằng Nga sẽ rất thận trọng và không có những động thái kích động chiến tranh. Thế nhưng người Mỹ lo ngại rằng Tây Âu và Nhật bản sẽ không “lạc quan” như mình/ Mỹ lo lắng họ sẽ “chơi con bài Nga”. Nguyên nhân của điều này cũng dễ hiểu, 2 khu vực này rất gần Nga, và từ trước tới nay biểu lộ thái độ than phương tây, chống nga rất rõ rang. Và việc họ có nên tin vào những lời hứa của mỹ về việc bảo đảm an ninh khi sảy ra chiến tranh hay không. Liệu người Mỹ có giám sử dụng vũ khí hạt nhân ngay trên lãnh thổ của mình để chống lại những cuộc tấn công của lien xô, bảo vệ phe đồng minh hay không. Tức là liệu Mỹ có dám công khai chống Nga hay lại như 2 cuộc chiến trước. Nếu Tây Âu và Nhật chơi con bài Nga, đây sẽ là thảm kịch cho tất cả những cố gắng của Mỹ, tất cả những gì mỹ có sau cuộc chiến sẽ đổ song đổ biển. Đặc biệt là Nhật. Đang đứng trước nguy cơ suy sụp, Nhật sẽ nhòm ngó thì trựờng rộng lớn của Nga và Đông Âu, trong khi Tây Âu có một hàng rào bảo hộ “tương đối cao”, và một cách khác, TQ luôn là một thị trường “truyền thống và quan trọng” của Nhật đặc biệt trong thời điểm quan trọng này. Một nước TQ mới thống nhất, chắc chắn sẽ chú ý đến việc phục hồi kinh tế, và ủng hộ những quan hệ mới với các nước suất khẩu công nghệ như Nhật,
Trước những nguy cơ này nước Mỹ thực sự gặp khó khăn lớn. Nếu nhượng bộ nga vấn đề cô lập Đức, thì không khéo đức sẽ bị đẩy lại quỹ đạo của Nga, mở đường cho việc Tây Âu chơi con bài Nga. Việc công nhận Nước Trung Hoa( trước đây mỹ ủng hộ chính quyền tưởng giới thạch) thiết lập quan hệ khác nào việc “hợp pháp hóa” cho việc Nhật chơi con bài TQ. MỸ lâm vào tình trạng tướng thoái lưỡng nan. Trước tình thế khó khăn này, rất nhiều biện pháp đã được đưa ra, tuy nhiên, tất cả đều gây tranh cãi, đặc biệt gây chú ý là việc quân sự hóa, tăng chi tiêu cho vũ trang, chạy đua và chính thức đối phó với mối quan ngại của Nhật và Châu Âu về Nga, tăng quân đội đống tại Châu Âu, xây dựng lại hệ thống tại khu vực Vành Đai Thái Bình Dương bằng vũ lực, mục đích là để củng cố long tin vào lời hứa an ninh của Mỹ, thúc đẩy quá trình vũ trang lại cho Đức (thuyết phục Pháp với điều kiện Đức sẽ không có các chương trình phát triển tên lửa, không được xây dựng chương trình hạt nhân), đồng thời kiếm lại thị trường và quan hệ tại Châu Á, “cứu Nhật Bản khỏi nguy cơ khủng khoảng”, xây dựng lại hệ thống tại vành đai thái bình dương, nơi mà các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á sẽ có tầm ảnh hưởng quan trong đối với chính sách đối ngoại của Mỹ tại Châu Á, là bàn đạp về chính trị và quân sự của Mỹ, đưa châu lục này về đúng quỹ đạo mong muốn.
Chính sách này ban đầu còn gây quan ngại do chi phí quá lớn (trang bị vũ trang cho không chỉ Mỹ mà còn cả các nước Đồng Minh), đồng thời có khả năng khai mào cho cuộc chạy đua vũ trang trên TG, đưa thế giới đứng trước nguy cơ chiến tranh. Tuy nhiên, một lợi ích kinh tế rất “tinh tế” ẩn đằng sau kế hoạch chỉ mang tính quân sự và tưởng chừng gây “tốn kém” này. Đó là việc kích cầu tại các nước tư bản(do chạy đua sản xuất vũ khi) sẽ gián tiếp tăng cường sự giao thương, luân chuyển tiền tệ, kích thích các nước cả trung tâm lẫn vành đai xuất khẩu, chủ nghĩa dân tộc bị đẩy lùi một cách mạnh mẽ và tất yếu, khoa học kỹ thuật được trang bị hiện đại, cứu sống một số ngành của mỹ đang lâm vào khủng hoảng : điện tử và hàng không dân dụng, đưa chúng trở lại quỹ đạo ổn định, tiếp tục có thể viện trợ cho đồng minh với khối lượng lớn mà không bị dư luận chỉ trích( với tiêu chí là “chống Cộng”), và thực tế đã chứng minh điều này. Chưa có một thời kỳ nào chủ nghĩa tư bản phát triển ổn định và hưng thịnh như giai đoạn sau khi Mỹ thực thi chính sách này. Kinh tế thế giới đã nóng nên rất nhanh thay vì trở lên ảm đạm, các nước không thể tập trung sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước giảm nhập khẩu mà ngược lại tăng cường xuất khẩu kiếm ngoại tệ, khủng hoảng đôla chấm dứt, sự phát triển thần kì của một số nước (trong đó có Nhật Bản).
Chưa bao giờ quan hệ kinh tế giữa các nước gắn bó với nhau chặt trẽ đến vậy, người xuất, người nhập, cả 2 bên đều ra sức làm đến “tốt nhất” nhiệm vụ của mình để kiếm lợi.
Tuy nhiên, có lẽ chính sách trên của Mỹ đã không sẩy ra nếu không có cuộc khủng hoảng Tiệp Khắc. Tiệp từ lâu đã là một tiêu biểu cho xu hướng quan hệ của các nước với 2 thế giới. Tiệp đã khôn khéo đứng giữa, xây dựng quan hệ với cả 2 bên, cả CNTB phương Tây và CNXH. Thể chế chính trị nghiêng về phía CNXH, tuy nhiên vẫn duy trì và phát triển quan hệ kinh tế với phương Tây. Điều này đã chấm dứt sau “khủng hoảng tiệp khắc”, phe CNXH lên nắm chính quyền và thiết lập quan hệ chặt trẽ với Nga. Đây là một điển hình mà Tổng thống Mỹ viện dẫn về tình hình “đen tối” hiện tại là các nước có thể từ bỏ Mỹ, chuyển sang theo Nga. “tự do” của người Mỹ đã thực sự bị đe dọa. Với sự “dọa dẫm” này quốc hội Mỹ đã bật đèn xanh cho việc chạy đua vũ trang của đồng minh với số chi ngân sách khổng lồ. Và không lâu sau đó, cuộc chiến tranh giành Vành Đai Thái Bình Dương nổ ra, trước tiên là chiến tranh Triều Tiên. Nga tăng cường viện trợ vũ khí cho Bắc Triều Tiên, hậu thuẫn cho nước này xóa bỏ danh giới, tiến lên thống nhất Triều Tiên. Mặc dù Nga định để Bắc Triều Tiên phát động chiến tranh vào tháng 8 cùng thời điềm với TQ phat động cuộc tiến công vào Đài Loan, tuy nhiên chính quyền tại B Triều Tiên đã vội vã phát động cuộc nội chiến vào tháng 6, mở đường đánh sâu vào Nam Triều Tiên. Với sự vắng mặt của Nga tại hội đồng bảo an, Mỹ nhanh chóng thuyết phục được lien hợp quốc, thống qua việc “hợp thức hóa” vị trí của Mỹ trong việc bảo vệ hòa bình cho Nam Triều Tiên. Liên quân của lien hợp quốc và của mỹ nhanh chóng đổ bộ vào Nam Triều Tiên, quân đội Bắc Triều Tiên thất bại nhanh chóng, bị đẩy lùi. Mỹ vẫn không dừng lại, kéo quân qua chỉ giới, dự định thống nhất Triều Tiên dưới sự ảnh hưởng của Mỹ. Mỹ nhanh chóng tiến đến sát biên giới TQ. Nhưng chính vì sự “đe dọa” “quá lớn” với TQ này đã khiến TQ buộc phải tham chiến. TQ gửi quân giúp Bắc Triều Tiên đánh Mỹ. Quân đội liên quân bị đánh bật khỏi Bắc Triều Tiên chỉ trong một tháng. Lúc này đúng gia chiến tranh có thể kết thúc theo gợi ý của Nga. Tuy nhiên, kết thúc chiến tranh lúc này sẽ bất lợi cho đảng cầm quyền mỹ, chịu sự chỉ trích cả về chính trị lẫn dư luận, về chi phí, về thiệt hại tại Bắc Triều Tiên. Đồng thời còn bị gọi là “Cộng Sản Đỏ” trong chính quyền Mỹ. chính vì thế mỸ chưa vội kết thúc chiến tranh tại đây. Tổ chức họp bàn với các bên có lien quan, cố kéo dài thời gian để cho chính sách “quân sự hóa” đựợc thực thi ở mức độ mà dù chính quyền hiện tại có thất bại trong bầu cử cũng không thể ảnh hưởng đến chính sách này, đưa nó trở thành chính sách đối ngoại “không thể khác” của Mỹ. Có thể nói chính chiến tranh triều tiên đã cứu sống chính sách đối ngoại của Mỹ “quân sự hóa”>
Xung quanh chiến tranh VN. Đây là cuộc chiến kéo dài nhất mà nước Mỹ tham chiến và kết quả của nó, không phải giống như chiến tranh Triều Tiên, nước Mỹ đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề chưa từng có trong lịch sử.
Thực chất Mỹ đã dính líu đến VN từ trước chiến tranh Triều Tiên, bằng việc viện trợ cho Pháp tiếp tục chiến tranh tại đây. Hay nói một cách hình tượng hơn, người PHáp bóp cò khẩu sung chiến tranh, nhưng người Mỹ mới chính là người nạp đạn cho khẩu sung đó. Tuy nhiên, chúng ta nên đề cập tới vấn đề tại sao nước Mỹ lại phát động chiến tranh ở VN, bỏ ngoài tai hiệp định Giơnevơ, trong khi đó, VN và cả các nước Đông Nam Á chẳng có ảnh hưởng gì mấy đến sự thịnh vượng của Mỹ. Và khi đi sâu tìm hiểu chúng ta mới thấy, việc Mỹ phát động chiến tranh VN phần nhiều là vì quyền lợi của hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa chứ không phải vì quyền lợi trực tiếp của Mỹ. Là người “anh cả” của thế giới tư bản, kèm theo nó không chỉ là vinh quang, quyền lực, ảnh hưởng chính trị mà gắn kết với nó là cả một trách nhiệm nặng nề và tốn kém. VN có tầm quan trọng chiến lược. Nếu để mất VN( vn sẽ trượt theo quỹ đạo của các nước XHCN hoặc trung lập), đây cũng là xu hứơng chúng của các nước ngoại vi, họ muốn độclập , đứng ngoài cuộc chiến tranh lạnh, với một tham vọng công nghiệp hóa, đóng cửa với thế giới bên ngoài, tranh thủ sự đối đầu Nga-MỸ để nhận viện trợ của cả 2 bên. Còn Mỹ trông chờ ở các nước này nhiều hơn rất nhiều, đây sẽ là thị trường và là nơi cung cấp nguyên liệu cho thế giới tư bản. Và cụ thể trong trường hợp này, các nước ĐNA, ĐBA có ảnh hưởng to lớn đến sự “hưng vong” của Nhật. Tuy nhiên vào thời điểm này, phong trào dân tộc tại đây phát triển rầm rộ. Sự “thù địch” đối với Nhật sau chiến tranh II (đa số đã từng bị Nhật chiếm đóng), đã nhanh chóng biến thành sự thù địch với cả Phương tây. Yếu tố lịch sử này tác động mạnh mẽ đến ý thức hệ của người dân các nước trong khu vực. Lo sợ ảnh TQ sẽ mở rộng ảnh hưởng tại đây. Yêu cầu của Mỹ với các nước này là “hợp tác chặt trẽ với Nhật”, phải đảm bảo cho sự phát triển ổn định của Nhật. Và chính đòi hỏi này đã vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của các nước. Việc họ phải bắt tay, làm giầu cho kẻ thù trước đây là một điều không thể chấp nhận, họ hứong tới một nền đọc lập và một chính sách đầy tham vọng và phưu lưu : tự công nghiệp hóa, không cần sự can thiệp, giúp đỡ của TB, hay nói cách khác đi , họ đã tự rút ra khỏi bản đồ thế giới của Mỹ, trong khi họ là một phần quan trọng trong kế hoạch bá chủ. Chính vì thế nước Mỹ cần xây dựng những chính quyền “tiêu biểu”, một số nứơc trong khu vực sẽ có thể trở thành “tủ kính chưng bày” cho thế giới tư bản, những quyền lợi mà các nước có thể có khi tham gia vào thế giới của Mỹ, chấp nhận sự bá chủ của MỸ. Còn VN, việc mất VN đồng nghĩa với việc mất Đông Dương, kéo theo nó là phong trào dân tộc của các nước Châu Á, cô lập Nhật khỏi châu lục này. Ép nhật phải chơi con bài TQ hay kịch bản tồi tệ nhất có thể xẩy ra, Nhật sẽ rơi vào Quỹ đạo khác, không phải của Mỹ, đồng thời với việc không chỉ vành đai Thái Bình Dương mà có thể Mỹ sẽ mất cả Châu Á. Hơn nữa, tại VN Mỹ có thể thí điểm việc xây dựng một chính quyền ủng hộ mình thì có thể nhân rộng mô hình này ra toàn khu vực, và tham vọng lớn nhất, một ngày nào đó có thẻ kéo TQ vào quỹ đạo của Mỹ. Lợi ích thì cũng có rất nhiều nhưng khó khăn cũng không phải ít. Sauk hi xây dựng Chính Quyên Ngô Đình Diệm tại miền Nam VN, chế độ mà một só chính khách Mỹ đã cao hứng ví diệm với Washington của việt nam, tito của Châu Á, mỹ tiếp tục đổ tiền bạc, quân sự cho việc xd một quân đội quốc gia hung mạnh, leo thang đánh phá miền Bắc VN.
Đồng thời với những tình hình trên tại VN, trên TG, nước Mỹ cũng gặp lắm nỗi gian truân. Đầu tiên là Pháp, việc pháp đòi xây dựng chương trình hạt nhân của riêng mình, thành lập một khối lien minh Châu Âu riêng rẽ không chịu sự chi phối của Mỹ, phản đôi Anh ra nhập khối thị trường chung Châu Âu, phản đối chính sách của Mỹ tại Đức.(mà nguyên nhân sâu xa là Pháp muốn làm chủ Châu Âu). Trước sự “cứng rắn” và “thiếu tôn trọng qúa khứ” này của “người bạn già” Pháp đã làm Mỹ phải suy tính, có lúc phát ngôn bộ ngoại giao đã từng thốt lên “người Pháp chỉ quen sống với hiện tại mà không nhớ gì về quá khứ”, ý muốn nhắc nhở nước Pháp về công lao khôi phục kinh tế châu Âu, mà đặc biệt là Pháp trước kia, thế nhưng nước Pháp chẳng mấy quan tâm đến “chuyện đã qua” này. Và luôn tìm cách “đá hậu” mỹ. Tiếp tục chi tiêu cho chương trình hạt nhân và nghiên cứu một chương trình tên lửa “tầm cỡ”. Mỹ tìm cách “dỗ ngọt” Pháp bằng cách sẽ cung cấp tên lửa cho Pháp giống như việc đã thuyết phục được Anh từ bỏ nghiên cứu một chương trình tên lửa với những thỏa thuận tương tự. Đồng thời thỏa thuân cùng Pháp tăng cường lực lượng của Mỹ, chuyển một phần kho vũ khi hạt nhân chiến lược sang Châu Âu để đảm bảo an ninh cho châu lục này, mong chờ sự ủng hộ của pháp cho việc Tái Vũ Trang Đức, yêu cầu nước này sử dụng quân đội bổ xung lực lượng cho Mỹ. Chinh sách “cây gậy và củ cà rốt” này của Mỹ đã “cay đắng” nhận đước sự cự tuyệt từ phía Pháp. Và còn hơn cả thế nữa Pháp đã lien kết với Anh thực hiện một số động thái quân sự mà không hề thong báo với Mỹ tại Áicập. Nguyên nhân của điều này bắt nguồn.. từ kênh đào s

Tiếp sau đố là sự tranh giành ảnh hưởng sâu rộng của Mỹ và Nga, tại các khu vực nhạy cảm, sự phản bội của người Ai Cập, từ phía Nga chuyên sang ủng hộ Mỹ và hòa giải với Itxaren, cuộc chiến với thế giới hổi giáo, tríến tranh giữa Itxaren và Pastin (PLO-lực lượng giải phóng Paslextin)…. Tất cả những cuộc chiến, những đồng mình đã làm cho 2 nước Nga và Mỹ phải đối đầu với một thảm họa suy thoái, riêng ở Nga, đó không chỉ dừng lại ở khủng hoảng kinh tế đơn thuần mà còn là cuộc khủng hoảng chính trị, khủng hoảng nièm tin và ý thức hệ sâu sắc, khởi đầu là Liên Xô tan rã 1991. Chính những nguyên nhân sâu xa khi đối đầu đã đẩy 2 cường quốc vào bờ vực của sự tụt hậu, tụt hậu so với chính hình tượng của mình trước đó không lâu. Trước nguy cơ đó, người Mỹ và người Nga ý thức được việc phải kết thúc chuyện này và tập trung phát triển kinh tế. Gorbachev, tổng thống Nga đã đưa ra một đề nghĩ làm bát ngờ giới cầm quyền Mỹ, đó là việc 2 cường quốc sẽ thỏa thuận cắt giảm 50% mọi vũ khí hạt nhân trong vòng 5 năm, để đổi lấy việc xóa bỏ SDI trên thực tế( hệ thống phòng thủ tên lửa). Thực ra đây là cái cớ mà người Nga, cụ thể là Gorbachev muốn dựa vào để kết thúc chiến tranh lạnh, để nước nga có được sự trợ giúp của phương tây, hồi phục nền kinh tế đã “méo móm” sau chiến tranh lạnh. Nói như vậy, bởi vì sau đó Gorbachev cũng không đòi hỏi việc Mỹ phải xóa bỏ SDI nữa, nguyên nhân vì ông cho rằng nước Mỹ sẽ không hội tụ được sự đồng thuận cần thiết để tiếp tục một chương trình tốn kém đến vậy, niềm tin đó càng được củng cố mặc dù dư luận trong nước phản đối khi mà 2 vị trí số một và só 2 trong bộ quôc phòng là những người ủng hộ SDI đã bị buộc ra đi, thay vào là 2 người phản đối, hơn thế nữa là việc phố Wall sụp đổ năm 1987, càng khẳng định suy nghĩ của ông là đúng. IMF đựợc ký kết, và sự thành công không ngờ của nó đã tạo ra sự thân thiện “đầu tiên trong lịch sử” của Nga và Mỹ. nhưng liệu mọi chuyện đã kết thúc, thế giới sẽ quay trở lại sự phát triển thịnh vượng chăng, không, mọi chuyện mới chỉ bắt đầu. Con người ta sắp phải trả giá cho những hành động của mình trong quá khứ, đièu đó cũng giống như việc hủy hoại môi trường, đã quá muộn để hối hận, điều cần thiết là giải pháp, tất cả còn đang ỏ phía trước….

Để các bạn có thể hiểu hơn về điều này tôi xin trích dẫn một phần trong cuốn “Nước Mỹ nửa thế kỷ- Chính sách đôi ngoại của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh”-“America’s Half-Century United States Foreign Policy in the Cold War and Afer” đây là một cuốn sách hay, đáng để đọc (mặc dù hơi dầy một chút- khoảng gần 600 trang), xứng đáng để bạn sưu tầm! mà siêu rẻ nữa!

10. Kết thúc Chiến tranh lạnh và tương lai của bá quyền

“ Các vị hoàng đế, vua chúa, tổng thống và thủ tướng của các cường quốc luôn thích một thế giới nóng bỏng với các hoạt động ngoại giao, chiến tranh và các vấn đề quốc tế hơn một vương quốc chẳng có vẻ gì hào nhoáng của cải cách tài chính, giáo dục và sự đổi mới nội bộ…Các thế hệ tiếp theo chính là những người phải trả giá”
Paul Kennedy, nhà sử học, 1990

Vào thời điểm kết thúc thế kỷ XX, hệ thống thế giới hiện đại đứng trứơc một thời điểm khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng xảy ra một thế kỷ trước. Cuộc khủng hoàng trước đã trực tiếp dẫn tới 2 cuộc chiến tranh TG diễn ra trước và sau cuộc suy thoái toàn cầu khủng khiếp nhất lịch sử của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Sự tương đồng của 2 cuộc khủng hoảng này cách nhau một trăm năm đã đặt ra một câu hỏi hiển nhiên. Liệu cuộc khủng hoảng mới này có đựợc giải quyết một cách thỏa đáng hơn, theo cách có thể ngăn không cho các thảm hoạc của những năm đầu thế kỷ XX tái diễn vào thế kỷ XXI không?
Hầu hết những đánh giá của những nhà quan sát trong thập niên 90 tập trung vào hàng loạt sự kiện mang tính cách mạng nổ ra bởi sự kết thúc bất ngờ của Chiến tranh lạnh, và vào những phản ứng trái ngược trong trạng thái phấn chấn và lo lắng của phương Tây. Một mặt, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở dông âu, sự tái thong nhất Đức, và sự tan rã của Liên Xô, tất cả đã tạo ra một không khítự chúc mừng náo nhiệt ban đầu rằng Mỹ đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh lạnh, và trong quá trìnhđó đã xsác nhận hệ thống chủ nghĩa tư bản tự do kinhdoanh của nó. Chúng ta đã đạt tới “sự kết thúc của lịch sử”, như lời một cựu quan chức Bộ Ngoại giao đắc thắng thông báo, và nền dân chủ thị trường trở nên phổ biến khắp mọi nơi trên hành tinh có tên “TRái Đất”. mặt khác sự hỗn loạndã bám sát gót chủ nghĩa tán thưởng quá khích. Nguyên nhân của nó rất dễ hiểu- cuộc suy thoái toàn cầu, những bất cập trong quá trình hội nhập của Tây Âu, con đường đầy trở ngại không lường trước được của Đông Âu để ra nhập chủ nghĩa tư bản, các cuộc nội chiến gây thương vong tại Nam Tư và Liên Xô cũ, sự bấp bênh không định hướng tương lại của Đức Và Nhật, sự do dự của Mỹ về vai trò của nước này trong TG hậu chiến tranh lạnh, sự hồi sinh của chủ nghĩa toàn Nga, cuộc tìm kiếm vô vọng một trật tự TG mới và vị trí của lien hợp quốc trong đó, sự không chắc chắn đối với hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) cũng như sự xuât hiện của các khôi thương mại ở khắp nơi trên TG.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng thậm trí còn nghiêm trọng hơn so với biểu hiện bên ngoài. Đièu tưởng chùng như là nguyên nhân lại thường xuyên là hậu quả, và điều dường như xảy ra hoàn toàn đột ngột lại thường đã được ấp ủ trong cả một quá trình. Do tập trung một cách thiển cận vào cuộc khủng hoảng ngắn hạn sau 88, các nhà phân tích đã không nhận thức được rằng cuộc khủng hoảng đó chính là đỉnh đỉểm ngoạn mục của một cuộc khủng hoảng khác sâu sắc hơn và kéo dài hơn trong khoảng 20 năm trước đó. Vấn đề không phải chỉ là điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn thời hậu Chiến tranh lạnh. Vấn đề còn là giải quyết vấn đề suy thóai kéo dài lâu nay trong hệ thống TG có gốc rễ từ việc phi tập trung chính trị và trì trệ kt. Nói tóm lại, cuộc cách mạng- mà ai cũng nhận thấy đầu những năm 1990-là sản phẩm của một sự thoái hóa mà rất ít người nhận ra từ những năm 1970.
Sự thỏai mái này phá hoại 2 yếu tố có vai trò thiết yếu đối với sự hòa bình và thịnh vượng của hệ thống thế giới.
Thứ nhất, tăng trưởng lâu dài trong tổng sản phẩm toàn cầu (GWP) là cần thiết để nấng đỡ tất cả các con tàu-quốc gia, và nhở đó sẽ đóng vài trò ngăn chặn chiến tranh. Ngược lại sự trì trệ kéo dài hoặc sự thu hẹp kinh tế gay gắt sẽ xui khiến những quốc gia có ít lợi thế hơn quay ra sử dụng chiến tranh như một phương tiện để tái phân phối số phần thưởng vật chất hạn hẹp.
Thứ 2, một số trung tâm quyền lực là cần thiết để duy trì hòa bình và buộc các quốc gia bất đồng phải tuân thủ các luật lệ của chủ nghĩa thị trường tự do. Trái lại sự phân tán và phi tập trung quyền lực có su hướng gây mất ổn định hệ thống TG và tạo ran guy cơ về những cuộc chiến thương mại và những cuộc chiến tranh thực sự. Đó cũng là những bài học của một thế kỷ trước, khi cuộc khủng hoảng kéo dài trong những năm 1973-1979 và sự suy tàn của bá quyền Anh đã phá vỡ 2 điều kiện tiên quyết đó,đẩy hệ thống TG vào một kỷ nguyên gần như diệt vong. Liệu đợt suy thoái lâu dài của nhưng năm 1973-1993 và sự suy giảm bá quyền Mỹ có dẫn tới một tình trạng tương tự hay không?
Cuộc suy thoái nặng lẽ
Thời kì trì trệ kéo dài 20 năm( hay còn goị là “cuộc suy thoái lặng lẽ”)đã dẫn tới một sự giảm sút đáng chú ý trong tăng trưởng tổng sản phẩm toàn cầu(GWP) cảu toàn bộ hệ thống TG và sự tái phân bổ kinh tế mạnh mẽ ở bên trong các khu vực của hệ thong kinh tế đó. Nhìn chung tăng trưởng GWP chỉ bằng một nửa của 2 thập kỷ trước 1973, và mức tăng trưởng bằng 0 trong một vài thời kì của cuộc suy thoái này trở lên khó khắc phục và phổ biến hơn bao giờ hết. vùng ngoại vi ngay càng bị bần cùng hóa, khu vực nòng cốt chứng kiến sự suy giảm thực sự trong sản xuất, và chỉ khu vực bán ngoại vi của những quốc gia mới công nghiệp hóa là vẫn duy trì được sự năng động và phát triển. Trong các vùng, Mỹ đã mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường TG vào tay những đối thủ chính, Đức và Nhật(với mức thâm hụt thương mạikhổng lồ với 2 nước này), trong khi các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Vành Đai Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo(cùng Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia đanga chở đợi) thể hiện cùng một sự tăng trưởng bền vững mà không được lặp lại bởi khu vực bán ngoại vi của Nam Mỹ hay các quốc gia sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông.
Đỉnh điểm của xu hướng lâu dài nói trên là cuộc khủng hoảng toàn cầu những năm 1970, bắt đầu ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp TG. Đó là một cuộc khủng hoảng không gây lo lắng cho mọi người về độ dài, hay tính nghiêm trọng của nó, mà về những sai lệch bên trong cơ cấu của nền kinh tế. cuộc khủng hoảng khởi đầu ở Mỹ là không tránh khỏi từ cuối những năm 1987, nhưng những biện pháp điều chỉnh ngắn hạn đã cho phép trì hoãn nó đến tận sau cuộc bầu cử tổng thống 1988. Năng xuất đã ngừng tăng trong quý đầu tiên của năm tài chính 1989, và suy thoái chính thức bắt đầu 15 tháng sau đó, vào tháng 7.1990. Đánh giá sai lầm cho rằng cuộc khủng hoảng chỉ đơn thuần là khủng hoảng về tâm lý “do sợ hãi”, ý kiến chủ đạodự báo rằng cuộc khủng hoảng này sẽ “không nghiêm trọng” như những cuộc khủng hoảng trước đây đã lien tục bị bác bở bởi những hy vọng sai lầm vè sự phục hồi trong 2 mùa xuân lien tiếp 1991 và 1992.
Trên thực tế, cuộc suy thoái trong thập niên 1990 là môt trường hợp điển hình của việc “những chú gà về chuồng ngủ”- đỉnh điểm của 20 năm “tăng năng xuất bị xói mòn, và cơ sở hạ tầng bị mục nát”, cái giá phải trả cho “nhiều năm thu nhập trì trệ”. Chính 2 nền tảng cơ bản của bá quyền Mỹ-chi tiêu quân sự không lồ và đầu tư quá lớn ra nước ngoài- đã kết hợp để cắt giảm nguồn kinh phí và hủy hoại giấc mơ Mỹ mà chúng ta cam kết bảo vệ. Theo tờ New York Times, thu nhập bình quân đầu người của các gđ Mỹ, tăng khoảng 100% trong thời kì 1950-1973, đã chỉ còn tăng ít hơn 1/10 chỗ đó trong năm 1973, và thậm trí mức ít ỏi này hâu như hoàn toàn “do những nguời nội trợ trung lưu tham gia vào lực lượng lao động được trả lương”. Hơn nữa, xu hướng tái phân bổ thu nhập không công bằng có nghĩa là “chỉ 20% giầu nhất trong số các gđ MỸ.. là có sự tăng trưởng thực tế so vớilạm phát” từ năm 1973 đến 1993. Kết quả là một cuộc khủng hoảng từ cấu trúc không chỉ bắt nguồn từ sự sợ hãi mà còn từ thực tiễn mức tiêu dùng quá thấp trong nước.(phải chú ý rằng khi nước Mỹ trên đỉnh cao của sự phát triển, chính tầng lớp trung lưu Mỹ, tầng lớp chuyên viên, trí thức.. những người đựơc trả những khoản lương “hậu hĩnh”, đã làm cho nước Mỹ trở thành một thị trửong khổng lồ tiêu thụ các loại sản phẩm được coi là “xa xỉ” với các nước khác. Đó cũng chính là tiền để cho không chỉ sự phát triển của các nước xuất khẩu sang Mỹ, mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mỹ.)Các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và lao dộng của Mỹ vẫn khao khát giấc mơ sở hữu một căn nhà một chiếc ô tô mới, có thời gian nghỉ ngơi giải trí và sự linh hoạt trong đào tạo, nhưng họ lại sở hữu các phương tiện ngày càng giảm xút so với mức cần thiết để bảo đảm những mục tiêu đó. Nói tóm lại, nếu hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh là “Nền kinh tế Liên Xô chỉ đột ngột bước qua vách đá”, thì nền kinh tế Mỹ đang đứng trên bờ của vách núi đá của nó. Và điều này lại xảy ra đúng vào thời điểm khi các thể chế tài chính của Mỹ, bị suy yếu bởi những khoản nợ khó đỏi trong “bong bong bất động sản”của những năm 1980, hầu như không đưa ra được mạng lưới an toàn nào.
Những hậu quả quốc tế của cuộc suy thoái Mỹ là đã chứng tỏ một thảm họa. xét trong bối cảnh vị trí then chốt của Mỹ trong một thị trường TG đã phụ thuộc lẫn nhau, cuộc suy thoái Mỹ cuối cùng đã trở thành một cuộc suy thoái toàn cầu. Tăng trưởng kt TG vốn ổn định ở mức lành mạnh 4,3% vào năm 1988, đã ngày càng xấu đi cho đến khi đình trệ 0% năm 1991. Ngay cả Nhật Bản và Đức, những nước mà của cải tăng lên trong khi sự thịnh vượng của Mỹ giảm đi, cũng không chống đỡ nổi tình trạng bất ổn về kt. Cuộc suy thoái buộc Nhật, một lần nữa phải giảm bơt sự phụ thuộc của mình vào thị trường Mỹ,định hướng lại thương mại và đầu tư của nước này vào các nước láng giềng chau á như Hàn Quốc và cái gọi là “cộng đồng Trung Quốc mở rộng” bao gồm TQ lục địa, Đài Loan, xingapo, Hồng kông, thái lan, Malaixia, Inđônêxia, Ôxtrâylia. Tương tự đợt suy thoái tại Đức dừờng như làm mờ nhạt vai trò lãnh đạo của nước này trong việc thành lậpLiên minh Châu Ấu 1992. thay vào đó, Đức tập trung vào các vấn đề nội bộ xung quanh việc hội nhập Đông Đức và hinh thành một nền kt quôc gia đơn nhất; các chính sách tài chính được theo đuổi nhằm mục đích này có xu hứong hủy hoại những mục tieu lớn hơn của Châu Âu về một đồng tiền chung, và các chính sách tài khóa phù hợp.
Cuối cùng,tất cả các nước Châu Âu đã phải chịu chung số phận của Đức khi các quân bài Đôminô kt tế được tạo ra bởi cuộc khủng hoảng Mỹ tiếp tục lung lay trên toàn cầu. Hùng mạnh và đầy phấn khích vào năm 1989, Châu âu chờ đón một kỉ nguyên mới sau năm 1992, trong đó nền kinh tế thống nhất của Châu Âu sẽ giữ một vị trí riêng và cạnh tranh vơi các điều kiện ngang bằng ở nước ngòai với Nhật và mỹ; một kỷ nguyên mà nó sẽ đóng vai trò chủ chốt và đặc biệt có lợi như một cứu cánh về tài chính trong công cuộc tái thiết và hòa nhập đế chế Nga và Đông Âu vào một khuôn khổ Châu Âu rộnglớn hơn; và một kỷ nguyên trong đó nó sẽđóng một vai trò quan trọng và tự chủ hơn bao giờ hết trong việc gìn giữ hòa bình trên toàn TG.
Vào năm 1993, chủ nghĩa bi quan bao trùm nên toàn Châu Âu. Hiệp định Maastricht thành lập lien minh Châu Âu cố gắng lắm mới được phê chuẩn trước sự trỗi dậy của tình cảm dân tộc chủ nghĩa. Sự sụp đổ của cơ chế tỉ giá hối doái (ERM) đã làm cho mục tieu một đông tièn chúgn dường như trở thành một giấc mơ xa vời và đã chứgn tỏ rõ xu thế hỗn loạn của mỗi quốc gia đi theo con đường riêng của mình trong thời điểm khủng hoảng. Nạn thất nghiệp,chủ yếu là do cấu trúc chứ không chỉ là hiện tượng nhất thời, đã tăng tới mức 2 con số và các nhà dự đoán thất vọng tuyên bố rằng tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Ấu sẽ còn tiếp tục ở mức 10%, thậm trí ngay cả sau khi kt đã phục hồi. nếu xem xét tới mức lương và chi phí cho những khoản trợ cấp của người lđ châu âu cao hơn hẳn so với người lđ my và nhật bản- thì châu âu khó có thể có được lợi thế về chi phí khi cạnh tranh trên thị trường TG. Hậu quả là Châu Âu bắt đầu rời xa dần những cam kết trong lịch sử của nó đối với các quyền lợi và phúc lợi xh của ngừoi là động và ngày càng hướng về mô hình “thuê mướn và sa thải”- mô hình phi điều tiết thị trường lao động Mỹ và Anh và giảm thiểu các công đoàn trong thập kỉ Reagan- Thatcher. Giao kèo của các đối tác xh Châu Âu tồn tại giữa nhà tb, người lao động và nhà nước bắt đầu lung lay trong thời kì khó khăn, và khả năng về một cuộc xung đột giai cấp ngày càng tăng đã làm lu mờ những viễn cảnh huy hoàng những năm 1989.
Đợt suy thoái kt 20 năm mà đỉnh điểm của nó là vào đầu 1990 đã giải phóng các lực ly tâm –yếu tố đe doạ phá vỡ trật tự chủa nghĩa đa phương và chủ nghĩa quốc tế sau chiến tranh TG II. Từng nhóm với lợi ích riếng của mình bắt đầu thách thức giả thuyết chính thông của MỸ rằng sự thịnh vượng và hòa bình chỉ có thể được bảo đảm chắc chắn trong một TG mà nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau và một nền văn hóa tương đồng- một thị trường toàn cầu, phi điều tiết phục vụ cho ngôi làng toàn cầu có tính phổ quát. Các công nhân MỸ tổ chức lại để phản đối hiệp định chung về thuế quan và thương mại(GATT) và hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ ( NAFTA) vì những thất bại trong việc bảo đảm công ăn việc làm trước xu hướng dịch chuyển nhà máy mà không kèm theo nhân sự : “các phân xưởng chạy trốn”, nhằm tìm kiếm lao động rẻ hơn và lợinhuận cao hơn tại nước ngoài. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đức khủng bố người lao động nước ngoài cạnh tranh trong công việc tại Đức và thúc dục chính phủ Đức hạn chế mở cửa cho ngừoi nhập cư sau chiến tranh. Các nhóm sắc tộc Nam Tư, không được thỏa mãn bởi các phần thưởng vật chất của sự hợp tác đa văn hóa, đã bị chia rẽ trong một cuộc nôi chiến đẫm máu nhằm “thanh trừng sắc tộc”. Các nhà dân tộc chủ nghĩa tôn giáo, từ Iran tời Angiêri, tìm cách phục hồi một số đặc tính vh lâu nay đã bị phủ nhận và bôi nhọ bởi các thế lực đồng hóa của một ngôi làng toàn cầu theo kiểu phương tây. Và các nhà một trường học toàn cầu vốn từng khoan dung thậm trí là tôn trọng trong những thập kỉ thịnh vượng hơn, giờ đây đã tập trung vào các phương thức đấu tranh mạnh mẽ hơn khi yêu cầu cấp thiết trong thời điểm khó khăn đặt ưu tiên cho việc thúc đẩy năng suất nhiều hơn so vơi bảo vệ môi trường chống lại sự ô nhiễm và hủy diệt.
Nói tóm lại, ngày càng có nhiều tác nhân lịch sử không còn chấp nhậnmà không phê phán ý niệm cho rằng một chiến lược tăng trưởng quốc tế có thể nâng mọi con tàu trên dòng thủy triều đang lên. Vì các con tàu bị đắm trong dòng thủy triều đang xuống, những tác nhân lịch sử này quay sang hành động ở phạm vi hẹp và tập trung hơn để duy trì và bảo vệ những lợi ích của họ, vì những lợi ích giai cấp, quốc gia, cộng đồng dân tộc, tôn giáo hoặc hệ sinh thái. Trong một kỉ nguyên mà trước đây bị chi phối bởi tư duy và hành động của chủ nghĩa quốc tế, mỗi tác nhân có xu hướng xác định các vấn đề và giải pháp ngày càng theo tư duy dân tộc chủ nghĩa. Chỉ có những nhà môi trường học là nói dài dòng, thúc đảy những giải pháp đa phương cho những vấn đề như sự nóng nên toàn cầu và mưa axít, nhưng phản đối những hiệp định thương mại quốc tế coi nhẹ tầm quan trọng của các vấn để môi trường. tuy nhiên, đối với những người khác, đường biên giới của các vấn đề TG dừng lại tại đường biền giới quốc gia họ

Kết thúc thời kì chiến tranh lạnh

Trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa dân tộc mới hồi sinh, có 2 diễn biến khiến cho chiến thằng cùa các xu hướng hướng tâm của những người theo chủ nghĩa quốc tế trước xu hướng ly tâm của những người theo dân tộc chủ nghĩa trở lên khó khăn hơn bao giờ hết. Đó là sự kết thúc của chiến tranh lạnh và sự chấm dứt của bá quyền Mỹ. mỗi yếu tố này, ở một mức độ nào đó, là nguồn tạo nên sự ổn định của hệ thống, và sự kết thúc của mỗi yếu tố đặt sự ổn định trước nguy cơ sụp đổ.
Trong một phần tư thế kỷ sau chién tranh TG II, chiến trnah lạnh đã phát triển thành một hệ thống trên thực tế, một hệ thống ổn định mà trong đó các đối thủ MỸ và Liên Xô trớ trêu lại trở thành một đồng minh cộng sinh. Trong khi các chính sách Chiến tranh lạnh của họ nhằm kiểm soát sự bành trướng của nhau, chúng cũng phục vụ cho một mục đích quan trọng hơn đó là duy trì cac đồng minh và bạn hàng, cũng như các công dân của họ, an toàn trong giới hạn cho phép. Lơi dụng yêu cầu phổ biến khắp nơi là được bảo vệ trong một thế giới hạt nhân nhiều hiểm họa, mỗi nước đã sử dụng nỗi sợ hãi chúng vè “nước kia” đẻ duy trì sự toạn vẹn của phe mình trước những nguy cơ phân rẫ của những người dân tộc chủ nghĩa. Vào dầu những năm 1960, vơi hậu quả cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, mỗi nước dường như chấp nhận bá quyền của nứớc kia tron ghệ thống riêng rẽ của từng nứớc. Và các nhà quản lý an ninh quốc gia của mỗi nước đã có sự tương đồng nhất định và sự ngưỡng mộ với người đồng sự của mình, những người mà xét cho cùng đều theo đuổi mục tiêu là đảm bảo cho sự hội nhập và chống lại phân li trong TG riêng của họ. một cách chớ trêu, các dối thủ của Mỹ và XôViết cần đến nhau- cần đến cuộc chiến tranh lạnh- để thúc đẩy những tham vọng bá quyền của riêng họ. Thất bại của hòa dịu trong thập nien 1970 và sự phục hồi chiến tranh lanh trong năm 1980 dường như dã hợp thức hóa định đề này.
Tuy nhiên vào năm 1988, Gorbachev và người XôViết đã phản đối định lý này và quyết định không tham gia vào hệ thống chiến tranh lạnh. Bứoc đi triệt để này phản ánh một sự thừa nhận cũng không kém phần quyết liệt- rằng cả Liên Xô và Mỹ đã thua trong cuộc Chiến tranh lạnh và rằng các cường quốc phe Trục cũ là Đức và Nhật chính là những nước được hưởng lợi từ Chiến tranh lạnh. Trong khi các cuộc chạy đua Xô- Mỹ tại Châu Âu, Ápganixtan và Châu Phi đã làm giảm bớt quy mô nền kinh tế của 2 nước mà không hề tăng cường an ninh cho họ, Nhật Bản đã dẫn đầu khu vực vành đai Thái Bình Dương năng động hướng tới vị thế siêu cường kinh tế, và Đức đang lãnh đạo một Châu Âu dày quyết tâm thống nhất vào năm 1992 và đổi mới sức cạnh tranh trên toàn cầu. với những chiến binh chiến tranh lạnh XôViết đã bị mất tín nhiệm bởi tình trạng sa lầy tại Ápganixtan và thất bại ngoại giao tên lửa ở Châu Âu, Gorbachev tìm cách kết thúc sự cộng sinh Chiến tranh lạnh đăt đỏ vơi Mỹ và chia sẻ bớt quyền lực của đế chế Nga đối với các kẻ thù chiến tranh cũ. Cụ thể, ông tìm cách nối lại quan hệ với người Đức và muốn có được sự tham gia của Nga trong một lien minh châu âu được mở rộng của cả Phương Đông và Phương Tây, đồng thời thăm dò cơ hội mở cửa mơi đối với tài chính và kĩ thuật Nhật Bản. Nếu sự hòa dịu của những năm 1970 không thể đảm bảo viện trợ của Mỹ và việc chấm dứt tình trạng lạc hậu của Nga, có lẽ một cuộc phiêu lưu mơi mẻ sẽ có hiệu quả hơn nếu nó hướng vào Đức và Nhật Bản thay vì Mỹ.
Ván bài táo bạo của Gorbachev yêu cầu Liên Xô làm 2 đièu Nếu nó là một phần của Chau Âu mở rộng, trứoc hết nó phải xóa bỏ “BỨC MÀN SẮT” đã chia cắt nội bộ Châu Âu và chứng tỏ rằng cuộc chiến tranh lạnh đã thực sự kết thúc. Nó phải mang lại cho Tây Âu cảm giác được bảo đảm an ninh trong dài hạn để đổi lấy sự tiếp cận dài hạn của Liên Xô đối với hỗ trợ kinh tế của Tây Âu. Nói một cách ngắn gọn, giảm cam kết phải theo sát giải trừ quân bị. thứ 2, Liên Xô phải cơ cấu lại nền kinh tế trong nước sao cho nó trở lên hấp dãn đối với những nhóm lợi ích kinh tế ở nước ngòai. Trong khi duy trì có sở hạ tầng XHCN., Nga sẽ phải mở cửa hơn nữa nền kinh tế cho việc tư nhân hóa, lấy lợi nhuận làm động cơ, và kỷ luật của thị trường cạnh tranh. Và điều đó đến lượt nó, sẽ đòi hỏi một số vị trí trong tiến trình chính trị phải được giành cho một tầng lớp thương nhân mới, và điều này hầu như chắc chắn sẽ gặt bỏ bớt những ngừoi quản lý nhà nước, công chức Đảng cộng sản, và các chuyên gia quân sự.
Kết quả ngịch lí của 2 bước đi này là sự cô lập của đế chế Nga ở trong nước và nước ngoài. Gorbachev đã cưỡi lên lưng hổ, và con thú dữ này trước tiên đã hất ông ta xuống và sau đó nuốt chứng ông ta. Tại đông âu, Gorbachev chủ tâm để xuất tiến trình này bằng cách thừa nhận tính pháp lý của phong trào Đoàn kết Ba Lan và bác bỏ HỌc thuyết Brezhnev, như vậy đã gạt bỏ vai trò cảnh sát khu vực tại Đông Âu của Liên Xô. Lúc này, được giải thoát khỏi “Chủ nghĩa Xã Hội Hồng quân”, cac vệ tinh cũ của lien bang cộng hòa XHCN Xôviết đã lật đổ hoặc bỏ phiếu chống chính quyền cộng sản. Từ chiến thắng của phong trào Đoàn kết ở Ba Lan vào năm 1989 tới sự sụp đổ của bức tường Berlin tại Đông Đức chỉ chưa đầy một năm; trong khoảng thời gian giữa 2 sự kiện này, những đế chế thế chân lien xô khác đã sụp đổ giống như những con bài Đôminô- Cộng hòa Séc sụp đổ theo cách dân chủ và hòa bình nhất, trong khi Rumani tan vỡ theo cách thức bạo lực và độc đoán nhất. Trong nháy mắt, để chế Nga đã mất tất cả những gì đã giành được sau chiến tranh TG II.
Đế chế Xôviết là một đế chế rộng lớn,trải dài, đa văn hóa, lien kết với nhau bởi nỗi sợ hãi nguy cớ xâm lược và sức mạnh bên trong của hông quan và đảng cộng sản. khi nỗi sợ hãi biến mất và sức mạnh bị giảm sút, các thế lực chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc và khu vực vốn được chế ngự từ lâu đã tìm thấy thời khắc lịch sử của mình. Bắt đàu bằng cuộc ly khai căng thẳng của các nước Cộng hòa vùng Baltic vào 1989, sự tan rã đạt đến đỉnh điểm vào năm 1992 với sự ly khai của một số nước khác Ucraina, Bêlarút và Grudia. Chỉ có lien bang Nga gồm 9 nước cộng hòa vẫn là nòng cốt của Liên Xô cũ. Trong quá trình đó Gorbachev đã mất quyền lực và bị thay thế bởi kẻ báo ứng cũ của ông ta, Boris Yeltsin- một sự chuyển giao chính trị diễn ra giữa các cuộc nội chiến và bạo lực ở khu vực ngoại vi của Nga và 2 cuộc đảo chính bát thành nhưng có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ do phe cánh hữu lãnh đạo ngay tai trung tâm. Nuôi dưỡng cuộc khủng hoảng chính trị đó, và đựoc khủng hoảng chính trị nuôi dưỡng lại, là sự sụp đổ làm tê liệt nền kinh tế Nga, khi các thương nhân tự do, thương nhân chợ đen và những ngừơi quản lí nhà nước cạnh tranh để tiến hành, lợi dụng, hay ngăn chặn sự dịch chuyển của chủ nghĩa cộng sản sang chủ nghĩa tự do kinh doanh. Tình trạng hỗn loạn kt phát sinh sau đó là sự làm phát đình đốn ở mức độ cao hơn dự đoán, gần như đạt đến mức cao nhất mà CIA đã tính toán, rằng sự suy thoái cuối cùng sẽ ngang bằng hoặc vượt quá mức suy giảm 30% tổng sản phảm quốc nọi và tỷ lệ thất nghiệp 25% giông như Mỹ đã trải qua trong cuộc đại suy thoái năm 1930-1933.
(Để hiểu hơn về thời kì này các bạn có thể tìm đọc them các tài liệu viết về Purtin, tổng thống Nga hiện nay. Con đường chính trị của ông thăng tiến nhanh chóng trong thời kì này, và đây cũng là một thời kì thảm hại, một nền chính trị suy tàn tưởng chừng sụp đổ, sự vụ lợi cá nhân, chia bè phái, tranh chấp quyền lực và lạm phát là điển hình của cả 1 giai đoạn)
Sự sụp đổ đồng thời của đế chế Nga và chủ nghĩa Cộng sản là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân phức tạp. Tuy nhiên, cưn nguyên của vấn đề lá sự tính toán sai lầm cho rằng đầu vào công nghệ, tiền, và chuyên ra phương tây sẽ đủ lớn để giúp đế chế Nga vượt qua quá trình khó khăn và nóng vội của của việc công khai(glasnost) và cải tổ(perestroika). Nhưng đièu này hiển nhiên là không sẩy ra. Thay vào đó, hy vọng vào sự hào phóng của chủ nghĩa tư bản tắt lụi trong cuộc suy thoái toàn cầu, chủ nghĩa dân tộc Đức, hệ tư tưởng giáo đièu Mỹ, và sự chống đối của Nhật Bản. Đợt suy thoái toàn cầu 1990-1994 có nghĩa là kho bạc của chủ nghĩa tư bản tương đối nghèo nàn; bởi vậy ngay cả các nước nòng cốt muốn cứu vớt nước Nga và phục hồi Đông Âu, thì “Phương Tây cũng không đủ tiền để chi viện”, như lời phát biểu không chính thức của một quan chức Mỹ. một cách cụ thể hơn, nỗ lực hết mức của Tây Đức nhằm hợp nhất Đông Đức đã chứng tỏ mức chi phí quá cao đến mức đã ngốn hết khoản ngân sách viện trợ có sẵn mà Đức giành cho Liên Xô. Gorbachev đã hy vọng quá trình tái thống nhất nước Đức sẽ diễn ra chậm chạp và tăng dần- quá trình này sẽ khiến Tây Đức rảnh tay để đóng vai trò người bảo trợ chính cho nước Nga. Hy vọng đó đã chứng tỏ lá sai lầm, Gorbachev cố gắng đặt điều kiện cho phưong Tây để làm chậm lại quá trình này bằng cách khăng khăng yêu cầu một nước Đức thống nhất và tự chủ, Mỹ đã vui vẻ hợp tác trong một nỗ lực nhằm trì hoãn quá trình tái thống nhất; nhưng những cố gắng của Mỹ cũng không thể chặn đứng đựợc nỗ lực đầy quyết tâm của Tây Đức nhằm tái thống nhất càng sớm càng tốt, với bất kì giá nào. Chỉ khi sự tái thống nhất gần như là việc đã rồi thì Gorbachev mới thay đổi lập trường và thúc giục Mỹ giữ Đức trong NATO, như một cách thức kiểm soát bất kỳ tham bọng bá quyền Châu Âu nào của Đức trong tương lai.
Do viện trợ của Đức không đủ, người Xôviết quay sang Nhật Bản và Mỹ như là những nguồn cung cấp tài chính và công nghệ thay thế. Cả 2 đối tác này đều từ chối. Quan tâm trước hết tới vành đai Thái Bình Dương, Nhật Bản dành sự chú ý cho Trung Quốc nhiều hơn cho đế chế Nga. Trung Quốc đại lục đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc và đã thiết lập những mối quan hệ rộng lớn và mật thiết với các cộng đồng Trung Quốc tại hải ngoại như Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo. Trong khi vừa là mối đe dọa dài hạn đối với ảnh hưởng của Nhật, “Trung Quốc” mở rộng này cũng mang lại những cơ hội kiếm lời ngắn hạn cho việc chuyển giao công nghệ và đầu tư của Nhật Bản. Sự ổn định chính trị của Trung Quốc, được duy trì bởi sự trấn áp các ý kiến bất đồng, làm cho Trung Quốc càng trở lên hấp dẫn hơn. Nếu so sánh với một đế chế Nga đang suy yếu và mất ổn định thì rõ rang Nga hầu như không thu hút được sự quan tâm của những nhà đầu tư Nhật vốn có đầu óc thực tế.
Về phần mình, Mỹ trên thực tế đã làm phức tạp hóa ván bài của Gorbachev về viện trợ phương Tây. Một đằng, Mỹ không tiếc lời ủng hộ Gorbachev như là nhà lãnh đạo duy nhất có khả năng duy trì Liên Xô trong thời kì quá độ. Duy trì trật tự chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của đế chế Xôviết trên thực tế là động cơ chủ yếu trong chính sách của Mỹ dưới thời George Bush. Nó phản ánh mong muốn của Mỹ đưa sự ổn định từ quan hệ cộng sinh Xô-Mỹ, được tạo ra đầu tiên trong chiến tranh lạnh, tiến vào một kỉ nguyên mới tiếp theo. Nhưng nó cũng phản ánh niềm tin Mỹ cho rằng “các phong trào trên mặt trận kinh tế phụ thuộc vào sự ổn định chính trị”. Nếu không có trật tự chính trị, “dó cũng sẽ là việc đổ tiền bạc vào những hang chuột mà ai cũng biết”, như một nhà lãnh đạo Mỹ đã lưu ý một cách không cính thức. Kết quả là trong khi ít bị tác động mạnh bởi hội chứng Gorbachev hơn một số đồng sự Châu Âu khác, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã hầu như khong tiếc sức lực để hỗ trợ cho việc duy trì quyền lực của Gorbachev. Trên thực tế, họ không chỉ giữ khoảng cách với đối thủ cũng chính là người kế nhiệm cuối cùng của ông Boris Yeltsin- mà thậm trí còn ám chỉ rằng cách sử sự mù quáng của Boris Yeltsin khiến ông ta không phù hợp với vai trò lãnh đạo Liên Xô.
Mặt khác, chin sách kinh tế Mỹ phá hoại chương trình bình ổn chính trị của Nga. Mỹ muốn duy trì Gorbachev nhưng không muốn giữ lại mô hình kinh tế mà ông ta áp dụng, và nó không thể có đựợc cả 2 điều này đồng thời. Gorbachev tìm kiếm “một con đường thứ 3, một sự pha trộn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xh sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn để Liên Xô thâm nhập nền kinh tế TG”. Nhưng các nhà lãnh đạo Mỹ đã không chọn cách nào trong đó cả. được khuyến khích bởi một nhóm các nhà kinh tế Mỹ và các cựu “trí thức quốc phòng” mới hồi sinh đóng vai trò như các chuyên gia kinh tế tạm thời, chính quyền Bush khăng khăng áp dụng “liệu pháp sốc” cho Liên Xô, và sau đó là cho Liên Bang Nga. Gạt sang một bên các biện pháp nửa vời và “những con đường thứ 3”, họ hối thúc Gorbachev, và sau này là Yeltsin, vứt bỏ cẩn trọng và chấp nhận thị trường tự do ngay lập tức và dứt khoát. Liệu pháp sốc được đề xuất này phản ánh hệ tư tưởng thị trường tự do với tư nhân tự do kinh doanh đang được coi là thắng lợi tại Mỹ (và cả Anh) trong kỷ nguyên Reagan (Thatcher) của những năm 1980. Nó cũng phản ánh sự tin tưởng chắc chắn rằng chỉ có cơ chế tự do kinh doanh phi điều tiết mới có thể thuyết phục Quốc hội ủng hộ cho một chương trình viện trợ theo kiểu kế hoạch Marshall cho Liên Xô( và thậm trí lúc này, cuộc suy thoái và thâm hụt ngân sách Mỹ có thể ngăn cản quốc hội).
Không thể biến đổi Gorbachev thành một người chấp nhận tư tưởng thị trường tự do, hệ tư tưởng kinh tế giáo điều của Mỹ chỉ có thẻ hủy hoại mong muốn về mặt chính trị của nó là giữ Gorbachev ở vị trí lãnh đạo. Mất đi sự ủng hộ của Mỹ, chính sách kt “con đường thứ 3” của ông thất bại thảm hại và làm bùng phát yêu cầu của những người ủng hộ chủ nghĩa thị trường tự do của Boris Yeltsin về việc ông hoặc là chấp nhận liệu pháp sốc hoặc là từ chức. Cùng lúc đó, sự thu hẹp ảnh hưởng của đế chế Nga ở nước ngoài và sự phân ly trong nước, kết hợp với việc nước Nga mất đi vị trí siêu cường toàn cầu, đã thúc đẩy yêu cầu của những người cộng sản cũ và giới quân sự buộc ông phải chấm dưt chính sách tự do kinh tế chính trị hoặc là phải từ chức. Liên tục luồn lách tả hữu giữa những cực thù địch, sự dịch chuyển đầy thực dùng của Gorbachev đã giúp ông tạm thời giữ đựợc quyền lực, nhưng ở mỗi cánh lại tiếp tục phá hoại nền tảng trung dung mà ông đang dựa vào. Vào cuối 1991, ông hầu như không thể sống sót sau cuộc đảo chính quân sự của cánh hữu, và chỉ có yếu tố là cuộc đảo chính do lực lượng của Yeltsin tiền hành dường như đã cứu thoát ông. Hai năm sau, bản thân Yeltsin cũng suýt chết trong một động thái tương tự, và tới đầu năm 1994, ông ta dường như đã hướng sang cánh hữu để phản ứng lại trước một cuộc bạo loạn bầu cử của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản mới ở Nga. Hạn chế cải cách hạn chế thị trường tự do diễn ra đồng thời với nhưng lỗ lực của chủ nghĩa toàn Nga ở nước ngoài nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc nội chiến ở Nam Tư và ở trong nước nhằm tái hội nhập đế chế Xôviết cũ. Đối với Mỹ, đây là điều tồi tệ nhất trong tất cả những viễn cảnh mà họ đã tiên liệu. MỘt đế chế Nga hiện nay quá yếu nên không thể trở thành mối đe dọa chắc chắn và hữu ích trong việc duy trì bá quyền Mỹ; một đế chế Nga quá trì trệ và vô chính phủ nên không thể là một mặt trận mới để có thể phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu. thay vào đó, đế chế Nga hiện tại là một vấn đề của những khía cạnh mang tính chất tưởng niệm. Làm thế nào đề hòa hợp nó vào bất kỳ trận tự nào của thời hậu chiến tranh lạnh?
Cuộc chiến vùng vịnh và chấm dứt bá quyền Mỹ
Việc chấm dứt chiến tranh lạnh thúc đẩy sự kết thúc bá quyền Mỹ, mặc dù không phải trước “tiếng hoan hô cuối cùng” trong cuộc chến vùng vịnh chống lại Irắc. Sự chấm dứt ưu thế vượt trội toàn cầu của Mỹ, cộng vối sự sụp đổ của đối thủ cộng sinh XôViết, đã lại tạo ra một viễn cảnh rằng phi tập trung của thế giới cũng đồng nghĩa với tình trạng bất ổn định của nó.
Sự kết thúc Chiến tranh lạnh lúc đầu đã tạo ra động lực cho xu hướng trung dung vố lắng chìm từ lâu- xu hướng mà từ một thập kỉ trước dã keu gọi sự hạn chế vai trò cảnh sát toàn cầu của mỹ và tăng cường những nỗ lực khôi phục nền kinh tế Mỹ. Từ quốc hội, Văn phòng kế toán tổng hợp, các ủy ban đặc biệt có thẩm quyền cao như nhóm Nghị sự Mỹ, thậm trí cả những trang trong tạp trí Foreign Affairs cũng kêu gọi đấu tranh với vấn đề thâm hụt ngân sách và thương mại lâu nay bị lơ là, cắt giảm đáng kể chi phí quân sự và sử dụng “phần cổ tức hòa bịnh” có được từ sự cắt giảm này để giải quyết các vấn đề yếu kém trong nền giáo dục và cơ sở vật chất kĩ thuật của Mỹ, tìm ra các giải pháp cho các vấn đề trên TG theo góc độ kinh tế chứ không phải chính trị, và chấp nhận sự kết thúc của bá quyền Mỹ cũng như nhu cầu về các cách tiếp cận mang tính tập thể hơn thông qua lien hợp quốc hay nhóm các nước công nghiệp phát triển G-7. Ngay cả khi cuọc khủng hoảng vịnh Batư nổ ra năm 1990 với việc Irắc xâm lược Côoét, xu hướng trung dung vẫn có tiếng noi đáng kể. Trong cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt vè hiệu quả của các biện pháp quân sự so với trừng phạt kinh tế, những người trung dung vẫn ủng hộ mạnh mẽ việc trừng phạt kinh tế với những lí lẽ rất gây án tượng trước các ủy ban thuộc quốc hội- bao gồm cả cựu bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara và James Schelesinger. Họ lập luận rằng chỉ riêng trừng phạt kinh tế cũng sẽ buộc irắc rút quân khỏi Cô oét, và nếu Irắc không làm như vậy, thời điểm can thiệp có thể được sử dụng để biến đổi bất kỳ sự can thiếp cuối cùng nào thành một hành động tập thể của Liên hợp quốc hơn là một hành động chủ yếu của Mỹ. sức mạnh trong lập luận của họ được phản ánh ở tỷ lệ chênh lệch phiếu sít sao qua đó quốc hội đã phê chuẩn phưong án trừng phạt quân sự vào tháng giếng 1991, một tỷ lệ chênh lệch phần lớn được tạo ra bởi các lá phiếu bầu của những cử chi miền Nam tới từ những khu vực phụ thuộc nhiều vào các hợp đồng quân sự.
Tuy nhiên, chính quyền Bush chưa bao giờ dao động đối với niềm tin của cánh hữu rằng sự kết thúc Chiến tranh lạnh không thể làm giảm thiểu nhu cầu về bá quyền Mỹ. Cam kết ủng hộ tự do kinh doanh trong nước và tự do thương mại ở nước ngòai, chính quyền tiếp tục nhìn nhận tương lại của Mỹ hoàn tòan trên khía cạnh chủ nghĩa đa phương toàn cầu mà sẽ được thúc đẩy và bảo vệ bởi sức mạnh quân sự Mỹ. Đối với tất cả những lời kêu gọi của tổng thống về “một trật tự TG mới”, mục tiêu của ông chính là duy trì trật tự cũ của một nên hòa bình kiểu Mỹ. giữa những yêu cầu và đồi hỏi về lợi tức hòa bình, chính quyền của ông chỉ dự tính cắt giảm 10% chi phí quân sự trong khoảng thời gian 5 năm, hầu hết là lĩnh vực nhân sự chứ không phải là lĩnh vực phát triển vũ khí. Trong khi đó, chính quyền tích cực tìm kiếm những cơ sở mới cho sự can thiệp của mình, vì lúc này lý do cũ về sự bành trướng của Xôviết không còn phù hợp nữa. chủ nghĩa khủng bố quốc tế trước đó đã từng phục vụ cho mục đích này vào năm 1986 với cuộc không kích của chính quyền Reagan chống lại Libi. Vào tháng 12 năm 1989, buôn lậu thuốc phiên QT giúp Mỹ biện minh cho hành động xâm lược Panama mà đỉnh điểm là việc bắt giữ, giam cầm và xét xử tướng Manuel Noriega. Vào đêm trước cuộc khủng hoảng vùng vịnh 8/1990, Lầu Năm Góc thông báo “kế hoạch chiến lược quân sự của Mỹ trong thập niên 1990” mới được lập ra, không hướng vào các mối đe dọa Đông-Tây mà nhấn mạnh vào nguy cơ Bắc-Nam trong TG thứ 3, đựoc tạo ra-theo lời của họ- bởi “sự phát triển của các cường quốc khu vực”, đặc biệt là “ở Trung Đông”.
Trong bối cảnh ưa chuộng hành động quân sự, chính quyền Bush nhanh chong giập tắt cuộc xâm lược Cô oét của Irắc vào ngày 2/8/1990, để đưa kế hoạch “chiến đấu mới” vào hành động. nhanh chóng vượt lên trên quan điểm của những ngừoi thuộc phe thiểu số yêu cầu trừng phạt kinh tế chống Irắc, chính quyền đã chấp nhận phương án quân sự để đanh đuổi quân đội Irắc ra khỏi Cô óet. Vào đầu tháng 12, chính quyền đã tiết lộ những chi tiết chính xác và có thể đoán trứoc của kế hoạch quân sự. vào cuối tháng 9, Brent Scowcroft, cố vấn an ninh quốc gia của Bush, chỉ ra rằng trừng phạt kinh tế có thể sẽ diễn biến quá chậm, và Les Aspin, Chủ tịch Ủy ban quân sự Nhà Trắng, kết luận “chính quyền đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm giải pháp chiến tranh”. Vào tháng 10 và 11, Mỹ đã chuyển việc triển khai quân đội Arập Xếut từ thế phòng ngự sang tấn công, tăng gấp đôi số quân và thông báo chấm dứt việc chuyên quân cho tới khi cuộc khủng hoảng đựợc giải quyết. Cuối cùng, vào tháng giêng 1991, ngay cả trước thời điểm xảy ra cuộc chiến vùng Vịnh, Tông Thống dã không tiếc công sức chính trị để đảm bảo sự ủng hộ của Quốc hội đối với hành động quân sự sắp tới;ông cũng nỗ lực về mặt ngoại giao để xóa bỏ sự can thiệp mang tính ngoại giao vào phút chót của ngừoi Xôviết mà có thể ngăn cản hoạt động quân sự.
Cả những cân nhắc ngắn hạn và dài hạn đều nằm trong xu hướng nghiêng về cuọc chiến vùng Vịnh Ba Tư của Mỹ. về những cân nhăc ngắn hạn, cá tham vọng chính trị riêng của Bush có thể là một yếu tố quan trọng. Kenvin Phillips, một nhà phântích chính trị nổi tiếng, đã lưu ý vào tháng 12 khi chính quyền kích động công chúng theo “phương án chiên tranh”, rằng “khả năng tái đắc cử tổng thống George Bush vào năm 1992 đang ngày càng bấp bênh”. Với uy tín của Tổng thống bị giảm sút trong cuộc thăm do ý kiến diễn ra sau sự bất lực của ông trong sử lý khủng hoảng ngân sách và cuộc suy thoái đang tới gần, Philips đã kết luận rằng “một giai đoạn trì trệ sâu sắc- dường như ngày một rõ rệt hơn- sẽ khiến cho chiên dịch bầu cử năm 1992 trở nên cay đắng”. Mặt khác, một chiên thắng nhanh chóng quyết định trên cương vị tổng thống thời chiến trong cuộc chiến vùng Vịnh Ba Tư có thể mang lại cho Tổng Thống Bush cái mà cuộc chiến Falklands đã tặng cho thủ tướng vương quốc Anh Margaret thatcher một thập kì trước. vinh quang chiến trừơng trongmột cuộc chiến ở nước ngoài có thể làm mờ đi, thậm trí xóa hẳn mối quan ngại của công chúng vè nền kinh tế trong nước và biến một nhà lãnh đạo mờ nhạt, bị một số người miêu tả như một “người nhút nhát”, thành một vị anh hung dân tộc.
Cũng như vậy, mối quan ngại trước mắt về nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế toàn cầu cũng hứong tới Mỹ vào giải pháp can thiệp quyết định. Dầu mỏ có lẽ là yếu tố chủ chốt trong nhưng mối lo lắng này. Việc irắc kiểm soát sản lượng dầu mỏ của Cô oét sẽ là sự đe dọa của nó đổi với Arập xếut đặt cường quốc Trung Đông này ở một vị thế có thể thay dổi một cách sâu sắc cấu trúc giá dầu mỏ TG. Trên thực tế, một tháng trước khi quyêt định xâm lược Cô oét, Saddam Hussein đã cảnh báo rằng ông ta sẽ “sử dụng vũ lực chống lại” Cô oét và Arập xếut “nếu họ không giảm bớt khối lượng sản xuất quá mức của mình”, điều mà theo ông đã làm giảm giá dầu mỏ và gây tổn thương cho nền kinh té Irắc. với lời cảnh báo giờ đây đã trở thành hành động, các nhà lãnh đạo Mỹ sợ rằng việc irắc sử dụng vũ khí dầu mỏ có thể khiến cho giá dầu (16,4$ một thùng trước chiến tranh) tăng lên tới 65$ một thùng, theo như mộtnghiên cứu của ngan hàng TG, và tời 100$ hay cao hơn, theo một số chuyen gia dầu mỏ. một cây bút tờ New York time cảnh báo rằng chi phí cao của “cú sốc dầu mỏ” này sẽ làm trầm trọng them cuọc suy thóai của Mỹ và nảh hưởng nhanh chóng lán rộng toàn cầu, có thể đặt các vòng đàm phán GATT vốn rất khó khăn dưới áp lực không thể chịu đựng đựơc của nhưng người theo chủ nghĩa bảo hộ và giáng một đòn mạnh vào thương mại TG. Hơn nữa, “nhũng hậu quả kinh tế tàn khốc” của giá dầu mỏ cao hơn “đối với phương Tây CN hóa có thẻ sẽ phá hoại các cuộc cải cách của Xôviết, những cải cách phụ thuộc phần lớn vào sự ủng hộ và thương mại của Phương Tây”, một tính toán đã góp phần lý giải ngầm ủng hộ của Gorbachev đối vối chủ nghĩa can thiệp Mỹ ở vùng vịnh.
Trong khi các yếu tố kinh tế, chính trj ngán hạn như vậy rõ rang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành động quân sự của mỹ, chúng đã che khuất tầm quan trọng trong thàm vọng lâu dài của chính quyền Mỹ nhằm khắc sâu uy tín của bá quyền Mỹ và tiép tục kế hoạch bá quyền đang diễn ra. Măc dù chiến trnah lạnh đã kết thúc nhưng chính phủ Mỹ tin rằng cấu trúc của chủ nghĩa tư bản toàn cầu đòi hỏi phải có một trung tâm bá quyền để đặt ra và cưỡng chế thi hành các luật lệ quốc tế của chủ nghĩa tư bản tự do. Hơn nữa Mỹ tin rằng chỉ Mỹ mới có sức mạnh để đóng vai trò đó- cả “sức mạnh mềm” của các ý tưởng và ‘sức mạnh cứng” của tiềm năng quân sự.
Trong suốt những tuần Irắc xâm lược Cô oét vf phản ứng ban đầu của Mỹ, các trang bài của những tờ báo và tạp trí chủ chốt tràn ngập những đoạn trích của các nhà lãnh đạo trong và ngoài nứoc với ý nghĩa: “chỉ có một siêu cường duy nhât trên TG, và đó là mỹ”; “thực tiễn là sức mạnh và vai trò lãnh đạo cảu Mỹ.. tuyệt nhiên khôn gcó một sự thay thế nào khác”; “các binh lính Mỹ nhân thấy một có hội để chứng tỏ rằng xét đến cùng họ là người cần thiết , ngay cả khi con gấu Nga thu mình vào trong hang ổ của nó”; “ Cuộc khủng hoảng chứng tỏ rằng sự suy yếu của Liên Xô trong vai trò siêu cường khôn g làm giảm bớt giá trị lá bài quân sự Mỹ”; “Thế giới chiến tranh lạnh 2 cực đã nhừng choc cho một TG không phải đa cực mà là đơn cực, với Mỹ là cực duy nhất còn lại”. Đó là cuộc chạy đua của những lời tái khằng định bá quyền.Một số những lời lẽ hoa mỹ này gần như là chủ nghĩa ngợi ca chiến thắng và dương như gợi ý rằng Mỹ có thể một lần nữa đóng vai trò cũ của mình như trong nhưng năm 1950 và 1960. Một số lời lẽ thì hạn chế hơn và lưu ý rằng ứu thế vượt trội về quân sự Mỹ đã khôn còn tương xứng với sức mạnh kt như trong kỷ nguyên trước đó. Nhưng hầu hết các diễn giả về chủ đề này đều tranh cãi nhau về quan điểm của “những người theo chủ nghĩa suy vong” rằng nước Mỹ, giống như các cường quốc khác trước đó, đã bước qua thời kì đỉnh cao và đang trên đường tụt dốc.
Thắng lợi gây choáng váng của lien quân do Mỹ lãnh đạo trước irắc đầu năm 1991 càng khuyến khích những khát vọng bá quyền . “Ơn chúa, chúng ta đã quên đi hội chứng Việt Nam một lần và mãi mãi”, Tổng thống George Bush hân hoan nói trong chiến thắng, một cảm xúc được cộng hưởng bởi rất nhiều người khác ở khắp trong và ngòai nước.. “Chúng ta đã nổi lên từ bãi lầy của sự hoài nghi về bản thân và nhận thấy chúng ta thực sự là một cường quốc”, - một giáo sư khoa học chính trị ở một trường đại học hàng đầu Mỹ nói. Một cây bút tài chính chủ chốt của tờ New York times đã viết rằng sự thay đổi “quan trọng nhất” được tạo ra bởi chiến tranh “là nhận thức mới về sức mạnh Mỹ, với hình ảnh của nước Mỹ thay đổi từ một cường quốc đang xuống dốc thành một thế lực đang lên của thế giới”. Bản hợp xướng-và-trả lời này kết thúc với đánh giá của tổng thống Mỹ rằng “nổi nên từ tất cả các yếu tố đó sẽ là một điều mới mẻ- chúng ta hãy gọi nó như sau: một sự tín nhiệm được tái thiết lập cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.” đối với những người ủng hộ cánh hữu, những bài học giới hạn đạo đức và vật chất của sức mạnh Mỹ, được rút ra từ cuộc chiến tranh vn, cuối cùng đã trở lên không thiết thực, và Mỹ giờ đây có thể tiếp tục nhiệm vụ được chỉ định của mình.
Nhiệm vụ này, có từ chiến tranh TG II, là thực hiện kế hoạch bá quyền Mỹ. Đương nhiên, một phần của kế hoạch là việc ngăn chặn và chế ngự Liênxô, nhưng đó chỉ là một phần của kế hoạch bá quyền và không phải lúc nào cũng là phần cấp thiết nhất. cũng như vậy, việc rang buộc nước Anh vào một “mối quan hệ đặc biệt” mà có thể đem lại cho nước bá quyền cũ một phần danh tiếng và lợi nhuận nhất định để đền bù cho việc đưa khối thịnh vượng chúng và đế chế cũ vào thế giới tự do của MỸ cũng chỉ là một phần của nhiệm vụ. tương tự như vậy là việckiếm chế Nhật Bản và Đức theo cách ngăn chặn được sự tái phạm trong khi hỗ trợ 2 nước này trở thành đàu tàu cho tăng trưởng châu Âu và Chấu Á, cung x như việc kiềm chế chủ nghĩa dân tộc cách mạng ở thế giới thứ 3 bẳng “củ cà rốt và cây gậy”- viện trợ kt kết hợp can thiệp quân sự. Và việc xóa bỏ bất kì chủ nghĩa biệt lập Mỹ nào mới hồi sinh- điều có thẻ tước bỏ sự ủng hộ về vật chất và quyền lực đạo đức của chủ nghĩa quốc tế MỸ ở trong nước-cũng chỉ là một phần của nhiệm vụ này. Bất chấp sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô, những nhiệm vụ khác của kế hoạch bá quyền vẫn tiếp tục đòi hỏi sự quan tâm của Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh này, cuộc chiến Vùng Vịnh mang lại những cơ hội vàng quá hấp dẫn đến mức không thể chối từ. Đầu tiên, nó tái khẳng định “mối quan hệ đặc biệt” của Anh với Mỹ thông qua việc cung cấp cho Anh cả sựchia sẻ vinh quang trên mặt trận và đảm bảo rằng những đồng đôla dầu mỏ của Cô oét và arập xêut sẽ tiếp tục được lưu chuyển mà không bị gián đoạn vào những ngân hàng của London. Thứ 2 nó tái thiét lập sự phụ thuộc của Đức và Nhật vào sự bảo hộ của Mỹ- không phải bảo hộ chống lại hiểm họa an ninh Xôviết mà là đảm bảo cho 2 nước này tiếp cận các nguyên liệu thô và nguồn tài nguyên chính. (Một cuộc “chiến tranh nguồn” để thay thế một cuộc “chiến tranh lạnh”, như một số nhà quan sát đã nhận xét mặc dù trên thực tế nó phần nào giống cuộc chiến chiến cũ với một cơ sở mới). Thứ 3, nó đặt các nước thế giới thứ 3 trước một cảnh báo rằng sự kết thúc Chiến tranh lạnh không mang lại cho họ giấy phép để có thể thực hiện những luật chơi của riêng họ. những lý lẽ biện minh khác cho sự can thiệp có thể lấp đầy khoảng trống tạo ra bởi sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Xôviết, và Mỹ tiếp tục duy trì được sức mạnh hành động dựa trên chúng. Trên thực tế, sự kết thúc chiến tranh lạnh đã thực sự đặt nước mỹ vào vị thế mạn hơn ở khu vực ngoại vi. Mỹ không còn phải đấu tranh với các nước Thế giới thứ 3 vốn đang lợi dụng cuộc chiến tranhlạnh để dùng siêu cường này chống lại siêu cường kia. Phương án can thiệp không còn bị ngăn cản bở nỗi sợ hãi về cuộc đối đầu quân sự với Liênxô thứ tư, cuộc chiến vùng Vịnh đã lại tạo ra những tình huống để có thế có được sự ủng hộ từ công chúng trong nước với bá quyền Mỹ ở nước ngoài. Cuộc thảm sát bằng công nghệ cao dành cho một quân đội Irắc thất bại, kết hợp với thương vong nhẹ của phía Mỹ, cho thấy rằng Mỹ có thể quay lại với thời kì bá quyền với giá rẻ trước cuộc chiến tranh VN, rằng cuộc chiến vùng vịnh là một nguyên mẫu cho các cuộc chiến với “cường độ bậc trung” trong tương lai, trong đó công nghệ và hỏa lực Mỹ sẽ mang lại chiến thắng nhanh chóng, quyết định với sự hy sinh không đáng kể của công chúng.
Bất chấp những lợi thế hiển nhiên này, cuộc chiến vùng vịnh đã không đạt được những mục tiêu của nó trên bất kì cơ sở lâu dài nào. Sự thân thiện Anh- Mỹ, dựa trên mối quan hệ cá nhân gần gũi và những rang buộc về hệ tư tưởng giữa Reagan và Thatcher, sau này là Bush và John Major, nhanh chóng trở lên mờ nhạt sau thất bại của tổng thống Bush trong nỗ lực nhằm tái đắc cử năm 1992( một cuọc tái tranh cử được sự ủng hộ tích cực của đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh). Trong vòng một năm Bill Clinton leo lên vị trí Tổng thống, hai đồng minh trong cuọc chién tranh vùng Vịnh nhận thấy bản thân họ đối lập với nhau xung quanh các vấn đề như cuộc nội chiếm Nam Tư, “những vấn đề” của Bắc Ailen, tốc độ hội nhập chính trị của Châu Âu và đặc trưng của hiến chương xã hội Châu Âu về lao động và phúc lợi. Sự bất hòa cá nhân và bất đồng tư tưởng giữa thủ tướng anh và tân tổng thống Mỹ càng làm tăng them những khác biệt này.
Nỗ lực của MỸ để buộc Đức và Nhật Bản đã phụ thuộc vào sự bảo hộ của Mỹ có nhưng giá cao của riêng nó. Kể từ Cách mạn Mỹ, lầ đầu tiên Hoa Kỳ mơiphải huy động những nguồn đóng góp tài chính từ các nước khác để chi trả cho một cuộc chiến tranh, và Đức, Nhật Bản là những nước nòng cốt chính được nhắm tới. không cò khả năng tiếp tục tài trợ cho kế hoạch sen đầm toàn cầu của bản thân, Mỹ đã cho thuê dịch vụ bá quyền của mình. Đức (6,6 tỷ USD) và Nhật (10,7 tỷ USD) cùng nhau đã cam kết trả một phần ba chi phí được tính toán khoảng 50 tỷ USD của cuộc chiến tranh.
Bản chất “cho thuê sung” trong mối quan hệ giữa Mỹ và các cường quốc phe Trục cũ đã đặt ra một số vấn đề rắc rối đối vối Đức và Nhật Liệu “cuộc chiến Mỹ” (như thường đựoc miêu tả ở Châu Âu) là thực sự cần thiết hay có thể tránh được thông qua việc tiếp tục trùng phạt kinh tế hay sang kiến ngoại giao phút chót của Xôviết? nếu nó là không cần thiết, thì liệu đây có phải là “một âm mưu của Mỹ để hợp thức hóa bá quyền Mỹ.. bằng vũ lực và sự chi phối lâu dài của nước này đối với nguồn cung cấp dầu mỏ TG”. Một bước khởi đầu để “đảm bảo vị thế siêu cường của Mỹ trong thế kỷ XXI, bất chấp sự suy giảm sức mạnh kinh tế?”. những ý niệm này, được mô tả đặc chưng bởi tuần báo New York times, trở nên phổ biến đầu tiên trong những người Palextin và cuối cngf là lan tràn ở Châu Âu và Nhật Bản. Cuối cùn, ngay cả nếu cuộc chiến là càn thiết, thì lợi ích lâu dài của Đức và Nhật được phục vụ tốt hơn nhờ hoạt động thông qua mY hay hành động dựa trên tự bản thân họ? Được tiếp thêm sức mạnh bởi chủ nghĩa dân tộc đang lên cao ở các nước này, vấn đề trở nên dặc biệt nóng bỏng tại Nhật , nơi công chúng đang chia rẽ sâu sắc xung quanh vấn đề tính hiệu quả của lực lượng quân sự Nhật Bản đang được gửi tới Vinh Ba Tư để biểu thị tình đoàn kết và liệu đôi quân này có nên được vụ trang hay là chỉ hạn chế ở vai tro lực lượng không tham gia chiến đấu? Lo ngại trước những khuynh hướng hiếu chíến của nước Nhật trong quá khứ, phần lớn người Nhật ủng hội việc tiếp tục hợp tác với Mỹ. Nhưng một triệu người mua cuốn Nhật Bản có thể nói không (The Japan That Can Say No) của tác giả Shintaro Ishihara đã thể hiện sự ủng hộ ở mức độ nhất định quan điểm của tác giả cho rằng “Nhật Bản nên vun đắp cho nền quốc phòng của riêng mình và theo đuổi các lợi ích chiến lược riêng”.
Sự can thiệp của Mỹ không ngăn cản đựoc sự tan rã và chủ nghĩa phan lập của các lực lựong ở Thế giới thứ ba. Do vậy nókhông ngăn chặn được sự tự hủy diệt chủng tộc của cuộc nội chiến Nam Tư, cuọc chiến cát cứ và nạn đói tại Xômali, sự xuống dốc của Haiti thànhmột nước vô chính phủ và bạo lực, khuynh hứong phổ biến vũ khí hạt nhân rõ rệt trong các chính sách quan sự của Công hà Dân chủ nhân dân Triều Tiên, hay nguy cơ chiến tranh giữa các chủng tộc và trong nội bộ các chủng tộc tại Nam Phi. Bị mắc kẹt giữa sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với quyền tự quyết và khát khao thầm kín của nứoc Mỹ về trật tự và ổn đinh của hệ thống nứoc Mỹ sau chiến tranh lạnh chỉ còn có thể tiến hành mọi việc theo đường vòng và trong nhiều trường hợp là thất bại.
Ngay cả hậu quả trước mắt và thảm khốc của cuộc chiến vùng Vịnh cũng phản ánh điều này. Nóng lòng với việc lật đổ đế chế của Saddam Hussein tại irắc, nhưng hoa kỳ lại không mong muốn phải chứng kiến đất nước irắc bị đe dọa từ trên trong bởi ngừơi Kurd và ngừơi Shiite đối lập, lực lượng mà các cụộc bạo loạn tương ứng của họ tại mien bắc và miền nam đã ngấm ngầm được Mỹ khuyến khích trong suốt cuộc chiến tranh. Triển vọng về mootj nươcứ Kurdistan độc lạp là một điều không thể chấp nhận đối với 2 đồng minh thời chiến, thổ Nhĩ Kỳ và Xyri, và bất kì sự tăng cường ảnh hưởng nào của người Shiite tại irắc sẽ có thể tác động ngược trở lạitơi lợi ích khu vực của một nước iran thù địch. Trong bối cảnh đó, Mỹ cố gắng giải quyết vấn đề hóc búa của mình thông qua việc ủng hộ một cuộc đảo chính quân sự chống Saddam Hussein. Nếu đảo chính thành công, nó sẽ khiến irắc không còn là mối nguy hại và hiểm họa chiến tranh, trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn lãnh thổ từ lâu đời mà nó xưng đáng được hưởng. Sự thống nhất của irắc, không có sự hiện diện của Saddam Hussein, được ưu tiên hơn so với quyền tự quyết của người Kurd và Shiite, cả 2 đều bị bỏ mặc hoàn tòan cho lực lượng quân sự không đầy đủ của bản thân. “Mỹ bỏ mặc lực lượng phién loạn một cách bất nhẫn”, tiêu đề của một bài báo Mỹ đã từng nêu một cách bức xúc. “Chúng ta đã làm gì?”0 một ký giả nổi tiéng đã đặt câu hỏi, so sánh chính sách của Mỹ đối với phién quân irắc với chính sách không hành động của Liên xô trong cuộc bạo loạn Vacxava năm 1944.
Thái độ phấn khích của công chúng vơi vinh quang trong cuộc chiến vùng Vịnh không kéo dài, và nó đã không chuyển thành sự ủng hộ rộng rãi mới của công chúng cho bá quyền tòan câu Mỹ. thay vào đó, vụ bạo động lớn của tầng lớp trung lưu Mỹ năm 1992 nhanh chóng hướng trọng tâm chính trị từ các bản đồ chiến trường sang những đồ thị kinh tế. dứơi gánh nặng của nhiều thập kỉ suy giảm kinh tế, thuế cao, sự tái phân bổ thu nhập hướngtới tầng lơp trên, nạn thát nghiệp mang tính chất cấu trúc, và một cuộc suy thoái nặng nề không thể biến mất, ccs công nhân, nhf chuyên môn và thương nhân nhỏ của mỹ yêu cầu rằng sự thịnh vượng của nền kinh tế phải được ưu tiên hàng đầu, trên cac vấn đề địa chính trị toàn cầu. Sau nhiều thập kỉ hờ hững về chính trị, cuộc bầu cử đầy bất ngờ năm 1992 đã đẩy George Bush ra khỏi nhà Trắng,chưa đầy 18 tháng sau thắng lợi cá nhân của ông ta trong cuộc chiến vùng vịnh. Các kết quả cho thấy có gần 1/5 số phiếu phổ thông danh cho ứng cử viên lần đầu tiên của đảng Dân túy đang được quan tâm, Ross Perot, bất chấp vị trí đảng thứ 3 của ông và sự không nhất quán cũng như thành tích bất thường của ông. Các cử tri đặt Bill Clinton vào cương vị tổng thống, bất chấp vụ bê bối cá nhân và suất phát hạn chế của ông- tương tự như Jimmy Carter- vơi vai trò thống đốc của một bang nhỏ ở Miền Nam. Tập trung gân fnhư hòan toàn vào các vấn đề kinh té, Perot và Bill Clinton giành được 2/3 só phiéu ủng hộ trên toàn quốc. nếu nước Mỹ phải chọn lựa giữa việc thực thi vai trò sen đàm thế giới với khôi phục kinh tế thì hầu như không có nghi ngờ gì về ưu tiên tạm thời lúc này.
Tương lai của hệ thống TG trong một phần tư thế kỷ tới
Thất bại của cuộc chiến vùng vịnh trong việc đẩy nhanh kế hoạch bá quyền Mỹ lại một lần nữa làm nổi nên những vấn đề về việc các luật lệ toàn cầu sẽ được tạo ra và cương chế như thế nào trong kỉ nguyên thời hậu chiến. Trong một chiều hương đi xuống lien tiếp từ hội nhập tới tan rã, năm khuynh hướng khả thi nôi rlên cho tương lai của hẹ thong TG trong một phần tư thế kỉ tới: Bá quyền mới của Mỹ, bá quyền chúng giữa Nhật-Mỹ, một bản hợp xướng tạp thể của các cường quốc, lưỡng cực và đa cực.
Trong khi bá quyền mới của Mỹ rõ rang làmột khả năng thực tế thì nó gần như không thể xảy ra nếu thiếu một số đièu kiện. Trước hết, nó yêu cầu Đức và Nhật tiếp tục tuân thủ theo sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Trong bối cảnh Nhật có xu hướng chống lại vài trò lãnh đạo đó, và sự độc lập gần đây của Đức trong chính scáh đối ngoại và kế hoạch tiên tệ của nứoc này, sự tuân thủ này trong dài hạn có thể bị đặt câu hỏi- đặt biệt khi cả 2 quốc gia này trở thành thành viên thường trực của hội đồng bảo an lien hợp quốc. Thứ 2, vì bá quyền dựa nhiều trên sưc mạnh kt cũng như quân sự, Mỹ phải giành lại sức cạnh tranh trong nền kt TG. Tuy nhiên điều này lại đòi hỏi Mỹ phải hy sinh một số quyên flực cảnh sát toàn cầu của mình, một lựa chọn rõ rang được ưa chuộng trong không khí chính trị giữa những năm 90. thứ 3 các cuộc chiến tranh với cường độ bậc trung sẽ phải diễn ra thừong xuyên tới mức có thể kéo dài mãi sự phụ thuộc của hệ thong thế giới vào sự bảo hộ quân sự của Mỹ. Tuy nhien các tình huống như cuộc chiến vùng vịnh Ba Tư là rất hiếm hoi- tình huống trong đó có sự đồng thuận giữa khu vực nòng cốt và ngoại vi ở Liên hợp quốc, nơi nguồn lực đang bị đe dọa có vai trò thiết yéu với hầu hết nền kinh tế cac quốc gia( như giâu mỏ vịnh Ba tư) , khi mà các khu vực rõ rang có vai trò quan trọn đối với an nih của hâu fhết các quốc gia ( như Trung Đông, nơi kênh đào Suez đóng vai trò như cầu nối giữa 3 đại lục), và nơi địa hình tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc chiến theo kiêu NATO sự dụng lực lựong NATO, công nghệ NATO và chiên thuật NATO(được thiết kế ban đầu cho đồng bằng Bắc Đức).
Sự hiếm hoi của những tiền đề thuận lợi biểu hiện rất rõ rệt trong sự bất lực của Mỹ khi phản ứng lại trước cuộc nội chiến thảm khốc ở Nam Tư và bắt đầu vào năm 1991 và vẫn tiếp tục sa lầy trong vá đấu cuối tàn bạo của nó ba năm sau. Như CIA đã dự đoán chính xác vào năm 1990, cuộc nội chiến chủ yếu là nỗ lực của ngừoi Crôtia và Bôxnia ly khai chống lại quyết tâm của người Serbi nhằm duy trì quyền kiẻm soát đổi với lien bang Nam Tư cũ gồm sáu nứoc Cộng hòa. Năm 1991 đã chứng kiến một cuộc chiến kéo dài giữa Crôtia và Nam tư do người Serb chi phối, trong đợt li khai của Bôxnia vào năm 1992 đã làm dịch chuyên trọng tâm sang vùng đất mới bị bao vây đó. Cuộc chiến tàn bạo này thường được mô ta như cuộc thanh trừng sắc tộc magn tính diệt chúng.
Quãng thời gian ba năm đầu của cuộc chiến tranh, ngừơi phương tây đã do dự và tranh cãi về lợi ích của việc chờ đợi và theo dõi, sự dàn xếp ngoại giao, trừng phạt kinh tế, can thiệp quân sự hạn chế và can thiệp quan sự tổng lực. Tất cả đều đã được áp dụng, trừ phưong án cuối cùng, và điều này không mang lại kết quả. Cùng lúc đó, phưong Tây dao động và tranh cãi về việc liệu liên minh châu Âu( kết thừa cộng đông chau âu sau 1993), NATO do Mỹ chi phối hay lien hợp quốc nên đi đầu trong các phưong án đựoc lụa chọn. Mỗi tổ chức dường như làn lựot đều dẫn đầu trong các phương án và luôn không tạo ra hiệu quả gì.
Cuộc khủng hoảng Nam Tư hầu như hoàn toàn không có các tình huống như ở cuộc chiến vùng Vịnh khiến những quyết định hành động trở lên khả thi. Các điều kiện chính trị và địa hình lãnh thổ không phù hợp vơi một cuộc chiến tranh kiểu NATO; không có nguồn lợi chung như giầu mỏ cung như tâm quan trọng chiến lược nhất trí bị đe dọa; và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hạn chế tối thỉêu lượng tài trợ cho quân đội và sự ủng hộ của công chúng sẵn có cho bất kì một hành động cứng rắn nào cho dù từ châu âu hay Mỹ.
Tuy nhiên, điều tồi tệ hơn là không có sự thống nhất về lợi ích giữa các cường quốc trong vấn đề Nam Tư lấy ví dụ, Đưc có một mối quan hệ lịch sử lâu dài với Crôatia, và việc nươc này đơn phương công nhận nền dộc lập của Crôatia vao ftháng 12 năm 1991 buộc cộng đông Châu âu và Mỹ bất đắc dĩ phải đồng tình. Hành động then chốt này, đến lượt nó lại khuyến khích Bôxnia tuyên bố độc lập và bảo đảm rằng một nước Nam Tư của người Serbi sẽ làm tất cả để ngưan cản điều đó, và như vậy đã dân tới giai đoạn thứ 2, một giai đoạn thậm trí còn đãm máu hơn của cuộc nộichién. Tương tự, Nga cũng có mối quan hệ lịch sử lâu đời với Serbia, và thông điệp đon phưong gửi lực lượng tới Bôxnia vào năm 1994 đã ngăn chặn một cách hiệu quả các cuộc không kích sắp xảy ra của NATO chống lại người Serb ở Bôxnia. Bị mắc kẹt giữa tảng đá Đức và quan điểm cứng rắn của người Nga, Mỹ ban đầu ủng hộ nguyên tăc thống nhát và toàn vẹn lãnh thổ của Nam Tư hơn nguyên tắc tự quyết săc tộc; nhưng sự thất bại của chính sách này, cùng với sự vi phạm trắng trợn ngày càng tăng trong cuộc thanh trừng sắc tộc cuối cùng đã đẩy Mỹ tới thái độ chống người Serbi hơn. Động thái này, tuy nhiên là nửa vời và không chắc chắn, và tời thời điểm này vẫn không phát huy hiệu quả.
Bá quyền giữa Mỹ-Nhật là định hướng mang tính hội nhập nhiều nhất sau đó. Khuynh hướng này được xem xét một cách nghiêm túc hơn ở Nhật so với Mỹ, vf cũng làmột khả năng có thể. Có một số tiền lệ trong lịch sử, trong đó một nứoc bá quyền kéo dài vai trò của nó bằng cách tiến tới một loại bá quyền chung ngầm với đối thủ thương mại của chính mình. Trong mỗi trường hợp, nứoc bá quyền đang trên đà suy thoái thường bẳt đầu như đối tác chính trong thỏa thuận chia sẻ quyền lực, nhưgn cuối cùng sẽ trở thành nước yếu thế hơn. Mối quan hệ Anh-Mỹ trong nửa đàu Thế kỷ XX làmột trường hợp cụ thể minh chứng cho quan điểm trên.
Tuy bá quyền Nhật- Mỹ là khả năng có thể, nhưng nó cũng có rất nhiều vấn đề. Rõ rang bá quyền chúng không thể diễn ra nếu 4 đièu kiện tiên quyết cơ bản không được đáp ứng. Trước hết 2 nước sẽ phải vựot qua một số ngăn cách thực sự do sự khác biệt ngôn ngữ và văn hóa tạo ra. Trong khi rõ rang văn hóa theo thời gian là mềm dẻo và dễ biến đổi, và các truyền thống mới có thể đựoc tạo ra để thay thế cho cái cũ, nhưng cúng không thể sảy ra một sớm một chiều. Thứ 2, cả Nhạt và Mỹ phải vựợt lên trên một khối Châu Âu thống nhất sau 1992 và duy trì vị trí vựot trội cân thiết trong các ngành công nghệ mới: gien, vi sử lý, sản xuất năng lựong thay thế, và các ngành công nghệ tương tự. Vào thời điểm năm 1994, sự dẫn đầu như vậy tren thực tế là có ý nghĩa, nhưng “sự đình trệ vơi tăng trưởng, sưc cạnh tranh và việc làm” của lien minh Châu Âu chỉ ra một nỗ lực đầy quyết tâm nhằm xóa bỏ khoảng cách này. Thứ 3, Nhật sẽ phải mở cửa nền kinh tế của mình tương ứng hơn với thương mạiđầu tư của mỸ và sẽ san sẻ một số gánhnặng quân sự của Mỹ, mà không “trang bị vũ khí hạt nhân” và không làm sống lại nỗi lo sợ trong các nứoc Châu á về chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Thứ 4, Mỹ sẽ phải hạ thấp vai trò chủ nghĩa tủng tâm Châu Âu truyền thống và đặt ưu tiên hàng đầu cho Châu Á. Vào cuối năm 1993, những ngừời Chau Âu sợ hai nhận tháy trong những tuyên bố công khai của Tổng thống Clinton và Bộ trưởng Bộ quốc phòn Warren Chrítopher có nhiều bằng chứng chứng minh rằng điều đó đã xảy ra.
Một “trật tự TG mới” là hướng đi có lẽ đựoc thảo luận nhiều nhất gần đây ở Mỹ. triển vọng của nó phụ thuộc chủ yếu vào một cau trả lời tích cực cho câu hỏi liệu bá quyền mỹ đã xd đựoc các thể chế quốc tế vân hành hiệu quả tớimức có thể tồn tại dù cho có sự chấm dứt của bá quyền và tiếp tục đóng vai trò là các trung tâm của hệ thống thế giới hay chưa? Nếu đúng là như vậy, một sự cân bằng quyền lực không ổn định có thể tránh được và các cường quốc nòng cốt cao thẻ hợp tác đê thực hiện viẹc Mỹ đã từng đơn phương tiến hành. Theo các thuạt ngữ kinh tế, sự cộng tác giữa các cừờng quốc chính sẽ ủgn cố các thể chế được thiết lập từ lâunhư Quy tiền tệ quốc té, hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), và các hộinghị thượng đỉnh kinh tế nhóm G-7 bao gồm những ngừoi đứng đầu nhà nước và các thống đốc ngân hàng trung ứơng. Một số ngừoi lập luận rằng những thể chế này đã thành công tron việc xoa bỏ các khuynh hứong hướng tời chủ nghĩa bảo hộ và sự bất ổn định tiển tệ vào những năm 70-80, và duy tri cam kết toàn cầu với chủ nghĩa đa phứong. Hơn nữa, các hiệp định GATT và NAFTA vào cuối năm 93 đã tiếp them sức mạnh cho chủ nghĩa tư bản tự do toàn cầu.
Có ít sự đông thuận hơn trong vân đề ai sẽ đóng vai trò cảnh sát toàn cầu trong trật tự TG mới, khi vai trò này được yêu câu. Một số lập luận NATO có thể đảm nhận công việc này, nếu nó biến đổi vị thế của mình từ một khối do Mỹ bảo hộ thành một lien minh của các quốc gia bình đẳng và mở rộng số lượng thành viên cũng như trách nhiệm về mặt địa lý. Một số lại nêu ý kiến rằng Liên Hợp Quốc có thể giữ vai trò này, nếu Mỹ và Ban Thư Ký Liên Hợp Quốc có thẻ đàm phán một sự chuyển nhượng theo từng giai đoạn vai trò cảnh sát tòan cầu từ Mỹ sang cho tổ chức quốc tế này. Tuy nhiên, cả NATO và Liên Hợp Quốc đề không chứng tỏ được vai trò hiệu quả trong các cuộc khủng hoảng gần đây ở Nam Tư và Xômali, và bản thân Hoa Kỳ cũng lưỡng lự rất nhiều trong thái độ của nó đối với cả 2 tổ chức này trong suốt những năm đầu của chính quyền Clinton.
Những triển vọng về một trật tự thế giới mới dường như có vẻ rất sang sủa 18 tháng trước. chiến tranh lạnh đã kết thúc, chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ, và cuộc diễu hành của các lực lượng thị trường cuốn tất cả mọi thứ theo sau nó. Mặt khác, những diễn biến gần đây dường như chứng tỏ sự lạc quan đó là sai lầm, và cơn lốc của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa vị chủng, thuyết bản xứ ưu việt và trào lưu chính thống đe dọa hủy hoại thắng lợi của chủ nghĩa đa phương. Hơn nữa, sự phê phán NAFTA có thể chứng tỏ một bước tách khỏi thương mại tự do và hướng nhiều hơn tới các khối thương mại khu vực. đó là quan điểm của các nhà kinh tế và quan chức ngân hàng Trung Ương từ nhiều nước khác nhau trong cuộc hội thảo của những nhân vật chủ chốt năm 1991, khi họ tiên đoán rằng vòng đàm phán GATT hiện giờ có lẽ là vòng đàm phán cuối cùng của nó, và các khối thương mại khu vực sẽ “hiệu quả như chúng ta dự định”.
Về tất cả các quỹ đạo tương lai của hệ thống thế giới, lưỡng cực là khả năng ít được tính đến nhất. triển vọng thành công của nó phụ thuộc vào 4 điều kiện tiên quyết: sự suy thoái của nước Mỹ chứng tỏ là không thể đảo được; sự thiếu vắng 1 siêu cường quốc khiến 1 trật tự thế giới mới là điều không thể ; Nhật và MỸ , cho dù là có mối quan hệ đối tac gần gũi, không thể tạo ra các điều kiện vật chất cần thiết cho bá quyền chung; và châu Âu tương đối thành công trong việc đẩy nhanh tiến trình thồng nhất kinh tế- chính trị của nó và hội nhập đế chế Xôviết vào một khối châu Âu rộng lớn hơn.
Nếu những điều kiện này đạt được, thì co thẻ tưởng tượng thế giới sẽ được phân chia thành hai khối cường quốc. Một nửa của thế giới 2 cực này co thể la khối châu Âu- Nga-có lẽ sẽ do Đưc và 1 số nước lớn hơn chi phối - cùng với vùng ngoại vi như châu Phi, Đông Âu va Nam Á . Nửa còn lại có thể là khối Mỹ-Á do Mỹ, Nhật Bản, TRung Quốc (mở rộng) chi phối cùng với khu vực Cảibê, Nam Mỹ, và cùng vành đai Thái Bình Dương. Trật tự này sẽ được tổ chức xung quanh sự hợp tác sâu sắc và mở rộng giữa NAFTA và các đối tác châu Âu, giống như những gì đã được hính dung một cách rời rạc tại Hội nghị thượng đỉnh về Hợp tác kinh tế châu Âu- Thái Bình Dương vào cuối năm 1993.
Vì cơ sở sức mạnh của mỗi khối sẽ có thể so sánh được, nên việc làm giảm đối đầu quân sự và các cuộc chiến tranh thương mại có thể tạo nền tảng cho 1 thế cân bằng tương đối lâu bền. Giống như chiến tranh lạnh, thế lưỡng cực ó thể tiến triển thành 1 hệ thống ổn định, 1 hệ thống được đánh dấu bởi sự công sinh hòa và sự trao đổi hàng hóa được điều tiết lỏng lẻo giữa những người chạnh tranh ngang tài với nhau.
Đa cực hay là đa trung tâm là khả năng cuối cùng của hệ thống thế giới. Có thể lập luận rằng sự suy tàn của bá quyền thường có xu hướng làm mất ổn định hệ thống thế giới. Nếu động lực chủ yếu của hệ thống thế giới ( như Fẻnand Braudel tranh biện) là tập trung, phi tập trung và tái tập trung, thì phi tập trung là giai đoạn nguy hiểm nhất. quá trình tổ chức lại quyền lực chính trị thì lại qúa bấp bênh và đáng ngờ đến nỗi không có một sự thay thế rõ rang, ổn định nào xuất hiện- không bá quyền mới, không bá quyền chung, sự phối hợp giữa các cường quốc hay lưỡng cực.
Trong một thế giới đa trung tâm như vậy, không có một bộ luật toàn cầu duy nhất nào cho toàn thế giới, và sẽ cần đến những sức mạnh khác nhau để khiến cho những luật lệ mâu thuẫn song song tồn tại này được thi hành. Nếu nỗ lực trong mối quan hệ đối tác Mỹ-Nhật thất bại thảm hại và thoái trào thành sự buộc tội lẫn nhau và một cuộc chiến tranh kinh tế, và nếu Châu Âu chứng tỏ không có khả năng hoàn thành tốt sự tái thống nhất của khối này cũng như việc hội nhập Liên xô cũ thì xu hướng đa trung tâm là hoàn toàn có khả năng thành hiện thực.
Kết quả cuối cùng của những diễn biến này có thể là một thế giới bao gổm 5 trung tâm quyền lực cạnh tranh nhau được hội nhập với khu vực thuộc ảnh hưởng của họ: Mỹ, Tây Âu, Nhật, đế chế Nga và Trung Quốc đại lục- hay có ẽ chỉ 3 nước đầu tiên được nói trên cùng với các đế chế mở rộng cũ của Nga và Trung Quốc(mở rộng) trở thnfh đối tượng trong cuọc cạnh tranh của chủ nghĩa đế quốc chứ không phải là những nhân vật chủ chốt trong trung tâm quyền lực của mình. Được định hướng bởi những đòi hỏi của việc phát triển kinh tế, mỗi một cường quốc trung tâm đều có thể có xu hướng sử dụng chủ nghĩa bảo hộ hay các hình thức khác của thương mại điều tiết. mỗi cường quốc có thể tăng cường khai thác vùng ngoại vi của mình, làm tăng khả năng xảy ra các cuộc cách mạng tại thế giới thứ 3 giống như các cuộc cách mạng những năm 1960-1970. Mỗi nước này đề có thể có xu hướng mạo hiểm chiến tranh để đảm bảo sự tiếp cận các nguồn lực quý hiếm. nếu như vậy hậu quả cuối cùng của hình thái đa trung tâm có thể sẽ là một cán cân quyền lực bất ổn định khác mà cuối cùng sẽ tự suy tàn như những năm 1914-1930, dẫn đến “cuộc chiến lien mien giữa các đối tác hay thay đổi”, vơi shầu hết những người thàm gia là các cường quốc hạt nhân, do đó sự phổ biến vụ khí hạt nhân sẽ tiếp tục diễn ra. Và một sự xung đột lớn như vậy có thể tạo ra hoặc tình trạng hỗn loạn toàn xh, hoặc là sự phân chia lại quyền lực một cách quyết liệt; bên ngoài còn có thể nổi lên một bá quyền khác, một trung tâm mới cho hệ thống TG, dù con người phải trả một cái giá quá đau đớn để hình dung ra.
Trong một phần tư thế kỷ tới, bất kì một kết cục nào nói trên đêu hoàn toàn có thể xảy ra trên lý thuyết, và mỗi kết cục đó phụ thuộc vào quyết định lịch sử. Bá quyền, bá quyền chung, sự hợp tác giữa các cường quốc, các hệ thống lưỡng cực, và cân bằng quyền lực, tất cả đều đã từng tồn tại trong suốt 200 năm qua. Tuy nhiên mỗi hình thái đều đã từng trải qua tối thiểu là một thời kì khó khăn. Các dạng của chủ nghĩa hội nhập(bá quyền, bá quyền chung, hay một trật tự TG mới) sẽ có thể trở nên phổ biến nếu đạt được 3 điều kiện quan trọng đó. Nếu chúng theo chiều hướng khác, thì lúc đó một số dạng cảu chủ nghĩa không hội nhập(lưỡng cực, hay đa cực) sẽ xuất hiện và giữ vị trí chi phối.
Trước tiên, mức độ phụ thuộc lân nhau trên toàn cầu phải được chứng tỏ là lớn hơn đáng kể so với một thế kỷ trước. Bá quyền Anh đã tạo ra một mức độ hội nhập kinh tế đáng kể trong suốt thế kỷ XIX, đặc biệt trong việc quốc tế hóa thương mại và tài chính, nhưng nó lại tỏ ra không đủ sức để ngăn cản các cuộc chiến của những người theo thuyết trọng thương mới vào đầu thế kỷ XX. Bá quyền Mỹ đẩy mạnh hơn sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, đặc biệt thông qua việc quốc tế hóa sản xuất; những người ta vẫn đang chờ xem việc thực hiện quá trình quốc tế hóa đó diễn ra như thế nào và liệu Mỹ có htể ngăn cản được tiến trình phân rã trên toàn cầu xảy ra đồng thời hay không.
Thứ hai, nền kinh tế TG phải chứng tỏ đang ở giai đoạn đầu của quá trình mở rộng chứ không phải giai đoạn cuối của quá trình suy thóai. Trong những đợt sóng dài của sự bùng nổ và trì trệ của nền kinh tế TG, tình trạng trì trệ diễn ra đồng thời với sự phi tập trung hóa tạo ra nguy cơ đặc biệt đe dọa xu hướng hội nhập. đợt suy thóai lâu dài năm 1873-1897 góp phần hủy hoại sự hợp tác của các cường quốc châu Âu, và các cuộc đại suy thoái những năm 1930 cũng tạo ra điều tương tự cho bá quyền chung Anh- MỸ. Trong thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa rõ liệu đợt trì trệ kéo dài từ năm 1973 có thẻ tự chấm dứt hay không nếu có và nền kinh tế TG đang đứng thăng bằng trên bờ một đợt bùng nổ toàn cầu mới, thì triển vọng cho một số xu hướng hội nhập sẽ được tăng cường. nếu nó không tự kết thúc được, và nền kinh tế TG phải chịu đựng tình trạng bát ổn kéo dài hay thậm trí còn trầm trọng hơn, thì triển vọng như trên là hết sức mở nhạt.
Thứ ba, đế chế XôViết cũ phải được ổn định và sự trượt dốc của nó vào tình trạng hỗn loạn chính trị phải được ngăn chặn. nếu có được sự ổn định và cải thiện tình hình, khối Xôviết cũ có thể mang đến cho thị trường của chủ nghĩa tư bản TG một đường biên giới mới cho sụ mở rộng về không gian có khả năng tiếp sức cho làn sóngbùng nổ toàn cầu tiếp theo. Nếu điều đó không xảy ra, các nhà nước độc lập của Liên Xô cũ có thể là sự hủy hoại đối với thế giới tư bản, hút cạn các nguồn dự trữ tài chính của nó hoặc có thể buộc nó một lần nữa phảiđối diện với nguy cơ của chủ nghĩa bành chướng toàn Nga. Đó có thể là nghịch lý cuối cùng nếu sự chấm dứt cùa hiến tranh lạnh dã phá hủy một hệ thống ổn định trong đó chủ nghĩa tư bản toàn cầu phát triển thịnh vượng, trong khi sự chuyển đổi đầy nỗ lực của đế chế Nga hướng tới các nguyên tăc chủ nghĩa tư bản giống y như vậy thì lại dẫn nó tới chỗ sụp đổ.

```````````````````````````````````
Nói tóm lại:
Trên đây là đoạn kết trong tác phẩm… đây là cuốn sachs nói về tiến trình phát triển và suy thoái quyền bá chủ của Mỹ trong các vấn đề TG trong suốt kỷ nguyên được biết đến với tên gọi Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, bản thân cuộc Chiến tranh lạnh chỉ là một âm mưu phụ, một phần của câu chuyện dài mà một số nhà sử học gọi là “kế hoạch bá quyền” của nước Mỹ. một phần quan trọng trong kế hoạch đó là việc kiềm chế Liên bang Xô Viết, song đó không bao giờ là phần duy nhất và cũng không phải luôn là phần quan trọng nhất. kế hoạch bá chủ đó cũng luôn nhằm vào việc kiềm chế Đức và Nhật Bản, hai đối thủ thời chiến của Mỹ, và Anh- một đồng minh trong chiến tranh của Mỹ- cũng như thế giới thứ 3 và bản thân các công dân Mỹ.
Các kiến trúc sư của sự thống trị toàn cầu Mỹ coi các quốc gia nêu trên và công chúng Mỹ như là những trở ngại đối với trật tự TG mới được hình dung về chủ nghĩa quốc tế kinh tế và an ninh tập thể. Hầu như không có ngoại lệ, các nhà lãnh đạo Mỹ đểu coi chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân suy sụp của thế kỉ XX- nguyên nhân chính của 2 cuộc đại chiến TG, của cuộc đại suy thóai trong những năm 1930, và các cuộc cách mạng hào hung của Nga, Trung Quốc và Mêhicô. Những nỗ lực của mỗi nước nhằm đạt được sự thịnh vượng quốc gia thông qua chính sách bảo hộ, chế độ thực dân, chính sách tự cấp tự túc, và kinh tế mệnh lệnh đã gây kết quả ngược lại- những nền kinh tê quốc gia hoạt động không hiệu quả và dư thừa dễ dẫn đến khủng hoảng thừa và giảm tỷ lệ lợi nhuận. đến lượt mình, xu hướng đó khiến một số nước sử dụng lực lượng quân sự, chủ nghĩa đế quốc, hay cách mạng nhằm chia lại chiếc bánh kinh tế toàn cầu. kết quả là “một cuộc chơi mà kẻ mất- người được” dã đưa nước này ra đọ sức cùng nước kia trong cuộc chiến mà, theo quan điểm Hobbes, ỏ đó tất cả các bên đương đầu với nhau để có được sự giầu có, quyền lực và nguồn tài nguyên có hạn0 những nước không có gì thì chiến đầu để trở thành kẻ thắng cuộc; còn những nước giầu có thì chiến đấu để không trở thành kẻ thua cuộc.
Đó là quan điểm đồng nhất của các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Sau nửa thế kỉ xung đột chính trị và bất ổn kinh tế, họ thấy một sự hy vọng duy nhất cho nền hòa bình lâu dài và sự thịnh vượng là việc từ bỏ chủ nghĩa dân tộc về kinh tế và từ bỏ những nỗ lực chính trị và quân sự thúc đẩy cho chủ nghĩa dân tộc đó. Chỉ nền thị trường thế giớ tự do, hòa nhập, đơn nhất, được hình thành từ những nguyên tắc của lơi thế so sánh và sản xuất theo quy mô lớn, mới có thể hiện thực hóa đựoc khả năng đầy đủ của chủ nghĩa tư bản cho sự tăng trưởng lâu bền và ổn định, nơi sẽ chỉ có những người thắng và không hề có kẻ bại. tuy nhiên, TG tự do đó chỉ có htể đạt được nếu quyền lực chính trị và quân sự được thiết lập trên phạm vi toàn cầu với một cách thức đảm bảo rằng các nguyên tắc của chất tự TG mơi được tôn trọng và có hiệu lực thực thi. Chỉ khi đó mới có một môi trường toàn cầu an toàn và ổn định để có thể cho phép các dòng chảy tự do của vốn, hàng hóa, tiền tệ, con người, giá trị , và những ý tưởng cần thiết để làm cho chủ nghĩa tư bản QT trở lên có giá trị. Trong TG sau Chiến tranh II, thực tế khách quan của quyền lực vạn năng gần như tuyệt đối của mỸ và thực tế chủ quan của chủ nghĩa vị kỉ MỸ đã khiến cho các nhà lãnh đạo nươcs nàyđịnh rõ quyền bá chủ của Mỹ như một con đườn có lợi va hâp dẫn nhẩt trong việc thiết lạp quyền lực toàn cầu.
Các quốc gia trong lịch sử mà kế hoạch bá chủ của mỸ nhắm tới đã ngăn cản chủ nghĩa QT trong quá khứ và vẫn còn những tiềm lực để tiếp tục làm như vậy trong tương lai. “khu vực thịnh vượng chung đại đông á” của Nhật, “trật tự TG mới” của Đức ở Châu Âu, “Hệthống Ottowa” của anh về ưu tiền quyền lợi đế quốc “chủ nghĩa xh trong một quốc gia” của lien bang xôviết, những thí nghiệm của TG thứ 3 trong công nghiệp hóa cho thị trường trong nước, và quan điểm của những người theo chủ nghĩa biệt lập Mỹ về một “pháo đài Mỹ” ở Tây bán cầu- tát cả đều là những lỗ lực trứoc chiến tranh nhằm thiết lậpnên những hệ thong kinh tế và an ninh trong cac khối quốc gia hay khu vực, và những đìều này khiến cho TG ít tự do và ít toàn vẹn hơn.
Qua thời gian, chính sách ngăn chặn của Mỹ nhằm đối đàu với nguy cơ chủ nghĩa bành chướng XôViét cũng tạo cớ để ngăn chặn và kiềm chế các thế lực khác nữa. trong 2 vai trò là chủ ngân hàng TG và cảnh sát toàn cầu., Mỹ đã sử dụng sự đe dọa đôi lúc được thổi phồng về chủ nghĩa cộng sản quốc tế nhằm làm cho Đức và Nhật phải phụ thuộc vào Mỹ, không chỉ về hỗ trợ kinh tế và bảo đảm tiếp cận những nguồn tài nguyên toàn cầu, mà còn về phòng vệ quân sự dứới sự che chở của cái ô hạt nhân của mỹ và hệ thống quân đồng minh của nước này. Do đó, việc ngăn chặn lien bang Xôviết trở thành phương sách chế ngự Đức và Nhật theo cách cho phép phục hồi nền kinh té các nước này như nhưng xnước sản xuất và tiêu thụ quan trọng, đồng thời giúp các nươc này hội nhập một cách an toàn vào TG tự do dưới sự bảo hộ của MỸ- Hòa bình kiểu Mỹ.
Sự két hợp tự do đó giữa chủ nghĩa QT và chủ nghĩa chống cộng sản cũng đã cung cấp cho nước Mỹ cả đòn bẩy lẫn cơ sở hợp lý đẻ đưa nước Anh vào “mối quan hệ đặc biệt”. Thậm chí khi nước Anh suy giảm xuống vị thế chỉ còn là một quóc gia có ý nghĩa trên TG, thì Mỹ vẫn mang lại cho nước náyy thức về quyền lực và trách nhiệm toàn cầu; một nước đã từng la bá chủ và là đối tác quan trọng nay chuyển thành một đối tác cấp thấp hơn trong nền bá quyền mới. Cũng như vậy, sự pha trộn giữa chủ nghĩa QT và chủ nghĩa chống cộng tạo điều kiện và cơ hội để Mỹ khống chế những nước Thế giới thứ 3 vồn được coi là bướng bỉnh, ngang ngược, không tuân theo những luật chơi QT do Mỹ đặt ra. Phần thưởng đưa ra là sự hỗ trợ kt và quân sự dành cho việc xd đất nước; còn hình phạt là những hoạt động ngầm và những hành động can thiệp công khai.Cuối cùng, sự hỗn hợp giữa chủ nghĩa vị kỷ và chủ nghĩa chống cộng dã hỗ trợ Mỹ mạnh mẽ trong những nỗ lực loại trừ bất cứ sự phục hồi sau chiến tranh nào của chủ nghĩa biệt lập Mỹ và tạo ra một sự đồng thuận đối với việc ủng hộ cho hệ thống quản thác về chủ nghĩaquốc tế kinh tế và an ninh tập thể của mỸ không có sức thuyết phục của chủ nghĩa chống cộng thì việc thi hành học thuyết Truman, kế hoạch Marshall, NATO và tiến hành 2 cuộc chiến tranh nhằm thiết lập hệ thống thống nhất ở vành đai Thái Bình Dương (một ở Triều Tiên và một ở Việt Nam đã không thể nhận được sự ủng hộ lâu dài và rộng rãi của công chúng đến vậy.
ở một mức độ đáng kể, kế hoạch bá chủ của Mỹ là một sự thành công. Chắc chắn rằng, các nứơc thường lợi dụng quyền lãnh đạo của Mỹ khi nhữg mục tiêu của quyền bá chủ này phù hợp với những mục tiêu của họ( hiện tượng này được gọi là “Đế chế theo lời mời”) . Tủy nhiên, công bằng mà nói, chủ nghĩa bá quỳền Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tạo nên trật tự TG mới vớinền hòa bình trong ¼ thế kỉ( hay ít nhất cũng là sự vắng bóng của cuộc chiến tranh giữa 2 thế lực Đông-Tây) và tọa nên sự thịnh vượng(điềunày đã từng được minh chứng bằng sự lớn mạnh tổng thể chưa từng có có của chủ nghĩa tư bản toàn cầu trong những năm 1950-1960).
Mặt khác, như chúng ta sẽ thấy, bá quyền mang trong mình những mầm mống của sự tự hủy diệt. hầu hết trong suốt những năm 1970-1980, bôi chi cho sản xuất các thiét bị quân sự và đầu tư quá mức cho bên ngoài đã gây ảnh hưởng bất lợi đối với chi tiêu cơ bản cũng như hoạt đọng nghiên cứu và triển khai trong khu vực hàng hóa dân dụng của nứoc Mỹ. thật vậy, việc không đầu tư cho khu vực này khiến Mỹ ngày càng giảm khả năng giữ vững thị trường nội địa và cạnh tranh vơi thị trường TG. Sự trì trệ và mất cân đối của nền kinh tế MỸ chỉ vì giữ vai trò chủ ngân hàng và cảnh sát toàn cầu tron gnhiều thập kỷ đã đưa tới tình trạng lạm phát đình đốn trong những năm 1970, dẫn tới việc tăng ngân sách và thâm hụt thương mại trong những món tài sản trên giấy tờ trong những năm 1980, và tình trạng suy thoái về cơ cấu trong những năm 1990. Mỹ đã ở vào tình trạng “đế quốc quá tải” khi mà việc duy trì vài trò cảnh sát chỉ còn có thể hối thúc sự đi xuống của nền kinh tế, hay khi mà những nỗ lực nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh đối với thị phần TG gia tăng thì chỉ có thể đạt được bằng việc cắt giảm rõ rệt những nghĩa vụ chính trị và quân sự. Mỹ rồi sẽ chằng có thể “bắt cá 2 tay được nữa”.
Sự xuống dốc tương dối của bá quyền Mỹ trong 2 thập kỉ qua diễn ra gần như đồng thời với sự sụp đổ nhanh chóng của đế chế Nga và với sự tăng trưởng ấn tượng và đồng đều của Nhật bản và Liên minh Châu Âu do Đức dẫn đầu. Từ tàm nhìn dài hạ, có thể tranh luận rằng cả 2 cường quốc Mỹ và Nga đều đã thua trong cuộc Chiến tranh lạnh và, trớ true thay, Nhật và Đức cso thể chính là những người thắng trong cuộc chiến tranh đó. Quyền bá chủ của mỹ còn có thể được khôi phục lại với sự sụp đổ của lIên bang Xô Viết như một lực lượng đối trọng, và Chiến tranh vùng vịnh cho thây rằng kế hoạch bá chủ có thể tiếp tục thống qua bánh xe của các cuộc chiến tài nguyên hơn là các cuộc chiến tranh lạnh. Có thể Nhật Bản và Mỹ sẽ bước vào giai đoạn chuyển giao về một sự đồng bá chủ, và trong suốt thời kì đó, phân chia quân sự và lao động kinh tế sẽ cho phép họ cùng nhau thiết đặt và áp đặt cac nguyên tắc của trò chơi. Có thể trật tự thế giới sẽ bị tan rã thành ba, bốn hoặc năm khối cường quốc với kết quả có thể là tốt hoặc xấu. hoặc thế giới có thể chuyển sang một kiểu cân bằng quyền lực khác mà có thể nguy hiểm, không ổn định, theo kiểu cân bằng quyên lực năm 1914, hoặc các thể chế đa phương và những nguyên tắc của cuộc chơi bao hàm trong HIệp định chung về thuế quan va thương mại,Quỹ tiền tệ quốc tê, Ngân hàng TG và các hội nghĩ thượng đỉnh về kinh tế ba bên có thể tồn tại “vượt qua quyền bá chủ của Mỹ” và tiếp tục gắn bó thế giới đa trung tâm bằng chất keo cúa sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tê.
Cuốn sách này đã nhấn mạnh sự phát triển khong đồng đều của chủ nghĩa tư bản toàn cầu và tranh luận rằng sự kém phát triển của thế giới ngoại vi là một chức năng, không phải của sự khởi đầu muộn trong tiến trình hiện đại hóa, mà là của mối quan hệ cộng sinh trong đó các nước phát triển ở trung tâm thường lợi dụng và bóc lột các nước ngoại vi. Tuy nhiên, lý thuyết này tách biệt với lý thuyết phụ thuộc ở một mối quan tâm chủ yếu. lý thuyết phụ thuộc không thừa nhận khả năng dịch chuyển trong hệ thống và coi các cuộc cách mạng của thế giới thứ 3 như công cụ duy nhât để thoát khỏi sự phụ thuộc; thuyết này viện dẫn nhu cầu tương đồng đối với sự đoàn kết giữa các cuộc cách mạng đó dựa tren cách nhìn nhận phổ biến bên ngoài về chống chủ nghĩa tư bản và chống chủ nghĩa đế quốc. Về phần mình, lý thuýet hệ thống thế giới đưa ra quan điểm chủ nghĩa hòai nghi thân thiện về chủ nghĩa Chủ nghĩa Thế giới thứ 3 đó. Trong khi lý thuyết này chấp nhận yêu cầu của Thế giới thứ 3- về khả năng và ý chí để kháng cự và chủ động tạo dựng lịch sử của riêng mình- thì nó lại không tin rằng những nền kinh tế kế hoạch, tự cấp tự túc của các chế độ cách mạng có thể vượt qua cả thái độ thù địch của chủ nghĩa tư bản tòan cầu và sự thiếu hiệu quả của bản thân các nền kinh tế ốm yếu đó. Trong khi ngầm phủ nhận khả năng hình thành chủ nghĩa xã hội ở một nước, lý thuyết hệ thống gợi ý rằng cách mạng chống chủ nghĩa tư bản, nếu như có diễn ra, có thể sẽ phải đợi đến khi chủ nghĩa tư bản đạt đến những giới hạn về không gian của nó và cả thế giới hoàn toàn hội nhập vàomột thị trường toàn cầu đơn nhất. Khi đó, khi khôn gcó một ranh giới kinh tế nào, chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hệ thống có lẽ sẽ đối mặt với những mâu thuẫn của chính bản thân nó. Trong khi đó, các nước vận hành từ trong hệ thống thế giới, va tuân theo nguyên tăc của hệ thống TG về sản xuất chuyên sâu cho thị trường thế giới, có nhiều khả năng phát triển lên và nhận ra các biện pháp để đạt được thành công kinh tế hơn là các nền kinh tế mệnh lệnh triệt để đagn cố gắng không tham gia vào hệ thống này. Ví dụ, các quốc gia ở vùng Vành Đai Thái Bình Dương là những trường hợp điển hình rõ nét.
Giống như lý thuyết về quyền bá chủ, phan tích lý thuýet hệ thống thế giới nhấn mạnh tới vấn đề sự ổn định củahệ thong. Cả 2 lý thuyết tập trung vào câu hỏi then chốt xem đâu là nguyên nhân của sự hung mạnh và suy yếu của các cường quốc lớn(đặc biệt là các cường quốc bá chủ) và điều gì là nguyên nhân của những giao động giữa bá quyền đơn cực và cán cân quyền lực đa cực. Đối với những người theo chủ nghĩa hiện thực mới, hẹ thống quốc tế, về bản chất, là một hệ thống chính trị: một hệ thống lien nhà nước của các nhà nước- quốc gia, được dân dất bằng các nhu cầu thiết yếu tối đa hóa lới ich địa chính trị của quốc gia. Trong khi nền kinh tế là một nhân tố quan trọng, những người theo chủ nghĩa hiện thức mới không coi nó như một hệ thống- không như một hệ thốn sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng không như một hệ thống trao đổi hàng hóa quốc tế. Mặt khác các nhà phân tích hệ thống thế giới nhìn nhận hệ thống quốc tế, vè cơ bản như một hệ thống kinh tế: một hệ thống thé giới của các nhà sản xuất, các chủ ngân hàng, các thương gia đường dài đa quốc gia, và các thẻ chế kinh tế quốc tế như GATT và IMF, tham gia vào mạng lưới sản xuất vf trao đổi hàng hóa toàn cầu phức tạp.
Cuốn sách là một phiên bản đã sửa đổi của lý thuyết hệ thống thế giới chấp nhận sự tồn tại cảu cả 2 hệ thống TG về kinh tế cũng như hệ thống lien quốc gia. Quả thực, chính sự căng thẳng- sự kết hợp giữa cùng tồn tại và cạnh tranh- giữa những nhu cầu quốc tế chủ nghĩa của hệ thống kinh tế và sự ưa chuộng dân tộc chủ nghĩa của hệ thống chính trị đã tạo thànhmối quan tâm chính của cuốn sách. Và sự căng thẳng giữa chủ nghĩa đế quốc kinh tế và chủ nghĩa dân tộc chính trị là điều mà chủ nghĩa bá quyền Mỹ tìm cách giải quyết trong nửa thế kỉ qua kể từ sau Chiến tranh TG II.