Thứ Năm, 24 tháng 1, 2008

Môi trường và phát triển bền vững_cái giá phải trả là cần thiết!

Một bài báo khá hay, đại ý là các nước nên cân nhắc, xem xét lại chính sách phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên!
Đỉnh điểm dầu mỏ
Có lẽ một ngày nào đó, các nhà sử học sẽ nhìn nhận lại cách thức mà các nền chính trị, kinh tế, truyền thông và thương mại hiện đại tạo ra một thể chế công nghiệp gây lãng phí môi trường tự nhiên và xã hội, để rồi gọi đó là sự tăng trưởng”
Đỉnh điểm dầu mỏ (hay cao điểm trữ lượng dầu thô - oil peak) là mức sản lượng khai thác dầu ở trạng thái bình ổn trước khi bắt đầu sút giảm do thiếu lượng giếng khoan mới để bù vào nhu cầu sử dụng năng lượng của thế giới. Sự suy giảm này đơn thuần là một qui luật tự nhiên, vì không còn nhiều dầu để mà khai thác nữa.
Tốc độ khám phá các giếng dầu mới trên thế giới đã bão hòa vào năm 1965 và sản lượng dầu đã vượt qua tốc độ này hằng năm kể từ giữa thập niên 1980. Các mỏ dầu có trữ lượng lớn cũng đã đạt mức đỉnh về sản lượng vào giữa thập niên 1960.
Vào ngày 19-10-2007 vừa qua, giá dầu đã có lúc đạt 90 USD/thùng, và việc giá dầu đạt 100 USD/thùng là điều có thể xảy ra trong tương lai gần.
GDP dựa trên nguồn năng lượng giá rẻ
Các chuyên gia kinh tế nói rằng không bao giờ có một bữa ăn miễn phí. Đó là sự thật. Vậy mà qua nhiều thập kỷ, loài người đã dùng bữa trên chiếc bàn Trái đất mà không phải tính tiền. Chúng ta nên sớm dự tính khi nào thì tờ hóa đơn sẽ được chìa ra.
Một trong những sai lầm của nền văn minh hiện đại chính là sự định giá quá thấp nguồn năng lượng do thiên nhiên mang lại, và đã đánh đổi những nguồn tài nguyên không thể tái tạo này để lấy mức tăng trưởng giả tạo và lệ thuộc.
Giá trị của nước máy có thể được nâng lên gấp 10.000 lần nhờ những nỗ lực “kinh doanh” của các tập đoàn đa quốc gia như Coca Cola và Pepsi, bằng cách đóng chai plastic và chuyên chở qua 9.000 dặm từ đảo Fiji về Mỹ để phục vụ những ai có tiền! Chắc chắn số nhiên liệu hóa thạch sử dụng lãng phí cho việc chuyên chở này không nhỏ chút nào.
Giờ đây, xu hướng trong tương lai đã quá rõ ràng. Các tiêu chuẩn sống, như sức khỏe, an ninh, nghề nghiệp, thực phẩm… đều phụ thuộc giá dầu, khiến con người sẽ có một tương lai hoàn toàn khác với những gì mà Friedman và nhiều người tưởng tượng trong “version” toàn cầu hóa 3.0! Cần phải cân nhắc xem liệu các nước phát triển sẽ thích nghi thế nào với một thế giới mà nguồn cung giá rẻ (nông sản, thực phẩm) từ các nước nghèo luôn bị gián đoạn do các quốc gia này đang phải vất vả chống đỡ cuộc khủng hoảng khí hậu. Cũng thế, với các nước đang phát triển, những cơ sở hạ tầng cho công nghệ sản xuất mà họ đang hăng hái và cần cù xây dựng sẽ không còn giá trị, vì xác suất đánh mất thị trường mục tiêu thuộc các quốc gia Bắc Bán cầu khá cao, một khi việc vận chuyển hàng hóa là “nhiệm vụ bất khả thi” do giá dầu tăng!
Sai lầm lớn nhất chính là hệ thống kinh tế hiện đại của chúng ta trong một thế giới phát triển quá mức đã được xây dựng như thể nguồn tài nguyên năng lượng không bao giờ cạn. Thế giới 3.0 đang bắt đầu bằng những cuộc chiến tranh giành thứ vàng đen quí hiếm, như trường hợp vừa qua của Iraq chẳng hạn, và sự phân hóa cục bộ xã hội loài người như những pháo đài thời Trung cổ với nguồn lương thực thực phẩm và năng lượng tự cung tự cấp. Sự tham lam của con người sẽ được trả giá bằng chính hành động chia rẽ của họ.
Hiện tại, giá thương mại của một thùng dầu thô khoảng hơn 85 USD. Nhưng đó có phải là giá trị chính xác của dầu thô? Marty Sereno, giáo sư Đại học California, đã tính toán như sau:
“Một thùng dầu thô chứa 42 gallon (gần 160 lít) dầu, có thể chiết xuất ra 20 gallon (75 lít) xăng. Mỗi gallon xăng hàm chứa 36 kilowatt giờ năng lượng hóa học. Trong khi đó, một sức ngựa tương đương với 3/4 kilowatt, và sức hoạt động liên tục của con người chỉ bằng từ 1/10 đến 1/5 kilowatt. Vì thế, 20 gallon xăng từ một thùng dầu thô sẽ hàm chứa 180 kilowatt giờ. Nếu chia mức năng lượng trên cho 1/8 kilowatt - dựa trên hiệu năng làm việc liên tục của một người - thì chúng ta sẽ có được 1.440 giờ làm việc nghiêm túc. Giả sử con người đó phải làm việc 6 giờ/ngày, thì chúng ta cần 240 ngày để đạt được hiệu năng của 180 kilowatt giờ, tương đương với chế độ làm việc năm ngày một tuần trong suốt một năm. Tóm lại, một thùng dầu thô = một năm lao động thật nghiêm túc của một cá nhân. Theo luật ở Mỹ, một năm lao động như thế phải được trả ít nhất 10.000 USD”.
Lược trích từ:
Còn đây là ý kiến của ta:
Đỡ phải sửa "bê nguyên xi" về vậy:
Mình rất ấn tượng với nội dung mà bạn đề cập!
MÌnh cũng là một người nghiên cứu về toàn cầu hóa - để tìm kiếm cơ hội từ nó!Nhưng có lẽ - rất ít khi - mình đề cao việc “phát triển bền vững” (riêng về vấn đề môi trường) trong các dự án mình xây dựng!Có lẽ, mình sẽ phải cân nhắc nhiều hơn về vấn đề này trong tương lai!!
Bạn quan tâm đến môi trường, và dễ dàng - bạn có thể chỉ ra rất nhiều những hậu quả mà việc chạy theo các chỉ số phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên - là không bền vững, là sẽ để lại hệ quả đau đớn cho tương lai!
Điều đó đúng - nhưng chỉ là một phần của sự thật!
Chắc chẩng ai trong số chúng ta - muốn “cắt đi” những phần của cải to lớn, mà phải mất hàng triệu năm mới hình thành được ở bất kì nơi nào trên thế giới! Nhưng vì nhiều lý do - chúng ta đã - đang và sẽ tiếp tục làm điều đó!
Cái chúng ta lên bàn luận - là cách làm như thế nào, và một kế hoạch, kế hoạch thay thế khi những nguồn năng lượng tự nhiên cạn kiệt!
Phân tích mặt trái - có thể bạn đã quá rõ - vậy thì mình sẽ góp một tiếng nói - bào chữa cho những gì đang diễn ra!
Chúng ta không cần phân tích xa xôi - xem việc tăng giá nguyên liệu thô, sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế TG! Mà chúng ta hãy nhìn vào VN, vào một mặt hàng nguyên liệu xuất khẩu chủ lực của chúng ta “Than đá”!
Có thể nhiều người không quan tâm - nhưng giá than bán trong nước hiện này chỉ = 80-85% giá xuất khẩu - đó là một quy định hành chính, để hỗ trợ việc sản xuất trong nước, vì dù sao đó cũng là “của nhà làm ra”!
Không ai để ý - cho đến gần đây - các bác ở tập đoàn than & khoáng sản VN đề xuất tăng giá tại thị trường VN = giá thế giới! Và ngay lập tức - người ta đã đo lường được tác động của nó!
Các ngành chịu tác động mạnh nhất(không kể đến người dân), đó là: Nhiệt điện, Hóa Chất, và Phân bón!Ở đây mình không có con số - nhưng VN ta thiếu điện - và việc đầu tư cho thủy điện là rất tốn kém và cần thời gian, vì thế, nhiệt điện đang góp phần không nhỏ vào “an ninh năng lượng” của VN.
Ngành hóa chất, ảnh hưởng cũng không dễ đo lường, nhưng riêng ngành phân bón, các quan chức ngành này - hết sức bi quan… Bi quan vì tình hình hiện tại - phân bón liên tục tăng, nông dân đã “kêu thấu trời xanh”.. vậy mà các bác ý bảo là nếu tăng giá than như thế - phân bón bình quân tăng 30-50%!
Chào thua!!Có lẽ lúc ấy - người VN sẽ xài đồ nông nghiệp của thái lan - hay TQ! Và ảnh hưởng của nó sẽ là trực tiếp tới khoảng 2/3 dân số nước ta!
Vậy thì không có gì là khó hiểu - khi người ta đễ xuất một việc ngược lại, thay vì tăng - có lẽ ta lên “giảm giá”!!!Và đó là trong bối cảnh trữ lượng than đang sụt giảm thê thảm!!
Đó có thể là một phần lý do các nước vẫn “phải” dựa vào nguyên liệu thô - nhất là các nước đang phát triển!
Nhưng thuyết sách đó - đúng hay sai còn tùy thuộc vào cách hành động của mỗi quốc gia!
Người nhật - từ xuất khẩu kim loại quý (chủ yếu là vàng, rồi đến kỹ nghệ, sau đó là cả con người, đã “ngoi lên” vị trí thứ nhì trong nền kt TG.
Nước Hàn Quốc, tài nguyên thô đầu tiên họ xuất khẩu lại chính là công nhân, kỹ sư, bác sỹ - trong thời kì đầu sau chiến tranh đầy gian khổ!
Thứ họ thế chấp để vay tiền từ Mỹ - chính là tiền lương của những con người HQ đang ngày đêm làm việc trong những ngôi mỏ cũ nát, những công trường nguy hiểm tại nước ngoài(rất nhiều ở Đức)@!
Nước Mỹ, thứ họ xuất khẩu, đặc biệt nhất, lại là sự bảo vệ, sự ổn định, tiềm lực và tài lực hay thậm chỉ cả chính sách - để có thể phát triển!
Người mỹ đã “đóng gói xuất khẩu” nhiều thứ - trong đó có cả quan điểm, có cả triết lý của mình!Như vậy cái thứ gọi là “nguyên liệu thô” ở đây - phải tính cả con người (chả trách có nước chuyên lập đội lính đánh thuê)!
Vậy thì so với những nguyên liệu thô kia - liệu con người có giá trị “gấp bao nhiêu lần”??
Ta không thể so sánh!
Và xin được xin lỗi - các vị giáo sư khả kính! Quan điểm ngô nghê của các bác - cháu xin tiếp thu - nhưng mà các bác nên hiểu - các bác mà đánh giá kiểu ấy - hóa gia một con ngựa - đáng giá (về mặt lao động) bằng vài chục con người à?
Các bác quên đi (hay cố tình quên đi) cái gọi là “hàm lượng chất sám” trong mỗi sản phẩm mà con người làm ra? Nó - đáng giá bằng hàng tỷ lần mấy cái nguyên liệu thô của các bác!
Không có nguyên liệu thô của ta - chắc không đến nỗi quá khó để chuyển sang điện hạt nhân - siêu rẻ(nhưng hơi “bẩn”). Còn nếu không xuất khẩu nguyên liệu thô - thì rất nhiều nước - sẽ đi vào ngõ cụt trong con đường phát triển!!
Và thứ mà tôi tâm đắc trong “toàn cầu hóa”! Đó là “một cơ hội” - một cơ hội để từ vị thế một kẻ bán đi tài nguyên đất nước chỉ để “tồn tại”, chúng ta có cơ hội để phát triển, để bình đẳng, đó không chỉ là một quan điểm về “thế giới phẳng” mà đó còn là một “giấc mơ”, một giấc mơ của hàng tỷ những con người nghèo khó, những đất nước nghèo khó!!
Ngày mai, có thể tôi vẫn sẽ bán nguyên liệu với giá cứ coi là rẻ mạt đi! Nhưng nếu nguồn nguyên liệu đó, để - không chỉ nuôi sống cái dạ dày của đất nước tôi, mà còn để nuôi sống các phòng thí nghiệm,nuôi sống các trường đại học, nuôi sống sinh viên, nuôi sống kỹ sư, nuôi sống các nhà khoa học của tôi - vì một ngày kia - tôi sẽ không phải tiếp tục làm điều mà hôm nay và ngày mai tôi vẫn “phải làm”!
Và vì thế, tôi vẫn “khuyến khích” nếu người dân của tôi dấn thân vào chỗ nguy hiểm, chỗ độc hại - chỉ để kiếm một thứ - mà biết bao kẻ coi là tầm thường - tiền bạc! Nhưng tôi - hơn ai hết, sẽ Sử dụng những đồng tiền “mồ hôi - máu thịt” của đồng bào ấy một cách khôn ngoan nhất, để ngày mai - con cháu họ không phải bước tiếp những bước đi khó nhọc của cha ông - mà có một con đường, một cơ hội - trải thảm đỏ - để họ có thể khẳng định mình với thế giới!!!
Bản thân tôi - cũng từng có thể coi là một người hoạt động vì môi trường - suốt một thời gian! Nhưng sau đó - tôi hiểu ra rằng - gốc rễ của vấn để là ở - thứ khác!Và tôi đi giải quyết nó!

Không có nhận xét nào: