Thứ Hai, 25 tháng 2, 2008




Sự đạo đức giả trong tài chính

Thế giới đang phải đối mặt với một giai đoạn bất ổn về tài chính, đặc biệt là sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Giáo sư Joseph E. Stiglitz - người từng đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001 - cho rằng: một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên chính là kiến trúc tài chính toàn cầu vẫn chưa hề có sự cải cách nào về mặt nền tảng trong suốt 10 năm qua (kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997). Lanhdao.net xin giới thiệu bài viết của Giáo sư Joseph E. Stiglitz. Toàn bộ quan điểm trong bài là của tác giả.

Giáo sư Joseph E. Stiglitz phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 27/11/2004, một phần trong chuyến thăm 10 ngày tại Việt Nam để gặp gỡ các quan chức chính phủ, các nhà nghiên cứu, các nhà tài trợ nước ngoài và có các buổi diễn thuyết trước công chúng. Ảnh: Corbis
Năm 2007 đánh dấu 10 năm cuộc khủng hoảng Đông Á, bắt đầu từ Thái Lan vào ngày 2/7/1997, lan rộng sang Indonesia vào tháng 10 và sang Hàn Quốc vào tháng 12. Rốt cuộc, nó trở thành một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kéo thêm cả Nga và các nước Mỹ Latinh như Brazil, và nhiều nước khác phải mệt mỏi trong nhiều năm tiếp theo: Argentina năm 2001 có thể được kể đến như là một trong các nạn nhân của nó.
Đã có rất nhiều các nạn nhân vô tội khác, bao gồm cả các quốc gia thậm chí không tham gia vào các dòng vốn quốc tế nhưng vẫn bị chìm sâu vào khủng hoảng. Thực tế, Lào cũng nằm trong số những quốc gia bị ảnh hưởng tồi tệ nhất. Mặc dù cuối cùng thì cuộc khủng hoảng nào cũng kết thúc, nhưng lúc đó không ai biết được các kỳ suy thoái và trì trệ tiếp theo sẽ còn sâu rộng và kéo dài bao lâu. Đó là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái.
Là Giám đốc kinh tế và Phó Chủ tịch cấp cao của Ngân hàng Thế giới, tôi đã đứng giữa sự xung đột và các cuộc tranh luận về nguyên nhân và những cách ứng phó về mặt chính sách sao cho phù hợp. Mùa hè và mùa thu năm 2007, tôi đã đi thăm lại các quốc gia bị ảnh hưởng, gồm Malaysia, Lào, Thái Lan và Indonesia. Thật ấm lòng khi chứng kiến sự phục hồi của họ. Các nước này giờ đang tăng trưởng với tốc độ 5% hoặc 6% hoặc hơn thế - không được nhanh như trong những ngày thần kỳ Đông Á, nhưng nhanh hơn rất nhiều so với những gì mà mọi người có thể tưởng sau khi khủng hoảng xảy ra.
Nhiều nước đã thay đổi chính sách của mình, nhưng rõ ràng là theo những hướng khác biệt so với những cải tổ mà IMF yêu cầu. Người nghèo nằm trong số những người phải chịu gánh nặng nhất của cuộc khủng hoảng, khi mà tiền lương tụt hẳn xuống còn tỉ lệ thất nghiệp lại vọt lên. Khi các nước này phục hồi, nhiều nước đã tập trung nhấn mạnh vào "tính hài hòa", trong một nỗ lực khắc phục khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Họ coi trọng hơn việc đầu tư vào con người, khởi động các sáng kiến để nhiều công dân có thể được chăm sóc sức khỏe và tiếp cận tài chính hơn, và tạo nên các quỹ xã hội để giúp phát triển các cộng đồng địa phương.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng sau một thập kỷ, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ ràng IMF và Bộ Tài chính của Mỹ đã chuẩn đoán, kê đơn và tiên lượng sai lầm như thế nào. Vấn đề cơ bản chính là sự tự do hóa thị trường vốn còn non nớt. Bởi vậy, thật là mỉa mai khi nhìn thấy Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ một lần nữa lại thúc đẩy việc tự do hóa thị trường vốn tại Ấn Độ - một trong hai nước lớn đang phát triển (cùng với Trung Quốc) nổi lên mà không bị tổn hại từ cuộc khủng hoảng năm 1997.
Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia không tự do hóa hoàn toàn các thị trường vốn lại có thể vận hành rất tốt. Nghiên cứu sau đó do IMF tiến hành đã xác minh được điều mà bất kỳ nghiên cứu nghiêm túc nào cũng thấy: tự do hóa thị trường vốn đem lại sự bất ổn, nhưng không tất yếu tăng trưởng. (Cũng trong nghiên cứu tương tự cho thấy: Ấn Độ và Trung Quốc đã trở thành những nền kinh tế phát triển nhanh nhất)
Tất nhiên, Phố Wall (nơi các lợi nhuận của nó là hiện thân cho Bộ Tài chính Mỹ) thu lợi từ việc tự do hóa thị trường vốn: họ kiếm tiền khi các dòng vốn chảy vào, khi các dòng vốn chảy ra, và trong việc tái cơ cấu do hậu quả của sự tàn phá. Tại Hàn Quốc, IMF thúc giục bán các ngân hàng của nước này cho các nhà đầu tư Mỹ, ngay cả khi người Hàn Quốc đã điều hành nền kinh tế của chính họ một cách ấn tượng trong suốt bốn thập kỷ, với tốc độ tăng trưởng cao hơn, bền vững hơn, và không hề có các bê bối do cơ chế vẫn xuất hiện thường xuyên trong các thị trường tài chính của Mỹ.
Trong nhiều trường hợp, các công ty của Mỹ đã mua các ngân hàng, nắm giữ các ngân hàng đó cho tới khi Hàn Quốc phục hồi, và sau đó bán lại chúng, thu về hàng tỉ tiền lãi. Trong khi vội vã để các phương Tây mua các ngân hàng, IMF đã bỏ quên một chi tiết: phải đảm bảo rằng Hàn Quốc có thể giữ lại được ít nhất một phần nhỏ của số lãi kia thông qua hệ thống thuế. Việc các nhà đầu tư Mỹ có sự tinh thông hơn trong lĩnh vực ngân hàng tại các thị trường mới nổi hay không có thể vẫn còn phải bàn cãi, nhưng việc họ có sự tinh thông hơn trong việc tránh thuế thì không cần thắc mắc.
Sự mâu thuẫn giữa lời khuyên của IMF/ Bộ tài chính Mỹ với Đông Á và những gì đã xảy ra trong thất bại cho vay tín dụng là hiển nhiên. Các nước Đông Á đã được yêu cầu nâng cao lãi suất, trong một số trường hợp tăng tới 25%, 40% hoặc cao hơn, gây nên sự vỡ nợ trên diện rộng. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương châu Âu lại cắt giảm lãi suất.
Tương tự như vậy, các quốc gia bị mắc vào cuộc khủng hoảng tại Đông Á được nghe diễn thuyết về nhu cầu minh bạch hơn nữa và điều chỉnh tốt hơn nữa. Nhưng việc thiếu minh bạch lại đóng một vai trò trung tâm trong việc gặm nhấm tín dụng hồi mùa hè năm 2006, các khoản thế chấp bị sắt lát và thái nhỏ, rải ra khắp thế giới, đóng gói cùng với các sản phẩm tốt hơn, và giấu nhẹm đi như đồ ký quỹ, do đó chẳng ai biết rõ là người nào đang cầm trong tay cái gì. Và giờ đây lại có một màn hợp xướng cảnh báo về những sự điều chỉnh mới - những thứ được cho là cản trở thị trường tài chính (bao gồm cả sự khai thác từ chính những người vay tiền ngờ nghệch của họ - điều nằm trong gốc rễ của vấn đề). Cuối cùng, bất chấp mọi lời cảnh báo về xuống cấp đạo đức, các ngân hàng phương Tây vẫn phần nào được "tại ngoại" khỏi những vụ đầu tư xấu của họ.
Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, có một sự nhất trí rằng cần có sự cải cách căn bản đối với kiến trúc tài chính toàn cầu. Nhưng, trong khi hệ thống hiện hành có thể dẫn tới sự bất ổn không cần thiết và áp đặt các mức chi phí khổng lồ lên các nước đang phát triển, nó vẫn tạo ra lợi nhuận đáng kể. Thế nên không có gì ngạc nhiên nếu sau 10 năm nữa vẫn không có một cải cách căn bản nào. Và vì thế, cũng không ngạc nhiên rằng thế giới một lần nữa lại phải đối mặt với một giai đoạn bất ổn tài chính toàn cầu, với những hậu quả còn chưa rõ ràng cho các nền kinh tế trên thế giới.
Joseph E. Stiglitz Theo Project - Syndicate Thu Lượng dịch
* Joseph E. Stiglitz - người từng giành giải Nobel Kinh tế năm 2001, Giáo sư Kinh tế thuộc Đại học Columbia (Mỹ), từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của cựu Tổng thống Bill Clinton, Giám đốc Kinh tế và Phó Chủ tịch cấp cao của Ngân hàng Thế giới.


Bình loạn tí chơi!!


Một bài báo rất tuyệt! Tuyệt vời bởi thời điểm nó được đăng và cả vấn đề mà nó "bàn luận" : CƠ CẤU TÀI CHÍNH TOÀN CẦU!
Nó đã từng là chủ đề "nóng bỏng" cách đây 10 năm, nhưng hôm nay, trên đất nước này, có lẽ chúng ta cần phân tích một cách "nghiêm túc" và "chín chắn" như một người trong cuộc - bởi vị trí của chúng ta đã khác nhiều so với 10 năm trước!
Có nhiều nhà phân tích, chỉ trước đây vài năm, nhân định về tình hình kt tg "trời nhiều mây, và có thể xảy ra bão" - thì thời điểm hiện tại có lẽ cơn bão đã "thành hình" - vấn đề là ở chỗ - cơn bão ấy sẽ quét qua những đâu, và để lại hậu quả như thế nào? Và một nhà khí tượng, thì hiểu răng, cơn bão ấy sẽ mạnh nên hay yếu đi, tùy thuộc vào "thời tiết" của những khu vực nó đi qua...
Vâng! Tôi đang nói đến một "cơn bão tài chính" đang hiển hiện!!... Có lẽ cách phân tích tốt nhất, là ta nên làm một phép so sánh, hiện tại - và quá khứ (cách đây 10 năm) để có thể rút ra kết luận, đồng tình - hay phản đối với những phân tích của Giáo sư Joseph E. Stiglitz ở trên!!..
Năm 97, có nhiều nền kinh tế, được coi là "nạn nhân" của cuộc khủng hoảng TC, nhưng, không giống GS nói, nhưng nền kinh tế đó - "Không vô tội"! Người ta thích (và dễ dàng hơn) nếu đổ tội cho IMF, cho Mỹ về những thảm họa mà họ phải gánh chịu - họ tìm kiếm một "kẻ tội đồ" để đổ vấy mọi trách nhiệm, để chứng minh, họ hoàn toàn trong sạch, thánh thiện, vô tội và đáng thương! Họ cần một ai đó chịu trách nhiệm trước người dân của họ, và còn ai dễ hơn là đổ tội cho IMF.
IMF đã có những đánh giá "tệ hại" ngay trước khủng hoảng về chỉ số tài chính của các con hổ Đông Á - tuy nhiên chính sách của họ áp dụng tại đây, thì chưa hẳn đã "hoàn toàn sai" hay không mang lại hiệu quả!
Liệu có ai đó chấp nhận rằng, cái sai lớn hơn nhiều, cái sai trực tiếp dẫn đến khủng hoảng là cách những con rồng, con hổ Đông Á xử dụng nguồn tài chính đầu tư vào nước họ?? IMF không bảo các tổ chức tín dụng dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, không bảo họ bơm tiền "mù quáng" vào cái bong bóng chứng khoán, bong bóng bds, càng không bắt buộc các nước cố định tỉ giá gắn chặt vào đồng $ - họ làm thế - là vị những mục đích của riêng họ.
Chính phủ sở tại muốn có những chỉ số "ấn tượng - đẹp mắt", cố định tỷ giá để người ta "bơm" thêm tiền cho họ, "mắt nhắm - mắt mở" bảo lãnh cho ngân hàng, cho doanh nghiệp quốc doanh, chẳng hề có động thái, thậm chí "vui sướng" khi người dân - "điên cuồng" lao vào những trái bong bóng phình to chưa từng thấy trong lịch sử!!...
Cuối cùng, người ta "chửi rủa" giới đầu tư(cả đầu cơ) là những con "quỷ hút máu" khi tấn công đồng nội tệ của họ, siết nợ ngân hàng của họ, bóp chết nền tài chính của họ, rồi cuối cùng - thu mua những "mảnh vỡ" đầy "béo bở" của đống đổ nát ấy... sau vài năm - bán lại với số lợi nhuận hàng tỷ $.
Vâng! Người ta chỉ nhìn thấy như thế - những kẻ xấu xa! vô lương tâm. Nhưng mà họ hãy khách quan mà nhìn nhận - kẻ nào đã khơi mào cho cuộc tấn công ấy?
Không phải là giới đầu cơ trong nước sao?
Và rút cục thì ai đã tạo điều kiện cho họ làm việc ấy?
Không phải là sự "tham lam + ngu ngốc + mù quáng" của rất nhiều người - thậm chí của cả chính phủ hay sao?
Đằng sau hàng tỷ đô lợi nhuận - là muôn vàn rủi ro, là suy tính, cân nhắc và cao hơn - là trí tuệ! Ở đây - không phải là vấn đề đạo đức - mà họ chỉ "nương theo" quy luật : QUY LUẬT NHÂN QUẢ! ..
Quay trở lại câu chuyện về IMF, người ta trách móc, căm phẫn khi IMF không có những động thái mạnh mẽ hơn để "cứu vớt" Đông Á, cứu vớt Ashentina, Nga hay Mỹ la tinh - những người vẫn tự nhận - là luôn làm theo những tư vấn từ IMF. Để đến nỗi Đông Á tan hoang, Mỹ la tinh suy sụp, Ashentina phá sản, Nga "quỵt tiền" của nhà đầu tư - đến nỗi cả những quỹ lớn nhất của Mỹ như Long-Term Capital của đứng trước bờ vực phá sản - Chính phủ Mỹ phải điều đình với giới tài chính để tránh một cuộc sụp đổ tàn khốc cho những doanh nghiệp mà nó đang nắm giữ cổ phiếu!...
Vâng - IMF hay nước Mỹ - họ cũng cần giữ "cái đầu" của mình trước, $ đâu phải được in vô tội vạ? $ chảy từ nước Mỹ hay từ IMF - chính là mạch máu liên quan đến thịnh - suy của chính nước Mỹ - vì lý do gì - "máu" phải đổ vào để chữa cháy cho sự tham lam tại Đông Á, sự trì trệ & kém hiệu quả của nước Nga?...
Còn cái động thái - mà IMF khuyên các nước tăng lãi suất - trong khi hiện tại Mỹ và Châu Âu đang làm ngược lại - thì "hoàn toàn có thể hiểu được"!
Vị thế của các con rồng - hổ Đông Á khác với Mỹ hay EU. tăng lãi suất là để chặn đứng cái bơm đang bơm hơi vào bong bóng, chặn đứng (nói đúng hơn là đặt những kẻ tấn công vào đồng nội tệ trước một quyết định hết sức khó khăn, nếu tấn công thất bại, tỷ giá không đổi - giới đầu cơ sẽ đứng trước sự thua lỗ thảm hại khi phải trả lãi suất cao vì để tấn công vào nội tệ - họ chuyển từ $ sang tiền của địa phương).
Và có lẽ mọi việc sẽ không bi đát đến thế, nếu dự trữ ngoại tệ của các nước này "khá khẩm" hơn, đủ để cho "lời khuyên" từ IMF phát huy được "chút ít" hiệu quả! Nhưng - lại một lần nữa - vì hàng trăm lý do, hàng ngàn lời bào chữa, với lượng dự trữ ít ỏi - họ cuối cùng cũng buông xuôi tỷ giá - đồng thời, lãi xuất của họ - cũng bóp chết nốt những thực thể tài chính yếu ớt của họ!...
Vâng! Còn sao EU và Mỹ lại sử dụng câu thần chú "cắt giảm lãi suất" mỗi khi đứng trước nguy cơ suy thoái (thậm trí kể cả khi họ biết đang có một cái bơm - không ngừng bơm vào những cái bong bóng của họ).
Họ làm thế - để kích cầu - bởi vì sao ư? họ chính là những kẻ tiêu dùng quan trọng nhất, hào phóng nhất của TG. TG có thể không có một khu sản xuất như Đông Á, Nga, Mỹ latinh.. nhưng không thể thiếu một kẻ tiêu dùng lớn đến vậy - hắn không được phép "chết" - nếu hắn chết - tất cả cùng chết - Fed biết điều đó - còn người dân Mỹ thì chưa chắc!
Và thế là - mỗi khi suy thoái Fed tìm mọi cách thúc dục người dân Mỹ - thay vì "thắt lưng buộc bụng" hãy mở hầu bao hào phóng hơn! Tiêu dùng - là yêu nước! Họ giảm thuế, hoàn thuế, cho vay... VÀ vâng - tất nhiên - tiền không từ trên trời rơi xuống - và sự hào phóng "mù quáng" sẽ rất có thể khiến nhiều người phải trả giá đắt!..
Nhưng người Mỹ trả giá đến đâu - thì ta chưa biết - còn số phận của những con người "cùng khổ" tại Thái Lan, mỹ Latinh, Hàn Quốc...thì hiển hiện, cả những người đã từng giầu có, cả những doanh nghiệp đã từng thành công, cả những kẻ đã từng chiến thắng, từng kiêu ngạo & ảo tưởng - về tương lai...Những bài học đắt giá, và cay đắng - đáng tiếc là mấy ai trong chúng ta đã học được nó? Không nên phân tích tiếp về tài chính Việt Nam - nếu không muốn nổ ra một cuộc tranh luận vào thời điểm "nhạy cảm" này - nhưng chắc chúng ta cũng "lờ mờ" nhìn thấy một sợi dây liên hệ - giữa quá khứ - và hiện tại, sự nhắc nhở - từ một bài học - chưa phải đã quá lâu?...
Phân tích nền tài chính toàn cầu - không thể tóm trong một bài viết, và hơn hết với mỗi một nhà nghiên cứu,mỗi một người quan tâm, mỗi một vị trí, một quan điểm ta lại có những cách nhìn không giống nhau, sự đa rạng đó, càng tạo nên sự phấn khích giữa mỗi nhà bình luận, có lẽ cái chúng ta đang thiếu, là những nhà phân tích sắc sảo, những chuyên viên có trình độ, và một đội ngũ những cây bút "có trách nhiệm" với những bình luận, phân tích của mình!
Chúng ta thiếu, không chỉ là những người "cảnh báo" cho nhà đầu tư, mà chúng ta còn thiếu cả những người cảnh báo cho cả chính phủ, cảnh báo cho cả một nền kinh tế!
Xin lỗi, nếu tôi gọi rất nhiều những con số tăng trưởng là "phù phiếm" - chúng ta cần nâng cao mức sống - chứ không phải tăng trưởng - 2 cái này tưởng chừng giống nhau, nhưng lại khác nhau vô cùng!
Và kéo theo nó, là những chính sách, và những hệ quả tất yếu, chúng ta đang đứng trước một sự chuyển biến lịch sử, hãy đặt tất cả nên bàn cân, hãy phân tích, cân nhắc bằng tất cả sự cẩn trọng có thể, hãy sót thương khi một người khốn khổ - vật lộn với bệnh tật mà không chịu để cho gia đình đưa đến viện - để mà cân nhắc giá thuốc, viện phí & bảo hiểm!
Hãy nhìn vào ánh mắt người nông dân khi nhìn vào mảnh ruộng cằn cỗi - hãy nhìn vào mắt họ khi họ phải bán đi những hạt gạo cuối cùng - gửi cho con đi học đại học!
Hãy sót xa cho những gánh hàng rong, những chiếc xích lô máy, xe công nông dang âm thầm - bền bỉ nuôi sống thế hệ kế tiếp của một lớp người - đã chịu "đủ" đắng cay, đau đớn!
Hãy nghĩ suy về số phận những cánh đồng nếu giá than, giá phân bón, giá xăng dầu phi mã. Hãy đớn đau khi nhìn cái khoảng cách giầu nghèo mà người ta đáng "xé toạc" bởi những chiếc xe tiền tỉ chạy đầy đường, những sân gold bát ngát, những khách sạn xa hoa, những công viên lộng lẫy?
Chính phủ - có thể sẽ điều tiết nguồn chi phí dư ra ấy để phát triển kinh tế, nhưng liệu đã có những phân tích, những dự báo như thế nào về sự xáo trộn trong xã hội "gián tiếp - hay trực tiếp" từ chính sách kinh tế, hay đúng với chủ đề chúng ta đang bàn "chính sách tài chính"?
Liệu đã ai đo lường được tác động xã hội tại ngay cả những nơi được hưởng lợi nhiều nhất về sự tăng trưởng - chính các thành phố lớn?
Liệu sự phát triển ấy - sự hy sinh thầm lặng của đại bộ phận người nghèo ấy - có mang lại một thế Hệ kế cận tài giỏi?
Một nền giáo dục ưu tú?
Một nền văn hóa "văn minh"?
Một sự phát triển bền vững?
Chúng ta đã chuẩn bị cho tương lai như thế nào?
Tôi không quá ảo tưởng - càng không quá bi quan - nhưng tôi thực sự lo lắng!

“Để thêm yêu Tổ quốc”!

“Để thêm yêu Tổ quốc”!


Không phát ra lời “Đoàn quân VN đi, chung lòng cứu quốc...”. Nhưng cần gì, lời bắt đầu từ những trái tim và bộc ra nơi những đôi mắt và những đôi tay.
Từ bốn năm nay, những học sinh câm điếc vẫn chào cờ và “hát” quốc ca vào mỗi sáng thứ hai bằng cách rất riêng của mình như vậy...
Xem video clip
Nghi thức của trái tim
6g30 sáng thứ hai, hơn 100 học sinh đã có mặt ở sân trường thuộc Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai, ngoại ô TP Biên Hòa. Tuổi học trò nào cũng nghịch ngợm, ồn ào. Nhưng không, ở đây không gian lại rất yên ắng. Có chăng âm thanh chỉ thỉnh thoảng phát ra từ thanh quản các bạn thành tiếng ú ớ như viên sỏi thả mình vào hồ nước lặng.
Hôm nay, các bạn học sinh đến trường sớm hơn. Vẫn trong bộ đồng phục trắng - xanh hằng ngày nhưng có vẻ trang trọng hơn. Trong góc sân, một số học sinh nam chỉnh lại những chiếc áo đóng thùng gọn gàng. Vài bạn khác lao xao nhờ các học sinh nữ chỉnh hộ mình chiếc khăn quàng đỏ thắm. Các bạn gọn gàng, tươm tất theo cách của những học sinh nghèo vùng quê. Nhìn xuống chân các bạn, tìm đỏ mắt cũng không ra đôi giày, chỉ thấy những đôi chân đen xỏ trong đôi dép nhựa cũ đầy bụi.
6g55, cờ Tổ quốc và cờ Đoàn trang nghiêm được đặt giữa sân. Bên trên là đội hát lễ và đội trống. Phía dưới có vài học sinh khiếm thị cùng giáo viên và hơn 100 học sinh khiếm thính (câm điếc). Học sinh bé nhất chỉ đứng tới thắt lưng học sinh lớn nhất. Tất cả đều đứng thẳng hàng, nghiêm, mắt rực sáng hướng về cờ Tổ quốc. Và bất ngờ thay, sau hiệu lệnh quốc ca thì hàng trăm cánh tay vươn lên uyển chuyển theo điệu nhạc hào hùng “Đoàn quân VN đi, chung lòng cứu quốc...”.
Những đôi tay vẫn nhịp nhàng cùng nhạc. Ai bảo người câm không biết hát? Người bình thường hát bằng tiếng, bằng miệng, còn người câm “hát” bằng tay. Tất cả thể hiện bài quốc ca trong quốc lễ trang nghiêm của người VN. Chẳng những nghe bằng tai, lúc này quốc ca phải được “nghe” bằng chính sự lắng đọng của trái tim và đôi mắt.
Ngôn ngữ của các bạn ngoài những ký hiệu có tính qui ước là những hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Khi tay trái duỗi thẳng xuống, bàn tay phải chụm lại chỉ từ mặt bàn tay trái lên vai trái có nghĩa là “đoàn quân”. Khi giơ hai ngón tay vẽ hình chữ S, ai cũng hiểu các bạn đang nói về đất nước VN. Hai bàn tay ngửa đưa lên ngang ngực là “tiến lên”...
Các bạn thể hiện tình cảm qua nét mặt, ánh mắt. Ai cũng cảm nhận được điều đó khi các bạn "hát" về "nước non VN ta" bằng ánh mắt hướng về quốc kỳ, tay "vẽ" vào không trung dáng hình chữ S, rồi đặt bàn tay dịu dàng lên ngực trái (ảnh trái). Cô giáo tổng phụ trách đội cùng các học sinh "hát" đoạn "... vì nhân dân chiến đấu không ngừng" - Ảnh: Yến Trinh
“Để thêm yêu Tổ quốc”
Không ít lần nghi thức hát quốc ca của các bạn gặp “sự cố”. Đó là khi máy cassette trục trặc, nhạc dừng đột ngột. Do không nghe được nên các bạn vẫn “hát”, say sưa. Nhưng có bạn phát hiện và bật khóc, có lẽ bởi bạn chợt nhớ ra dù cố gắng nhưng cái khoảng cách với thế giới âm thanh vẫn còn đó, rất xa...
Giám đốc trung tâm Lê Thị Hiếu là người luôn trăn trở với khoảng cách đó. Trước kia, mỗi lần trường có nghi thức chào cờ, nhìn hầu hết học sinh câm điếc của mình đứng yên lặng, cô thương lắm. Sau đó năm 1999, trong một lần đi công tác ở Philippines, nhìn cảnh các bạn câm điếc của nước bạn hát quốc ca, ý nghĩ sẽ soạn bài quốc ca VN cho trẻ câm điếc càng thôi thúc.
“Ở VN còn bao nhiêu trẻ câm điếc chưa có một buổi chào cờ trọn vẹn? Các bạn phải được hát đầy tự hào bài hát của đất nước, dù đó chỉ bằng ngôn ngữ của riêng mình”. Nghĩ vậy, về VN cô cùng một giáo viên của trường soạn ngay bài quốc ca theo ngôn ngữ cử chỉ.
Bài hát phải được thể hiện tình cảm hơn cách phiên dịch lời nói thông thường. Khi “hát” quốc ca, các bạn phải thể hiện những động tác vừa trang nghiêm, hùng tráng. Lúc đó chưa có từ điển thống nhất cho ngôn ngữ cử chỉ nên các cô phải vừa soạn vừa đi sưu tầm ở các trường bạn. Những động tác sưu tầm cũng chưa đẹp, các cô tự sáng tác. Thời gian đầu, nhiều đồng nghiệp vừa bất ngờ vừa hoài nghi: “Cô Hiếu dám làm quốc ca?!”. Nhưng sau nhiều tháng mày mò, quốc ca đã được “dịch” và sáng tạo hoàn chỉnh.
Thổi sức sống của bài hát vào lòng học sinh còn là công việc nhọc nhằn, nhất là ngôi trường của những học sinh đặc biệt với nhiều lứa tuổi khác nhau. Để học quốc ca, đầu tiên giáo viên giải thích bằng tay cho học sinh lớp 1, lớp 2 thế nào là “Tổ quốc”, “quê hương”.
Các cô dạy học sinh biết tôn trọng và hát bài quốc ca như thế nào. Hết giờ học nghề, kết cườm, làm hoa giả, các bạn học sinh lớp lớn cũng say sưa luyện từng điệu xòe tay. Mỗi ngày một, hai câu lặp đi lặp lại. Sau hai tháng, các bạn đã có thể tự tin “hát” bằng tay bài quốc ca dưới cờ.
Nhớ lại ngày đầu xem học sinh của mình “hát” quốc ca, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Trinh vẫn không giấu được xúc động: “Thiêng liêng lắm. Dưới sân cờ, các em không còn bị tách ra trong thế giới tật nguyền. Lần đầu các em còn “hát” sai, nhưng không sao cả, lại lần hai, lần ba...”.
Dù thế nào, cái chính vẫn là dần cho các bạn hiểu tình cảm lớn lao hơn đó là đất nước. Và có lẽ niềm vui nhất là bây giờ hầu hết học sinh của trường đều biết hát quốc ca. Và trong lễ chào cờ mỗi sáng thứ hai, khi cờ Tổ quốc được giương lên cũng là lúc hàng trăm trái tim và đôi tay của các bạn cũng “hát”...
Sau lễ chào cờ, Minh Chương, một cậu bé 14 tuổi, học lớp 5, đã gặp tôi và nhờ cô giáo phiên dịch một câu: “Nhờ chị nói với mọi người dù câm điếc nhưng chúng em cũng có thể hát bài hát chung của đất nước mình...”. Vì sao em thích hát quốc ca? Đáp lời tôi, em đặt bàn tay lên ngực trái, rồi đưa tay vẽ vào không gian một hình chữ S. Nghĩa là, cô giáo dịch, em nói: “Để thêm yêu Tổ quốc”!

Chính sách tiền tệ - chiến tranh - định giá & bất bình đẳng trong thu nhập!

Chính sách tiền tệ - chiến tranh - định giá & bất bình đẳng trong thu nhập!
Đang chán - không biết làm gì - lại bị mấy "thằng cha" tự gọi mình là "chuyên gia" phát biểu linh tinh trên tivi "chọc giận"!!...
Có nói dối, thì cũng phải biết dừng ở giới hạn - vì có "ối thằng" thực sự hiểu những gì "nó" đang nghĩ chứ!! Có phỏng vấn - thì mời mấy bác "làm chính trị" ấy - dù các bác ấy - có "không nói hết sự thật" - thì cũng cóc dám nói dối một cách trắng trợn & hồn nhiên như thằng điên như thế!! Lại được mấy chú "biên tập" viên - dịch tin tức "bố láo" nữa chứ - chán thay chữ với chả nghĩa...
Tình cảnh này - thật là loạn!! loạn!!
Mà kể không loạn mới lạ - với cái mớ kiến thức còi cọc + suy diễn của em thì có lẽ bác thủ tướng nên "điều chuyển công tác" của "nhiều nhiều" các bác cố vấn với lại mấy cái bác trực tiếp điều hành chính sách tài chính...
Các bác cần tiền để phát triển - hoàn toàn đúng, nhưng cùng dân "tài chính" cả - các bác thừa hiểu đâu là giới hạn, các bác còn "kinh qua" những thời kì khó khăn nhất của nền tài chính nước nhà - thì quá hiểu về cái tác động khủng khiếp của việc "vung tay quá trán" khi điều tiết lượng tiền... cái thứ "giấy nợ" của chính phủ ấy - đang đe dọa đến "niêu cơm" của vô khối người đấy các bác ạ!!
Các bác cứ "xả nhiệt tình" - rồi sau đấy - theo đuôi thu lại - mà thu thế nào chứ? trái phiếu? không đủ - xài tín phiếu? nếu không đủ nốt - chả biết các bác còn xài được cái gì....
Mà kể cũng lạ - chẳng lẽ các bác vẫn không biết cái thằng ngân hàng của VN vốn hoạt động thế nào?... vốn thì mỏng, cạnh tranh thì ác, đầu tư thì khó khăn, dân lại nghèo, các dịch vụ tài chính yếu kém, dự trữ bắt buộc lớn, lãi suất bị các chính sách hành chính chi phối, nợ xấu 'nhan nhản' Các doanh nghiệp của mình thì "lèo tèo" vốn ít, lại "thiếu tin tưởng" do trình độ, do lịch sử......các bác bảo nó kiếm đâu ra tiền để duy trì bộ máy?? mà cái thằng ngân hàng thương mại, không có lãi là nó chết, mà nó thì làm sao "tự tay bóp cổ" được?
Nó cho vay mạo hiểm các bác ạ!! Nó càng gặp khó khăn, nó càng cho vay "liều lĩnh" - chỉ bởi như thế lãi suất sẽ cao - nó mới tồn tại!! Một trong số đó, phải kể đến bất động sản!
Thị trường chứng khoán bùng nổ - các bác làm ngân hàng "sáng mắt" - hò dô ta - các bác ấy dồn tiền cho các quỹ đầu tư, cho các khoản đầu tư chiến lược, rồi các bác ấy - chuồn chuôn - khi kiếm đủ - ít nhiều thành công "hơn cả mong đợi", rồi thấy "máu tham" của "dân chơi" còn chưa "nguôi ngoai", tội gì không kiếm chác, chấm mút cho "chúng nó" vay, "ngồi mát - ăn bát vàng": lãi + hoa hồng giao dịch! Chắc chả ai sướng bằng mấy bác!!
Cuối năm, các bác thưởng "hoành tráng" quá, em trông mà - phát sợ!!
Thoái trào, các bác ấy lại dồn tiền cho mấy bác đầu tư cho địa ốc - chắc ăn quá - là em chắc em cũng chả chịu được!!! Nhưng khổ nỗi - các bác toàn "theo chân" thị trường!
Cái nguồn cung VND "to như thế" - mà các bác cũng "nuốt sạch" thì em cũng "bó tay"!.. chỉ riêng bàn cái tỷ giá của thằng VND cũng mất "cả ngày" - các bác còn lạ gì những biểu hiện, những hành động "đầy ra đấy"!! Em "chột dạ" mấy phát từ đầu năm đến giờ - chả biết nghĩ có đúng không - nếu đúng - em đề nghị mấy bác điều hành chính sách tiền tệ - đứng ra nhận trách nhiệm - xin lỗi quốc dân đi - cho nó đỡ xấu hổ!! Cạn VND - các bác có nhìn một thằng ngân hàng "to vật" ở Anh - vừa sụp vì "bà con - cô bác" đến rút tiền không? mà dân ta được cái "hiền" với lại "có lòng tin cao độ" cái một cái thực thể tượng trưng cho giầu có "ngân hàng".. mà chả biết "dân thường" có bao nhiều tiền nữa, "hơi sợ" khi không biết dân mình tiết kiệm được bao nhiêu - nêu có tí "trục chặc" nào xảy ra? ớn quá!
Mà tệ hại là - chả biết bác nào cố vấn cho cái quả thu mua $, các bác sợ cũng phải, nhưng mà chọn $ và tiến hành "lộ liễu" thế - thì cũng thật là "khó hiểu" - chả biết cấp bách đến mức nào?... Thu bằng ấy $ trong khi tiền đồng .... em vẫn phải đặt dấu ??? to vật, mà để lý giải hành động ấy - em chỉ nghĩ được mỗi một khả năng...(chả lẽ lại có thể xảy ra?)..
Cái xu hướng đồng $ thì, xin thưa em biết cách đây chí ít cũng phải "2 năm", mặc dù lúc đó em "chưa tin lắm" - vì "ổng" nhận định là phải tới khoảng 2009 mới có những biểu hiện rõ rệt... nó đến sớm là do tình hình không lường trước được...
Lại còn thằng vàng nữa... quả thật - lúc vàng nó nên giá - em rủn hết cả tay chân - không phải vì tham, mà vì, dù ngưỡng mộ, nhưng mà đàn em không ngờ có những "bậc tiền bối" - cao thủ đến thế, tưởng ổng nói chơi, võ đoán không ngờ "sặc".... từ năm 2003 - thần tượng của em - đã bắt đầu đổ tiền vào các công ty "kim loại", lúc đầu ối kẻ bảo "ổng" chạm mạch vì cổ phiếu "công nghệ" đang phất... rồi mãi sau, người ta cũng "giật mình" khi bác "bup phê" + bác "bill" nhà mình cũng "dành trọn niềm tin" cho loại cổ phiếu này.. thời ấy - em làm gì có tiền, mà có tiền, làm sao em dám "theo chân các bác"... giờ còn chưa dám nữa là.!!
Rồi "đùng một phát" giá vàng nó tăng "ngất", rồi đến bạch kim, thằng "vàng đen" thì em "cóc khoái" nó tăng thế - em cũng "chả thích lắm", lý do thì "vô cùng nhiều"... cổ phiếu kim loại lên tận trời, lúc "lão" khoe - thì có vài cái mỏ vàng + đang nhăm nhé cái mỏ dầu... đấy là vào năm 2004, từ ấy đến giờ - chả biết "găm" được bao nhiêu thứ nữa... tại hạ "ngưỡng mộ" - "ngưỡng mộ". Ngưỡng mộ không chỉ bởi sự tài giỏi - mà còn bởi sự "hào phóng" - chia sẻ những lý luận, những phân tích và đề ra những lý thuyết "đơn giản" vô cùng!!
MỘT ÔNG THẦY VĨ ĐẠI!
Và lao theo cái sự "sung sướng' ấy - em vừa tìm hiểu về lịch sử của cái thứ kim loại "óng ánh" ấy! Tuyệt vời là em còn tìm thấy những thứ - còn hơn cả mong đợi!!
Cái quan hệ - mà bằng tất cả vốn kiến thức "chắp vá", tất cả suy luận, tất cả những học thuyết mà em đã "kinh qua", em "nhìn thấy" một mối quan hệ - mà chưa ai "chỉ" cho em cả!!!
Thế rồi - nó làm em thay đổi cách nhìn về chiến tranh, về tài chính, về tiền bạc, về chênh lệch giầu nghèo, về chính sách tiền tệ!!
Và em "sợ" rằng - đã hiểu ra - cái gì làm nên sức mạnh của một quốc gia, cái gì đảo lộn được vị thế của một quốc gia, cái gì làm nên sự hưng thịnh, sự suy vong - cái gì đã từng diễn ra tại Đức - tại Anh - và bây giờ là tại Mỹ... Cái xu hướng mà em "vắt óc" tìm kiếm - chợt sáng bừng - và từ giờ - hàng đêm - có lẽ em sẽ dành - để tìm hiểu - để thai nghén ra - một cái xu hướng "có thể xài được"@@
Chưa bao giờ - em có thể tưởng tượng, một chính sách lại có tác động "khủng khiếp" thế với một đất nước? nó vượt lên cả ảnh hưởng của địa chính trị, của ý thức hệ, của văn hóa, nó làm người ta phải trả giá đắt vô cùng nếu không tỉnh táo, nó ép người ta vào thế cùng, nhưng lại cho người ta mục đích rõ ràng để hành động...
Ai có thể bảo họ thua - hay thắng?
Ai có thể bảo họ giầu hay nghèo?
Cái quái quỷ gì đang chi phối mặt bằng giá cả? Quy luật cung cầu đơn thuẩn? - ngây thơ quá!!!
Em đã từng "nghệt mặt" - suy ngẫm về tăng trưởng nóng - tăng trưởng bong bóng - tăng trưởng bền vững?
Từng "bi quan" - khi ngẫm về "phương cách" đuổi kịp các nước... rồi chợt nhận ra - cái tăng trưởng ấy - thật vô vị!!... đâu cần phải tăng trưởng nhanh mới có thể đuổi kịp mức thu nhập?... Ta tìm ra bản chất - của tỷ giá - và hôm nay còn tìm được "cả một lịch sử" - nó càng củng cố - cho những điều ta đang "suy tính"!!!
Thật sung sướng, khi ta dồn tâm sức để tìm hiểu, để rồi thấu hiểu, .. ta đang khám phá một bức tranh, lộng lẫy, khắc nghiệt & dữ dội - thật sung sướng !!

Do dự!

Do dự!
Chắc đã hơn một lần ta vội vã quyết định - để rồi ân hận!
Cũng không chỉ một lần - ta hối tiếc - nhưng vì kiêu ngạo - ta đã không bao giờ quay lại!!
Trong số ấy - có những quyết định, vẫn khiến ta chưa bao giờ ngừng phân vân - nuối tiếc - &cũng chính nó, thỉnh thoảng "gặm nhấm" những nỗi đau "còn dai dẳng" trong ta...
Cái thứ tình cảm chết người + cái thứ niềm tin mù quáng + những ngọn lửa vẫn âm ỉ cháy - rồi chợt bùng lên - vào những lúc ta không ngờ nhất!!...Nhưng hơn hết - Nó làm ta đau!!
Có một thứ khiến ta sợ hãi, nhưng càng cố gạt bỏ nó, thì nó lại càng làm cho ta thêm lo lắng!
Vì sợ hãi, một nỗi sợ hãi rằng ai đó sẽ làm mình thất vọng - đủ để ta từ bỏ! Từ bỏ cả những thứ tình cảm mà ta thực sự chân trọng, ta thực sự mong muốn.. Từ bỏ cả những đứa con gái mà ta yêu quý!!.............
Ta bốc đồng - nhưng vào những lúc ra những quyết định ấy - sao ta lại quyết đoán, sao ta lại lạnh lùng - đến vậy!! Để rồi - chúng như những hòn than - chưa tàn hết - chỉ trực bùng nên - đốt cháy trái tim ta!!
Ánh mắt ấy, tính cách ấy, ta ghét cay ghét đắng, nhưng cũng chính nó - làm cho ta hạnh phúc & làm cho ta đau đớn!!
Ngẩng mặt lên trời - ta tự hỏi - tại sao - ta luôn gặp những người như vậy - ta luôn thích những kẻ như thế?
Rút cục, thứ tình cảm kia là gì - cái gì - đã làm cho tình yêu trong ta bùng cháy - và tàn lụi?
Mỗi lần - khi ta gặp lại những người - mà ta đã dành trọn cho họ cả trái tim - rồi sau đó - chán ghét - ghen tuông - tức giận - sợ hãi - ta đã không mảy may do dự - đòi lại trái tim ấy! Ta thà từ bỏ - còn hơn sống trong sự ghen tuông - và lo lắng....... Và hôm nay - ta gọi đó là sự hèn nhát - hèn nhát trong tình yêu!!
Hèn nhát bởi ta đã "không dám" yêu hết lòng, "không dám" tin tưởng, "không dám" cao thượng,.... bởi ta "quá" đa nghi, bởi ta "quá" ích kỷ!!! Ta yêu chính bản thân ta - hơn là dành cho người ấy! Ta sợ người ấy làm ta đau - hơn là ta sợ - ta làm đau người ấy! Và sự thật là - ta đã luôn làm tổn thương những người mà ta yêu quý!!.
Cái thứ "thành kiến" sẵn có trong con người ta - sẽ thật dễ dàng - và nhẫn tâm - để ta "chụp mũ" cho một ai đó, thậm trí ta rất yêu quý - là "dễ dãi", là "buông thả"(có lẽ hơi nặng lề) - nhưng đó quả thực là những thứ - đã từng thôi thúc ta hành động!... Nhưng đáng sợ hơn, ta lại không bao giờ nói cho họ những điều ta suy nghĩ, ta không cho họ nhiều cơ hội, để thanh minh, để sửa chữa, bởi ta đã quá "yêu" sự "trừng phạt" - ta đã quá quen cái gọi là "kỷ luật" - đến nỗi, để chính nó, điều khiển cuộc sống của ta!!..
Nhưng ta biết, hôm nay - ta phải thay đổi! Và lúc ta viết ra - là lúc ta tự huấn - là lúc ta thực sự nhìn thẳng vào mình - nhìn vào những góc tối nhất - những thứ, vẫn âm thầm ám ảnh ta, sự hối hận âm thầm, sự thủ thỉ của lương tâm, hay là sự trừng phạt, sự trách móc của "trái tim"!!
Ta cũng biết - còn một thứ - tác động không nhỏ đến những "quyết định sai trái" - của ta!! - thứ đã xui khiến ta tiếp tục, thay vì từ bỏ! Thứ đã cho ta lý do - để ta bám rễ vào những quyết định ngu xuẩn - bông bột - tàn nhẫn!! Và cứ thế - hết lần này - đến lần khác - mi không chỉ làm đau - những người ta yêu quý - mà ngươi còn trừng phạt cả ta! Ta đang gọi tên mi - sự kiêu ngạo!!!!!!
Ta đã không hiểu ra điều đó - cho đến lúc ta nghe The misery. Ta như lặng đi, ta như nhẹ nhõm, giải thoát, .... vì cuối cùng - đã có ai đó - gọi tên nó ra cho ta thấy!!!
Một lần nữa - ta tự nhủ - Tình yêu - không có chỗ cho sự kiêu ngạo!!!!
Và đó là lý do tại sao, hôm nay, ta ngồi đây, viết những dòng này.... Một cuộc gặp gỡ, một cái nhìn - níu kéo - mà chắc một thằng ngốc - nhìn 2 đứa ta cũng có thể hiểu!! Thế nhưng - bản thân ta - lại cố tình không hiểu... và ta hỏi tại sao??
Rồi cũng chính ta - gào lên rằng - đó là sự kiêu ngạo - cố hữu - mạnh mẽ - khắc nghiệt - nó làm ta chùn bước, nó làm trái tim ta đóng băng, nó làm ngọn lửa trong lòng ta tàn lụi, ... để rồi - giờ đây - nó lại thiêu đốt ta bằng cái cảm giác ray rứt, nghi hoặc chính những quyết định của mình!!!

Những câu truyện tình ở Harvard!

Những câu truyện tình ở Harvard!

Chờ dài cổ đến 0h để xem film!
Mất nguyên một tiếng cho cái 360' thể thao + tóm tắt giải thi đấu nào đấy (hic - ta thì có thích thú gì với bóng đá đâu - chả bù cho "nó")!!
Ta ngồi ngắm 2 "anh" bình luận viên - nói vớ nói vẩn - giá là nữ thì còn có tí thú vị!!!
Nhưng mà bõ công chờ đợi! film hay thế - mà giờ mình mới được xem!!!
Đã định lôi về xem "luôn một thể" cho nhanh - nhưng mà ta lại thôi - hàng ngày - chờ đợi để xem một bộ film hay - kể cả vào lúc 0h - cũng thú vị lắm chứ!!
Ta mà xem film này hồi cấp 3 - không khéo "tu luyện" nộp đơn vào Harvard học luật......
... Lê thê quá - vào luôn chủ đề chính!!
Film lôi cuốn ta - không chỉ bởi một cô gái sống động, nghị lực, tài giỏi, độc lập --- và lại còn "quá xinh"! Cái vẻ đẹp ấy - hẹn lạm bàn trong một chủ đề khác!
Ta nhìn thấy trong những khung hình ấy - một cái gì đó rất thật - một cái gì đấy rất gần với cuộc sống, hàng ngày của biết bao đứa sinh viên tham vọng mà ta biết!
Ta bước vào trường đại học - lúc mà ta chưa hề định hình về tương lai, về mục đích, ta chỉ ý thức rằng, nghành đó - đơn giản sẽ giúp ta kiếm ra tiền dễ dàng hơn các ngành khác! Ta chưa có cái gọi là mục đích!!
Ta chăm chỉ, nhưng đó chỉ là phản ứng "bản năng" - của "một đứa học sinh gương mẫu cấp 3"! Cái duy nhất ta hướng tới, đó là kết quả!
Khởi đầu với biết bao khó khăn, môi trường, kiến thức, phương pháp, nhưng ta cũng nhanh chóng định hình và "đưa mọi thứ vào khuôn khổ"! Và ta coi trọng một thứ, thứ đã giúp ta vượt lên "SỰ CẠNH TRANH".... Không có nó, chắc ta đã không mạnh như bây giờ!!
Ối kẻ - bảo ta kiêu ngạo - nhưng ta thì lại không thấy vậy - và ta càng thấy rõ điều đó - khi xem mấy tập film này! Như thể - nó viết cho ta vậy!!
Có một con mọt sách, ngốc nghếch, xấu tính, ngốc nghếch thì hơi quá - xài từ "ngố" vậy - từ này tối nghĩa vô cũng ~. Đó là ai? Chính là 1 trong 2 nam chính trong film đó chứ còn gì?
Đồng cảm vô cùng với hắn, ta quan sát, cách hắn phản ứng - khi hắn bị coi là "khác người bình thường"! Ta đồng cảm với cái bộ mặt tường chừng vui vẻ, phớt lờ, lạc quan ấy - vẫn là sự lo lắng vô cùng - giống như bất kì kẻ nào ở vào hoàn cảnh của hắn! Chỉ khác là cách hắn "giấu biến" suy nghĩ thật vào bên trong!!
Ta đồng cảm khi hắn nài nỉ, ỉ ôi, và bất lực trước thử thách mà kẻ khác đặt ra! Và cả cách hắn bầy tỏ sự thất vọng, cách hắn đối xử với những kẻ hắn không thích....!!
Ta đồng cảm khi hắn thích một ai đó, cách hắn bầy tỏ - chân thực và lãng nhách! Ta khoái cách hắn nhìn người hắn yêu, khoái cách hắn mất công chờ đợi - chỉ để nhìn "kẻ kia" một phát "rồi chuồn"!!
Ta đồng cảm cả cái thái độ bức bối, khó chịu, cay đắng, uất ức, và thậm chí là cay nghiệt - mà hắn giành cho một cô gái mới quen mà hắn thích - nhưng phẩm giá của cô lại làm hắn coi thường! Đó là kết quả của sự say mê + căm ghét - căm ghét vì kẻ đó không xứng đáng, căm ghét vì kẻ đó có những phẩm chất mà hắn ghét nhất trên đời - ghét thật sự! Hắn sẽ phản ứng - như thể người đó có tội với hắn!... Ta cũng biết - một kẻ khác cũng phản ứng giống vậy! --- chính ta đấy!!
Và khi hắn yêu, không quá tinh tế, không quá sâu sắc - bởi hắn là con người đơn giản! Nhưng tình yêu của hắn - không kém phần mạnh mẽ, táo bạo!.. Cách hắn tiến tới, cách hắn lại gần một cô gái, tự nhiên, không cầu kì, nắn nón, lựa chọn, kiểu cách! Hắn thà nghĩ cách để chui vào clb nàng tham gia, chặn đường mỗi khi nàng về, đứng từ xa thám thính... còn hơn là "thiết kế" một buổi hẹn hoành tránh, một khung cảnh lãng mạng, một cuộc hẹn đầu tiên đầy ấn tượng, !!
Hắn làm tất cả những thứ đó một cách tự nhiên, theo bản năng, mặc dù lúc bình tĩnh mà suy xét, mấy cách hắn chọn, có mấy cách mang lại hiệu quả hắn chờ đợi?? Và hắn - chắc hẳn sẽ nhiều lần "đau tim" với những kế hoạch - đầy ngẫu hứng này --- nhưng ở hắn có một sự thật thà đến giản dị!!
Và ta cảm thông - mỗi khi hắn ghen tị, mỗi khi hắn thách thức, mỗi khi hắn lên mặt với đối thủ của mình!
Mặt hắn sẽ vênh nên - khi mời được nàng đi chơi - sẽ thêu dệt thêm - để đối thủ của hắn nản chí mà bỏ cuộc! Hắn thích nói bóng gió, để kẻ kia phải thất vọng, phải đau đớn... túm lại là hắn xấu tính! Xấu quá đi chứ còn gì - nhưng mà ta lại giống hắn!
Ta thích thú - khi nhìn ánh mắt "lờ đờ" của hẵn khi nghĩ đến tương lai, khi nghĩ về tham vọng! Sự "kay cú" khi người ta không thừa nhận khả năng của mình!.. Chống lại - để đòi hỏi quyền lợi mà mình đáng được hưởng! Hắn không sống trong sự kìm nén, khó chịu, uất ức được - hắn sẽ phản ứng - chắc chắn là thế - chỉ là vấn đề thời điểm. Hắn nghĩ càng lâu - thì khi hắn bộc lộ lại càng kiên quyết, mạnh mẽ, đôi khi thành thô bạo, bốc đồng!!
Và ta càng hứng thú - mỗi khi hắn tức giận, mỗi khi hắn khó chịu! Hắn sẽ cười ha hả vào mặt kẻ đã gây ra sự khó chịu, sự ganh tỵ ấy cho hắn, nhưng ngay sau đó - khuôn mặt hắn sẽ không che dấu nổi cái cảm giác khó chịu, uất ức đến phát khóc (chỉ khác là hắn không khóc được)..
Và giống hơn, cái cách hắn ăn khi tức giận, cách hắn trút tất cả "bức xúc" vào thức ăn, ---bỏ nó vào mồm, nhai nhồm nhoàm cho bó ghét, bõ tức! Cách hắn cắm phập cái dĩa vào miếng thịt, cách hắn gọi luôn 2 suất ăn vì kẻ kia không đến - và "ăn một cách cay cú" nhất!
Và hắn giống ta - khi hắn thực sự thất vọng về con người hắn yêu quý!! thì người ta chỉ có thể cảm nhận ở hắn - một thứ:
TĨNH LẶNG!
Kẻ khác sẽ chỉ nhìn thấy ở ta - một thoáng buồn - vô hạn! Nhưng sau đó - với tất cả sự dối trá mà ta có thể tạo ra được - ta sẽ cố - để không kẻ nào biết điều đó - biết rằng "ta đang đau đớn"!
Khi nghi ngờ - hắn có thể tức giận, khi ghen tỵ - hắn có thể nổi điên lên, nhưng khi đối mặt với sự thật, kẻ ấy - đã thực sự làm hắn thất vọng - thì chưa bao giờ hắn tức giận, chưa bao giờ hắn cay cú - hắn chỉ HỤT HẪNG!
Và đây là cái cảm giác quỷ quái nhất mà hắn có!
Khi nó suất hiện - là lúc hắn ta từ bỏ - vô điều kiện & bằng mọi cách - không ai có thể ngăn hắn lại - bằng bất cứ cách nào!
Hắn đến, hắn thích, hắn theo đuổi, hắn yêu bằng tất cả sức mạnh, tất cả ý chí, tất cả sự say mê, . nhưng khi hắn từ bỏ - thì hắn gạt phăng tất cả - mà chẳng hề nuối tiếc!
Và cái cảm giác quỷ quái thứ 2 mà hắn có, đấy là cảm giác về KHÔNG PHÙ HỢP!
Thâm tâm hắn - sợ hãi vô cùng - mỗi khi hắn đưa ra nhận định này!
Hắn cũng có thể từ bỏ một đứa con gái, khi hiểu rằng mối quan tâm của nó, không giống mình, không phù hợp với mình, kể cả khi đứa con gái ấy "thực sự lý tưởng" theo tiêu chuẩn của hắn!
Chàng trai trong film - có một thoáng do dự, môt thoáng sợ hãi - khi cô gái quan tâm đến những người bị AIDS, tham gia các tổ chức nhân đạo, hay dự định tham gia đoàn cứu trợ đến Châu Phi! Không phải vì anh ta không quan tâm đến những số phận bất hạnh, không phải hắn không có trái tim, mà với hắn, có thứ khác cần hắn hơn nhiều, còn những người này - ở hắn chỉ có sự thương hại thuần túy chứ chưa bao giờ có sự cảm thông, hay trân trọng!!
Có thể - đôi lúc - tư tưởng của hắn có lạc lối - vấn đề này cũng vậy - nhưng hắn cho là đúng! Hắn nghĩ cách kiếm cho người ta một cục tiền, kiếm cho người ta việc làm, hơn là lại gần, tìm hiểu, đồng cảm và sẻ chia với họ - hắn cho là không cần thiết! Thời gian của hắn để ở chỗ khác!!
Và đó - chính là thứ tạo nên sự khác biệt mà hắn ám chỉ ở trên!!
Nhưng hắn cũng sợ hãi lắm! Bởi - tâm trí hắn - vốn dĩ là một mớ các mâu thuẫn - mà đôi lúc - chính hắn cũng không thể lựa chọn!
Hắn thích bọn con gái sống động, cương quyết, độc lập và tỉnh táo - và ghét vô cùng bọn con gái điệu đà, đeo bám, ngu ngốc, và phụ thuộc.. Nhưng đồng thời - những cô gái ở tuyp 1 sẽ làm cho hắn "ghen đến điên lên" cũng bởi vẻ hấp dẫn ấy - sẽ thu hút vô khối đứa con trai, đồng thời với cái cá tính sẵn có - con bé ấy - ắt hẳn - sẽ chơi với không ít đứa vây quanh nó..! Và bởi hắn xấu tính, hắn ích kỷ, đôi lúc hắn còn "hẹp hòi" - hắn sẽ không thể chịu nổi - khi có kẻ khoác vai kẻ hắn yêu, cầm tay nó - hay ngồi nói truyện quá ư tình tứ - HẮN SẼ KHÔNG CHỊU NỔI!!
Còn bọn con gái ở tuyp 2, nó có thể ngu ngốc, đeo bám, phụ thuộc, nhưng bọn nó lại dịu dàng, tinh tế, và khôn khéo! Và với một "con gà" như hắn - thì vào chòng - chắc không khó lắm!
Và vì thế - chiến lược của hắn vẫn luôn là SẴN SÀNG TỪ BỎ - khi biết mình đã sai lầm!
Mẫu thứ 2 - không có gì làm hắn phải hối tiếc - nhưng mẫu thứ nhất - thật sự - hắn vẫn còn do dự!
Đã hơn một lần hắn hối hận khi quyết định "giải tán" những mối quan hệ với những con bé - "hết sức được"!!
Cũng có thể tại hắn chưa gặp đứa con gái nào "tinh tế" thực sự - để có thể có cách ứng xử khôn ngoan hơn - với các mối quan hệ - dễ gây hiểu nhầm!
Và bản thân hắn - cũng phải xem xét lại! Cái cách hắn phản ứng - mới thực sự "kì lạ"!!
Bình thường, hắn có thể rất tức giận, nhưng khi đối mặt với sự nghi ngờ chính người mình thích - hắn sẽ "vô cảm" chưa từng thấy!... Đến cả bản thân mình - cũng không thể hiểu - tại sao hắn có thể giả tạo bộ mặt như vậy!... Hắn sẽ nói bóng nói gió, hắn sẽ phát tín hiệu,. thậm chí đã có lần hắn hỏi thẳng "Đôi lúc - tớ vẫn tự đặt câu hỏi - rằng với ấy - quan hệ với tớ - có gì khác biệt so với các mối quan hệ khác" hay "Vấn đề của ấy - là quan hệ quá rộng - và không rõ ràng"!! Cái hắn cần không phải là câu trả lời! Cái hắn cần - là sự điều chỉnh (nếu coi trọng mối quan hệ với hắn)..
Và sau đó, hắn sẽ lẳng lặng quan sát, và hãy hiểu rằng - vào lúc đó HẮN ĐÃ SẴN SÀNG TỪ BỎ!
Ta sợ con người này của hắn! Quá mạnh - quá kiên quyết - quá lạnh lùng! Ta sợ - ta sẽ phải hối hận!
Giờ ta vẫn chưa hiểu - tại sao trong tình yêu - ta lại có thể ích kỷ đến thế!!