Thứ Hai, 15 tháng 10, 2007

Thêm một tranh luận về "Thế Giới Phẳng"






Toàn cầu hóa - Những được - mất; hơn - thua của nó với từng quốc gia đã trở thành một đề tài "nóng bỏng"!
Rất nhiều người ủng hộ - và coi đó như là một cơ hội để "đổi đời"! Nhưng số người nhìn nó với một vẻ "nghi ngại" cũng "nhiều không kém"!
Cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ - nhưng dường như - ai cũng nhận thấy rằng - dù ủng hộ hay phản đối - những thuyết sách của từng quốc gia được đưa ra vào thời điểm này - sẽ có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới "Tương Lai"!









Mình mới đọc được một bài rất thú vị - phản đối toàn cầu hóa:
http://www.lanhdao.net/leadership/home.aspx?catid=19&msgid=10873
Mình có viết một bài bình luận - với suy nghĩ “hơi khác” thậm trí rất khác với tác giả bài viết về tương lai của
toàn cầu hóa! Xin chia sẻ cùng mọi người!

Đồng ý rằng
Thomas L.Friedman có hơi “phấn kích” khi viết về tương lai của toàn cầu hóa – của thế giới phẳng – nhưng – như ông đã nói đó là “một sự phấn khích” có cơ sở!

Xin nhấn mạnh rằng những điều ông viết về toàn cầu hóa – không chỉ là dự đoán, mà đó còn là mong ước, mong ước của không chỉ ông – mà còn là mong ước của hàng triệu người “ủng hộ” toàn cầu hóa!

Đó là những ai? Đó là những người đã – đang – và có thể hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa! Họ chờ đón, kỳ vọng vào toàn cầu hóa như là một cơ hội – một cơ hội lớn nhất mà họ có thể lắm bắt – có thể tận dụng – để không chỉ có thể đuổi kịp các nước phát triển – mà còn để cạnh tranh và vượt mặt các nước này!
Và hơn tất cả sự kì vọng ấy là “có cơ sở”!

Cơ sở ấy có thể là “
10 lực làm phẳng” mà Thomas L.Friedman, đã đề cập tới – nhưng cũng có thể hiểu “đơn giản” hơn nhiều qua “những ví dụ thành công” mà ông nhắc tới!
Sự lột xác của một vài quốc gia – hay của một vài ngành kinh tế trọng điểm – có thể là những minh chứng thuyết phục hơn – cho những ai đang tìm hiểu về lợi ích của toàn cầu hóa!





Chúng ta chưa bàn vội đến cái gọi là “thế giới phẳng” – vì nó quá lớn – quá hoàn hảo – và nếu có – chắc cũng không thể “một sớm một chiều” có thể hình thành – nhưng cái nó có thể trở thành đó là “Xu Thế” – một xu thế thì có thể có lúc thăng lúc trầm – nhưng chiều hướng của nó thì không đổi!

Nó thăng trầm bởi rất nhiều lực cản – đó là những suy nghĩ cũ, những cách làm cũ, hay có thể nó vấp phải “quyền lợi” của nhiều đối tượng – người dân các nước phát triển chẳng hạn! Họ - những người “cảm thấy” bị giảm quyền lợi khi tham gia vào toàn cầu hóa, thì ngay lập tức, họ sẽ dung lá phiếu của mình – để đòi hỏi chính phủ của họ - làm gì đó để có thể ngăn cản những gì đang diễn ra! Họ cũng có thể là những nạn nhân khi mà khoảng cách giầu nghèo ngày càng mở rộng, họ có thể là những nhân công không được đào tạo, những kĩ thuật viên lỗi thời – một nhà công nghiệp đang hưởng lợi từ sự bảo hộ của chính phủ, hay một người nông dân đang nhận trợ cấp nông nghiệp.v..v..!




Nhưng đối lập với họ - đó là những cá nhân có trình độ, có tham vọng, những con người đang chờ đón một vận hội để vượt lên! Họ sẽ không phải vượt đại châu để đi tìm “miền đất hứa” – miền đất mà họ có thể thể hiện tất cả năng lực của mình – khát vọng của mình! Họ có thể “cháy” hết sức mình, cống hiến hết mình – cho những dự định, những hoài bão về sự phát triển! Họ cần làm nên một điều kì diệu – không chỉ cho bản thân họ - mà là cho cả đất nước họ! Và toàn cầu hóa – mang lại cho họ một cơ hội với những “công cụ” cực mạnh! Đó là tri thức, là công nghệ, là thong tin – và rất có thể, là cả một thứ quan trọng nhất – mà dường như – họ chưa bao giờ được hưởng – đó là Sự Bình Đẳng! Bình đẳng về thong tin – bình đẳng về công nghệ - bình đẳng về vị thế, quyền lợi và Cơ Hội!

Chỉ trước đây vài thập kỉ - công nghệ - dường như đó là bí mật quốc gia – và quá khó cho các nước kém phát triển có thể tiếp cận chứ đừng nói tận dụng làm lợi cho mình. Ngày nay – rất nhiều thứ vẫn như cũ – nhưng công nghệ dường như đã có một sự chuyển biến! Công nghệ được “phổ biến hơn” – đặc biệt là những công nghệ “hái ra tiền”! Những công nghệ mà không cần “cực kì nhiều tiền”, cộng với một nguồn lao động, một cơ sở hạ tầng phát triển để có thể ứng dụng! Công nghệ ngày nay đòi hỏi ít hơn, nó chỉ đòi hỏi một thứ, một thứ mà quốc gia nào cũng có : Con Người!

Xin trích một câu, mà rất tiếc tôi cũng không nhớ tên tác giả: “Chip điện tử - (tượng chưng cho trung tâm của sự hội tụ công nghệ) chỉ được làm từ 2 thứ nguyên liệu CÁT & CHẤT XÁM”!
Xin hỏi đất nước nào “không có” 2 thứ này?

Việt Nam ta cũng có nguồn cát thạch anh chất lượng khá tốt – còn chất xám thì sao?

Và hạ tầng để phát triển – nó cũng có thể không cần quá nhiều “tiềm lực và tài lực” như thời đại công nghiệp – đó là nhà máy, xí nghiệp, đường xá, cầu cống,… mà ngày nay – đó là cáp quang là hệ thống máy tính!

Một chiếc máy tính vài trăm đôla + với một bộ óc + một long nhiệt huyết + một ý trí quyết tâm + một cơ hội rất có thể lại mang lại hang triệu – thậm trí hang tỷ đô la – và nó tương đương với việc người ta đầu tư xây dựng những nhà máy khổng lồ, những chuỗi cung phức tạp, những biện pháp quản lí khắt khe để giảm thiểu chi phí!

Quá sớm để nói thời đại công nghiệp đã chấm dứt – và thay thế nó là thời đại thong tin – nhưng khó có thể phủ nhận sự kì diệu mà CNTT mang lại!
Và xin một lần nữa nhấn mạnh rằng – mọi thứ mới chỉ Bắt Đầu!
Và bằng ấy lý do – cũng có thể tạm để ta có một niềm tin – và ủng hộ cho toàn cầu hóa!

Và ủng hộ thì ta cũng luôn phải tự nhắc mình về những bài học đau sót mà nhiều quốc gia đã phải trả, đó là Mehico, Achentina, .. đó là sự vấp váp của Hàn Quốc, Thái Lan..v..v.. Đó là những nguy cơ với mặt trái của toàn cầu hóa, về văn hóa, về giá trị xã hội, về phụ thuộc, hay về những “nguy cơ” từ chính Quỹ tiền Tệ Quốc Tế có thể đem lại cho đất nước mình!! Và đó lại là cơ hội – cơ hội cho những “lãnh tụ mới” – lãnh tụ trong thời kì đổi mới! Cơ hội để thế hệ trẻ thể hiện bản lĩnh – khát vọng & Trí tuệ của mình!
Bài viết của Pankaj Ghemawat bám vào những lý luận về “10% giả định”, nhưng “lại dám” khẳng định “Tất cả họ đều sai” – “tất cả” ở đây là chỉ những người ủng hộ, những người kì vọng vào toàn cầu hóa! Quả thật – có phần hơi “ngô nghê” và “tự tin thái quá”! Những giả định của ông là đúng – nhưng là đúng với hiện tại !! Toàn cấu hóa – là một xu thế - và nó đang phát triển – việc đưa ra những con số vào thời điểm này rất có thể “không nói được gì nhiều”!

Google từ một công ty “tí hon” – phát triển theo cấp số cộng không ngừng và trở thành một công ty khổng lồ! Lợi nhuận của họ ngày hôm qua – với ngày hôm nay – có thể chênh nhau cả triệu đô – và không ai dám khẳng định – ngày mai – ngày kia – sang năm lợi nhuận của nó là bao nhiêu!

Một websites có thể ngày hôm trước vắng bong – nhưng ngày hôm sau có cả trăm ngàn lượt truy cập, tiền quảng cáo có thể từ 1$ lên tới hang triệu $ trong một tháng!

Đó là sự phát triển “làm nổ tung” thị trường khi các công ty bé nhỏ vượt cả các đại gia tồn tại hang thập kỉ vượt qua biết bao song gió của thị trường mới khẳng định được mình!

Và ai dám khẳng định – một ngày kia tất cả các siêu thị có phải đóng cửa vì người ta thích mua hang ở nhà hơn? Các rạp chiếu film sẽ thua lỗ vì người ta thích xem film với máy chiếu gia đình hơn? Các trung tâm giải trí sẽ vắng khách vì người ta thấy thích thú với giải trí trực tuyến hơn là đi ra ngoài?...

Còn nếu nói về “Đụng độ giữa các nền văn minh”! Thì lại càng “thiếu những cơ sở” để tranh luận!
Nếu “thế giới phẳng” là sự phấn khích “hơi quá” về tương lai toàn cầu hóa thì “Đụng độ giữa các nền văn minh” – còn “phấn khích hơn” về cuộc “xung đột văn hóa”!
Xung đột văn hóa – tất nhiên rồi! Nhưng phấn khích đến độ coi nó là trung tâm của những mâu thuẫn quốc tế, chi phối mọi quan hệ kinh tế và chính trị thì phải nói là “quá phấn khích”!

Đó là một cuốn sách mà mình có nhiều cảm xúc “đối lập với tác giả” nhất!
Nó đẩy xung đột văn hóa lên “vị trí quá cao” so với vị trí mà nó “nên đứng”!
Giả thiết nó cũng là một “xu thế” – thì ta cần phân tích “nên – hay không nên” tạo điều kiện để nó phát triển????

Những xung đột mà tác giả tiên đoán – làm cho người ta nhớ đến thời kì “trì trệ” của lịch sử loài người – cuộc đối đầu đẫm máu giữa các tôn giáo –hay các ý thức hệ với nhau! Nó dường như đã “kéo tụt lịch sử”! Và không ít người tự hỏi (sau khi đã trải qua nó) chiến tranh, xung đột là “Để làm gì”??? Và liệu nó có làm cho thực tại, làm cho tương lai tốt đẹp hơn??

Không ít người cũng hoài nghi về “mục đích” của sự xung đột ấy! Liệu có chỉ đơn thuần là 2 nền văn minh khác nhau thì sẽ “đụng độ”?? Liệu đằng sau nó “duy lý” hơn – là sự tranh giành quyền lợi, tranh giành của cải – hay chí ít cũng là tranh giành ảnh hưởng?? Và nếu phân tích nó theo “nguyên nhân này” thì đụng độ giữa các nền văn minh – cũng chỉ là “vỏ bọc” của “đụng độ quyền lợi”! Liệu lý luận ấy có “dễ” để người ta chấp nhận hơn? Và nếu bỏ qua lớp “vỏ bọc” này để phân tích – thị mọi thứ “sang sủa” và “logic” hơn nhiều!

Cuối cùng là sự phản đối với câu kết của tác giả :
“ Đi theo viễn cảnh của một thế giới hội nhập – hay tồi tệ hơn, dùng nó làm nền tảng xây dựng các chính sách – không những không có hiệu quả. Nó còn rất nguy hiểm.”

Nó “nguy hiểm” – hay tiềm ẩn nguy hiểm thì đúng – nhưng việc khẳng định lấy nó làm nền tảng cho chính sách là “không hiệu quả” – thì có phần hơi chủ quan – và áp đặt! Càng không đủ căn cứ cho kết luận đó!

Ý kiến của mình – ngược lại! Tận dụng toàn cầu hóa để đưa ra những chính sách – mang lại cơ hội – cơ hội cho sự phồn vinh của dân tộc!

Nghiên cứu về toàn cầu hóa, tận dụng để phát triển, phòng bị với nguy cơ! Đó là sứ mệnh của thế hệ chúng ta! Thế hệ được kỳ vọng – và được “Giao Trách Nhiệm” – mang lại sự phồn vinh cho dân tộc! Có lẽ thay vì “Dò Đá Qua Sông” đã đến lúc chúng ta đổi thành khẩu hiệu “Dám Nghĩ Dám Làm”! Hãy chấp nhận những rủi ro có thể gặp phải để tận dụng một cơ hội lớn! Hãy để vài thập kỷ tới – khi nhìn lại – chúng ta sẽ tự hào về những gì chúng ta đã làm!

Hãy sống – hãy cống hiến – hãy tự hào về đất nước, về lịch sử, về dân tộc! Và hãy cố gắng để thế hệ sau – không chỉ tự hào về con người – về lịch sử mà còn có thể tự hào bởi sự giầu mạnh – sự trù phú của đất nước!

Thêm một tranh luận về "Thế Giới Phẳng"

Toàn cầu hóa - Những được - mất; hơn - thua của nó với từng quốc gia đã trở thành một đề tài "nóng bỏng"!
Rất nhiều người ủng hộ - và coi đó như là một cơ hội để "đổi đời"! Nhưng số người nhìn nó với một vẻ "nghi ngại" cũng "nhiều không kém"!
Cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ - nhưng dường như - ai cũng nhận thấy rằng - dù ủng hộ hay phản đối - những thuyết sách của từng quốc gia được đưa ra vào thời điểm này - sẽ có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới "Tương Lai"!



Mình mới đọc được một bài rất thú vị - phản đối toàn cầu hóa:
http://www.lanhdao.net/leadership/home.aspx?catid=19&msgid=10873
Mình có viết một bài bình luận - với suy nghĩ “hơi khác” thậm trí rất khác với tác giả bài viết về tương lai của
toàn cầu hóa! Xin chia sẻ cùng mọi người!

Đồng ý rằng
Thomas L.Friedman có hơi “phấn kích” khi viết về tương lai của toàn cầu hóa – của thế giới phẳng – nhưng – như ông đã nói đó là “một sự phấn khích” có cơ sở!

Xin nhấn mạnh rằng những điều ông viết về toàn cầu hóa – không chỉ là dự đoán, mà đó còn là mong ước, mong ước của không chỉ ông – mà còn là mong ước của hàng triệu người “ủng hộ” toàn cầu hóa!

Đó là những ai? Đó là những người đã – đang – và có thể hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa! Họ chờ đón, kỳ vọng vào toàn cầu hóa như là một cơ hội – một cơ hội lớn nhất mà họ có thể lắm bắt – có thể tận dụng – để không chỉ có thể đuổi kịp các nước phát triển – mà còn để cạnh tranh và vượt mặt các nước này!
Và hơn tất cả sự kì vọng ấy là “có cơ sở”!

Cơ sở ấy có thể là “
10 lực làm phẳng” mà Thomas L.Friedman, đã đề cập tới – nhưng cũng có thể hiểu “đơn giản” hơn nhiều qua “những ví dụ thành công” mà ông nhắc tới!
Sự lột xác của một vài quốc gia – hay của một vài ngành kinh tế trọng điểm – có thể là những minh chứng thuyết phục hơn – cho những ai đang tìm hiểu về lợi ích của toàn cầu hóa!

Chúng ta chưa bàn vội đến cái gọi là “thế giới phẳng” – vì nó quá lớn – quá hoàn hảo – và nếu có – chắc cũng không thể “một sớm một chiều” có thể hình thành – nhưng cái nó có thể trở thành đó là “Xu Thế” – một xu thế thì có thể có lúc thăng lúc trầm – nhưng chiều hướng của nó thì không đổi!

Nó thăng trầm bởi rất nhiều lực cản – đó là những suy nghĩ cũ, những cách làm cũ, hay có thể nó vấp phải “quyền lợi” của nhiều đối tượng – người dân các nước phát triển chẳng hạn! Họ - những người “cảm thấy” bị giảm quyền lợi khi tham gia vào toàn cầu hóa, thì ngay lập tức, họ sẽ dung lá phiếu của mình – để đòi hỏi chính phủ của họ - làm gì đó để có thể ngăn cản những gì đang diễn ra! Họ cũng có thể là những nạn nhân khi mà khoảng cách giầu nghèo ngày càng mở rộng, họ có thể là những nhân công không được đào tạo, những kĩ thuật viên lỗi thời – một nhà công nghiệp đang hưởng lợi từ sự bảo hộ của chính phủ, hay một người nông dân đang nhận trợ cấp nông nghiệp.v..v..!

Nhưng đối lập với họ - đó là những cá nhân có trình độ, có tham vọng, những con người đang chờ đón một vận hội để vượt lên! Họ sẽ không phải vượt đại châu để đi tìm “miền đất hứa” – miền đất mà họ có thể thể hiện tất cả năng lực của mình – khát vọng của mình! Họ có thể “cháy” hết sức mình, cống hiến hết mình – cho những dự định, những hoài bão về sự phát triển! Họ cần làm nên một điều kì diệu – không chỉ cho bản thân họ - mà là cho cả đất nước họ! Và toàn cầu hóa – mang lại cho họ một cơ hội với những “công cụ” cực mạnh! Đó là tri thức, là công nghệ, là thong tin – và rất có thể, là cả một thứ quan trọng nhất – mà dường như – họ chưa bao giờ được hưởng – đó là Sự Bình Đẳng! Bình đẳng về thong tin – bình đẳng về công nghệ - bình đẳng về vị thế, quyền lợi và Cơ Hội!

Chỉ trước đây vài thập kỉ - công nghệ - dường như đó là bí mật quốc gia – và quá khó cho các nước kém phát triển có thể tiếp cận chứ đừng nói tận dụng làm lợi cho mình. Ngày nay – rất nhiều thứ vẫn như cũ – nhưng công nghệ dường như đã có một sự chuyển biến! Công nghệ được “phổ biến hơn” – đặc biệt là những công nghệ “hái ra tiền”! Những công nghệ mà không cần “cực kì nhiều tiền”, cộng với một nguồn lao động, một cơ sở hạ tầng phát triển để có thể ứng dụng! Công nghệ ngày nay đòi hỏi ít hơn, nó chỉ đòi hỏi một thứ, một thứ mà quốc gia nào cũng có : Con Người!

Xin trích một câu, mà rất tiếc tôi cũng không nhớ tên tác giả: “Chip điện tử - (tượng chưng cho trung tâm của sự hội tụ công nghệ) chỉ được làm từ 2 thứ nguyên liệu CÁT & CHẤT XÁM”!
Xin hỏi đất nước nào “không có” 2 thứ này?

Việt Nam ta cũng có nguồn cát thạch anh chất lượng khá tốt – còn chất xám thì sao?

Và hạ tầng để phát triển – nó cũng có thể không cần quá nhiều “tiềm lực và tài lực” như thời đại công nghiệp – đó là nhà máy, xí nghiệp, đường xá, cầu cống,… mà ngày nay – đó là cáp quang là hệ thống máy tính!

Một chiếc máy tính vài trăm đôla + với một bộ óc + một long nhiệt huyết + một ý trí quyết tâm + một cơ hội rất có thể lại mang lại hang triệu – thậm trí hang tỷ đô la – và nó tương đương với việc người ta đầu tư xây dựng những nhà máy khổng lồ, những chuỗi cung phức tạp, những biện pháp quản lí khắt khe để giảm thiểu chi phí!

Quá sớm để nói thời đại công nghiệp đã chấm dứt – và thay thế nó là thời đại thong tin – nhưng khó có thể phủ nhận sự kì diệu mà CNTT mang lại!
Và xin một lần nữa nhấn mạnh rằng – mọi thứ mới chỉ Bắt Đầu!
Và bằng ấy lý do – cũng có thể tạm để ta có một niềm tin – và ủng hộ cho toàn cầu hóa!

Và ủng hộ thì ta cũng luôn phải tự nhắc mình về những bài học đau sót mà nhiều quốc gia đã phải trả, đó là Mehico, Achentina, .. đó là sự vấp váp của Hàn Quốc, Thái Lan..v..v.. Đó là những nguy cơ với mặt trái của toàn cầu hóa, về văn hóa, về giá trị xã hội, về phụ thuộc, hay về những “nguy cơ” từ chính Quỹ tiền Tệ Quốc Tế có thể đem lại cho đất nước mình!! Và đó lại là cơ hội – cơ hội cho những “lãnh tụ mới” – lãnh tụ trong thời kì đổi mới! Cơ hội để thế hệ trẻ thể hiện bản lĩnh – khát vọng & Trí tuệ của mình!
Bài viết của Pankaj Ghemawat bám vào những lý luận về “10% giả định”, nhưng “lại dám” khẳng định “Tất cả họ đều sai” – “tất cả” ở đây là chỉ những người ủng hộ, những người kì vọng vào toàn cầu hóa! Quả thật – có phần hơi “ngô nghê” và “tự tin thái quá”! Những giả định của ông là đúng – nhưng là đúng với hiện tại !! Toàn cấu hóa – là một xu thế - và nó đang phát triển – việc đưa ra những con số vào thời điểm này rất có thể “không nói được gì nhiều”!

Google từ một công ty “tí hon” – phát triển theo cấp số cộng không ngừng và trở thành một công ty khổng lồ! Lợi nhuận của họ ngày hôm qua – với ngày hôm nay – có thể chênh nhau cả triệu đô – và không ai dám khẳng định – ngày mai – ngày kia – sang năm lợi nhuận của nó là bao nhiêu!

Một websites có thể ngày hôm trước vắng bong – nhưng ngày hôm sau có cả trăm ngàn lượt truy cập, tiền quảng cáo có thể từ 1$ lên tới hang triệu $ trong một tháng!

Đó là sự phát triển “làm nổ tung” thị trường khi các công ty bé nhỏ vượt cả các đại gia tồn tại hang thập kỉ vượt qua biết bao song gió của thị trường mới khẳng định được mình!

Và ai dám khẳng định – một ngày kia tất cả các siêu thị có phải đóng cửa vì người ta thích mua hang ở nhà hơn? Các rạp chiếu film sẽ thua lỗ vì người ta thích xem film với máy chiếu gia đình hơn? Các trung tâm giải trí sẽ vắng khách vì người ta thấy thích thú với giải trí trực tuyến hơn là đi ra ngoài?...

Còn nếu nói về “Đụng độ giữa các nền văn minh”! Thì lại càng “thiếu những cơ sở” để tranh luận!
Nếu “thế giới phẳng” là sự phấn khích “hơi quá” về tương lai toàn cầu hóa thì “Đụng độ giữa các nền văn minh” – còn “phấn khích hơn” về cuộc “xung đột văn hóa”!
Xung đột văn hóa – tất nhiên rồi! Nhưng phấn khích đến độ coi nó là trung tâm của những mâu thuẫn quốc tế, chi phối mọi quan hệ kinh tế và chính trị thì phải nói là “quá phấn khích”!

Đó là một cuốn sách mà mình có nhiều cảm xúc “đối lập với tác giả” nhất!
Nó đẩy xung đột văn hóa lên “vị trí quá cao” so với vị trí mà nó “nên đứng”!
Giả thiết nó cũng là một “xu thế” – thì ta cần phân tích “nên – hay không nên” tạo điều kiện để nó phát triển????

Những xung đột mà tác giả tiên đoán – làm cho người ta nhớ đến thời kì “trì trệ” của lịch sử loài người – cuộc đối đầu đẫm máu giữa các tôn giáo –hay các ý thức hệ với nhau! Nó dường như đã “kéo tụt lịch sử”! Và không ít người tự hỏi (sau khi đã trải qua nó) chiến tranh, xung đột là “Để làm gì”??? Và liệu nó có làm cho thực tại, làm cho tương lai tốt đẹp hơn??

Không ít người cũng hoài nghi về “mục đích” của sự xung đột ấy! Liệu có chỉ đơn thuần là 2 nền văn minh khác nhau thì sẽ “đụng độ”?? Liệu đằng sau nó “duy lý” hơn – là sự tranh giành quyền lợi, tranh giành của cải – hay chí ít cũng là tranh giành ảnh hưởng?? Và nếu phân tích nó theo “nguyên nhân này” thì đụng độ giữa các nền văn minh – cũng chỉ là “vỏ bọc” của “đụng độ quyền lợi”! Liệu lý luận ấy có “dễ” để người ta chấp nhận hơn? Và nếu bỏ qua lớp “vỏ bọc” này để phân tích – thị mọi thứ “sang sủa” và “logic” hơn nhiều!

Cuối cùng là sự phản đối với câu kết của tác giả :
“ Đi theo viễn cảnh của một thế giới hội nhập – hay tồi tệ hơn, dùng nó làm nền tảng xây dựng các chính sách – không những không có hiệu quả. Nó còn rất nguy hiểm.”

Nó “nguy hiểm” – hay tiềm ẩn nguy hiểm thì đúng – nhưng việc khẳng định lấy nó làm nền tảng cho chính sách là “không hiệu quả” – thì có phần hơi chủ quan – và áp đặt! Càng không đủ căn cứ cho kết luận đó!

Ý kiến của mình – ngược lại! Tận dụng toàn cầu hóa để đưa ra những chính sách – mang lại cơ hội – cơ hội cho sự phồn vinh của dân tộc!

Nghiên cứu về toàn cầu hóa, tận dụng để phát triển, phòng bị với nguy cơ! Đó là sứ mệnh của thế hệ chúng ta! Thế hệ được kỳ vọng – và được “Giao Trách Nhiệm” – mang lại sự phồn vinh cho dân tộc! Có lẽ thay vì “Dò Đá Qua Sông” đã đến lúc chúng ta đổi thành khẩu hiệu “Dám Nghĩ Dám Làm”! Hãy chấp nhận những rủi ro có thể gặp phải để tận dụng một cơ hội lớn! Hãy để vài thập kỷ tới – khi nhìn lại – chúng ta sẽ tự hào về những gì chúng ta đã làm!

Hãy sống – hãy cống hiến – hãy tự hào về đất nước, về lịch sử, về dân tộc! Và hãy cố gắng để thế hệ sau – không chỉ tự hào về con người – về lịch sử mà còn có thể tự hào bởi sự giầu mạnh – sự trù phú của đất nước!