Thứ Ba, 29 tháng 1, 2008

Ốm mất rồi!(`^_^`)!

Hịc! Sốt rồi!....
Nhìn cái mặt ta đỏ ửng - nóng bừng ( - mà không có đứa con gái nào xung quanh) - thì chắc là ta ốm thật!!!........
Cái tội ngồi "tụng" trên thư viện cả buổi sáng với cái áo ướt đây! Hic! Hôm qua cũng thế - có sao đâu... Cái thời tiết này - mưa - lất phất - rả rích - bay bay.. chỉ tổ làm "nhúng nước" anh em... ghét quá!!
Mặc áo mưa - thì còn đâu - vẻ "hào hoa - phong nhã" của ta nữa (ặc ặc)! .....
...Và ta lại nghĩ đến một thằng nhóc cấp 3 - kiên quyết bỏ cái mũ "bà mẹ yêu dấu" vừa đội cho giữa trưa nắng - với lý do - hỏng tóc, mũ xấu, con không thích.v.v.
Nhớ cái vẻ mặt chán nản của mẹ nó mỗi lần chịu thua nó với những lý do tương tự, nhớ sự nổi giận của đấng sinh thành, mỗi khi nó "bò về nhà" - lếch thếch - ướt như chuột lột!! .. Nhớ những ngày ta "cố" phi xe ào ào giữa trời mưa, hay chỉ đơn giản - là "nhúng mình" một cái cho nó "lãng xẹt" -
Ta từng khoái cái cảm giác ướt sũng - cái cảm giác tự do, thư thái, không phải lôi thôi, che chỗ này, chắn chỗ kia để khỏi ướt... ta khoái cái cảm giác hòa mình vào một trận mưa - há mồm ra - uống một ngụm - mát + lạnh + ngọt___để cảm nhận nó - thật dễ chịu!!
Sướng một phát - rồi khổ!!!
Chắc phải quá bán "những quả" ta "nhúng mưa" hồi ấy - là ta lại "lăn quay ra"!!
Khà khà - và ta lại cảm nhận được cái cảm giác của "cậu ấm quý tử", được ăn ngon, được chiều chuộng - Sướng!!
Chỉ tội con em ta - nhìn ta đầy "ganh tỵ" - há há!! Nó thì làm sao hiểu được!!
Hic - và hôm nay ta lại ốm - nhìn cái mặt đỏ bừng - thấy "hay hay"!! Ngày xưa là ta "kêu ầm" lên rồi - giờ phải "tự xử" thôi!! ... ÔI - thời oanh liệt - nay còn đâu?
Mà cũng chỉ mới đây thôi - lúc ta ốm - còn ối kẻ mang thuốc đến - chỉ tại con em ta phá đám! Cảnh sống không bị ai "quản thúc" đang đến cao trào thì nó lại "xuất hiện" - chán! Không biết mình là anh nó - hay nó là chị mình!!!.......
Hic - khó chịu óa! Thôi - chả kêu nữa - có tiếng mở cổng - chắc nó vừa về!
Phải lảng đi - mai nó về quê rồi - không nó lại mách lẻo với ma ma - rách việc!
Còn một môn nữa thôi - cố vài ngày - chắc chả "chết ngay" được!
Dạo này "ý chí phấn đấu" ghê quá - sáng "rét run cầm cập" ( mãi sau mới biết tại cái áo ướt)- mà vẫn kiên quyết bám trụ (_ hic - lúc đó chỉ mơ - đi kiếm một cái gì thật nóng - bỏ vào mồm - thật cám dỗ - cũng phải mất 15' tơ tưởng tới bát miến ngan đầy hấp dẫn, ....nóng hổi, ...thơm lừng, ...ngọt lịm...) ôi - ma ma ơi - con phải cố gắng lắm mới "ghạt phăng" được nó đi - kẻo nó lại lôi kéo ra một "lô lốc" các món khác - thì chắc con không chịu nổi@@
Không khéo ta thành con "mọt sách" mất!!
Mà không sao - dù thế nào thì "con mọt sách" này vẫn còn "tình cảm lắm"! và quan trọng_vẫn sống nhăn!! Khà khà - và hình như cả đang "yêu" nữa!! Tiến bộ đấy chứ?
Sướng!
Nhớ cái cảnh "nó" kể - lần đầu tiên "nó" "khoác áo" của "bạn giai" - và nó ghi nhớ_cái cảm giác ấm áp + mùi của anh (ặc ặc_sến)!! ..Ta sống bao năm nay - giữa một lũ con gái_ mà đã có khi nào ta "hít hà" để "phân biệt" xem "mùi vị" chúng nó thế nào đâu ... chắc cái duy nhất ta phân biệt được - là sữa tắm chúng nó đang xài -- ặc!! Không phải vì tò mò đâu - nhà cũng có mama và em gái mà - thử qua đủ loại cả - xài ké hết - không phân biệt - nên "thông thạo" lắm - ngửi mùi_biết ngay!!...(mà cũng phải kể đến "thành tích" của mấy "bà cô" học cùng đội tuyển văn hồi cấp 2 nữa chứ (-hí hí - lại thêm một bí mật).. Suốt 3 năm cấp 2 - ta "độc chiếm" 4-5 "em" xinh đẹp - suốt ngày bàn chuyện giầy dép, quần áo, ăn uống_ trả trách ta cũng bị lôi kéo vào mấy trò này...
Mà kể cũng lạ... hình như chuyện tình củm của ta "có duyên" với ăn uống thì phải!!
Trong thời kì "cao điểm nhất" (yêu - ấy quên - thích nhiều em một lúc nhất) thì - chí ít 1 trong 2 em ta "bồ kết" nhất "dụ khị" ta - từ việc ăn uống ....(xấu hổ quá...)
Ta nhớ cái cảnh - cả đội văn - đi "ăn trộm" lúa nếp còn non về "làm cốm".. há há! Nghĩ lại đến giờ ta vẫn còn khoái!! Ôi - cái cảm giác - lo lắng, rình rập, sợ hãi, nhưng lại đầy hứng thú, phấn khích, của cuộc phiêu lưu đầu tiên - vượt qua ranh giới của "con ngoan - trò giỏi" trở thành một thằng nhóc "bình phường", cũng phải có thói hư tật xấu chứ!!
Ta "đổ" nó - vì nó đã "chỉ huy" toàn đội - vượt qua mọi khó khăn - thử thách - dùng mọi thủ đoạn, mánh lới_vì một mục đích cao cả là "oánh chén một bữa hoành tráng"!!
Mà kể ra - nó cũng có tư chất của một thủ lĩnh đấy chứ!!
Trò này nó "bầy têu"!! Nó dụ anh em trước, sau đấy lại còn vạch kế hoạch, chia nhiệm vụ - cả lúc "thu hoạch" ngoài đồng - vận chuyển sản phẩm "về đại bản doanh" - nhà nó (may không có ai ở nhà)_ rồi lại chỉ đạo anh em nổi lửa - nướng khoai + làm cốm!!
Ta chả nhớ - làm thế nào mà bọn ta tha được một đống "chiến lợi phẩm" về đến bếp nhà nó - chỉ nhớ sau đó - đốt hết không biết bao nhiêu là rơm rạ - nướng khoai - mà mỗi củ chỉ chín - chắc khoàng 3-4 chục phần trăm!! thế mà vẫn xơi ngon lành!!
Lại còn món chủ đạo - cốm nữa chứ - ta nhớ nó cũng có màu xanh - nhưng hơi cứng - "nhai" chả ngon - nhạt thếch - lại còn lẫn "trấu" - túm lại là ta nghĩ chả khác "nhai rơm" là mấy - ấy thế mà ta - cấm dám "ý kiến ý cò" - vì nó là "tác giả" của món này....
Ai mà tin được - cái đám "nhóc tì" ấy - đã học đến lớp 7, lớp 8...
Tiện thể kể chuyện tình củm + ăn uống (ta tự nhận thấy là với "kinh nghiệm" của ta - 2 vấn đề này có một sự gắn bó khá mật thiết)! Ta có hứng kể nốt chuyện tình củm với một em - cũng liên quan đến chủ đề "hấp dẫn - nóng hổi - và ngon miệng này)...
Nếu ta "không nhầm" thì em tên là Như! Ui! (Nghe cái tên đã thấy "dễ thương" rồi!!)
Chuyện tình củm này - bắt đầu từ một quán "bánh mỳ rán ăn với trả cuốn"! ÚI - kẹc kẹc! Món này hồi cấp 3 cứ gọi là thôi rồi - mà cũng chả đắt!!
Chuyện bắt đầu vào một buổi chiều mùa hè nhẹ nhàng, gió "lơ thơ" - trời xanh, mây trắng, mọi thứ quá bỉnh ổn, thời tiết quá đẹp( -để cúp học - đi chơi) - ấy thế mà ai ngờ rằng - trong cái quán nhỏ nhỏ - chỉ gồm có 4 - 5 chiếc bàn, một cô chủ, 1cái bếp lò cạnh một cái mâm đầy bánh mì và trả cuộn nửa bốc khói - nửa chuẩn bị - dán giòn + thêm mấy nhóc tì đang vội vàng oánh chén bữa "chiều" để chuẩn bị cho ca học tối ấy "sấm sét lại nổi nên"!!
Và oánh ai không oánh - nó oánh trúng ta - vào lúc mà ta chỉ nghĩ đến một việc - thỏa mãn cho cái dạ dày "bất trị"!
Ta đã ngồi ở cái quán ấy bao ngày, vẫn khung cảnh ấy, vẫn những con người ấy, thứ ta nhìn thấy - vốn chỉ là mấy miếng bánh vàng ươm, giòn tan, mấy cái trả nhỏ nhỏ - vừa mồm - thơm phức - ngậy ơi là ngậy!! Nhớ lại mà ta "giỏ cả nước miếng"!
Đấy - xung quanh ta còn gì có thể hấp dẫn hơn thế - quá hấp dẫn - quá bổ dưỡng!!
Thế rồi chả hiểu hôm ấy ta xơi phải cái gì - ta lại ngó lên - nhìn một con bé cũng đang thực hiện "nghĩa vụ trọng đại" - tiếp tế cho cái dạ dày!
Ôi - mẹ ơi!! Sao lại có con bé nó ăn "ngon lành" đến thế!!
Môi nó bóng lên toàn những mỡ_ thay vì son môi! Mắt nó chăm chú, hay háy đầy cảm xúc: nuối tiếc +nhớ nhung + sung sướng khi bỏ một miếng vào mồm - và nhai, và nuốt! Mắt nó lại sáng lên! Mũi n ó phập phồng, tai nó dựng lên, má nó ửng hồng...!
Thiên thần!!
Sấm sét đã nổi nên - và nó oánh tan tác - một thằng nhóc - tưởng đã "phớt" được lũ con gái vào cái năm cuối cấp!
Thế là cái cảm giác khoái chí, cái cảm giác ngon miệng của ta tử ẹo! Nhìn nó ăn ta đã cảm thấy ngon rồi! Nhìn nó ăn - ta cũng cảm giác được vị ngon của cái bánh, vị thơm của gia vị, vị cay của ớt, vị ngậy của mỡ - và cái vị đậm đà - khó tả của nhân...
Nhìn đôi môi của nó - mới hấp dẫn làm sao, nhìn đôi mắt hút hồn, nhìn 2 má ửng đỏ - và tôi lại lắc đầu ngao ngán - con lại yêu nữa sao_ hở mẹ? cái câu nói bất hủ - mà thằng con trai "ngoan ngoãn" của mẹ - vẫn tự nhắc mình - mỗi khi - nó vi phạm vào một trong những "đạo luật hà khắc nhất" của mẹ nó!!
Và thế là hàng ngày, thêm một công việc cho cái tâm trí vốn đã tự do bay nhẩy của nó, là "rình rập", "nghe ngóng", "trông đợi", "chờ đón", "nuối tiếc" mỗi khi nhìn vào cái quán ấy, mỗi khi bước vào cái quán ấy!
Nó nuối tiếc - không phải vì nó không còn tiền ăn bánh, mà là vì - có một con bé - đã không đến, hic - một ngày có tới 24h vậy mà nó cứ ngóng trong khoảng 15' ăn "bữa phụ" nó sẽ lại gặp em__
Ai mà ngờ __nó gặp thật!!
Ai run rủi - ai sai khiến _mà cái lớp ôn thi đông như thế (đã ngừng đăng ký chô )_ lại ngoại lệ_ "mọc thêm" một em - xinh như mộng, hiền như đất (+ lạnh như kem) - "nói chung" là chẳng có chú nào "xáp lại gần" được -____- tiêu chuẩn "mẫu mực" - chọn người yêu của vô khối thằng con trai - trong đó có mình.. khà khà!! (cười nham hiểm thật!).
......
Và thế là "đến hẹn lại lên" 1 tuần - "thằng bé" được gặp em 2 lần ở lò luyện thi + ở cái quán "kỷ niệm - bị sét đánh phát đầu tiên"!
Và nó có dịp quan sát kĩ "em nó"! Rồi nó chợt giật mình - khi phát hiện ra em ấy - giống y chang - một con bé khác từng làm nó phát điên suốt 2/3 quãng đời cấp 3 - dù nó không hiểu em kia nói đến nửa câu - và chưa từng giáp mặt em nó "một lần trong đời"!!! ...
....Con bé ấy là Avril (Avril lavigne)!!
Lần đầu tiên nhìn thấy em này - là trên tờ hoa học trò, nghe em hát, săn tìm đĩa của em, gom tất cả ảnh của em nó mà thằng nhóc có thể kiếm được - VÀ SI MÊ!!
Trên bàn học của nó, dưới gầm bàn của nó, chân bàn, trên tường, máy tính, cặp, vở - luôn có một em "xinh không thể tả" - luôn "nhìn nó không chớp mắt"....
Và tương tư - nó chỉ nhìn lên tường - rồi để cả tâm trí lạc vào bức ảnh!
..........
Và hôm nay - trước mắt nó - là một phiên bản (Việt Hóa) của cái mà nó từng say đắm!!
Nó nhìn thấy trong em một vẻ dịu dàng - nhưng mạnh mẽ, một vẻ lạnh lùng - nhưng gần gũi, một người độc lập - nhưng gắn kết, một kẻ ngang bướng - nhưng tình cảm!!
Một khuôn mặt, một dáng đi, một mái tóc - y sì sì!! Cả cái điệu bộ ngang phè + bất cần của nó!... Cả cái bộ bò yếm,.. cả cái áo (chả biết gọi áo gì) bó eo - đơn giản, với quần (cũng chả nhớ quần gì), đeo thêm cái ba lô - to vật - dài dãi - đen xì... với số đo các vòng "ước lượng" cũng tương tự Avril (về tương quan với tổng thể - lấy hệ tọa độ của em nó làm chuẩn)....
Hĩc - sorry bác nào đang đọc đến dòng này _ cái bụng của em vừa kêu đánh "ục" một cái - giờ mới nhớ từ tối chỉ mỗi cốc cafe với lại một em bánh ga tô bé như__ cái hộp sữa đặc ông thọ -__ ha ha!! ... Chả trách giờ em nó kêu đói!!
Thôi - ưu tiên em nó tí - hôm nào ta lại tiếp tục hồi tưởng về em Avril này sau vậy.... nhớ em nó quá!
Vạn lần xin lỗi các bác! Cảm xúc của em - bị xen vào bởi một cảm giác cũng mạnh không kém, làm "lời văn" - bị gián đoạn - hết sức mong các bác bỏ qua cho em!!
Và nhất là nhắn gửi đến bác nảo - chẳng may có đọc phải bài này - và trót "thắc mắc + ray rứt" về kết cục "một cuộc tình bi thảm nữa" - trong "nhật ký tình yêu" của em - thì các bác hãy cố chờ em một tí, em sẽ sớm quay lại viết nốt đoạn kết,.... cũng không đến nỗi bi kịch lắm - nói chung là "có hậu" he he.....!!

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2008

Thánh địa cafe_khát vọng & hiện thực!

Ông chủ trẻ với những giấc mơ toàn cầu

Sau vài cuộc giao lưu với SV, có lần Đặng Lê Nguyên Vũ chạnh buồn than: Hầu hết các câu hỏi xoay quanh nội dung kiếm việc làm, phương tiện, nguồn vốn,... Sao các bạn ấy không trăn trở trước những vấn đề táo bạo, lớn lao hơn cho dân tộc hay đất nước?
Không để “Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”
Từ thời thơ ấu, Vũ đã phải theo cha mẹ rời đồng bằng phiêu bạt lên huyện miền núi Ma Đrăk kiếm sống.
Ai không ở Tây Nguyên, nhưng yêu nhạc Nguyễn Cường sẽ hình dung Ma Đrăk - huyện cửa ngõ phía đông tỉnh Đắk Lắk cách thành phố Buôn Ma Thuột 90km theo quốc lộ 26 - qua những ca từ lãng mạn đầy chất thơ “Nơi đây thảo nguyên từng đàn bò đua nắng tung tăng mặt trời. Du dương kèn Đing năm, xa xăm ngọn Chư Prông, xa xăm biển rộng...” .
Nhưng còn một Ma Đrăk khác. Với hàng vạn thôn dân chật vật dưới gánh mưu sinh thì Ma Đrăk là miền đất cằn cỗi, một vùng tiểu khí hậu khắc nghiệt, điều kiện thổ nhưỡng không thích hợp để trồng các loài cây công nghiệp giá trị cao của Tây Nguyên như cà phê, hồ tiêu, cao su.
Làm rẫy không đủ sống, cha mẹ Vũ xin làm công nhân xí nghiệp Gạch. Tuổi thơ Vũ đằng đẵng trôi qua trong thấm đẫm mồ hôi lao động cật lực như mọi đứa trẻ nghèo khác trên vùng kinh tế mới.
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10/2/1971 tại Ninh Hòa - Khánh Hòa. Năm 25 tuổi (1996) thành lập cơ sở sản xuất cà phê bột mang tên Trung Nguyên. Và chỉ hơn 10 năm sau, anh đã trở thành một doanh nhân nổi tiếng, thần tượng của không ít bạn trẻ. Có lần tôi trò chuyện cùng mẹ Vũ, gợi chuyện quá khứ bà vẫn chưa thôi xót con: “Tội nghiệp nó cực quá , đi học phải lội bộ ròng rã mấy cây số, về đến nhà lại lăn xả vào cuốc đất, hái rau, đóng gạch mà không một tiếng than, lúc nào cũng pha trò tếu cho mẹ cha vui vẻ.
Vũ đi bộ mãi cho tới năm lên cấp III cả nhà mới dành dụm sắm nổi cho cái xe đạp. Vậy mà lúc nào nó cũng sục sôi mơ mộng về việc “sánh vai cùng cường quốc năm châu”.
Ấn tượng Trung Nguyên
Đặng Lê Nguyên Vũ luôn luôn gây được ấn tượng với mọi người về ý chí vươn lên mãnh liệt và tầm nhìn xa rộng vượt biên giới theo kiểu “đi tắt đón đầu”.
Cá tính của anh để lại dấu ấn rõ nét trong lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Cty cà phê Trung Nguyên - một doanh nghiệp mà hiện nay chức năng và cơ chế hoạt động đã tương tự Tập đoàn.
Năm 1996 cơ sở sản xuất cà phê bột mang tên Trung Nguyên ra đời với những đồng vốn nhỏ bé của 4 cậu sinh viên Y khoa học cùng lớp ở trường Đại Học Tây Nguyên. Logo Trung Nguyên xuất hiện và định hình tới nay: Hình mũi tên chĩa thẳng lên trời, cách điệu kiến trúc bậc thang nhà sàn với tông màu cà phê và đất bazan nâu đỏ.
Năm 1998, Trung Nguyên xuất hiện ở Sài Gòn với cửa hàng mang dáng vẻ Tây Nguyên có nhiều loại cà phê tuyệt ngon, uống miễn phí suốt một tuần. Người ta xôn xao tìm hiểu về “bé Gióng đời mới”. Chỉ 3 năm sau, thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã giành vị trí hàng đầu với mạng lưới hàng nghìn quán cà phê Trung Nguyên từ Bắc chí Nam.
Trung Nguyên dám bỏ ra 3 triệu USD để thuê các chuyên gia tư vấn của New Zealand hoàn chỉnh hệ thống bảng tên, khẳng định giá trị thương hiệu.
Trung Nguyên lần lượt thiết lập các chuỗi quán nhượng quyền đầu tiên tại Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc. Những quán cà phê Trung Nguyên rộng rãi khang trang với kiến trúc và phong cách đậm nét văn hoá Việt mọc lên giữa thủ đô những xứ sở nổi tiếng khó tính và đắt đỏ, khiến các chuyên gia kinh tế Âu Mỹ kinh ngạc, gọi đây là hiện tượng kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
"Kinh doanh không phải năng khiếu của tôi"Dấn thân vào thương trường, vấn đề đầu tiên không phải là “tiền đâu” như nhiều bạn trẻ vẫn băn khoăn, mà là việc tự xác định lại mình, bạn muốn gì và ước muốn đó lớn đến mức nào ? Bạn chấp nhận trả giá như thế nào cho ước muốn này?
Bạn đã có đủ nền tảng kiến thức chưa? Nếu bạn có năng khiếu kinh doanh thì năng khiếu đó cũng cần được rèn luyện thêm từ thực tiễn và sách vở, phải trau dồi thêm kỹ năng về đắc nhân tâm, quản trị, huy động vốn, lãnh đạo. Bạn cần tạo đựng được niềm tin với những người xung quanh, đặc biệt với những người có thể đầu tư cho bạn.
Một nữ sinh viên Luật đã hỏi tôi: Với số vốn khoảng 70 triệu đồng em có thể thành lập doanh nghiệp được không ? Câu trả lời: Bạn quá giàu rồi còn gì ! Bạn có thể chọn ngành kinh doanh nhỏ nhưng có tiềm năng phát triển lớn và có tư tưởng lớn ngay trong hành động nhỏ đó. Ví dụ từ những tô phở, bạn có thể phát triển thành thương hiệu phở Việt Nam. Thậm chí từ cây tăm nhỏ xíu, bạn cũng có thể làm giàu được lắm chứ.
Riêng tôi, kinh doanh không phải là năng khiếu nhưng ước muốn kinh doanh thực sự lớn là động lực giúp tôi hoàn thiện các kỹ năng để thực hiện những cuộc kinh doanh như ý.
Khi tôi bắt đầu kinh doanh, nhãn hiệu cà phê bột trong nước mình đã có tới vài trăm. Tôi không muốn cạnh tranh với họ mà đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam. Thử hỏi vì sao Thuỵ Sĩ không trồng được hạt cà phê nào mà lại có thương hiệu nổi tiếng Nescafe?
Sau đó Trung Nguyên mua đứt nhà máy trà Tiến Đạt tại Bảo Lộc - Lâm Đồng và cho ra đời sản phẩm trà Tiên Trung Nguyên, khai trương điểm thưởng trà bề thế mà thơ mộng, Trà Tiên Phong Quán, gồm hàng chục ngôi nhà rường cổ đẹp mua gom về từ các tỉnh miền Trung.
Cuối năm 2003 ngày hội Trung Nguyên được tổ chức tại Dinh Thống Nhất thu hút hơn 5 vạn người tham gia, ghi ấn tượng bằng việc lần đầu tiên một loại hàng nội địa sinh sau đẻ muộn - cà phê hoà tan G7 của Trung Nguyên - dám lớn tiếng thách thức chất lượng với một mặt hàng ngoại nhập truyền thống nổi tiếng - Nescafe, bằng cách để khách hàng công khai bình chọn trực tiếp. Kết quả 89% trong số 1,3 vạn người tham gia đã chọn G7 là loại cà phê hoà tan yêu thích nhất.
Trung Nguyên khánh thành trong năm 2005 cả 2 nhà máy sản xuất cà phê bột ở Buôn Ma Thuột và cà phê hoà tan ở Bình Dương với số vốn đầu tư hàng chục triệu đôla. Sang năm 2006 lại bắt tay thiết lập hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại G7 mart trị giá đầu tư huy động gần 400 triệu USD…
Và giấc mơ toàn cầu
Đặng Lê Nguyên Vũ nói: Trung Nguyên mới đi qua 2 trong 5 bậc thang chiến lược. Hai bậc đầu là gây dựng công ty, hoàn thiện hệ thống phân phối, đưa văn hoá và sự đồng nhất vào sản phẩm. Bậc cuối cùng là đi đến toàn cầu. Hai bậc giữa đang bước chân lên nên chưa tiết lộ.
Vũ đã mở đường sang Singapore thiết lập Cổng giao dịch toàn cầu. Vũ tự tin đề xuất kế hoạch xây dựng “Thiên đường cà phê toàn cầu” khởi điểm từ Buôn Ma Thuột, với tham vọng đưa Buôn Ma Thuột thành điểm đến hấp dẫn của hàng tỉ tín đồ cà phê trên toàn thế giới.
Hiện tại giao dịch toàn cầu của ngành cà phê đạt khoảng 80 tỉ USD, chỉ đứng sau dầu lửa về giá trị hàng hoá. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về cà phê Robusta, nhưng xuất chủ yếu ở dạng thô, giá trị thấp, đời sống của người trồng cà phê chưa thôi chật vật.
Cuối tháng 12/2006 Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn số 188 khẳng định “ý tưởng xây dựng Thánh địa cà phê Buôn Ma Thuột” (tên ban đầu của dự án- TG) là vấn đề rất lớn.
UBND tỉnh Đắk Lắk hy vọng ý tưởng này sẽ thành hiện thực vì phù hợp với mong muốn của người sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định ủng hộ mạnh mẽ và hậu thuẫn để thực hiện ý tưởng này... Thống nhất hình thành một đầu mối là Cty Cà phê Trung Nguyên để xúc tiến công việc trên... ”.
Bản quy hoạch một không gian “Thiên đường cà phê” 3.000 hecta bao gồm Viện Nghiên cứu cà phê, Bảo tàng cà phê, khu Du lịch nghỉ dưỡng, những siêu thị, những phố cà phê đa dạng sản phẩm cao cấp, những buôn làng đậm nét văn hoá Tây Nguyên với mức thu nhập cao v.v... đang được các chuyên gia Singapore ráo riết thực hiện.
Tháng 6 tới Trung Nguyên chính thức khởi động dự án bằng việc khởi công xây dựng khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái văn hoá Suối Xanh rộng 100 ha. Số hộ ở những buôn làng đang được thụ hưởng nhiều nguồn lợi nhờ chương trình đầu tư sản xuất cà phê sạch đạt chứng chỉ EUREPGAP do Trung Nguyên đầu tư cũng đang tăng nhanh.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2008

Cuộc chiến lần cuối

Cuộc chiến lần cuối
Tác giả: Nguyễn Đạt Ân

“Hầu hết hoạt động của Liên Hiệp Quốc vẫn chú trọng đến nhiệm vụ ngăn chặn và chấm dứt các mâu thuẫn bất đồng, nhưng mối nguy hiểm đẩy toàn thể loài người và hành tinh của chúng ta vào chiến tranh và hận thù đang có chiều hướng đi kèm với cuộc khủng hoảng khí hậu và hiện tượng nhiệt độ toàn cầu nóng lên … Trong các thập niên sắp tới, những thay đổi về môi trường, biến động do các cơn đại hạn hán, và những vùng duyên hải bị chìm sâu dưới nước sẽ là nguyên nhân gây ra xung đột và chiến tranh” (Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, 1/3/2007). Trong quá khứ, 2/3 các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ những mâu thuẫn xảy ra xung quanh việc tranh giành nguồn tài nguyên thiên nhiên và khủng hoảng khí hậu. Điều gì đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ kết thúc nếu loài người không thể vượt qua cơn cám dỗ lần cuối này ?
Qua nghiên cứu lịch sử về các giai đoạn thay đổi nhiệt độ của thời kỳ “Tiểu băng hà” (the Little Ice Age, từ năm 1400 – 1900 sau C.N.), các nhà khoa học Mỹ, Anh, Hong Kong và Trung Quốc đã đưa ra những mối tương quan đáng chú ý giữa thay đổi khí hậu và chiến tranh. Cuối tháng 12 vừa rồi, David Zhang – Giáo sư địa lý tại Đại học Hong Kong đã công bố trong một cuộc phỏng vấn: “Khi những thay đổi về sinh thái như thế diễn ra, con người có khuynh hướng di chuyển sang một nơi khác. Những cuộc di dân khổng lồ thường dẫn đến chiến tranh, tương tự như ở thế kỷ 13, khi người Mông Cổ bị hạn hán và họ đã tiến đánh Trung Hoa Đại Lục. Hoặc như trường hợp của người Mãn Châu đã di chuyển vào Trung Nguyên vào thế kỷ 17 vì vùng đông bắc Á trải qua những cơn lạnh bất thường”.
Tháng 8 vừa qua, hầu hết các tờ báo lớn trên thế giới đều giật tít: Darfur – Cuộc chiến đầu tiên vì khủng hoảng khí hậu ? Thật vậy, nguồn gốc thực sự cho những xung đột ở Darfur chính là các cơn hạn bà chằng gây ra nạn đói triền miên vào giữa thập niên 1980, biến các nông dân và trại chủ chăn nuôi gia súc ở Sudan và vùng Mũi sừng Châu Phi (còn được gọi là Bán đảo Somali) thành những kẻ đấu tranh vì nguồn nước và đất đai cho đến tận bây giờ. Tất cả đều dự đoán: “Những kẻ chuẩn bị giết chóc, cưỡng hiếp và cướp phá trong tương lai sẽ nằm trong thành phần xã hội mà cuộc sống truyền thống của họ bị cơn khủng hoảng khí hậu đè nén. Có khả năng trong tương lai gần, hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ gây ra những cuộc chiến như ở Darfur”. David Rothkopf – Học giả tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế đã thẳng thừng nhận xét: “Chúng ta không còn trong giai đoạn hậu chiến tranh lạnh nữa. Chúng ta đang đứng trước một giai đoạn hoàn toàn mới. Tôi muốn nói rằng chúng ta đã bước vào đầu kỷ nguyên của chiến tranh khí hậu”.
EROI và những giọt dầu cuối cùng
Có bao giờ bạn ở trong Nỗi Cô Đơn Lớn Lao,khi vầng trăng sáng tỏ thật dễ sợ ?Và các núi băng vây bọc xung quanhbằng sự thinh lặng nghe rất rõ;với tiếng tru thét của con sói lông xám,và bạn dừng chân trong lạnh lẽo,cảm giác tê bại trong một thế giới khắc nghiệt,mất trí vì thứ tạp chất gọi là vàng.
(Robert Service (1874 – 1958). Tác giả văn học nổi tiếng vì các chủ đề tả thực cuộc đổ xô đi tìm vàng ở vùng tây bắc Canada cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.)
Khái niệm về năng lượng của cố thiên tài Richard Feynman (1918 – 1988) trong những thuật ngữ về EROI (Energy Return On Investment – tạm dịch là “Năng lượng tái đầu tư”) và NE (Net Energy – tạm dịch là năng lượng thặng dư) đã bao hàm toàn bộ nguồn gốc động năng của sự sống trên Trái Đất. EROI là tỷ lệ giữa tổng mức năng lượng thu về so với mức năng lượng được dùng để hoạt hóa bản thân quá trình thu về đó; trong khi đó, năng lượng thặng dư bằng hiệu số của hai tổng mức năng lượng ở trên. Lý thuyết này cũng tương tự như việc một người sử dụng năng lượng của chính mình để cầm đũa gắp thức ăn. Anh (cô) ta có đủ năng lượng để cầm chiếc đũa gắp được đồ ăn bỏ vào miệng, từ đó bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể, hay không ? Điều đó rất quan trọng, bởi vì:Chức năng căn bản nhất của tất cả mọi chủng loài chính là sử dụng năng lượng để thu được nhiều năng lượng hơn từ môi trường. Khi năng lượng được dùng để hoạt hóa các hoạt động có lợi, năng lượng sẽ suy biến từ trạng thái có định tính cao sang trạng thái có định tính thấp. Điều này có nghĩa là mọi hệ thống đều phải liên tục thay thế nguồn năng lượng mà chúng sử dụng, và khi làm thế thì cần nhiều năng lượng hơn. Thực tế căn bản này cho thấy khái niệm về EROI và năng lượng thặng dư được dùng để giải thích cho khuynh hướng phát triển luôn mãi của mọi sinh vật, sự phân bố và tính phong phú, cũng như cơ cấu và chức năng của các hệ sinh thái.Ai cũng biết giai đoạn đỉnh điểm dầu mỏ (Peak Oil) của tất cả các mỏ dầu lớn trên thế giới đã trôi qua và trữ lượng khai thác dầu đang suy giảm, mâu thuẫn với nhu cầu tiêu thụ dầu ngày càng lớn của các nền kinh tế. Sự cố gắng vớt vát chút nhiên liệu hóa thạch còn lại càng làm rõ tình trạng khủng hoảng năng lượng của thế giới, khi mà các tập đoàn dầu khí Mỹ và Trung Quốc đang tưởng tượng những mỏ cát nhựa hắc ín (tar sand) ở vùng bắc Alberta và một phần Saskatchewan (Canada) là một El Dorado mới (El Dorado là một vùng đất mơ ước của những kẻ đào vàng, nơi mang truyền thuyết của thổ dân Bắc Mỹ có chứa rất nhiều vàng). “Những kẻ mất trí vì thứ tạp chất gọi là dầu” này dường như phớt lờ việc chỉ số EROI của cát nhựa hắc ín Canada, nếu đem so sánh với than đá (80,0), dầu mỏ (20,0), và khí đốt (15,0), là rất thấp: trong khoảng chỉ từ 4,0 đến 1,0. Các kỹ thuật và công nghệ dùng để chiết xuất và tinh chế dầu từ cát nhựa hắc ín rất tốn tiền và phải dùng nhiều năng lượng. Điều này chẳng khác gì bỏ con tôm, bắt con tép. Hơn nữa, trữ lượng dầu có trong những mỏ cát nhựa hắc ín này sẽ không quá 2 tỷ thùng, mặc dù giáo sư David Hughes của Viện nghiên cứu địa lý Canada (GSC) nói đùa: “Vẫn còn nhiều hy vọng để có thể tiếp tục kinh doanh như bình thường … trong một thế giới mà người ta khai thác dầu không theo kiểu chính quy như trước. Cứ cho cái đống vàng đen đó có trữ lượng lên đến 3 tỷ thùng đi nữa, thì với cách thức khai thác như thế, mọi chuyện cũng trở thành vô nghĩa”.Mới đây không lâu, những diễn biến tại Bắc cực và Nam cực mô tả cuộc đổ xô đi tìm dầu cũng cấp bách và tàn nhẫn như cơn đói vàng Gold Rush (1848 – 1855) ngày nào ở California (Mỹ). Ngày 2/8/2007, một tàu ngầm mini của Nga đã thừa cơ cắm cờ dưới đáy biển Bắc cực, tuyên bố chủ quyền trên một nửa thềm lục địa Bắc Băng Dương hiện đang lộ ra do băng tan. Ngay lập tức, Ngoại trưởng Canada Peter McKay phản đối: “Đây không phải là thế kỷ 15”. Sau đó, Canada công bố một lịch trình đi thăm Bắc cực ba ngày của thủ tướng chính phủ và hé lộ kế hoạch xây dựng hai căn cứ quân sự mới tại đây để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Không chỉ có Nga và Canada đang quan tâm đến những mỏ dầu chưa được thăm dò dưới đáy Bắc cực, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Iceland và Mỹ cũng chú ý không kém. Ngoài chuyện băng tan, tình hình các vùng cực nay càng nóng thêm vì sự tranh giành chủ quyền của những vùng đất mới.
Cần nói thêm rằng, vào năm 1998, khi biết chuyện Trung Quốc chiếm đóng đá Vành Khăn (Mischief Reef) – một trong những đơn vị đảo đá của Phillipines nằm trong hệ thống quần đảo Trường Sa ngoài biển Đông, lúc ấy, Nguyên Tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương, đô đốc Joseph Prueher, hứa hẹn: “Hoa Kỳ sẽ theo dõi sát sao những diễn tiến trên đá Vành Khăn”. Nỗi lo âu này còn được gạch chân thêm bằng câu nói của một viên sĩ quan hải quân Hoa Kỳ khác với tờ National Geographic: “Tôi chỉ mong sao họ không tìm ra dầu ở Trường Sa”. Cơn đói dầu làm nhiều chính phủ đang tính đến mức giới hạn tự nhiên của dầu hỏa trong chiến lược địa chính trị và an ninh quốc gia. Chúng ta đã có thể cảm thấy nỗi sợ hãi bên trong những trung tâm quyền lực nhất thế giới, khi mà họ đã đang cố tranh giành và sắp xếp tình hình chính trị để bảo đảm mức ổn định, tiến đến tiếp cận và kiểm soát những quốc gia sản xuất dầu mỏ để có được dòng vàng đen miễn phí chảy về đất nước họ. Thế nhưng, càng đốt thêm thứ vàng đen này bao nhiêu, tình trạng biến đổi khí hậu sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Những nỗi sợ rất khó tưởng tượng“Có những điều đã được biết. Có những thứ chúng ta biết rằng chúng ta biết. Và chúng ta cũng biết có những thứ chúng ta chưa hề biết”(Donald Rumsfeld - Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ)
Không chỉ giới chính trị và lãnh đạo mà những bộ máy chiến tranh và quân sự tầm cỡ thế giới cũng đang lo sợ. Tháng 10/2003, một nghiên cứu mật mang tên “Bối cảnh khí hậu thay đổi nhanh chóng và chỉ báo của vấn đề này đối với nền an ninh Hoa Kỳ” của Lầu Năm Góc bị rò rỉ ra ngoài, trong đó cho thấy Bộ Quốc phòng Mỹ đã khuyên Nhà Trắng cẩn trọng như thế nào về cuộc khủng hoảng khí hậu sắp tới. Không như những nhà khoa học môi trường đang kêu gào cảnh báo, tác giả của những nghiên cứu này – Peter Schwartz (một cố vấn thuộc CIA) và Doug Randall (thuộc Mạng kinh doanh toàn cầu California) – là những chuyên viên phân tích quân sự thâm thúy. Họ lạnh lùng tuyên bố: “Mục đích của nghiên cứu này là để tưởng tượng những thứ không thể nghĩ ra được – to imagine the unthinkable”. Qua loạt phỏng vấn với những khoa học gia hàng đầu trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, những điểm chính trong nghiên cứu này ít nhất cho thấy khí hậu thay đổi có thể làm cho nhiều thành phố lớn của Châu Âu sẽ chìm dưới mực nước biển, Anh quốc sẽ trở thành một Siberia vào năm 2020, Bangladesh không còn là chỗ để mà ở, và các cơn đại hạn hán đe dọa ổ bánh mỳ của Châu Mỹ.
Năm 2007, Trung tâm Phân tích của hải quân Hoa Kỳ (Center for Naval Analysis – CNA) đã thiết lập một hội đồng cố vấn quân sự bao gồm 11 viên đô đốc và tướng bốn sao đã nghỉ hưu, nhằm nghiên cứu và công bố một bản báo cáo mang tên: “An ninh quốc gia trước sự đe dọa của biến đổi khí hậu”. Bản báo cáo này nêu rõ 4 khám phá của giới quân sự cấp cao Mỹ: (1) Biến đổi khí hậu, dù được dự kiến trước, sẽ đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ; (2) Biến đổi khí hậu làm tăng gấp bội tình trạng căng thẳng ở một số khu vực vốn đã bất ổn trên thế giới; (3) Biến đổi khí hậu sẽ gây ra căng thẳng cho thậm chí những vùng ổn định trên thế giới; (4) Biến đổi khí hậu, nền an ninh quốc gia, và sự phụ thuộc vào năng lượng chính là những vấn đề đang thách thức giới quân sự toàn cầu.
Từ đó, bản báo cáo cũng đưa ra 5 gợi ý nhằm làm giảm mối đe dọa: (1) Mục tiêu bảo vệ nền an ninh quốc gia trước biến đổi khí hậu nên được tích hợp hoàn toàn vào các chiến lược an ninh và quốc phòng của Hoa Kỳ; (2) Hoa Kỳ nên đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong phạm vi quốc gia và quốc tế nhằm giúp bình ổn cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu ở những tầm mức tránh gây ra xung đột đáng kể đe dọa đến nền an ninh và ổn định toàn cầu; (3) Hoa Kỳ nên cam kết với bạn bè quốc tế giúp đỡ các quốc gia khác xây dựng khả năng và phương tiện nhằm kiểm soát hiệu quả hơn những tác động của biến đổi khí hậu; (4) Bộ quốc phòng nên tăng cường khả năng hành động bằng cách đẩy nhanh áp dụng các thao tác và công nghệ giúp cải thiện sức mạnh quân sự của Mỹ thông qua việc sử dụng năng lượng hiệu quả; (5) Bộ quốc phòng nên tiến hành một cuộc kiểm tra đánh giá ảnh hưởng của thủy triều dâng, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, và những tác động khác do biến đổi khí hậu gây ra, có ảnh hưởng đến toàn bộ các căn cứ và thiết bị quân sự của Hoa Kỳ trên toàn cầu trong vòng 30 hoặc 40 năm sắp tới.
Hiển nhiên, tình trạng gần như cấp bách, khi mà Nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ – Tướng Gordonr Sullivan đã tuyên bố: “Chúng ta chưa bao giờ có được 100% sự chắc chắn. Chúng ta sẽ không bao giờ có được điều đó. Nhưng nếu đợi cho đến khi có được con số 100%, điều tồi tệ nhất đã đang nằm ngoài bãi chiến trường rồi”. Viên tướng này còn cho biết: “Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mọi thứ có thể dàn xếp được giữa con người với nhau. Lúc ấy, dường như điều tồi tệ nhất cũng vẫn mang tính ổn định. Ngược lại, khí hậu biến đổi lại là chuyện khác. Thiên nhiên không biết đến thỏa hiệp. Đã đến lúc chúng ta nên tìm kiếm sự ổn định từ việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính”.
Theo quy luật, trò chơi của những kẻ mạnh là lợi dụng những bất ổn của tình hình để thu lợi. Trong bất cứ tình huống nào, kẻ mạnh luôn nắm đằng cán dao. Và đây là lời khuyên dành cho các nước đang phát triển: Hãy cẩn trọng. Đừng để các chỉ số tăng trưởng kinh tế làm mờ mắt. Mọi thứ sẽ sụp đổ khi cơn khủng hoảng năng lượng và khí hậu tấn công. Đây là lúc cần khôn ngoan và suy nghĩ xem nên đặt sự ưu tiên và chiến lược phát triển của mình ở đâu.
Cuộc chiến lần cuối“Thông điệp của chúng tôi ở đây là muốn nói với các quốc gia này [các nước phát triển] rằng, họ đang làm chúng tôi bực mình vì đã gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu … Alaska có thể sẽ tốt cho việc trồng trọt, Siberia có thể có nền nông nghiệp phát triển, nhưng Châu Phi sẽ còn lại được những gì ?”Tổng thống Uganda Yoweri Museveni phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh đoàn kết Châu Phi (tháng 2/2007, Addis Ababa, Ethiopia)
Riêng trong năm 1998, 300 triệu người (tức là 1/20 dân số thế giới) đã phải rời bỏ nơi trú ngụ của mình trong một tuần, một tháng, hay mãi mãi do hậu quả của thiên tai. Đây là con số kỷ lục từ trước đến nay. Nhưng trong tương lai, con số này sẽ bị vượt qua. Báo cáo của CNA tiết lộ: “Tình trạng căng thẳng sẽ xuất hiện một khi dòng di dân từ Châu Phi và Trung Đông – bị tác động bởi biến đổi khí hậu – sẽ gây sức ép thêm về kinh tế và xã hội cho các quốc gia ở Châu Âu. Một số đồng minh thân cận nhất của người Mỹ có thể bị bối rối vì cần phải bảo vệ biên giới của riêng họ. Những mối quan tâm nội bộ như thế có thể sẽ làm cho sự gắn kết quốc tế trở nên khó khăn, khiến giai đoạn chuẩn bị đối phó không còn ý nghĩa nữa … Châu Âu sẽ rất quan tâm đến đường biên giới của mình. Đây là một hiểm họa tiềm tàng làm gãy đổ mối quan hệ của chúng ta [người Mỹ] với các đồng minh Châu Âu”.
Nguồn lương thực thực phẩm, nước sạch và những dòng di dân – hậu quả của biến đổi khí hậu - chắc chắn sẽ đe dọa đến nền an ninh toàn cầu, gây ra xung đột và những cuộc chiến. Kinh nghiệm trong quá khứ đã cho thấy rất rõ điều đó, khi mà những làn sóng người chạy tị nạn Myanmar ở Thái Lan, Nicaragua ở Honduras, Palestine ở Lebanon, hay Somali ở Cộng hòa Congo và Macedonia, luôn là nguyên nhân gây ra các cuộc nội chiến nhỏ. Ngày 6/11/2007, Cục Môi trường Anh gần như đã công bố chiến tranh thế giới thứ ba khi mà vị điều hành Lady Young của cục này cảnh báo những cố gắng nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu của nước Anh cần phải được đặt trong tình trạng khẩn cấp của thời chiến.
Trước đó, chính sách kinh tế của người Mỹ cũng có những chuyển biến quá rõ ràng: chủ động đi từ đồng đô la – vàng (gắn với vàng, lấy vàng làm tiêu chí) trở thành đồng đô la – dầu mỏ (gắn với dầu, lấy dầu mỏ làm tiêu chí) để thao túng giá dầu. Chắc chắn Hoa Kỳ đang có những chính sách và chiến lược nhằm kiểm soát tình hình và thu lợi, khi mà người Nga gần đây đang tăng cường lực lượng phòng không ngoài khơi xứ Scotland và Na Uy, Trung Quốc đẩy mạnh tầm ảnh hưởng lên lục địa Châu Phi và vùng nam Á, Nhật Bản đành phải ký một số thỏa ước khai thác dầu khí ở biển Nhật Bản, nhưng đang tranh thủ trang bị vũ khí cao cấp cho hệ thống quốc phòng. Mọi sự thật quá rõ ràng đến không thể hơn trong lời phát biểu của Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett gần đây: “Những xung đột về tài nguyên là không mới. Nhưng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, người ta có thêm nhiều động cơ để tranh thủ mối hiểm họa”. Còn nhà phê bình xã hội James Howard Kunstler thì tưởng tượng: “Một cuộc thi thố về quân sự có liên quan đến dầu mỏ có thể bùng lên bất cứ lúc nào từ khu vực Trung Đông đến vùng Đông Nam Á. Những khối đá căng thẳng đang ngày càng được dồn lên cao và có khả năng sụp đổ một cách bi thảm. Tôi có thể thấy trong ánh mắt lạ lùng của những vị lãnh đạo cấp cao sự suy tính cho một cuộc chiến”.
Tình hình kinh doanh của thế giới cũng chuyển đổi theo những chiều hướng thích nghi với khí hậu chỉ để kiếm được nhiều tiền hơn. Những tập đoàn lớn mơ mộng: “Hỡi tất cả những khách hàng yêu dấu, làm thế nào chúng tôi có thể bán cho các vị nước sạch, không khí trong lành, và một chỗ khô ráo để mà ngồi ?”. Những dự báo kinh tế trong năm 2008 cho thấy những thương hiệu lớn đang đính kèm màu xanh lá cây vào sản phẩm của họ. Trong khi đó, một số quốc gia nghèo và đang phát triển vẫn ngây thơ khi tin vào chuyện kiếm tiền từ kế hoạch đánh thuế lên khí thải carbon của Ngân hàng Thế giới (WB).

Hành tinh Titanic

Hành tinh Titanic
Tác giả: Nguyễn Đạt Ân

Tàu Titanic đang chìm…
Khi lịch trình cắt giảm khí thải nhà kính trong Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hiệp Quốc tại Bali (Indonesia) kết thúc bằng cách đình hoãn mọi quyết định khó khăn sang hai năm sau (tại thỏa thuận Copenhagen, 2009), người ta đang so sánh diễn biến kịch tính của số phận loài người trên hành tinh này nhìn từ boong tàu RMS Titanic (bị đắm năm 1912 do đụng phải băng trôi trên Đại Tây Dương).
“Câm miệng lại”
Đó là nguyên văn bức điện tín do thuyền trưởng tàu RMS Titanic John Smith trả lời một chiếc tàu gần đó mang tên SS California khi chiếc này chín lần cảnh báo có băng trôi vào ngày 8-4-1912. Sau đó ba ngày, RMS Titanic đã nằm dưới đáy đại dương. Sự tự tin quá mức này còn được “quảng cáo” thêm là Titanic “không thể chìm được về mặt kỹ thuật” (trên tuần báo nổi tiếng Shipbuilder của giới hàng hải Anh lúc bấy giờ).
Cũng thế, sau gần một thế kỷ, các “thần đồng” googler (cách gọi chuyên viên lập trình thuộc Google) đã hét vào mặt nhà báo phê bình xã hội James Howard Kunstler - tác giả cuốn sách bán chạy nhất Tình trạng khẩn cấp kéo dài (The Long emergency - 2005): “Đồ ngu, thật đúng như thế. Chúng ta còn có công nghệ và kỹ thuật mà!”, khi ông này được mời đến tổng hành dinh Google tại Mountain View để trình bày quan điểm cá nhân về tình trạng kiệt quệ nguồn tài nguyên năng lượng và cuộc khủng hoảng khí hậu.
Đúng là các chuyên gia tin học này không quan tâm đến sự khác biệt giữa năng lượng và công nghệ, bởi lẽ họ được đào tạo cho những dự án lập trình quảng cáo dựa trên ngôn ngữ website. Công nghệ là cứu cánh - điều này hiển nhiên đúng đối với những chuyên viên thiển cận suốt ngày vọc máy tính và bập bẹ thứ ngôn ngữ lập trình ảo trong những “nhà trẻ công nghệ phần mềm”.
Thật vậy, rất nhiều dịch vụ mà thiên nhiên đang phục vụ chúng ta - ví dụ như khả năng tái tạo khí oxy trên diện rộng nhờ phản ứng quang hợp đơn giản - khoa học và công nghệ không thể thay thế. Thế giới không đơn giản như thế, và cuộc khủng hoảng khí hậu diễn ra theo chiều hướng không ổn định và có những biến đổi bất ngờ. Các tác nhân khủng hoảng khí hậu có mối quan hệ liên lập, có diễn biến phi tuyến tính và gây ra hậu quả bất ngờ.
Cũng giống như tảng băng ở phía trước, những giới hạn lạnh lùng luôn luôn tồn tại đối với những kẻ không biết điều. Giá trị sống còn của trí thông minh chính là nó cho phép chúng ta hủy diệt một ý tưởng tồi tệ, trước khi ý tưởng đó hủy diệt chính chúng ta (theo Karl Popper). Trong lịch sử, đã nhiều lần con người sai lầm vì quá chủ quan, kiêu ngạo và đã trả giá khá đắt.
Khi tàu Titanic đụng phải tảng băng trôi, người ta còn bình thản sắp xếp ghế ngồi ngắm cảnh trên boong tàu, bận trò chuyện và uống rượu nơi các bar trong khoang hạng nhất. Sự thờ ơ với một thảm họa sẽ làm cho hậu quả của thảm họa đó càng trở nên khủng khiếp hơn.
Nhật báo New Statesmen của Anh gần đây ghi nhận: “Nước Anh giờ đây gia nhập vào hàng ngũ các quốc gia phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt”. Đồng thời, tờ báo tự hỏi liệu người Anh đã thấu hiểu thông điệp mà sự thay đổi khí hậu đã gửi cho họ ngay lúc này không, và câu trả lời đáng ghi nhận chính là: “Thống kê cho thấy công chúng vẫn có thái độ thờ ơ”.
Thời tiết hơi nóng một tí thì đã sao? Nước biển cao thêm vài centimet thì chẳng quan hệ gì. Đã thế, các dự án lấn biển và xây dựng các khu resort tại nhiều vùng duyên hải Thái Bình Dương vẫn tiếp tục được khởi công như không có chuyện gì xảy ra, trong khi Tổ chức Architecture 2030 (Mỹ) đã cảnh báo mực thủy triều dâng bằng một loạt bản đồ của 37 thành phố lớn trên toàn nước Mỹ (www.architecture 2030.org).
Thuyền cứu hộ
Trên chuyến tàu Titanic định mệnh, người ta chỉ trang bị 20 thuyền cứu hộ cho 2.201 hành khách. 1.490 người bị bỏ lại khi thảm họa xảy ra. Lý do để không mang theo thuyền cứu hộ chỉ đơn giản là chúng gây mất mỹ quan, chiếm diện tích và gây cảm giác lo lắng cho hành khách. Khi Công ty bảo hiểm Harland & Wolff cố gắng thuyết phục Hãng White Star Line - đơn vị chủ quản chiếc tàu - trang bị thêm nhiều phương tiện cứu hộ, họ chỉ nhận được câu trả lời bác bỏ bởi: “Ý kiến khách hàng luôn luôn đúng”.
Khẩu hiệu “Khách hàng là thượng đế” ngày nay cũng có một ý nghĩa tương tự, khi mà các thương hiệu và tập đoàn kinh tế lớn lãng phí nguồn tài nguyên tự nhiên để bằng mọi cách thỏa mãn thị hiếu tiêu dùng. Sự lãng phí dường như là một phong cách thời trang của các hãng lớn, khi mà vài ngày lại có một hãng điện thoại tuyên bố ra đời mẫu sản phẩm mới, vài tháng lại có một hãng xe tung ra đời xe hào nhoáng hơn.
Tạo ra cuộc đua tranh tiêu tiền và biến thói quen này trở thành vô ý thức chính là quán tính của một nền kinh tế, khiến nó không thể điều chỉnh hướng đi ngay lập tức để tránh tảng băng sắc lạnh đang chắn ngang đường. Mọi người trên tàu Titanic đã thấy tảng băng, nhưng không tránh kịp.
Khi thảm họa xảy ra, điều gì sẽ đến? Như sự kiện Titanic bị chìm, cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu sẽ diễn ra không theo qui luật của dân chủ. Phần lớn hành khách trong các khoang hạ cấp đều bị bỏ lại, kể cả phụ nữ và trẻ em. Bối cảnh Mỹ và Liên minh châu Âu “mặc cả” tại Bali với các quốc gia đang phát triển về mức cắt giảm khí thải nhà kính cũng giống như việc viên thuyền trưởng bước lên chiếc tàu cứu hộ tiện nghi của riêng ông ta, các thuyền viên phụ trách máy tàu có chiếc canô bơm hơi chật hẹp, còn châu Phi và các nước nghèo thì bị bỏ lại, không có lấy một mảnh áo phao.
“Sự bất công của toàn bộ tình huống thật sự rất lớn, nếu ta xem xét bên nào chịu trách nhiệm và bên nào phải gánh lấy hậu quả” - Rajendra K. Pachauri (chủ tịch IPCC) - nói. Kể từ năm 1990, lượng khí thải của châu Phi chỉ chiếm không quá 3% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu, trong khi 840 triệu người sống ở đây sẽ gặp hiểm họa trực tiếp của hạn hán và thiếu nước trầm trọng. Nhiệt độ chắc chắn tăng thêm 2°C vào năm 2030, và sa mạc sẽ xâm lăng 600.000km2 đất trồng. Mực nước biển dâng cao sẽ đe dọa cơ sở hạ tầng vùng duyên hải Ai Cập, Senegal và vịnh Guinea, đẩy 2 triệu người vào cảnh nghèo khó.
Giờ đây, bản chất của cuộc khủng hoảng khí hậu không còn là vấn đề chính trị, kinh tế, khoa học hay an ninh. Đó là vấn đề đạo đức.

Vì một số phận chung!

Vì một số phận chung
Tác giả: Nguyễn Đạt Ân

“Chúng ta đang ở giữa một thời khắc quan trọng trong lịch sử Trái đất, khi mà loài người phải lựa chọn một tương lai cho chính mình. Khi thế giới ngày càng trở nên mỏng manh và phụ thuộc lẫn nhau, tương lai phía trước có cả những triển vọng và hiểm họa to lớn.
Để phát triển, cần thừa nhận rằng mặc dù có sự đa dạng văn hóa và nếp sống, chúng ta là một gia đình chung, một cộng đồng Trái đất cùng chia sẻ một số phận” (Trích Hiến chương Trái đất - Lời mở đầu).
Trong một thế giới phát triển quá mức (overdeveloped - thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên bởi Raja Sohail Bashir, một doanh nhân Mỹ, dùng để chỉ những quốc gia có nền kinh tế phát triển chuyên phục vụ thói quen tiêu dùng lãng phí), con người cần phải biết dừng lại trước khi chạm phải những giới hạn lạnh lùng mà tự nhiên đã ấn định.
Không giống như những lời kêu gọi bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống bình thường, Hiến chương Trái đất nhìn nhận vấn đề khủng hoảng khí hậu một cách toàn diện, nơi cách sống, thói quen tiêu dùng, thể chế chính trị, văn hóa xã hội, nền kinh tế và những giá trị tinh thần. Khí hậu biến đổi, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt hay thiên nhiên gây thảm họa - tất cả chỉ là biểu hiện rõ nhất cho cái gọi là “trách nhiệm cộng đồng”.
Thật vậy, cuộc sống của con người không chỉ bị đe dọa bởi những thảm họa bên ngoài mà còn bị xuống cấp nghiêm trọng do sự tham lam, ích kỷ, thích hưởng thụ, và thái độ làm ngơ trước những tội ác đang diễn ra xung quanh. Loài người nên đặt lại hai câu hỏi mà họ đã tìm kiếm kể từ khi hiện diện trên hành tinh này trước khi quá muộn màng: “Hạnh phúc là gì?” và “Thế nào là tự do?”.
Hạnh phúc là gì?
“Khi những nhu cầu căn bản được đáp ứng, con người nên phát triển để mang “tính người” hơn, chứ không phải để sở hữu nhiều hơn”
Từ lâu, theo đuổi hạnh phúc đã là động lực chính yếu của các chỉ số tăng trưởng kinh tế (mặc dù đó là thứ hạnh phúc không bền vững). Và khái niệm căn bản của hạnh phúc chính là: người ta càng tiêu dùng nhiều bao nhiêu, họ càng cảm thấy hạnh phúc bấy nhiêu.
Công thức MORE = BETTER (nghĩa là “có nhiều hơn = sống hạnh phúc hơn”) gói gọn thứ triết lý kinh doanh của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Thế mà cũng chính công thức đó được giới khoa học và chuyên gia kinh tế chứng minh là sai lầm.
Richard A. Easterlin - giáo sư Đại học Nam California - và nhà kinh tế học người Anh Richard Layard đã đề xuất tăng trưởng kinh tế không nhất thiết làm tăng mức độ hạnh phúc (hay sống tốt hơn). Thay vì thế, mối tương quan tỉ lệ thuận giữa mức thu nhập cao và cảm giác hạnh phúc chỉ dừng lại ở một giới hạn nhất định. Easterlin khẳng định: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và mức độ hạnh phúc chỉ có ý nghĩa khi thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia nằm trong khoảng 10.000 USD/năm. Mức thu nhập trên 20.000 USD/năm chẳng làm tăng thêm hạnh phúc chút xíu nào”.
Hai nguyên nhân chính là: (1) tiền bạc thường gây hụt hẫng và (2) chúng ta thường cố theo đuổi những mức thu nhập cao hơn. Kết quả là người ta cứ tiếp tục ham muốn (có nhu cầu) nhiều hơn chỉ để duy trì mức độ hạnh phúc của họ. Đến độ việc làm giàu như một dạng “ô nhiễm”, cứ thế lan nhanh vì thói quen “chẳng vui gì khi biết người khác có thu nhập cao hơn mình”. Khi giàu có, khuynh hướng tiêu dùng quá nhiều và có quá nhiều lựa chọn để tiêu dùng khiến người ta bị “nghiện” mà cứ lầm tưởng mình rất hạnh phúc. Và khi một quốc gia bị nghiện thì đó là một thảm họa thật sự. Trong bài diễn văn liên bang vào ngày 31-1-2006, ông Bush lo sợ khi phải thú nhận: “Nước Mỹ nghiện dầu hỏa”. Trước đó, người Mỹ đã tấn công Iraq phần lớn vì cơn nghiện này.
Hạnh phúc không phải là sở hữu quá nhiều hay làm bất cứ điều gì ta muốn. Vì thế, cuộc hành trình tìm kiếm hạnh phúc dẫn đến việc cần phải định vị cho đúng khái niệm của tự do.
Vậy thế nào là tự do?
Tự do không có nghĩa muốn làm gì thì làm. Đó là sự ích kỷ. Và ích kỷ thường dẫn đến diệt vong, đơn giản vì đó là hành động chống lại thứ trật tự đã được tự nhiên yêu cầu cần phải tôn trọng.
Tự do chính là quá trình mưu cầu hạnh phúc trong trật tự - một trật tự có liên quan đến cộng đồng, xã hội, môi trường xung quanh - và đặc biệt, trật tự với chính bản thân cá nhân đó. Phá hủy trật tự này, con người phải trả giá khá đắt: kinh doanh quá mức - nhiệt độ tăng và băng tan; phá rừng - thảm họa lũ lụt, hạn hán; khai thác cạn kiệt tài nguyên - cuộc chiến tranh giành những mỏ dầu mới; thỏa mãn tình dục quá độ - phá thai, băng hoại giá trị gia đình và cộng đồng, các căn bệnh xã hội; quá giàu có - tự cao, xung đột giá trị, tự tử vì mất phương hướng sống.
Thói ích kỷ không tuân theo bất cứ khuôn mẫu chung nào của toàn thể cộng đồng sống xung quanh, cũng giống như một tế bào ung thư, phát triển cho riêng nó mà thôi, lây nhiễm và di căn, hủy hoại toàn bộ cơ thể của chính nó, và bị tiêu diệt.
Khi một nền văn minh chỉ phục vụ cho hạnh phúc cá nhân, đó là một nền văn minh của sự chết, theo cách gọi của cố giáo hoàng Jean Paul II. Vì thế, đã đến lúc cần phải đặt nhu cầu của tập thể lên trên nhu cầu của cá nhân, và đặt lợi ích của cá nhân xuống dưới lợi ích của tập thể, bởi vì con người chỉ có một Trái đất - là tổ ấm trú thân, và một cuộc đời - để tôn trọng sự sống trong tổ ấm đó.
Hơn thế nữa, cần đặt những lợi ích và nhu cầu này không chỉ trong thời khắc hiện tại, mà còn liên quan đến trách nhiệm với các thế hệ sau, như lời khẩn cầu của Peter Ainsworth - bộ trưởng về bảo vệ môi trường trước Quốc hội Anh khi thông qua đạo luật biến đổi khí hậu: “Chúng ta đang nói về chi phí đánh thuế lên khí thải carbon dựa trên cái giá mà chúng ta đang phải trả ngày hôm nay… Cái giá đó không hề tương xứng với cái giá mà con cháu chúng ta phải trả ngày mai”.

Môi trường và phát triển bền vững_cái giá phải trả là cần thiết!

Một bài báo khá hay, đại ý là các nước nên cân nhắc, xem xét lại chính sách phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên!
Đỉnh điểm dầu mỏ
Có lẽ một ngày nào đó, các nhà sử học sẽ nhìn nhận lại cách thức mà các nền chính trị, kinh tế, truyền thông và thương mại hiện đại tạo ra một thể chế công nghiệp gây lãng phí môi trường tự nhiên và xã hội, để rồi gọi đó là sự tăng trưởng”
Đỉnh điểm dầu mỏ (hay cao điểm trữ lượng dầu thô - oil peak) là mức sản lượng khai thác dầu ở trạng thái bình ổn trước khi bắt đầu sút giảm do thiếu lượng giếng khoan mới để bù vào nhu cầu sử dụng năng lượng của thế giới. Sự suy giảm này đơn thuần là một qui luật tự nhiên, vì không còn nhiều dầu để mà khai thác nữa.
Tốc độ khám phá các giếng dầu mới trên thế giới đã bão hòa vào năm 1965 và sản lượng dầu đã vượt qua tốc độ này hằng năm kể từ giữa thập niên 1980. Các mỏ dầu có trữ lượng lớn cũng đã đạt mức đỉnh về sản lượng vào giữa thập niên 1960.
Vào ngày 19-10-2007 vừa qua, giá dầu đã có lúc đạt 90 USD/thùng, và việc giá dầu đạt 100 USD/thùng là điều có thể xảy ra trong tương lai gần.
GDP dựa trên nguồn năng lượng giá rẻ
Các chuyên gia kinh tế nói rằng không bao giờ có một bữa ăn miễn phí. Đó là sự thật. Vậy mà qua nhiều thập kỷ, loài người đã dùng bữa trên chiếc bàn Trái đất mà không phải tính tiền. Chúng ta nên sớm dự tính khi nào thì tờ hóa đơn sẽ được chìa ra.
Một trong những sai lầm của nền văn minh hiện đại chính là sự định giá quá thấp nguồn năng lượng do thiên nhiên mang lại, và đã đánh đổi những nguồn tài nguyên không thể tái tạo này để lấy mức tăng trưởng giả tạo và lệ thuộc.
Giá trị của nước máy có thể được nâng lên gấp 10.000 lần nhờ những nỗ lực “kinh doanh” của các tập đoàn đa quốc gia như Coca Cola và Pepsi, bằng cách đóng chai plastic và chuyên chở qua 9.000 dặm từ đảo Fiji về Mỹ để phục vụ những ai có tiền! Chắc chắn số nhiên liệu hóa thạch sử dụng lãng phí cho việc chuyên chở này không nhỏ chút nào.
Giờ đây, xu hướng trong tương lai đã quá rõ ràng. Các tiêu chuẩn sống, như sức khỏe, an ninh, nghề nghiệp, thực phẩm… đều phụ thuộc giá dầu, khiến con người sẽ có một tương lai hoàn toàn khác với những gì mà Friedman và nhiều người tưởng tượng trong “version” toàn cầu hóa 3.0! Cần phải cân nhắc xem liệu các nước phát triển sẽ thích nghi thế nào với một thế giới mà nguồn cung giá rẻ (nông sản, thực phẩm) từ các nước nghèo luôn bị gián đoạn do các quốc gia này đang phải vất vả chống đỡ cuộc khủng hoảng khí hậu. Cũng thế, với các nước đang phát triển, những cơ sở hạ tầng cho công nghệ sản xuất mà họ đang hăng hái và cần cù xây dựng sẽ không còn giá trị, vì xác suất đánh mất thị trường mục tiêu thuộc các quốc gia Bắc Bán cầu khá cao, một khi việc vận chuyển hàng hóa là “nhiệm vụ bất khả thi” do giá dầu tăng!
Sai lầm lớn nhất chính là hệ thống kinh tế hiện đại của chúng ta trong một thế giới phát triển quá mức đã được xây dựng như thể nguồn tài nguyên năng lượng không bao giờ cạn. Thế giới 3.0 đang bắt đầu bằng những cuộc chiến tranh giành thứ vàng đen quí hiếm, như trường hợp vừa qua của Iraq chẳng hạn, và sự phân hóa cục bộ xã hội loài người như những pháo đài thời Trung cổ với nguồn lương thực thực phẩm và năng lượng tự cung tự cấp. Sự tham lam của con người sẽ được trả giá bằng chính hành động chia rẽ của họ.
Hiện tại, giá thương mại của một thùng dầu thô khoảng hơn 85 USD. Nhưng đó có phải là giá trị chính xác của dầu thô? Marty Sereno, giáo sư Đại học California, đã tính toán như sau:
“Một thùng dầu thô chứa 42 gallon (gần 160 lít) dầu, có thể chiết xuất ra 20 gallon (75 lít) xăng. Mỗi gallon xăng hàm chứa 36 kilowatt giờ năng lượng hóa học. Trong khi đó, một sức ngựa tương đương với 3/4 kilowatt, và sức hoạt động liên tục của con người chỉ bằng từ 1/10 đến 1/5 kilowatt. Vì thế, 20 gallon xăng từ một thùng dầu thô sẽ hàm chứa 180 kilowatt giờ. Nếu chia mức năng lượng trên cho 1/8 kilowatt - dựa trên hiệu năng làm việc liên tục của một người - thì chúng ta sẽ có được 1.440 giờ làm việc nghiêm túc. Giả sử con người đó phải làm việc 6 giờ/ngày, thì chúng ta cần 240 ngày để đạt được hiệu năng của 180 kilowatt giờ, tương đương với chế độ làm việc năm ngày một tuần trong suốt một năm. Tóm lại, một thùng dầu thô = một năm lao động thật nghiêm túc của một cá nhân. Theo luật ở Mỹ, một năm lao động như thế phải được trả ít nhất 10.000 USD”.
Lược trích từ:
Còn đây là ý kiến của ta:
Đỡ phải sửa "bê nguyên xi" về vậy:
Mình rất ấn tượng với nội dung mà bạn đề cập!
MÌnh cũng là một người nghiên cứu về toàn cầu hóa - để tìm kiếm cơ hội từ nó!Nhưng có lẽ - rất ít khi - mình đề cao việc “phát triển bền vững” (riêng về vấn đề môi trường) trong các dự án mình xây dựng!Có lẽ, mình sẽ phải cân nhắc nhiều hơn về vấn đề này trong tương lai!!
Bạn quan tâm đến môi trường, và dễ dàng - bạn có thể chỉ ra rất nhiều những hậu quả mà việc chạy theo các chỉ số phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên - là không bền vững, là sẽ để lại hệ quả đau đớn cho tương lai!
Điều đó đúng - nhưng chỉ là một phần của sự thật!
Chắc chẩng ai trong số chúng ta - muốn “cắt đi” những phần của cải to lớn, mà phải mất hàng triệu năm mới hình thành được ở bất kì nơi nào trên thế giới! Nhưng vì nhiều lý do - chúng ta đã - đang và sẽ tiếp tục làm điều đó!
Cái chúng ta lên bàn luận - là cách làm như thế nào, và một kế hoạch, kế hoạch thay thế khi những nguồn năng lượng tự nhiên cạn kiệt!
Phân tích mặt trái - có thể bạn đã quá rõ - vậy thì mình sẽ góp một tiếng nói - bào chữa cho những gì đang diễn ra!
Chúng ta không cần phân tích xa xôi - xem việc tăng giá nguyên liệu thô, sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế TG! Mà chúng ta hãy nhìn vào VN, vào một mặt hàng nguyên liệu xuất khẩu chủ lực của chúng ta “Than đá”!
Có thể nhiều người không quan tâm - nhưng giá than bán trong nước hiện này chỉ = 80-85% giá xuất khẩu - đó là một quy định hành chính, để hỗ trợ việc sản xuất trong nước, vì dù sao đó cũng là “của nhà làm ra”!
Không ai để ý - cho đến gần đây - các bác ở tập đoàn than & khoáng sản VN đề xuất tăng giá tại thị trường VN = giá thế giới! Và ngay lập tức - người ta đã đo lường được tác động của nó!
Các ngành chịu tác động mạnh nhất(không kể đến người dân), đó là: Nhiệt điện, Hóa Chất, và Phân bón!Ở đây mình không có con số - nhưng VN ta thiếu điện - và việc đầu tư cho thủy điện là rất tốn kém và cần thời gian, vì thế, nhiệt điện đang góp phần không nhỏ vào “an ninh năng lượng” của VN.
Ngành hóa chất, ảnh hưởng cũng không dễ đo lường, nhưng riêng ngành phân bón, các quan chức ngành này - hết sức bi quan… Bi quan vì tình hình hiện tại - phân bón liên tục tăng, nông dân đã “kêu thấu trời xanh”.. vậy mà các bác ý bảo là nếu tăng giá than như thế - phân bón bình quân tăng 30-50%!
Chào thua!!Có lẽ lúc ấy - người VN sẽ xài đồ nông nghiệp của thái lan - hay TQ! Và ảnh hưởng của nó sẽ là trực tiếp tới khoảng 2/3 dân số nước ta!
Vậy thì không có gì là khó hiểu - khi người ta đễ xuất một việc ngược lại, thay vì tăng - có lẽ ta lên “giảm giá”!!!Và đó là trong bối cảnh trữ lượng than đang sụt giảm thê thảm!!
Đó có thể là một phần lý do các nước vẫn “phải” dựa vào nguyên liệu thô - nhất là các nước đang phát triển!
Nhưng thuyết sách đó - đúng hay sai còn tùy thuộc vào cách hành động của mỗi quốc gia!
Người nhật - từ xuất khẩu kim loại quý (chủ yếu là vàng, rồi đến kỹ nghệ, sau đó là cả con người, đã “ngoi lên” vị trí thứ nhì trong nền kt TG.
Nước Hàn Quốc, tài nguyên thô đầu tiên họ xuất khẩu lại chính là công nhân, kỹ sư, bác sỹ - trong thời kì đầu sau chiến tranh đầy gian khổ!
Thứ họ thế chấp để vay tiền từ Mỹ - chính là tiền lương của những con người HQ đang ngày đêm làm việc trong những ngôi mỏ cũ nát, những công trường nguy hiểm tại nước ngoài(rất nhiều ở Đức)@!
Nước Mỹ, thứ họ xuất khẩu, đặc biệt nhất, lại là sự bảo vệ, sự ổn định, tiềm lực và tài lực hay thậm chỉ cả chính sách - để có thể phát triển!
Người mỹ đã “đóng gói xuất khẩu” nhiều thứ - trong đó có cả quan điểm, có cả triết lý của mình!Như vậy cái thứ gọi là “nguyên liệu thô” ở đây - phải tính cả con người (chả trách có nước chuyên lập đội lính đánh thuê)!
Vậy thì so với những nguyên liệu thô kia - liệu con người có giá trị “gấp bao nhiêu lần”??
Ta không thể so sánh!
Và xin được xin lỗi - các vị giáo sư khả kính! Quan điểm ngô nghê của các bác - cháu xin tiếp thu - nhưng mà các bác nên hiểu - các bác mà đánh giá kiểu ấy - hóa gia một con ngựa - đáng giá (về mặt lao động) bằng vài chục con người à?
Các bác quên đi (hay cố tình quên đi) cái gọi là “hàm lượng chất sám” trong mỗi sản phẩm mà con người làm ra? Nó - đáng giá bằng hàng tỷ lần mấy cái nguyên liệu thô của các bác!
Không có nguyên liệu thô của ta - chắc không đến nỗi quá khó để chuyển sang điện hạt nhân - siêu rẻ(nhưng hơi “bẩn”). Còn nếu không xuất khẩu nguyên liệu thô - thì rất nhiều nước - sẽ đi vào ngõ cụt trong con đường phát triển!!
Và thứ mà tôi tâm đắc trong “toàn cầu hóa”! Đó là “một cơ hội” - một cơ hội để từ vị thế một kẻ bán đi tài nguyên đất nước chỉ để “tồn tại”, chúng ta có cơ hội để phát triển, để bình đẳng, đó không chỉ là một quan điểm về “thế giới phẳng” mà đó còn là một “giấc mơ”, một giấc mơ của hàng tỷ những con người nghèo khó, những đất nước nghèo khó!!
Ngày mai, có thể tôi vẫn sẽ bán nguyên liệu với giá cứ coi là rẻ mạt đi! Nhưng nếu nguồn nguyên liệu đó, để - không chỉ nuôi sống cái dạ dày của đất nước tôi, mà còn để nuôi sống các phòng thí nghiệm,nuôi sống các trường đại học, nuôi sống sinh viên, nuôi sống kỹ sư, nuôi sống các nhà khoa học của tôi - vì một ngày kia - tôi sẽ không phải tiếp tục làm điều mà hôm nay và ngày mai tôi vẫn “phải làm”!
Và vì thế, tôi vẫn “khuyến khích” nếu người dân của tôi dấn thân vào chỗ nguy hiểm, chỗ độc hại - chỉ để kiếm một thứ - mà biết bao kẻ coi là tầm thường - tiền bạc! Nhưng tôi - hơn ai hết, sẽ Sử dụng những đồng tiền “mồ hôi - máu thịt” của đồng bào ấy một cách khôn ngoan nhất, để ngày mai - con cháu họ không phải bước tiếp những bước đi khó nhọc của cha ông - mà có một con đường, một cơ hội - trải thảm đỏ - để họ có thể khẳng định mình với thế giới!!!
Bản thân tôi - cũng từng có thể coi là một người hoạt động vì môi trường - suốt một thời gian! Nhưng sau đó - tôi hiểu ra rằng - gốc rễ của vấn để là ở - thứ khác!Và tôi đi giải quyết nó!

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2008

Bức thư - chưa bao giờ gửi!

Một chàng trai, hàng đêm viết cho cô gái - một bức thư, với những thông điệp yêu thương, với những lời lẽ mà cô đã dậy anh - suốt bao năm!


Nhưng cô gái đã phù phép tờ giấy ấy, để mọi nét chữ đều biến mất - khi bình minh nên! Chàng trai sợ hãi, sợ hãi cả cách cô gái hiểu thấu lòng mình, sợ hãi bởi tình yêu để lại những vết thương khó xóa, sợ hãi bởi cô đã lấy đi của anh niềm hy vọng cuối cùng, để anh phải trắng đêm - thao thức.
Chàng ước cô gái lại ở bên mình, khi những chiếc lá mùa thu rơi thật nhẹ nhàng;;; đơn độc... một mình anh!!!

Nêu em vấp ngã, anh sẽ đỡ em,
Nếu em yêu anh, anh cũng sẽ yêu em,
Và cứ như vậy, em không phải e sợ điều gì,
em sẽ không bao giờ phải đau khổ - "anh hứa như vậy -
"Chỉ khi" - em yêu anh "một lần nữa"!!

7 lời nói dối viết trong một đêm tăm tối mùa đông!
Anh đọc bài thơ duy nhất trong cuốn sách!
Ký tên mình bằng dòng máu nóng!

Đốt đi tờ giấy ấy - mỗi dòng chữ là một dòng nước mắt!

Nêu em vấp ngã, anh sẽ đỡ em,
Nếu
em yêu anh, anh cũng sẽ yêu em,
Và cứ như vậy,
em không phải e sợ điều gì,
em sẽ không bao giờ phải đau khổ - "anh hứa như vậy -
"Chỉ khi" -
em yêu anh "một lần nữa"!!

Anh là nhà viết kịch - còn em là vương miện của anh

em làm anh bật khóc - vì tình yêu anh dành cho em - như em đã từng làm - biết bao lần!
Anh chẳng thể viết những câu chuyện này - nếu không có em!
Nhưng những nỗi đau lại cho anh sức mạnh,
Hai người bên nhau - chẳng thể thiếu chúng sao??

"Những lời anh viết - có thể làm em đau đớn"
Anh xin lỗi - và cám ơn em...
em là người mang cho anh mọi nỗi đau - nhưng em là duy nhất!

Anh bỏ lại em - cùng bức thư còn dang dở trên nền nhà lạnh giá
Bước một bước về phía khung cửa sổ - quay đi!
Anh tự hỏi mình: " Bức thư chưa bao giờ viết giờ ở nơi đâu"?

Chúc ngủ ngon - em yêu!


Nêu em vấp ngã, anh sẽ đỡ em,
Nếu em yêu anh, anh cũng sẽ yêu em,
Và cứ như vậy, em không phải e sợ điều gì,
em sẽ không bao giờ phải đau khổ - "anh hứa như vậy -
"Chỉ khi" - em yêu anh "một lần nữa"!!



Đó là lời bài hát "The misery" mà em yêu thích!
Đó chỉ là bài hát em thích - hay đó là tâm sự của em?
Cách em "yêu" một người, cách em "chờ đợi" một chàng trai 7 năm - làm anh ngưỡng mộ - nhưng cũng làm anh "sợ hãi"!!


Chàng trai kiêu ngạo trong bài hát - quả đáng thương - và cũng thật đáng trách!
Nhưng anh sợ đó là niềm hy vọng của em! Hy vọng rằng chàng trai trong tim em vẫn đêm đêm vẫn viết cho em một lá thứ - nhưng vì kiêu ngạo, vì sợ hãi, vì giận dữ - đã không bao giờ gửi!...

Em yêu hoa hồng vàng!
Anh cũng đã từng như thế!
Nhưng anh đã từ bỏ nó, bởi màu vàng - chưa bao giờ là màu sắc của sự bền lâu!
Hồng vàng - đẹp rực rỡ, nở hết mình - nhưng cũng chóng tàn lụi!
Màu vàng - đẹp nổi trội, đẹp kiêu sa - nhưng dễ bị tổn thương, dễ bị ảnh hưởng!
Và anh nghi ngại rằng - liệu nó có "hợp" với em?
Anh không biết nhiều về hoa - càng hiểu ít về màu sắc - nhưng anh "cảm nhận" - cảm nhận bằng trái tim mình - về em - và về loài hoa em yêu thích!!

Đó là sự thích thú giản đơn, hay đó là sự đồng cảm một loài hoa - đã từng bị phản bội, từng bị bỏ rơi?
Anh thích cái cách nó bừng lên, anh thích cái cách nó lớn lên, nó tồn tại, nó nở hoa! Nhưng anh buồn - vì nó sớm tàn phai - và phải chăng - quá đau khổ!
Anh không thích một cái gì đó đẹp đẽ, hào nhoáng, lóe lên, rồi vụt tắt!
Anh không muốn một cái gì đó đến - rồi đi - để lại trong ta những kỷ niệm tuyệt vời + một nỗi đau dai dẳng!
Anh không muốn hồng vàng - chỉ nở vì uất ức - chỉ nở vì kiêu hãnh!
Anh không muốn những chiếc gai kia - chỉ vì tự bảo vệ - mà cũng là bức tường ngăn cách em đến tình yêu!

Anh mong - sẽ sớm có ai đó - làm những chiếc gai kia trở lên thừa thãi, người có thể bảo vệ em!
Anh mong - sẽ sớm có ai đó - để em có thể nở vì tình yêu, vì hạnh phúc, chứ không phải vì kiêu hãnh, vì giận dữ!
Anh mong - sẽ sớm có ai đó - để em:
Vẫn có thể đẹp kiêu sa - nhưng bền vững,
Vẫn có thể cứng cỏi, độc lập, nhưng cũng có đủ yếu đuối, để anh trở che - bảo vệ!!

Và không hiểu sao - anh muốn em trở thành loài Phong Lan! Loài hoa của sự giản đơn, loài hoa của sự bền bỉ!
Loài hoa - mà không chỉ đẹp khi hé nở, mà mỗi ngày - cái dáng vẻ ấy - lại làm cho ai đó muốn nâng niu, muốn bảo vệ!
Loài hoa - có thể sống tại những nơi chênh vênh nhất, đầy sức sống, đầy nhiệt huyết! Nhưng nó lại cần - sự ẩm ướt - của tình yêu thương!
Nó sẽ tàn lụi ngay khi - thiếu vắng sự yêu thương!

Và anh mong - sẽ sớm có ai đó - mang lại cho em đủ sự "ẩm ướt" của yêu thương -
Để Những chiếc gai kia không còn ý nghĩa!
Để em trở thành loài phong lan.
Để em lớn lên - độc lập - cứng cỏi -
Nhưng vẫn cần sự bảo vệ - sự yêu thương!

Những lời nói dối trong một đêm "lạnh - buốt - ẩm ướt" - của cái gọi là "mưa phùn"!
Đó là lời nói dối về anh mong ai đó sẽ sớm làm em thay đổi....
Vì điều đó - làm anh sợ hãi - làm anh hụt hẫng!
Anh chưa hiểu nhiều về em - nên anh cần thời gian!
Có thể anh ích kỷ - nhưng hãy cứ là loài hoa hồng vàng - kiêu ngạo, lạnh lùng - và xa cách!
Hãy chờ anh tới!!

Anh xin lỗi, nếu em cho rằng anh ích kỷ!
Nhưng anh không muốn như một ngôi sao băng lóe sáng trong khoảng khắc rồi vụt tắt - như em vẫn muốn!
Nó có thể cho em sự thích thú, cho em một điều ước, một giấc mơ..!
Nhưng anh thì không!
Anh muốn anh là vì sao Bắc Đẩu - vì sao sáng nhất - vì sao đưa lối, để có thể ngắm nhìn em - mỗi ngày!
Để có thể chia sẽ cùng em - khi em khóc!
Để có thể hạnh phúc cùng em - khi em vui!
Để có thể lo lắng - khi một ngày nào đó - em nhìn lên bầu trời và nói về "một tình yêu mới"!
Để có thể ganh tỵ, để có thể sợ hãi, để có thể tức tối - với "những kẻ" xung quanh em!

Anh xin lỗi, nếu em cho rằng anh ích kỷ!
Và anh cũng thấy rằng anh ích kỷ thật!

Thêm một lời nói dối, trong cái lạnh và "nước mũi chảy tòng tòng"!
Anh không muốn làm vì sao -
Vì chỉ có thể ngắm nhìn, mà không thể bảo vệ.
Chỉ có thể yêu thương - mà không nói lên lời.
Chỉ có thể tức tối - ganh tỵ - mà không thể "sà xuống" - oánh cho nó một trận!

Anh không đốt đi lá thư này - nhưng anh cũng không gửi tới em - con người "xa lạ"!!
Xa lạ về khoảng cách thôi!
Anh chưa có đủ "dũng khí" - chưa có đủ "thông tin" - để tiến tới làm quen với em!
Anh mong - ngày đó sẽ mau đến!

Nhưng nếu em đọc được những dòng này -
Và nếu em muốn trở thành loài hoa lan - cần sự bảo vệ - cần sự yêu thương!
Và nếu em - không chỉ muốn một vì sao - xa cách luôn dõi theo - luôn sẻ chia - nhưng không thể tới bên em!
Thì hãy đừng ngần ngại - hãy đến bên anh - em nhé!

Chúng ta sẽ không giống như chàng trai kiêu ngạo:

"Nếu em ngã xuống,anh sẽ đỡ em
Nếu em yêu anh,anh sẽ yêu em
và cứ như vậy,em yêu đừng sợ hãi gì
Em sẽ không bao giờ phải đau đớn
anh hứa như vậy,
chỉ cần em sẽ lại yêu anh"

Ta không đặt điều kiện cho tình yêu - em nhé!!!
Còn bây giờ - "Vì sao" phải đi ngủ đây - mai còn đi thi!
Ngủ ngon em nhé!

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2008

Lạnh!

Hic! Ta đã sai lầm khi "bò" lên thư viện sáng nay!
"Lao đi" cả chục cây, ướt, lạnh, rồi chẳng thể nhồi nổi một chữ vào đầu!
Và giờ ta lại ngồi đây - toi mấ một buổi sáng ôn thi quý báu!
Kiểu thời tiết mà ta ghét nhất, ẩm ướt!
Kẻ nào bảo mưa xuân là lãng mạng? ta thì chỉ thấy buồn - giá nó là mưa rào thì tốt, mưa rào cho ta cảm giác thư thái, dễ chịu - như trút được mọi bực dọc! Còn cái thứ mưa - nhẹ nhàng, rả rích, lất phất này làm cho to bất ổn - buồn không thể tả!
Ghừ! Mưa đã tạnh, chỉ còn ẩm + rét - ta lao ra khỏi thư viện, và ta nghĩ - phải làm việc gì đó - để buổi sáng khỏi "phí phạm" - Tội cho mấy đứa bạn ta - tại sao cả kỳ đi chơi - để rồi cuối kỳ lao vào học - đến nỗi bạn rủ đi "dốc bầu tâm sự" - cũng không dám đi??
Lạnh thế này - lượn vào mấy quán vỉa hè - kiếm cái gì "nong nóng" là nhất!
Thời tiết quá tệ - để đi học & quá tuyệt - để khám phá, để tận hưởng "ẩm thực HN"!
Cái lạnh này - làm ta nhớ lại mỗi lần ta ướt sũng khi đi học về, những lần ta "tê cóng" - khi đứng đợi kẻ nào đó, những lần là "lượn" ngoài đường - chỉ để tận hưởng cái lạnh, tận hưởng cái cảm giác thích thú - khi mà vừa run cầm cập - vừa ăn một món nóng hổi - với những kẻ ta yêu - với những người ta thích!
Và còn đâu cái sở thích - ngồi vỉa hè - ăn chè - nhai đá cồm cộp - lạnh + run + thích thú - nhìn nó cũng run như ta vậy!
Còn đâu niềm vui thích - khi ta góp nhặt từng đồng "ăn sáng" - để mua truyện. Vào thời ấy - cái sở thích sưu tầm truyện của ta - thà thứ xa xỉ - và để "thỏa mãn nhu cầu" - ta xài "truyện cũ"!
Có những câu truyện cũ rích, có những cuốn sách long bìa - nhưng chúng lại làm ta đam mê, ta thích thú!
Ta nhớ đống truyện đôremon - đống truyện đắt giá nhất của ta! Ta nhớ đống truyện Conan - mà càng ngày nội dung của nó càng làm ta thất vọng. Còn Kaiba, 7 viên ngọc rồng, đường dẫn tới khung thành... Ôi! Tao yêu chúng mày quá!!!!
Ngồi trong chăn - "gặm" cái gì đó vào mùa đông, nhâm nhi - một cốc nước lạnh thấu - vào mùa hè và "ngốn" chúng mày, "ngốn" đi ngốn lại ta vẫn thấy thích thú, ta vẫn thấy đam mê!!
Thế rồi - tao cũng bỏ rơi chúng mày để học!
Thế rồi - tao cũng bán chúng mày cho những đứa thích sưu tập giống tao - để có tiền "cưa cẩm"!
Thế rồi - kho báu của tao - tài sản của tao - chỉ còn lại một tủ! Và tao sẽ bảo vệ chúng mày, nâng niu chúng mày! Bởi chúng mày - là những người bạn thân nhất của tao - cho đến lúc tao 18 tuổi ...ha ..ha!
Và rồi lại đến đống sách của tao - khi tao vào đại học!
Tao đã tìm thấy - "tình yêu mới"! Không phải là thứ "triết lý dành cho con trẻ" - mà là những cách nhìn mới, về cuộc sống thực! Nó dậy tao sự khôn ngoan, nó cho tao niềm tin, nghị lực, khát vọng và hoài bão! Nó cho ta sức sống, cho ta ý chí, và cho ta tương lai!
Thế nhưng - ta càng tham vọng, ta càng nghị lực - ta càng khô khan! Không phải khô khan trong tâm trí - mà là khô khan trong hành động, trong cách làm, và trong vẻ bề ngoài!
Nếu ngày xưa ta có thể thoải mái làm những thứ ta thích, yêu những người ta yêu, ghét những kẻ ta ghét. Thì giờ đây - ta chọn kẻ nên yêu, và chọn người nên ghét~ Ta khôn ngoan, ta cân nhắc, ta lý trí - nhưng ta vẫn muốn ta tình cảm, ta bốc đồng, ta vẫn muốn ta mù quáng để theo đuổi những thứ ta đam mê!
Và hôm nay, một "con mọt sách" như ta - "chán" thư viện, thì có lẽ ta đã bắt đầu quan tâm đến một cái gì đó mới hơn!
Thứ mà có thể thay đổi thói quen của ta, kỷ luật của ta, có thể là gì - ngoài "một đứa con gái"??
Dù ta thậm trí còn chưa nói truyện "tử tế" với nó một lần nào?

Những người trẻ với Hoàng Sa_Trường Sa!

Người trẻ tuổi đầu tiên:
1. Vũ khí khí tài cùng những chiến binh TQ không thể nào làm người VN chúng ta sợ. Cái đáng sợ là cả tỷ người TQ trên dưới một lòng đòi đánh VN.2. Tụi nó ỷ đông ỷ nhiều tiền kéo cả đám qua lấn đất nhà mình. Mình không thể xách dao ra ăn thua đủ với tụi nó được. Một mạng dân mình quý còn hơn cả trăm mạng tụi nó nên không thể manh động được. Nhưng điều đó không có nghĩa là ngồi yên lặng bịt miệng nhau nhìn chúng nó coi thường người Việt Nam. Hãy nhanh chóng báo cho bà con làng xóm biết, rồi ra báo công an. Công lý đang là của mình mà, sợ gì ?3. Cần phải có một cuộc biểu tình rầm rộ (Phải biểu lộ cảm xúc thật sự nhưng cũng cần phải có văn hóa và đừng để chính quyền dính vô vụ này) trên cả nước và khắp nơi trên toàn thế giới (ngay cả ở trong lòng TQ) vì:- Chúng không thể lấy cớ đó để đánh chúng ta. Đây là hành động tự phát của dân.- Để chúng phải suy nghĩ kỹ mỗi khi quyết định lấn tới- Đây là cơ hội rất quý để nung nấu lại dòng máu Lạc Hồng; để những đứa con Việt còn đang lắc, đang phê, đang vùi đầu trong game thoát cơn mê muội; để thắt chặt tình đoàn kết của người dân Việt trong và ngoài nước; và cũng để hàn gắn những vết nội thương.- Có thể đánh động tâm thức của những người TQ chân chính, và bạn bè thế giới.- Để cả thế giới thấy được sức mạnh thật sự của người Việt không nằm ở những chiến hạm, những khẩu pháo…4. Cần phải có một cái tầm nhìn lớn hơn chúng nó:Dân TQ ngày đêm cực khổ khai thác dầu, đánh bắt cá về làm ra ga, ra điện, ra đồ hộp để cung phụng cho dân VN được no lòng, ấm áo cùng với những giấc mộng thật đẹp trong những đêm đông. Sao mà tội cho người TQ anh em quá !5. Vì Tổ Quốc chúng ta có thể làm ngọn lửa để đốt xác giặc, nhưng đừng làm ngọn lửa để châm ngòi cho những khẩu đại pháo của đối phương.
Dù không biết anh là ai - nhưng với những dòng này - xin ngả mũ kính phục anh! Đó mới chính là sự khôn ngoan mà tôi tìm kiếm, sự khôn ngoan mà tôi sẽ học hỏi! Cám ơn bạn nhiều!
Tâm sự thứ 2, có lẽ là của một bậc đàn anh hơn mình nhiều tuổi, mạnh mẽ, sống động, đau đớn, giằng xé, bức súc, bất mãn, cay đắng, hờn tủi! Xin chia sẻ cùng anh!
Xin lỗi, vì một vài lời trong bài viết của anh, có "động chạm" tới các bác lãnh đạo. Vị trí của các bác, cũng là vị trí mà "cháu" luôn hướng tới - với tất cả sự nghiêm túc - muốn đóng góp trí tuệ - hoài bão - nghị lực cho tổ quốc. Suy nghĩ của các bác - có nhiều thứ mà tất nhiên, thế hệ bọn cháu chưa hiểu hết được. Nhưng với vốn hiểu biết "nông cạn" - những người đã dám nói lên suy nghĩ của mình, thì xin các bác hãy hiểu - và hãy "bỏ qua" nếu đó là những lời thiếu khiếm nhã một chút! Bức xúc, thì khó mà có thể cân nhắc trong lời nói!
"Cháu" xin được đưa nguyên văn:
"Khi người anh em Việt Nam đang hân hoan mừng rỡ vì được vào làm dự bị cho Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, thì ông anh Trung Cộng dội một gáo nước lạnh làm bẽ mặt chính phủ Việt Nam với đồng bào Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Việc làm của chính phủ Trung Hoa khiến cho việc vừa được chân trong HĐBA của Việt Nam thành trò cười lố bịch. Liệu ông Việt Nam bảo vệ được cho ai khi chính bản thân ông bị người ta ngang nhiên cứop đất, ngang nhiên thành lập đất của Việt Nam thành của Trung CộngThưa các ông trong Bộ Chính Trị Việt NamHơn lúc nào hết, chúng ta đang bị tổn thương về mặt tinh thần, con giun đã bị xéo mãi lắm rồi thưa các quý ông trong bộ Chính Trị Việt Nam. Ngày hôm qua các ông có buổi làm việc với thành uỷ Hà Nội để có kế hoạch chào đón 1000 năm Thăng Long. Người ta nói rằng giỗ để người sống ăn còn người chết có ăn được đâu. Các quý ông có làm kỷ niệm to đến đâu chăng nữa cũng làm sao xoá được vết nhục nhã từng tấc đất cha ông để lại bị xẻo ngoài biển Đông kia. Đành rằng chúng ta yếu hơn Trung Quốc về mọi mặt, kinh tế chúng ta lệ thuộc rất nhiều vào họ. Từ công nghệ, nguyên liệu , hàng hoá. Chúng ta không thể một sớm một chiều cắt đứt quan hệ ngoại giao. Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt có thể kinh tế chúng ta một lần nữa lâm vào suy thoái trầm trọng, mỗi bước đi đều cần phải cân nhắc kỹ. Tôi hiểu cái khó của các quý ông trong Bộ Chính Trị Việt Nam trước trò ma mãnh của Trung Hoa anh em. Nhưng chẳng lẽ chúng ta không làm gì ngoài những lời nói suông của ông Lê Dũng. Ông ấy chỉ là ngưòi phát ngôn chung chung. Sao quý ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh không đứng thẳng ra nói trên cương vị lãnh dạo của mình , lên án, phản đối hành vi của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa như các thủ tướng Nhật đã nói với Nga về quần đảo Cua Vua. Việc đẩy sang cho cái máy nói là ông Lê Dũng hiển nhiên tự các ông đã né tránh trách nhiệm này trước đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, vô tình các ông đã nêu cao thói bạc nhược trong bộ máy chính phủ. Các ông làm vậy thì bảo sao nhân dân Việt Nam chỉ quan tâm đến trận túc cầu chiều nay mà thôi, không trách họ được.Một bộ phận thanh niên chúng tôi, ít nhiều là người biết chữ như ngày xưa các cụ nói về kẻ sĩ. Chúng tôi còn có chữ Sĩ trong người. Chúng tôi có vợ đẹp, con ngoan, có cuộc sống đầy đủ. Chúng tôi ham thích thể thao, nghệ thuật, thích hưởng thụ, thích sống xa hoa. Nhưng đừng nghĩ những thứ đó xoa dịu nỗi uất hận trước trò xâm lấn của ngoại bang. Dẫu Hoàng sa, Trường Sa cách chúng tôi xa lắm, xa cả về địa lý lẫn quyền lợi. Mất Trường Sa, Hoàng Sa thì chúng tôi chả ảnh hưởng gì cả, sáng tôi vẫn có tiền đi ăn bát phở tái nạm, uống li cà phê Capuchino, hút điếu thuốc lá Camel bình luận về cách dùng người của ông Rít Đờ hay âm nhạc của Lê Minh Sơn, tuy nhiên ở góc nào đó trong trái tim nhiều ngăn vẫn trỗi dậy tiếng nói cảnh báo về mảnh đất nào xa xôi lắm của quê hương tôi đang bị người ta chiếm mất. Tiếng nói nhỏ mà day dứt lắm, như lời cha anh trách cứ chúng tôi sao nỡ bàng quan trước mảnh đất cha ông đã để lai, mảnh đất thẫm mồ hôi và máu của bao lớp người đi trước...
Liệu có thể các ông tổ chức một lễ truy điệu trọng thể ghi nhớ công lao của 74 chiến sĩ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng như các chiến sĩ trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ruột thịt của Việt Nam chăng. Một lễ truy điệu trọng thể trong thời điểm này sẽ đánh thức tinh thần tự trọng của người Việt chúng ta, đồng thời cũng là lời cảnh cáo nghiêm khắc nhất tới nhà cầm quyền Trung Quốc. Báo hiệu tiếng gầm lớn của con giun đang bị xéo quằn quại như hình chữ S này.Nếu như nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì ham vọng thôn tính dứt điểm hai quần đảo này của chúng ta, một mặt vẫn duy trì quan hệ ngoại giao , kinh tế, văn hoá, chính trị. Thì tại sao chúng ta không đưa quân ra ngoài đó, chấp nhận một cuộc đụng độ không chính thức, chúng ta trên bề mặt nổi vẫn cứ quan hệ với Trung Quốc như họ muốn. Cho dù tổn thất chúng ta có lớn lao, nhưng đâu có sao, hàng nghìn năm nay trong công cuộc bảo vệ lãnh thổ chúng ta vẫn chấp nhận. Ngay cả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chúng ta vẫn hô hào dù có biến Hà Nội thành thời kỳ đồ đá, dù có cháy cả dải Trường Sơn chúng ta cũng cam lòng chấp nhận đó sao, nhân dân Việt Nam đã bao giờ chần chừ , thoái thác trước các khẩu hiệu của các ông lần nào đâu, kể từ khi các ông lãnh đạo hết cuộc chiến chống thực dân đến đế quốc, đến bành trưóng bá quyền đến nghĩa vụ quốc tế Căm Pốt. Xương máu đổ hàng triệu người chưa lần nào nhân dân Việt Nam không đi theo lời kêu gọi cả.Hãy để cuộc chiến nổ ra như người Trung Cộng muốn, nếu nó leo thang thì càng tốt. Nó trở thành vấn đề nóng mà thế giới buộc phải quan tâm, can thiệp. Con có khóc mẹ mới cho bú. Một cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa mà có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hoà bình quốc tế. Thì bên bị ảnh hưởng nhiều hơn lại là Trung Cộng chứ không phải chúng ta, thế giới sẽ tập trung mổ xẻ hành động của Trung Cộng một cách quan tâm sâu sắcvì chúng là nước lớn đang phát triển chứ không hời hợt coi là chuyện khu vực của hai nước nữa Chính Trung Cộng cần quan hệ phát triển với thế giới hơn chúng ta rất nhiều. Một cuộc chiến đẩy Trung Cộng vào thế đối mặt với quốc tế, làm hạn chế mọi quan hệ kinh tế, biết đâu sẽ khiến chính nền kinh tế non trẻ đang nên của Trung Cộng vào thế khó. Nếu như vậy thì chính nhân dân Trung Hoa sẽ phản đối chính phủ mình đã sa đà vào cuộc chiến phi nghĩa khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.Tôi biết trên cương vị các ông, nhiều nguyên nhân từ các phía cần phải cân nhắc, không thể tuỳ tiện để có thể làm ảnh hưởng , xáo trộn, có nguy cơ đổ vỡ hay mất mát. Nhưng các ông nên nhớ một điều khi đọc lại lịch sử của dân tộc mà các ông lãnh đạo. Không có cái mất mát gì lớn hớn chuyện đất đai tổ quốc bị xâm phạm, không có nỗi nhục nào lớn hơn chuyện cắt đất cầu hoà. Nếu ngày hôm nay chúng ta không làm gì rõ rệt trước hành động xâm lấn của Trung Cộng. Các ông hay nghe tôi, đốt những sách viết về Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ ... đi, rồi chúng ta làm đơn xin sát nhập với Trung Quốc thành một tỉnh. Chấp dứt mọi ưu phiền , trăn trở. Tha hồ yên ổn làm ăn"

Hoàng Sa - Trường Sa!

Ngồi nghĩ linh tinh - tự nhiên lại lạc vào một blog bàn về Hoàng Sa - Trường Sa.
Mặc dù mình "ngại" đề cập đến chuyện chính trị hiện tại - nhưng xem ra - khó kìm nén được suy nghĩ!
Chỉ xin lược trích - một tác phẩm - mà "chúng ta" - mỗi thanh niên của thế hệ này chắc đã hơn một lần "bừng tỉnh" - mỗi khi đọc nó!
Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân-Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân-Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân ?" Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn-Miếu Xã-Tắc thì sao ? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng !!" Vua nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam, và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Trung văn: 諭諸裨將檄文, thường gọi là Hịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2.
Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có ? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được ? Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào ? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà đem thành Điếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu ! Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào ? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt ! Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau. Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm. Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì? Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào ! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng ? Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không ? Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù. Vì sao vậy ? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa ? Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.
Và thêm một đoạn trích của một nhà báo:
Di chúc vua Trần Nhân Tôn
Trích đọan đó thế này:
Vua Nhân Tôn nói với giọng ngùi ngùi: - Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.
Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.
Có lẽ - nếu không được phản ứng công khai - mọi người có thể truyền tay nhau bài hịch này - như một lời nhắc nhở của cha ông! Chúng ta không chỉ tự hào - vì đánh đuổi quân xâm lược - mà chúng ta cần phải làm sao - để không kẻ nào dám xâm lược chúng ta!
Chúng ta yêu hòa bình! Như đó không phải là lý do - để chúng ta lảng tránh - để chúng ta hèn nhát - để chúng ta do dự - để chúng ta sai lầm - để chúng ta phải cảm thấy có lỗi với những người - đã từng ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất - từng ngọn cây!
Hãy tỉnh lại, hãy nhìn vào sự thật, hay bớt hưởng thụ, hãy ngừng ăn chơi, hãy điều chỉnh lại những thứ chúng ta quan tâm, những điều chúng ta tôn trọng, hãy bầy tỏ quan điểm, hãy sống thật với mình, hãy đốt cháy mình bằng ngọn lửa - không phải chỉ bởi khát vọng, hoài bão làm giầu cho xã hội, cho bản thân, mà còn bởi lòng tự tôn dân tộc, bằng ý chí cha ông, bằng cả hy vọng và trách nhiệm về một dân tộc "anh hùng"!