Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

Tương lai của Châu Âu trong kỷ nguyên Toàn Cầu Hoá!


Thứ quyền lực châu Âu cần để lãnh đạo

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm nay diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, những lời bàn luận chủ yếu xoay quanh các cường quốc đang nổi lên tại châu Á. Một nhà phân tích về châu Á lập luận rằng tới năm 2050, sẽ có ba cường quốc thế giới: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Ông ta không hề đề cập tới châu Âu, nhưng đánh giá không đúng mức về sức mạnh của châu Âu là một sai lầm.

Đúng vậy, châu Âu hiện nay chưa phát huy hết thực lực của mình. Nó được chia nhỏ, thanh bình, và mang tính quy chuẩn trong một thế giới của quyền lực cứng, nhưng lại là một phần của thế giới không liên quan tới sức mạnh quân sự. Việc sử dụng vũ lực trong các nền dân chủ công nghiệp tiên tiến là chuyện gần như không thể tưởng tượng nổi. Trong các mối quan hệ của họ "với nhau", những quốc gia này đều đến từ sao Kim (theo lối diễn giải của Robert Kagan), và việc châu Âu đặt trọng tâm vào luật pháp và các thể chế chính là một tài sản quý giá.
Đối với phần còn lại của thế giới, cuộc thăm dò gần đây của Pew cho thấy nhiều người châu Âu mong muốn châu lục mình đóng một vai trò lớn hơn, nhưng để tạo thế cân bằng với sức mạnh quân sự của Mỹ thì cần tới khoản chi phí cho quân sự nhiều gấp đôi hoặc gấp ba, và chỉ một số ít người châu Âu thích thú với sự đầu tư đó. Tuy nhiên, một chiến lược khôn ngoan cho châu Âu sẽ cần tới các khoản đầu tư lớn hơn cho sức mạnh cứng.
Tuy vậy, viễn cảnh của châu Âu không ảm đạm như giả định của những người bi quan. Quyền lực chính là khả năng có được các kết quả như mong muốn, và các nguồn lực sẽ dẫn đến các hành động cụ thể tùy thuộc vào bối cảnh. Về chức năng, quyền lực được phân bổ giống như một bàn cờ ba chiều. Ở mặt phẳng trên cùng là mối quan hệ quân sự giữa các quốc gia, mà Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất của thế giới có khả năng tiếp cận trên toàn cầu. Tại đây thì thế giới là đơn cực.
Ở mặt phẳng giữa là các mối quan hệ kinh tế - nơi mà thế giới thực sự là đa cực. Tại đây, châu Âu đóng vai trò như một liên minh, và các quốc gia khác như Nhật Bản và Trung Quốc đóng các vai trò quan trọng. Mỹ không thể đạt được một thỏa thuận thương mại hoặc dàn xếp được các vụ kiện mà không có sự tán thành của EU. Hoặc lấy một ví dụ khác, châu Âu đã làm được cái việc là gạt Paul Wolfowitz ra khỏi Ngân hàng Thế giới.
Mặt phẳng dưới cùng của bàn cờ bao gồm các mối quan hệ liên quốc gia nằm ngoài tầm kiểm soát của các chính phủ - tất cả mọi thứ từ thuốc phiện cho tới dịch bệnh, cho tới khí hậu thay đổi, cho tới chủ nghĩa khủng bố. Ở mặt phẳng này, quyền lực được phân bổ một cách hỗn loạn giữa các nhân tố phi nhà nước, và cũng không nghĩa lý gì dù gọi thế giới này là đơn cực hay đa cực.
Tại đây, sự hợp tác phi quân sự chặt chẽ là rất quan trọng, mà điều này châu Âu đã làm rất tốt. Thành công của các quốc gia châu Âu trong hàng thế kỷ vượt qua tình trạng thù địch, và sự phát triển của một thị trường nội địa rộng lớn, đã đem lại cho họ sức mạnh mềm rất lớn. Tại thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh, các nước Đông Âu không cố gắng hình thành nên các đồng minh trong khu vực như họ đã làm vào những năm 20, nhưng lại hướng tới Brussels để bảo vệ tương lai của mình. Tương tự, các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina đã điều chỉnh các chính sách của họ để đáp lại sức hấp dẫn của họ đối với châu Âu.
Gần đây, Hội đồng tình báo quốc gia của Hoa Kỳ đã công bố 4 viễn cảnh rất khác nhau cho thế giới trong năm 2020: 1) Thế giới Davos mà ở đó toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục diễn ra, nhưng với nhiều gương mặt châu Á hơn; 2) Hòa bình theo kiểu Mỹ, nơi mà Mỹ tiếp tục thống trị trật tự toàn cầu; 3) Nhà nước mới của thế giới Hồi giáo, nơi mà sự đồng nhất tôn giáo của Hồi giáo thách thức sự thống trị của các tiêu chuẩn phương Tây; và 4) Chu trình của Nỗi sợ hãi mà trong đó, các lực lượng phi chính phủ gây nên những nỗi kinh hoàng đối với nền an ninh, tạo nên các xã hội đặc biệt Owell (Orwell hàm ý những niềm tin trái ngược: “chiến tranh là hòa bình”, “tự do là nô lệ”; và “ngu dốt là sức mạnh”). Giống như bất kỳ các nghiên cứu nào về tương lai, những viễn cảnh trên đều có các giới hạn của chúng, nhưng chúng giúp chúng ta đặt ra câu hỏi là ba hay bốn nhân tố chính trị chính sẽ góp phần định hướng nên kết quả cuối cùng.
Trước tiên là sự nổi lên của châu Á. Câu hỏi lớn sẽ là Trung Quốc và sự phát triển nội lực của họ. Trung Quốc đã đưa 400 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo từ năm 1990, nhưng vẫn còn 400 triệu người nữa đang sống với dưới 2USD mỗi ngày. Nếu hiện trạng chính trị ở Trung Quốc thay đổi, vai trò của quốc gia này trên thế giới cũng sẽ thay đổi: hoặc họ sẽ có một chính sách đối ngoại hiếu chiến hơn và không sẵn lòng đối phó với những vấn đề như thay đổi khí hậu, hoặc họ sẽ có thể xử lý các vấn đề của mình và trở thành một "cổ đông đầy trách nhiệm" trong nền chính trị thế giới.
Châu Âu có thể góp phần đáng kể đối với sự hòa nhập của Trung Quốc vào các quy tắc và thể chế toàn cầu. Nói chung, châu Âu và Mỹ sợ một Trung Quốc yếu kém hơn là một Trung Quốc sung sức.
Chính trị Hồi giáo và cách thức phát triển của nó sẽ là nhân tố thứ hai. Cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan không phải là một "sự va chạm giữa các nền văn minh", mà là một cuộc nội chiến trong chính tôn giáo này. Một thiểu số có quan điểm cực đoan đang sử dụng vũ lực để áp đặt một thế hệ đơn giản hóa và mang tính chất ý thức hệ lên một xu hướng chủ đạo có nhiều cách nhìn khác nhau.
Trong khi số đông nhất những người Hồi giáo lại sống tại châu Á, họ bị tác động bởi tâm điểm của cuộc chiến này tại Trung Đông - khu vực bị tụt lại phía sau cả thế giới trong toàn cầu hóa, mở cửa, xây dựng thể chế và dân chủ hóa. Tại đây, sức mạnh kinh tế và quyền lực mềm của châu Âu cần đóng góp rất nhiều. Thương mại cởi mở hơn, tăng trưởng kinh tế, giáo dục, phát triển các thể chế xã hội dân sự, và những bước tiến dần dần về chính trị có thể giúp củng cố xu hướng chủ đạo này vượt qua thời điểm khó khăn, như cách người Hồi giáo đang được đối xử tại châu Âu và Mỹ. Điều quan trọng không kém là các chính sách của phương Tây đối với Trung Đông sẽ thỏa mãn những người Hồi giáo theo xu hướng chủ đạo, hay sẽ tiếp sức cho việc tuyên tuyền của những người cực đoan về một cuộc chiến chống lại Hồi giáo.
Yếu tố quyết định thứ ba chính là quyền lực của nước Mỹ và cách thức nước Mỹ sử dụng quyền lực đó. Mỹ sẽ vẫn là quốc gia quyền lực nhất trong năm 2020, nhưng, nghịch lý là, nhà nước lớn mạnh nhất kể từ thời La Mã sẽ không đủ khả năng bảo vệ chính các công dân của mình.
Sức mạnh quân sự của Mỹ không đủ để đối phó với các nguy cơ như bệnh dịch toàn cầu, khí hậu thay đổi, chủ nghĩa khủng bố và tội phạm quốc tế. Những vấn đề này cần tới sự hợp tác trong việc cung cấp các sản phẩm công cộng trên toàn cầu và quyền lực mềm trong việc thu hút sự hỗ trợ. Trên thế giới, không có nơi nào có thể chia sẻ nhiều giá trị hơn hay có khả năng tác động nhiều hơn tới quan điểm và quyền lực của Mỹ như châu Âu. Điều đó dẫn tới giả thuyết rằng nhân tố chính trị thứ tư mang tính quyết định trong tương lai sẽ là sự phát triển của các chính sách và quyền
lực của châu Âu.
Joseph NyeTheo Project SyndicateThu Lượng dịch
Bình loạn về "Tương lai của Châu âu"!
Tương lai của Châu Âu
Đã có không ít những học giả nghiên cứu, phân tích để đưa ra một viễn cảnh của châu lục này trong vòng vài thập kỷ tới - tuy nhiên có không mấy những nghiên cứu "vẽ" nên được một viễn cảnh "sáng sủa & và huy hoàng" cho châu lục này-Bởi những "yếu điểm cố hữu" của lục địa này!
Xin có một bài viết ngắn - tranh luận với quan điểm của bài báo trên!.....
Chúng ta không còn lạ lẫm - khi người ta gọi Châu Âu là "lục địa già nua"! Và xin được tập trung phân tích rõ, sự "già nua" của một Châu lục "chưa bao giờ" suy giảm ảnh hưởng của mình với thế giới - trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình - thế nhưng - hiện tại thì nó đang "mất dần" vị thế của mình bởi rất nhiều lý do sau đây:..
Đầu tiên - hoàn toàn đồng ý với tác giả về việc "Châu Âu - với những luật lệ" - quả thật - không mấy nơi trên thế giới, có được một hệ thống pháp luật và quy chuẩn đầy đủ, hoàn thiện và to lớn như châu lục này.
Điều đó - hẳn nhiên là có lợi cho việc phát triển của một thị trường tự do, minh bạch - một xã hội dân chủ - công bằng!
Tuy nhiên - cũng chính sự hoàn thiện - lại dẫn đến những "cứng nhắc" về thể chế - và sự cứng nhắc này lại càng trở lên rõ rệt khi cần đến sự đồng thuận của cả khối cho một chính sách mới như hiện nay!
Điều đó - khiến châu lục này phản ứng khá "chậm chạp" với những biến đổi không ngừng của thời cuộc!
Việc những nhà điều hành - những nhà lập pháp có trong tay một quyền hạn nhất định để có thể "rảnh tay" đối phó với những vấn đề mới, những thách thức mới - vốn là thế mạnh của những nước có một nền chính trị "đồng thuận cao" thì gần như "không tưởng" ở Châu Âu! ...
Trong điều kiện bình thường - thì những điều đó - không bộc lộ quá nhiều vấn đề - nhưng trong những hoàn cảnh cấp bách, hay khi cần có một sự "hy sinh" nào đó từ cách thành viên, một nhóm người (sẽ phân tích ở phần sau) thì điều đó thực sự trở thành một vấn đề nan giải, nó cản trở các nhà lãnh đạo trong việc đưa ra một chính sách nhanh chóng nhất, "có lợi" cho cả khối nhất!..
Điều thứ 2 phải nhắc tới - đó chính là sự "già nua" trong tư tưởng của người dân Châu Âu! Có một điểm mà nhà phân tích ở trên đã nhắc đến - đó là không mấy người dân Châu âu chấp nhận - khối này tăng chi tiêu cho quân sự chẳng hạn.
Đây là một ví dụ, mà nếu dẫn ra phân tích, nó đã ảnh hưởng đến rất nhiều "chính sách cốt lõi" của Châu âu.
Việc không chịu chi tiêu cho quân sự - đã buộc châu lục này phải lựa chọn "giải pháp" là dựa vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ hay các khối quân sự chung!
Và chính điều đó đã dẫn tới quyết định chấp nhận cho Mỹ triển khai "lá chắn tên lửa" tại Châu âu! Chưa biết hiệu quả về mặt an ninh của "tấm lá chắn" này cho Châu âu đến đâu - nhưng chúng ta thấy rõ rằng - một thời gian dài trước đây, Châu âu kiên quyết không cho Mỹ triển khai hệ thống này bởi nguy cơ sẽ biến cả châu lục này thành "bãi chiến trường" nếu "không may" nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và một thế lực khác! Thì nay - chấp nhận nguy cơ trở thành "võ đài" trong chiến tranh - châu âu đã chấp nhận điều đó...
Thái độ ấy "chưa chắc" đã phải là "chủ ý" của các nhà lãnh đạo "kỳ cựu" của châu âu mà đó là sức ép do "quan điểm chung" của người dân châu âu mang lại!
Và cái quan điểm ấy - tiếp tục "đẩy" châu âu "lún sâu" vào suy giảm ở lĩnh vực thứ 2 - mang tính chất quyết định đến "thế và lực" của châu lục này trong tương lai - Lĩnh vực Kinh Tế!
Dân số già nua là một trong những trở ngại "dài hơi" của Châu âu - nhưng ngay cả những người trẻ - cũng có những "vấn đề" không kém phần "nghiêm trọng" trong tư tưởng của họ!
Những người trẻ tuổi ở châu âu "dường như" làm người ta nghĩ họ "không mấy" quan tâm đến chính trị! Nói chính trị thì to tát quá - đơn giản là có rất nhiều người trẻ "không đề cao" hay "không ý thức" đến vai trò mà Châu âu "cần" hay "có thể đóng góp" cho thế giới trong tương lai!.
. Ngay cả với những vấn đề cấp bách của khu vực - họ vẫn tỏ thái độ hết sức thờ ơ! Nhưng ngược lại, khi quyền lợi bị "xâm phạm" thì họ lại có những hành động "quá khích" làm người ta "bất ngờ"!
Lấy dẫn chứng chính là tại Pháp! Vấn đề lao động của nước này - nổi cộm 2 vấn đề "nghiêm trọng" đó là, để tiếp tục duy trì nguồn lao động trong khi dân số giảm, họ cần phải "nới rộng" cánh cửa cho người nhập cư; đồng thời, với chi phí "đắt đỏ" phải bỏ ra cho người lao động trong nước - chẳng khác nào "xua đuổi" các doanh nghiệp, xua đuổi nguồn vốn đầu tư ra khỏi những lĩnh vực "thiếu tính cạnh tranh" trong nền kt Pháp - đáng lo ngại là xu hướng ấy đang "không ngừng mở rộng" ra khắp các lĩnh vực của nền kinh tế - tất yếu người ta phải nghĩ đến kế hoạch phải "cắt giảm chi phí" ở những nơi "có thể" - và một trong những chi tiêu ấy - chính là chế độ an sinh cho người lao động. Người ta đều hiểu rằng, nếu không "mau chóng" có những quyết định "mạnh mẽ" thì trong tương lai không xa - nước Pháp sẽ "tiến vào" một cuộc "suy thoái báo trước" không kém phần "khốc liệt"!
Nhưng người dân thì "lại không chịu hiểu điều đó" - họ phản ứng gay gắt với chính sách cho người nhập cư, những điều chỉnh về chế độ bảo hiểm, hưu trí mà chính phủ tuyên bố là "kiên quyết thực hiện" để tránh đẩy nước pháp vào sự suy yếu đoán biết trước...
điều đó cũng "dễ hiểu" nhưng không "dễ hiểu" chút nào khi phản ứng của người lao động "đến độ" một chính trị gia ưu tú (người đã kiên quyết thực hiện chính sách này) phải ra đi - hay việc chính phủ cho "ngừng vô thời hạn" những kế hoạch này!...
Đó chính là những "trở ngại" mà bất kì nhà lãnh đạo châu âu nào cũng phải "tính đến" khi ra một chính sách - kể cả có lợi cho cả khu vực! Họ phải cân nhắc tới "lợi ích" của "chính mình" khi đưa ra chính sách này.. điều này làm ta liên tưởng đến sự tương đồng với những chính trị gia tại Mỹ..
Quay trở lại với 3 yếu tố sẽ quyết định "bô mặt" của thế giới trong vài thập kỉ tới, và suy ngẫm xem - Châu âu - sẽ đóng vai trò nào trong thế giới ấy?
Ta không "lạm bàn" về 3 yếu tố đó, chỉ tập trung phân tích - liệu có hay không một ảnh hưởng mang tính quyết định từ châu âu, và nếu có - ảnh hưởng đó là gì?
Không thể phủ nhận - vai trò to lớn của châu âu với những "kế hoạch toàn cầu" về nhân đạo, về môi trường trong hiện tại, nhưng trong tương lai - thì không dễ để nói trước, ta sẽ "bám sát" vào những luận điểm mà tác giả coi là "nguyên cớ" khẳng định vai trò của Châu âu để cùng phân tích:
-Đầu tiên, là việc trong hiện tại Châu âu có rất nhiều ảnh hưởng "phi quân sự" tại Trung Đông - một khu vực "cực kì bất ổn" của thế giới!..
Thật khó có thể đánh giá tác động của Châu âu tới khu vực này bằng các "quyền lực mềm" của họ!..
Chỉ có thể đồng ý rằng Trung Đông - quả thật là "nỗi lo ngại" của toàn thế giới hơn là sự "lo sợ"!
Người ta có lo ngại về những "đức tin" sai lầm của rất nhiều thế lực trong khu vực - bởi nó ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu - chứ không phải bởi họ là đầu tầu kinh tế - là trung tâm hay là động lực phát triển của TG - chỉ trừ một thứ!...Dầu mỏ!!
Trong hiện tại - họ quan trong bởi cái thứ "trời cho" của họ - nhưng chỉ bởi thứ đó mà thôi!
Họ chỉ quan trọng - một khi thế giới còn cần dầu mỏ hay còn cần tiền bán dầu mỏ của họ để đầu tư....
Nhưng với cái giá "thắt cổ" hiện nay - không còn nghi ngờ là sẽ thúc đẩy cuộc "cách mạng mới" trong khoa học kỹ thuật - CÁCH MẠNG VỀ NHIÊN LIỆU!
Tất yếu thế giới sẽ phải tập trung cho điều đó! Và Trung đông hẳn sẽ "sững sờ" tới mức nào khi mà một thành tựu trong khoa học - mà nhân loại đang chờ đón - sẽ xoá bỏ hoàn toàn sự "không thể thay thế" của họ "với thế giới"!..
Ông Bush muốn "tiêu diệt" tận gốc rễ của những "lệch lạc về đường lối" những "tiềm lực" của chiến tranh, của xung đột, của khủng bố bằng "vũ lực" - thì đâu đó trên khắp thế giới này - có lẽ đến hàng nghìn nhà khoa học đang ngày đêm theo đuổi một loại "vũ khí mềm" sẽ "chặn đứng" gốc rễ "tiềm lực" của những "thế lực lệch lạc" kia - đó chính là "nhiên liệu"!!
Giá mà ông Bush hiểu rằng - mỗi viên đạn mà kẻ khủng bố bắn ra, nhữgn cỗ máy chiến tranh hiện đại, hay thậm chí - cả tiền đổ vào những dự án hạt nhân mang tính huỷ diệt ấy đều được "đẻ ra" từ dầu mỏ! Cả thế giới đang "hà hơi - tiếp sức" cho những thế lực "mang lại sự bất ổn" cho loài người!
Và thay vì chiến tranh - có lẽ đã đến lúc - nước Mỹ dồn sức cho những dự án nghiên cứu quy mô về nguyên liệu thay thế - và trong hiện tại - có lẽ không chỉ Mỹ mà hàng trăm quốc gia khác - đang không ngừng thúc đẩy cho điều đó! Khủng bố - giết chóc - có thể bào chữa bởi "đức tin sai lạc" bởi đói nghèo - nhưng những đồng tiền được tạo ra bởi giá dầu mỏ "cắt cổ" - đẩy hàng triệu nông dân vào cảnh khốn cùng - đẩy thế giới vào cơn bão giá - mà chưa có kế hoạch khả dĩ để dập tắt - các nước phát triển thì co cụm "tự cứu mình" - đẩy người nghèo khắp thế giới ra đối mặt với cơn bão khốc liệt - và những đồng tiền đó lại "nạp đạn" cho tên lửa, cho máy bay - hay thậm trí cả "bom hạt nhân" - để rồi - thế giới lại phải "nạp đạn" tương ứng để "phòng thủ" hay tệ hơn "đánh phủ đầu" - thì đó thực sự là một tội ác! Tội ác với nhân loại mà không thể có bất kì một lý do nào có thể bào chữa - kể cả đức tin!..
Quay lại với Châu âu - những ảnh hưởng địa chính trị của họ thì rõ ràng đang "ngày một lu mờ" - ngược lại với nó là một sự đồng thuận "ngày càng cao" của khu vực này với Mỹ về rất nhiều các lĩnh vực!
Kinh tế suy giảm, ảnh hưởng bị thu hẹp, quân sự thì "thua kém", đồng thời lại có vô vàn những khó khăn từ chính "nội tại", và biểu hiện gần đây nhất là xu hướng lên giá không ngừng của đồng tiền khu vực này với "phần còn lại của thế giới" - càng khiến cho người ta lo ngại về viễn cảnh kinh tế của Châu Âu! Rất khó - để có thể khẳng định - Châu âu trong tương lai sẽ đóng góp một vị thế quan trọng "không thể thiếu" với thế giới!
http://www.lanhdao.net/leadership/home.aspx?catid=19&msgid=12604