Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2008

Quan hệ giữa khủng hoảng - và chính sách bá quyền of Mỹ


19/5/2006
Nguyên nhân khủng hoảng tài chính 90-91 tại Mỹ?




Theo những lý luận kinh tế:
Đồng đô la đang ở vị trí cao hơn thực tế., nguyên nhân :
+ Các nước giữ giá đồng đô la (khuyến khích suất khẩu, dự trữ ngoại tệ, đảm bảo an ninh, định giá đồng tiền theo đồng đô la.)
+ Các công ty tài chính, các tập đoàn lớn đầu tư cho “bong bong công nghệ Mỹ”.
Khủng hoảng thừa.
Sự trỗi dậy của các nước Nhật, Đức thu hút nguồn đầu tư của Mỹ.
Theo những lý luận chính trị:
Mỹ bị đánh bật khỏi vị trí thống trị của mình, ảnh hưởng bị suy giảm nghiêm trọng về kinh tế lẫn chính trị sau chiến tranh lạnh.
Trước thời điểm đó, Mỹ đóng vai “chủ ngân hàng và cảnh sát Quốc Tế rất thành công. Nhưng sau chiến tranh lạnh tiềm lực kinh tế, tài chính suy giảm nghiêm trọng, Mỹ buộc phải giảm thiểu tác động về kinh tế và chính trị của mình tại nhiều khu vực.
Do tập trung nguồn lực tài chính (bội chi cho ngành công nghiệp chiến tranh), Mỹ đã đánh mất vj trí số một trong nhiều ngành kinh tế. Có thể nói cả Mỹ và Nga đều đã thua trong cuộc chiến tranh lạnh, còn Đức và Nhật là những người chiến thắng.
Các nhà đầu tư đã ý thức rõ điều này dẫn đến rút vốn khỏi thị trừờng Mỹ. Đó là nguyên nhân khủng hoảng tài chính tại Mỹ.
Chính sách kiềm chế của MỸ đối với Nhật và Đức : dựa trên lá bài “chống sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản thế giới” để lôi kéo các nước “nguy hiểm” vào cuộc chiến tranh lạnh, mưu đồ kiềm chế cả Nga và các nước này. Chính sách này đã hoàn toàn thất bại, chính Mỹ đã phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.




16/6/2006
Phố WALL sụp đổ năm 1987

Chắc chắn không ít người dân vẫn còn nhớ cảm giác kinh hoàng trong thời kì “đại suy thoái” của nước Mỹ năm 1980.
Chúng ta sẽ cùng đề cập đến ảnh hưởng của chính sách bá quyền đến cuộc suy thoái này, thậm trí cả cuộc suy thoái năm 91. Nó là ngẫu nhiên, khách quan hay là hậu quả tất yếu của những chính sách, theo đuổi một tham vọng quá lớn và quá sức. Đó là sự kết quả của cuộc “khủng hoảng thừa” đơn thuần như người VN vẫn nghĩ hay là một cái gì đó nguy hại hơn, cho đến cả hôm nay.
Hiện trạng:
Nước Mỹ đang đứng trước 2 vấn đề nổi cộm: Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại triền miên
Chi tiêu cho quân sự quá lớn (4% GDP), trong khi đó các khoản chi này lại được quản lý lỏng lẻo dẫn tới thất thoát lớn. Quân sự trở thành một ngành “béo bở” đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước Mỹ.
Nguyên nhân của điều này là do: chính sách bá quyền Mỹ đòi hỏi nước Mỹ phải tiếp tục đóng vai trò làm cảnh sát toàn cầu. Mỹ cần bảo đảm về quân sự cho phe đồng minh, đồng thời phải tạo một lợi thế đủ mạnh trước phe CSCN mà đứng đầu là Nga.
Điều này dẫn tới một hệ quả tất yếu là các ngành công nghiệp còn lại của Mỹ không được tập trung phát triển, lợi thế bị mất do bá quyền suy dảm lại bị các nước Đức, Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt. Hàng hóa MỸ không thể đứng vững trên thị trường TG. Suất khẩu suy giảm trong khi nhập khẩu lại ra tăng do nhu cầu tiêu dùng và quân sự. Đôla bị chảy ra nước ngòai hoặc đầu tư cho quân sự quá nhiều, dẫn tới không chỉ thiếu đôla để đáp ứng vai trò “chủ nợ”, mà thậm trí còn thiếu cả tiền phục vụ cho phát triển nội địa.
Hệ quả tất yếu của điều này là 2 vấn đề đã nói ở trên : Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại
2.Giải pháp:
Khả năng duy nhất có thể cứu vãn tình hình đó là làm cho ngành công nghiệp dân sự thu được lợi nhuận lớn hơn, thu hút đầu tư từ công nghiệp quốc phòng sang công nghiệp Dân sụ. Nhưng trước tình hình hiện tại làm được điều đó chẳng khác nào bắt nước Mỹ phải tập trung vào hiện đại hóa công nghiệp, lấy lại vị thế của mình về kinh tế, và điều đó sẽ khiến mỹ bỏ bê và không có nguồn lực đap ứng vai trò cảnh sát toàn cầu, khi mà chính sách ngoại giao quân sự vẫn cần rât nhiều những đồng đôla đó.
Tiến thoái lưỡng nan, nhưng vào đúng thời điểm này chính quyền MỸ đa có một giải pháp “suất chúng” : “một mũi tên trúng 2 con chim”, một chính sách có “ một không hai” trong lịch sử. Đó là cách làm cho các doanh nghiệp dân sự lãi lớn, đủ sức bù đắp cho những chi phí khổng lồ dành cho quân sự. Có thể nói, vào lúc này,Nền kinh tế Mỹ, giống như một quả bong tuyết đang tụt dốc, có khả năng sẽ được chặn lại và đưa trở lại đỉnh. Và thực tế phần nào đã chứng mình điều đó.
Chính quyền mỹ đã thực hiện một chính sách HY HỮU. Chính đã giúp đỡ, vào tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tạo lợi nhuận, tích lũy tư bản, đổi mới công nghệ, cải tổ hành chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, nhưng không phải bằng cách cạnh tranh chiếm thị phần suất khẩu trên thị trường TG. Chính sách ở đây là “tiêu diệt và loại bỏ” các doanh nghiệp yếu hoặc trung bình hoạt động “không hiệu quả” trong một thời gian dài hoặc ngắn. Chính quyền từ bỏ việc điều tiết, cũng giống như thả một đàn gia súc ra cánh đồng, để chúng tự tranh nhau thức ăn, nước uống thay vì phân chia khu vực như trước. Các doanh nghiệp sẽ tự do cạnh tranh, lãi suất ngân hàng tăng, các doanh nghiệp gặp rằc rối về tài chính sẽ “tiêu” trước, họ bị ép phá sản. Các doanh nghiệp đủ “sức khỏe” sẽ qua được thời kì được gọi là “suy thoái có kiểm soát” này. Tuy nhiên chính phủ cũng không để mặc doanh nghiệp, họ giảm thuế, loại bỏ công đoàn, hủy bỏ các điều luật an toàn lao động tốn kém, phá vỡ các hợp đồng bồi thường cho người lao động, bỏ phụ cấp, giảm lương, giảm an sinh xã hội đến tối thiểu. Ủng hộ và tạo điều kiện cho việc sát nhập, mua lại. Điều này khiến một người khéo hình dung có thể tưởng tượng viễn cảnh mà các doanh nghiệp Mỹ đang đối trọi thật giống với “thiên nhiên hoang dã”, và cách họ phải đối mặt với nhau thật là một cuộc “chọn lọc tự nhiên” khắc nghiệt. khi thức ăn khan hiếm, chúng sẽ phải ăn thịt lẫn nhau để tồn tại. Các doanh nghiệp cứng cáp hơn, sẽ có một cách tích lũy tư bản, sinh lợi vô cùng lớn đó là “nuôt chửng” các doanh nghiệp yếu hơn. Được nhà nứơc và luật phá sản trợ giúp họ mua lại với giá rẻ các doanh nghiệp khác, hợp nhất sản xuất, thay đổi nhân sự và trở lên lớn mạnh.
Và thực sự chính quyền Reagan đã làm được một đièu kì diệu, năm 1980 kinh tế mỹ tăng trưởng đột biến đến 4,4%.
Tạo được sự KHÂM PHỤC của một lọat các nước đặc biệt là các nước có nền kinh tế kế hoạch như đông âu. Họ quay ra tán thưởng nền kinh tế thị trường :” Tính linh hoạt và khả năng thích ứng của thị trừơng tự do khiến nó ưu việt hơn nền kinh tế kế hoạch mệnh lệnh trong việc đẩy mạnh đổi mới và tăng trưởng”.
3, Kết quả:
Chúng ta không thể phủ nhận sự kì diệu mà chính sách này đã mang lại cho nền kinh tế Mỹ.
Không chỉ về mặt kinh tế, nó đã làm tốt nhiệm vụ giảm phát, làm cho giới trung lưu Mỹ ủng hộ mạnh mẽ, các nứoc đồng minh của mỹ đã thở phào nhẹ nhõm vì my đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Mỹ đã không lường hết được hậu quả của cuộc suy thoái này(mặc dù nó diễn ra và kết thúc rất “đúng kế hoạch” là trước cuộc bầu cử tổng thống). nó đã đạt được những thành công ngắn hạn, nhưng về dài hạn, người Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn xu hướng tiếp tục trượt dốc của nền kinh tế Mỹ ngay sau đó.
Và một điều không thể không chú ý. Người Mỹ đã phải trả một cái giá không rẻ chút nào cho sự phát triển đó. Tầng lớp dân nghèo, đa phần da màu và gia đình họ đã bị bần cùng hóa. Một tầng lớp người cao tuổi lớn bị ảnh hưởng bởi các chương trình an sinh bị giảm bớt. người lao động mất dần tiếng nói do công đòan bị dải tỏa, điều kiện lao động trở lên nguy hiểm trong khi bổi thường không còn cơ sở về mặt pháp lý.
Nguyên nhân:
Có một nguyên nhân hết sức cơ bản, đó là chính quyền Mỹ đã đúng khi dự đoán rằng một lượng tư bản lớn sẽ được tập trung lại ở một số doanh nghiệp, và cá nhân.. Nhưng điều này không có nghĩa là những đồng vốn đó sẽ được đầu tư hiệu quả. Giới chức trách Mỹ hy vọng các trùm tư bản sẽ đầu tư vào các dây chuyền công nghệ, nghiên cứu khoa học để có thể thúc đẩy kinh tế mỹ, cạnh tranh với các nứoc mới phục hổi. Tuy nhiên, thực tế thì họ lại đầu tư vào những phi vụ ngắn hạn, cho lời cao và ít rủi do mang tinh chất đầu cơ nhiều hơn. Một phần không nhỏ vốn nằm trong thị trường trái phiếu, cạnh tranh với các khoản mua của Nhật và Châu Âu đối với các trái phiếu kho bạc trung hạn lãi cao dể trả món nợ quốc gia khổng lồ.Số vốn đổ vào “hoạt đông doanh nghiệp trên giấy tờ” (tín phiếu) còn nhiều hơn. Đó là cách bố chí tài sản công nghiệp để thu lời nhanh.Trong một hội chứng sát nhập tương tự như thập kỉ 1920, các nhà tư bản kiếm lời từ việc đầu tư vào sản xuất mới ít hơn việc thâu tóm các công ty khác thường là đối thủ. Cụ thể về những vấn đề này tôi đã có rất nhiều bài viết, nay không nhắc lại nữa.
Và một nguyên nhân không thể không tính đến đó là việc vốn đã bị chạy từ lĩnh vực dân sự sang quân sự. Bị cám dỗ bởi hũ vàng chi tiêu quân sự, những tập đoàn quốc phòng truyền thống nay có them các “đồng nghiệp” đã từng sản xuất hàng dân sự nay cũng nhẩy sang tranh giành thị phần. Nó không chỉ làm khủng hoảng trong đầu tư kém hiệu quả trong lĩnh vực dân sự, mà nó còn làm trầm trọng them tình trạng cạnh tranh không hiệu quả của Mỹ.
Và Chính điều này đã tạo nên một cuộc đầu cơ dài nhất, lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. đó là nguyên nhân làm cho thị phố Wall sụp đổ năm 1987. Đó là một “hậu quả tất yếu”
Trước tất cả những vấn đề này, giải pháp của nước Mỹ trong thời điểm đó đựợc chính quyền kì vọng chính là sang kiến phòng thủ chiến lược SDI hay “chiến tranh giữa các vì sao”. Nói tóm tắt đó là hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Hệ thống này có thẻ tiêu diệt tất cả các tên lửa hành trình “trước khi” nó kịp đổ bộ nên đất Mỹ và các nước đồng minh. MỘt khi hệ thống này hoàn thiện, nó không chỉ đảm bảo vai trò cảnh sát toàn cầu của mỸ mà nó còn có một ý nghĩa kinh té to lớn. các nước đồng minh, kể cả Đức và Nhật sẽ phải “nài nỉ” đẻ Mỹ giúp triển khai hệ thống này. Họ và thậm trí các nước Châu Âu hay bất kì môt nước nào cũng muốn có nó để thoát khỏi việc có thể bị hủy diệt nếu là nạn nhân của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nó sẽ giúp Mỹ không phải triển khai, và nghiên cứu phát triển lực lựong hạt nhân ứng phó với Nga Và Trung Quốc nữa, rảnh tay phát triển kinh tế(có một bài viết của VN cũng nói về chủ đề này nhưng những quan điểm ở nhiều chỗ có thể chưa đồng nhất, các bạn có thể tham khảo: ảnh hưởng của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia đối vơi quan hệ Mỹ-Trung. ĐÓ Chính là “con ách bài” của chính quyền Mỹ, một dự án “giải quyết mọi vấn đề” của Mỹ. Thậm trí nó còn có vài trò quan trọng trong việc hòa giải, tiến tới chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh kéo dài suốt 40 năm.
Tổng thống Nga lúc đó Gorbachev đặt ra điều kiện là Mỹ phải dừng chương trình SDI để đổi lấy sự hòa dịu từ phía Nga, cụ thể là giảm ảnh hưởng của Nga đến các nước ở Châu Phi và thế giới hồi giáo, đồng thời giảm lượng tên lửa của cả 2 bên xuống còn 1 nửa. Thực ra đây chỉ là lý do mà tổng thống Nga muốn dựa vào để thoát khỏi cuộc chiến tranh lạnh hao tiền tốn của. Nứơc Nga không thể tiếp tục đảm nhận vai trò trợ giúp cho một loạt các nước đồng mình của mình, mà ngược lại, Nga cần một sự đảm bảo sẽ chung sống hòa bình của phương tây, và cần phương tây viện trợ để có thể phục hồi nền kinh tế lạc hậu của mình. Vì thế, thực ra ông không mặn mà với việc ép buộc Mỹ phải từ bỏ SDI, mặc dù bị sự phản đối mạnh mẽ từ trong nước. Sở dĩ ông Nghĩ như vậy vì ông nghĩ, thực chất không chỉ Nga mà chính nước Mỹ cũng phải chịu những thiệt hại to lớn từ chiến tranh lạnh. Ông tin rằng, quốc hội Mỹ sẽ không mạo hiểm để “xì” ra bất kì đồng đô la nào vào một dự án “tốn kém” và “chưa thấy rõ lợi ích” như SDI. Điều đó càng được ông tin tưởng, khi mà 2 người đứng đầu bộ quốc phòng Mỹ đồng loạt bị loại bỏ, đây là 2 người ủng hộ SDI, thay vào đó là 2 nhân vật khác phản đối. Và một lý do khác còn “chắc ăn” hơn, đó là sự sụp đổ của phố Wall năm 1987. vì vậy, thực chất lúc này Nga muốn bằng mọi cách, thậm trí mọi giá hòa giải với Mỹ, nếu không muốn để nước Nga thụt xuống hố sâu của khủng hoảng.

Tình hình sau chiến tranh lạnh, kinh tế thế giới tuy có những dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ, tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình chính trị ở Trung Đông bất ổn, khủng hoảng năng lượng, khủng bố. và đặc biệt, nước Mỹ, đầu tầu thúc đẩy kinh tế TG cũng đang lâm vào những hiện trạng hết sức khó khăn. Dưới đây có thể là một vài ý kiến, nhận xét về nứoc Mỹ, và tình hình thế giới, hiện tại và tương lai.
Chiến tranh lạnh kết thúc, nhưng hậu quả nó để lại thì không dễ dàng, thậm chí khó có thể khắc phục một sớm một chiều. một thời gian dài sau đó, nền kinh tế TG lao đao, không thể phục hồi trở lại, kéo theo nó là một loạt các lien minh khu vực được hình thành. Các nước, kể cả các nước đồng minh của Mỹ đều dần dần thay đỏi chính sách kinh tế “hướng nội” hơn. Điều này trái ngược hoàn tòan với những thứ mà Mỹ muốn tạo dựng. Và bất ngờ hơn, ngay cả khi các nước,muốn tăng cường cho quân đội, hạn chế sự ảnh hưởng và phụ thuộc cả về kinh tế lẫn chính trị vào Mỹ, Mỹ “không hề phản đối”. Phải chăng đây là sự “bất lực” của một người khổng lồ đã hết thời hay là một sự “yên lặng có trù tính”?
Để làm rõ được điều này, chúng ta cần phân tích tình hình của nước Mỹ sau chiến tranh lạnh. Thời gian đầu không ít nhà ngoại giao Mỹ vẫn còn rất “hào hứng” với “chiến thắng” trong chiến tranh lạnh, họ tuyên bố rằng, bây giờ là thời kì của Mỹ, của chính sách bá quyền Mỹ, mà không gì có thề cản trơ nổi. Thế nhưng, trớ trớ trểu thay, thời gian đã làm họ giật mình tình giấc. nền kinh tế Mỹ đã phải chịu những hậu quả nặng nề hơn người ta tưởng. thời kì suy thoái triền mien ngay sau đó đã dần chứng mình điều đó. Lúc đầu, các nhà phân tích, không hề “bi quan” về suy thoái, họ nghĩ, khủng hoảng như vậy chỉ là do tâm lý người dân và sẽ kết thúc nhanh chóng. Nhưng thực tế thì không phải vậy. đây không chỉ là “khủng hoảng thừa” đơn thuần, khủng hoảng lần này của Mỹ suất phát từ “cơ cấu nền kinh tế”, một thứ mà k hông phải “muốn đổi là đỏi được”. đó là hậu quả của việc tập trung sản xuất quân bị phục vụ cho chính sách ngoại giao quân sự. hậu quả trực tiếp là các ngành sản xuất dân dụng tiếp tục suy thoái, không hiệu quả và không thể cạnh tranh trên thị trường TG. Thiết bị quân sự thì không thể tiêu thụ do chiến tranh lạnh kết thúc. Và việc khắc phục bắt buộc phải thực hiện những chính sách “đau đớn” đó là việc tái cơ cấu, một điều có thể tạo lên làn sóng phản đối, biểu tình, thậm trí bạo động.. vào lúc này, Mỹ thực sự không thể tiếp tục đảm nhận hoặc tiếp tục theo đuổi chính sách bá chủ như trước. vì vậy, khi các nước muốn “tự lập” Mỹ không hề phản đối, vì như thế là bớt đi một phần gánh nặng, đặc biêt là tự lập về quân sự, sẽ khiến Mỹ có đựợc nhưng đơn đặt hàng giá trị. Lời cam kết viện trợ với Nga phần nào lung lay. Kinh tế lạc hậu, chính trị bất ổn, 2 cuộc đảo chính diễn ra, Gorbachev phải ra đi, thay vào đó là nhà quân sự Yeltsin, một người thân phương tây, quyết tâm theo đuổi chính sách dựa vào viện trợ tài chính và kĩ thuật để vực dậy nền kinh tế lạc hậu của Nga. Mặc dù vậy, việc thay đổi người lãnh đạo, không làm nước Nga thoát khỏi cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc. Những tưởng, các phong trào biểu tình, bạo loạn, sẽ lắng xuống sau khi Gorbachev ra đi, tuy nhiên, tình hình lại càng them bất ổn khi chính trường Nga lao đao bởi những âm mưu tranh giành quyền lực giữa các đảng phái, đảng cộng sản Nga đang trỗi giậy, muốn giành lại sự ủng hộ của người dân, chính sách thâu tóm quỳen lực của Yeltsin. Kết quả là kinh tế tiếp tục khủng hoảng, Lạm phát ra tăng, thất nghiệp không hề có giâu hiệu suy giảm. Khủng hoảng chính trị sau đó đã lên tới đỉnh điểm vào cuối thời của Yeltsin. Hàng loạt thủ tướng được bổ nhiệm và “được” cách chức sau đó không lâu, đã làm chính trường Nga lâm vào một vòng xoáy không thể kìm hãm, có thể nhấn chìm tất cả những gì còn lại của nước Nga. Gốc rễ của cuộc khủng hoảng xã hội này là do nền kinh tế trì trệ, thế nhưng, giới cầm quyền Nga dường như có rất ít hoặc không thực sự cố gắng bình ổn tình hình bằng giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, thậm trí, ngay cả khi có những viên chức, giúp cho nền kinh tế đã bắt đầu có những chuyển đọng tích cực, cũng bị loại bỏ bởi vì những nguyên nhân chính trị, bè phái. Họ không lo tẩp trung nội lực phát triển kinh tế, điều tiết và điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp, mà chỉ hướng ra phương tây, tìm kiếm viện trợ. Tuy nhiên, Nước Mỹ, trước cuộc “đại khủng hoảng”, không còn có đủ tiềm lực để viện trợ cho Nga như đã hứa hẹn, nước Nga chỉ còn biết hướng sang Nhật và Đức, hy vọng vào nguồn viện trợ từ các nước này để có thể phục hồi kinh tế, bình định cuộc khủng hoảng xã hội đang vào hồi “gay cấn”. Nhưng thậm trí, đến 2 nước này, cũng khó có thể và thực tế là đã không trợ giúp Nga được như những đièu mà nước Nga mong muốn. Nước Đức, phải tập trung tiền của cho việc thống nhất 2 miền “càng nhanh càng tốt”, mặc dù Nga đã cố gắng ngăn cản nhưng không thành công trước những quyết tâm của người Đức. Còn Nhật Bản, có một nước Trung Quốc rộng lớn đang mời chào đầu tư. TQ, là một đối tác, một thị trường truyền thống mà nước Nhật mong muốn tiếp cận từ rất lâu, đặc biệt với tình hình chính trị ổn định chắc chắn hấp dẫn hơn nhiều một nước Nga với một nền chính trị đầy biến động, và một tương lại đầy bát ổn.
Nhưng mọi việc không chỉ dừng lại ở đó, liệu chiến tranh lạnh chỉ để lại những hậu quả thảm khốc là những nền kinh tế “méo móm” ở Mỹ và Nga, hay nó còn có những hậu quả xa xôi hơn, ảnh hưởng đến tận ngày nay? Có những nhận định cho rằng chính Nga và Mỹ là những nước thất bại trong chiến tranh lạnh, còn Đức , Nhật, Tây Âu là những kẻ chiến thắng và hưởng lợi từ Chién tranh lạnh.Quả thực, không thể phủ nhận rằng, trên thực tế họ đã kiếm được một số tiền không nhỏ từ chiến tranh lạnh, nhưng liệu họ có “chiến thắng” ? Một nền kinh tế TG đã phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ, Mỹ khủng hoảng, nhu cầu giảm xuông đến mức “thảm hại” vơi những hàng hóa xa xỉ trước kia. Đức và Nhật cũng có nguy cơ “chết trùm” theo Mỹ bởi vì chính sách hướng ra xuất khẩu của mình. Thực tế đã chứng minh điều đó. Ngay cả Tây Âu cũng không tránh khỏi khủng hoảng. kết quả là một thời kì đen tối, nền kinh tế thế giới trở lên trì trệ. Và trong tình trạng đó, chỉ có các nước công nghiệp mới của Châu Á là tiếp tục phát triển với tốc độ đáng kể. không phải là chính quyền các nước không tích cực giảm thiểu và thay đổi tình hình, thế nhưng “sai sót ở cơ cấu” không thể được khắc phục ngay. Và kết quả là khủng hoảng kéo dài, các nước đứng trước một quyết dịnh không thẻ tránh khỏi, thay đổi cơ cấu kinh tế để “bớt” lệ thuộc thị trường Mỹ. Chủ nghĩa dân tộc kinh tế lại một lần nữa “lên ngôi”.

Và không chỉ dừng lại ở đó, mọi diễn biến sau này mới “thực sự bất ngờ” bất ngờ với tất cả. Cả phe đồng minh của Mỹ, lẫn phe XHCN còn sót lại hay đã sụp đổ, bất ngờ với cả những kẻ “thắng” và “thua” trong chiến tranh lạnh. Một sự việc đã thay đổi hoàn toàn cục diện, tình hình tg, thậm trí thay đổi hoàn toàn đường lối phát triển của một số nước. Mở đầu một trang mới cho lịch sử tg.
Và một lẫn nữa, biến cố to lớn ấy lại là “một cuộc khủng hoảng” và không từ đâu khác. Nó lại xuất phát từ Mỹ. đó là khủng hoảng dotcom. Bắt đầu phải kể đến việc chính phủ Mỹ ứng dụng mạng nội bộ để trao đổi thong tin phục vụ cho quốc phòng. Nhưng ngay sau đó, việc phổ biến máy tính và đổi mớicác phương thức, công cụ truyền dẫn, trao đổi thong tin. Mạng Internet đã nhanh chóng lan rộng sang phục vụ cho dân sự và kinh tế. Máy tính và Internet đã thay đổi hoàn toàn cách lưu trữ, chia sẻ dữ liệu. khi mà người ta chỉ cần ngồi nhà, với một máy tính nối mạng, có thể làm việc, giải trí, mua sắm, tham gia hội thảo, bàn bạc, kí kết hợp đồng. Khi mà người ta ở nhà vẫn có thể tham giự các khóa học họ muốn, gặp gỡ những người bạn than ở xa và nhu cầu là “số hóa mọi thứ”, “bỏ” mọi thứ của họ vào máy tính của họ nếu có thể. Đó có thể là tài liệu, film ảnh, sách báo và lúc đó sẽ có một nhu cầu mới là truyền tải và chia sẻ ngững tài liệu đó với người khác, vai trò của Cáp Quang… và đó là khởi đầu cho việc người ta hy vọng vào tiềm năng tăng trưởng “vô biên” của thị trường cáp quang và của các công ty kinh doanh mạng mà sau này người ta gọi là tham gia lĩnh vực “thương mại điẹn tử”> Đó là sự đầu tư thái quá của thị trường Mỹ vào bong bong các công ty mạng. Người ta nghĩ rằng nhu cầu về mạng máy tính sẽ tăng mãi. Chính vì vậy, người Mỹ thi nhau đổ tiền vào các công ty mạng, đổ tiền vào các nhà cung cáp dịch vụ, lắp đặt cáp quang. Và thời gian đầu, tăng trưởng của nó hoàn toàn đúng như dự đoán. Nhưng ngay sau đó, một cuộc khung hoảng trầm trọng diễn ra do người ta không sử dụng hết những đường dây cáp quang đã được lắp đặt, giá của cổ phiếu các công ty cung cáp dịch vụ rớt thê thảm. Người dân đua nhau rút tiền khỏi các công ty này. Nhưng tất cả đã quá muộn. Một số lượng lớn người dân Mỹ và những công ty lớn bị tổn thất nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng này. Và dù là khủng hoảng, nhưng nó là một cú “huých” mạnh mẽ thay đổi nền kinh tế Mỹ và rất nhiều nước khác. MỞ ra một thời kì hoàn toàn mới cho lịch sử nhân loại, cơ hội cho những nước tụt hậu có cơ hội đuổi kịp các nước phát triển. MỘt cơ hội lịch sử mang lại cho những ai biết tận dụng. Nhưng vấn đề đó nằm ngoài nội dung của bài viết này. Các bạn có thể tìm hiểu thong qua các tài liệu về toàn cầu hóa, đây thực sự là một quá trình “thú vị”. Các bạn sẽ có được rất nhiều thứ khi tìm hiểu về toàn cầu hóa…

Không có nhận xét nào: