Thứ Tư, 27 tháng 6, 2007

Hiểu biết về khủng hoảng - điều cần thiết để phát triển bền vững!



Hiểu biết về khủng hoảng – điều cần thiết để phát triển bền vững!

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, mà khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng “nặng nề nhất”, đã đi qua. Tuy nhiên, hậu quả mà nó để lại thì không phải ngày một ngày hai mà chính phủ các nước có thể khắc phục được.
Cuộc khủng hoảng đó – đã nhanh chóng lan rộng – và tạo lên sự suy thoái “trầm trọng” cho nhiều quốc gia phát triển không chỉ tại Châu Á! Sự "chạy chốn" của những nhà đầu tư - đã kéo sự sụp đổ của những tổ chức tài chính lớn trên thế giới!
Thái Lan - một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực, cũng là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề nhất!
Sau khủng hoảng tài chính,Thái Lan tuyên bố phải mất 20 năm nữa, kinh tế Thái Lan mới phục hồi được mức trước khủng hoảng.
Rất may! Việt Nam chịu rất ít thiệt hại từ sự đổ vỡ này của thị trường (ít nhất là vào thời điểm đó – người ta cho rằng như vậy! – mặc dù sau đó, rất nhiều nhà kinh tế - đã quan sát thấy ảnh hưởng “không nhỏ” của cuộc khủng hoảng này đến sự sụt giảm FDI và những “chấn động” cho thị trường suất khẩu của Việt Nam). Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho vấn đề đặt ra ở trên. Cũng có thể lí giải là do nền kinh tế Việt Nam vào thời điểm đó “tương đối khép kín” vì thế, ít chịu “ảnh hưởng trực tiếp” của cơn bạo bệnh!
Tuy nhiên, tình hình hiện tại đã khác trước rất nhiều, những yếu tố khiến chúng ta ít chịu ảnh hưởng năm 97 đã không còn trong hiện tại. Việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nên kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường tài chính, xóa bỏ thuế quan, ưu đãi và bảo hộ, ngay cả những cách thức mà chúng ta đang thực hiện để bảo vệ đồng nội tệ cũng sẽ bị hạn chế. Nói cách khác, chúng ta mở cửa, không chỉ tạo cho nền kinh tế một sức sống mới, cơ hội mới, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, mở ra cơ hội phát triển và hội nhập cùng thế giới, mà còn đặt nền kinh tế còn nhỏ bé của ta trước những thách thức to lớn. Những thách thức đó không chỉ dừng lại ở việc chúng ta sẽ phải cạnh tranh với những tập đoàn lớn, với những thương hiệu hàng đầu thế giới, mà bên cạnh đó, chúng ta không thể không cảnh giác với những cơn “địa chấn” kiẻu như năm 97,điều đó hoàn toàn có thể xảy ra!
Thị trường chứng khoán Việt Nam, vừa có một “bước chuyển mình ngoại mục”, là tâm điểm chú ý của dư luận, điều thật sự đáng mừng! Tuy nhiên, sau niềm vui đó, là trách nhiệm, trách nhiệm của những nhà quản lí, nhà đầu tư, và người làm chính sách, để thị trường chứng khoán, sau đó là thị trường tài chính Việt Nam có thể phát triển một cách lành mạnh và vững chắc! Chắc chắn, những người lãnh trách nhiệm quản lí, điều hành và định hướng phát triển cho thị trường tài chính Việt Nam cũng đang rất băn khoăn, và “suy tính” tìm cho Việt Nam, một mô hình, một con đường phát triển bền vững. Nhưng bên cạnh đó, còn là trách nhiệm của những người đã – đang và sẽ tham gia thị trường, những người sẽ trực tiếp tạo nên “thăng – trầm” cho thị trường tài chính Việt Nam!
Mặc dù vậy, rất ít báo trí đề cập, và đề cập trực tiếp đến “trách nhiệm – và lương tâm” “cần thiết” đối với một nhà đầu tư tài chính, đối với sự “sống – còn” của thị trường!
Nhà đầu tư đến với thị trường, đương nhiên với mục đích “làm giầu” – điều đó là hoàn toàn chính đáng! Nhưng, không chỉ dừng lại ở đó, vì thị trường tài chính – là một bộ phận “cực kì quan trọng” của một nền kinh tế phát triển! Sự “sống – còn”; “mạnh – yếu” của thị trường đó – có thể kéo théo sự suy sụp của toàn bộ nền kinh tế - kéo tụt bước tiến của xã hội đến vài chục năm! – Vì thế - Không bao giờ, chúng ta có thể cho phép thị trường chứng khoán – trở thành “một sòng bạc lớn nhất” – mà canh bạc ở đây – có thể đánh đổi cả sự phát triển thần kì – và sự sụp đổ thể thảm - như rất nhiều người đã ví von những thị trường “bất ổn”!
Và chắc chắn, không một “nhà đầu tư Việt Nam” nào “muốn” bản thân mình – vì bất cứ lí do gì – “góp tay” – làm tổn hại đến nền kinh tế quốc gia!
Rất nhiều người có thể hơi “ngỡ ngàng” khi mình đề cập đến những vấn đề này, “liệu chúng có nghiêm trọng đến thế không?” và liệu “một cá nhân” có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường như vậy hay không?.. Xin trả lời rằng – một cá nhân thì không thể - nhưng “trào lưu” thì “có thể”! Và chúng ta chưa đề cập “trào lưu” ấy đúng hay sai – nó dựa trên những vấn đề “có thật – tưởng tượng – hay trầm trọng hóa”! Nhưng lịch sử thế giới – lịch sử Châu Á – và gần đây nhất – lịch sử thị trường tài chính Đông Á – đã chứng kiến sự “suy sụp” đáng tiếc của nhiều nước – trước đó – đã từng là biếu tượng của kinh tế Châu Á – biểu tượng của sự năng động và sự thần kì phát triển của Á Đông! Mà đáng tiếc, sự sụp đổ ấy – theo “cáo buộc” của nhiều nhà kinh tế, “rất có thể” lại do “đóng góp không nhỏ” của những “nhà đầu tư bản xứ”! Chính họ, ít nhiều, đã là những người khơi mào, cho một thảm họa tài chính cho đất nước của mình!
Vậy là một công dân – một nhà đầu tư có trách nhiệm! Chúng ta “cần phải làm gì”? – cần phải “đầu tư như thế nào”? Để có thể “cân bằng” giữa “lợi ích cá nhân – và lợi ích dân tộc”? Đó là một trong những bài toán “không dễ” – mà bất cứ “người công dân có trách nhiệm” nào – cũng nên đặt ra cho mình!
Và “không phải ngẫu nhiên” mà mình đề cập đến chủ đề này – vào giai đoạn hiện nay – giai đoạn đang sắp có một sự biến chuyển lớn, không chỉ của thị trường chứng khoán Việt Nam – mà biến chuyển cho cả nền kinh tế – biến chuyển lớn – không chỉ với mỗi một nhà đầu tư – với mỗi một doanh nghiệp niêm yết – mà biến chuyển đó – sẽ tác động đến rất đông – rất đông những người dân Việt Nam. Những biến chuyển sẽ tạo ra những cơ hội – những thách thức mới cho một nền kinh tế “đang hội nhập”. Thị trường tài chính – sẽ là một trong những “bộ phận chính” quyết định “tốc độ” hay thập chí “thành - bại” của việc Hội Nhập!
Mình không muốn đi sâu vào những “triệu chứng & nguy cơ” của thị trường Chứng Khoán Việt Nam giai đoạn hiện tại, nhưng chúng ta cũng không nên quá chủ quan, trước những lời “khuyến cáo” Việt Nam nên “cảnh giác” hơn với “độ ấm” của thị trường – từ các tổ chức tài chính lớn nhất TG! Điều chúng ta cần là một thị trường phát triển nhanh – nhưng nhanh dựa trên “thực lực” và “trong tầm kiểm soát” của nền tài chính nước nhà! Nhưng sẽ chẳng có “sự kiểm soát nào” đủ mạnh trước “xu thế”, sẽ là tệ hại nếu xu thế đó là tiêu cực, và sẽ rất đáng tiếc – & đáng trách nếu những xu thế ấy – rất có thể lại xuất phát, hay khởi động từ những nhà đầu tư – hay những công ty niêm yết của Việt Nam! Vì vậy, việc những nhà đầu tư Việt Nam “hiểu đầy đủ” Quyền lợi – nghĩa vụ - và trách nhiệm của mình – để có được những hành động ‘khôn ngoan nhất – về lâu về dài” là điều thực sự “cần có”!
Nhưng để có thể “làm được điều đó”, hay trước tiên là có thể “nhận thức được nó” “chúng ta cần phải biết những gì”? Đó là câu hỏi, mà mình muốn đặt ra hôm nay – và cùng các bạn tìm ra lời giải đáp! Tất nhiên, để có được câu trả lời – và để nó “được những nhà đầu tư Việt Nam chấp nhận” – thì hơn hết – cần sự đồng thuận của dư luận – sự phân tích của những chuyên gia – Sự hậu thuẫn – & định hướng từ phía chính phủ!
Trước tiên, với tư cách cá nhân, và với tầm hiểu biết của mình, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những cuộc “đại khủng hoảng” đã đi vào lịch sử! - vài trò to lớn của thị trường chứng khoán ở trong đó. Và trong sự suy sụp ấy! – đâu là trách nhiệm của chính phủ! - đâu là trách nhiệm của người dân? Và giả thiết rằng – nếu mọi người dân, hay đa số người dân trong quốc gia đó, vào giai đoạn “tiền khủng hoảng” có được một sự hiểu biết “vừa đủ” về tài chính, và có một trách nhiệm, không chỉ trách nhiệm với bản thân, mà còn trách nhiệm với đất nước họ đang sống, cũng chính là vì tương lai của chính họ, của con em họ, “trách nhiệm một cách khôn ngoan” thì liệu “họ có thể làm được gì – và nên làm gì?” Và nếu họ làm như thế - thì hậu quả của khủng hoảng sẽ gia tăng – hay giảm bớt? Sẽ trầm trọng hơn – hay chỉ trở thành sự “suy thoái” của nền kinh tế??
Theo quản điểm cá nhân, một trong những việc quan trọng chúng ta cần làm hiện nay – là “tăng cường tri thức tài chính” cho mỗi một người dân – mỗi một nhà đầu tư! Chính vốn tri thức ấy – cộng với “trách nhiệm” – là truyền thống vốn có của người dân Việt Nam – Sẽ thay đổi – quan điểm – và cách làm – của nhiều nhà đầu tư. Để chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một thị trường tài chính vững mạnh – là điểm tựa – là nguồn năng lượng để “Việt Nam Cất Cánh”!
Sau đây, là loạt bài mang tính chất “tóm tắt” lại những cuộc khủng hoảng “đi vào lịch sử” – với lí luận tổng hợp của nhiều nhà nghiên cứu - với một chút – một chút quan điểm của mình về những cuộc khủng hoảng đó! Xin chia sẻ và thảo luận cùng bạn đọc!

Có hay không một "Thế Giới Phẳng" của Thomas L. Friedman



Toàn Cầu Hóa, có lẽ là một từ ngữ được nhắc với mật độ dầy trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. Tuy nhiên, liệu bao nhiêu người hiểu thấu đáo quá trình này? Một trong những học giả về toàn cầu hóa được đánh giá rất cao là Thomas L. Friedman với 2 tác phẩm "Chiếc lexus và cây oliu" và "Thế Giới Phẳng". Cuốn thứ hai, dù không xuất sắc bằng cuốn đầu, nhưng nó cũng là một trong những tác phẩm được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao! Và bản thân tác phẩm cũng có giá trị rất lớn đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam, có tác động sâu sắc đến "cách nghĩ và cách làm" của thế hệ trẻ. Cuốn sách chỉ ra cơ hội, mà hội nhập, mà toàn cầu hóa, mà thế giới phẳng mang lại. Quanh đề tài này đã có nhiều bài viết và ý kiến trao đổi và cả các nhận định "chủ quan" về Thế Giới Phẳng mà Thomas L. Friedman đề cập!


Bài báo thứ nhất:http://vietnamnet.vn/service/printversion.vnn?article_id=877462


Thế giới phẳng mà Thomas L. Friedman muốn nói đến, là một thế giới KHÔNG PHẢI "bình đẳng", không phân biệt giầu nghèo theo quan điểm của cả tác giả lẫn của người phỏng vấn! Thậm trí ngược lại! Thế giới càng phẳng, khoảng cách này càng rộng! Trong tác phẩm, Thomas L. Friedman cũng đã nhiều lần đề cập điều này. Trong nhiều ví dụ của ông về "sự hội tụ". Đó là khi tư tưởng của một diễn viên nổi tiếng, bằng tư tưởng của cả đoàn làm film, lợi nhuận của Google, Yahoo đến từ "từng cái click chuột" đơn giản lại là hàng tỷ đô la, và còn rất nhiều các ví dụ "kinh điển" khác! Quan điểm của Thomas L. Friedman thậm trí bị tác giả bài viết "hiểu ngược lại"!


Vậy thế giới phẳng mà Thomas L. Friedman muốn nói đến là gì? Đó là sự "bình đẳng" nhưng bình đẳng về CƠ HỘI. Khi mà một doanh nghiệp hình thành tại Mỹ bình đẳng với một doanh nghiệp hình thành tại Việt Nam, về điều kiện vật chất, về cơ sở hạ tầng, về công nghệ, về nhân lực, thậm trí về vốn, cả hai đều thu hút vốn từ thị trường tài chính toàn cầu.... Đó là những hiểu biết rất "sơ lược và cơ bản" về thế giới phẳng của Thomas L. Friedman .Một doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam không có cùng nhận thức này về một chủ đề "lớn" như vậy! Và người ta nhắc đến "toàn cầu hóa", không phải như một cụm từ "thời thượng" như bác ấy nói, mà người ta nhắc đến nó, bởi nó là cơ hội, là tương lai, để Việt Nam có thể đuổi kịp thế giới! Và rất có thể nó "nên" là cuốn sách "gối đầu giường" của thanh niên các nước kém phát triển, để luôn nhắc nhở mình rằng, "luôn có" một cơ hội để ta làm giầu, để doanh nghiệp của ta sánh vai với Microsoft, với Google, với Yahoo.

Bài viết trên báo "Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần"


Bài viết này "cụ thể hơn" bài viết trước, nên, để "ngộ" được những luận điểm trong bài báo, có lẽ các bác nên tìm đọc ngay cuốn "Thế giới phẳng". Nhưng em xin tóm lược toàn bộ những "hiểu biết nông cạn" của em về tác phẩm, cũng như về vấn đề này:

Thứ nhất, bài báo đặt câu hỏi là "Câu hỏi đặt ra là tại sao trong một thế giới phẳng đầy hứa hẹn công bằng và tiến bộ cho cả loài người hay ho vậy mà chiến tranh cứ ngày càng mở rộng, cả chiến tranh lạnh lẫn chiến tranh nóng, dịch bệnh bùng phát tràn lan, thiên tai tới tấp"..

Xin hỏi lại rằng ở đâu trong cuốn sách, Thế Giới Phẳng "hứa hẹn" tốt đẹp cho công bằng, tiến bộ cho "cả nhân loại"? Lý thuyết "vùng xám" luôn luôn tồn tại trong mọi học thuyết của bất kì một học giả nào "viết" về toàn cầu hóa, Thomas L. Friedman cũng không là ngoại lệ!

Thế giới phẳng không hứa hẹn, mà nó là xu thế, nó chỉ đơn thuần là CƠ HỘI. Và cơ hội này đến với bất kì một ai, bất kì một dân tộc, bất kì một xã hội nào biết tận dụng nó để phát triển kinh tế! Nó không mang tới sự phồn vinh cho những kẻ lười biếng, những kẻ thích cầu nguyện hơn là lao động, nhưng kẻ thích "thánh chiến" hơn là hòa bình và phồn thịnh. Nó sẽ mang đến sự vinh quang, sự giầu có cho Trung Quốc, cho Ấn Độ, cho bất kì một ai lao động, học tập, bỏ công sức ra để theo đuổi công nghệ, theo đuổi một sự nghiệp "toàn cầu". Nó gợi mở cho thanh niên, đặc biệt thanh niên các nước đang phát triển, thậm trí cả chính chủ của họ, một hướng đi, một cách làm, để thành công, để giầu có!Và điều đặc biệt, sự giầu có về tài nguyên, có thể dẫn tới "giết chết" cả một dân tộc!

Tiền bạc, giầu mỏ, khoáng sản, không đem lại sự phồn vinh, mà rất có thể lại là sự lười biếng, sự sa sút về tư tưởng, lẽ sống và cả sức sống của cả một xã hội!..Đó là câu chuyện về việc vượt lên số phận, vượt lên chính mình của các nước nghèo khổ, là câu chuyện của những sinh viên Ấn Độ, sinh viên Trung Quốc trên giảng đường đại học và trong công cuộc nghiên cứu khoa học, đó là câu chuyện của những người Hồi Giáo KHÔNG THÍCH CHIẾN TRANH. Câu chuyện về một phụ nữ dám nói với một nhà truyền giáo uy tín Ấn Độ ngay trên truyền hình, khi ông này kêu gọi, những người theo đạo Hồi tại Ấn Độ "thánh chiến" rằng "Ông hãy đi đi, hãy đi bộ sang Afganitan mà thánh chiến, hãy để cho người dân Ấn Độ được yên!"

Đó là một điều "không tưởng" ở thế giới Hồi Giáo, đặc biệt là đối với phụ nữ, nhưng ở Ấn Độ, ở Thổ Nhĩ Kỳ, ở Philipin thì có thể! Bởi họ được cả xã hội bảo vệ, họ có thể nói những điều họ nghĩ là đúng, thay vì bị giáo hội phán xét!...Họ tìm kiếm sự hòa bình, phát triển thay vì "thánh chiến" và chết chóc!Thomas L. Friedman đã giải thích TẠI SAO có điều đó? ...

Đó là do xã hội của họ, dân tộc của họ, thể chế của họ, đã mang lại cho họ MỘT CƠ HỘI, thay vì "phải chết hay được chết", là một cuộc sống, một sự hạnh phúc "thực sự". Cơ hội để có thể giầu có, để có thể thành đạt!

Thứ hai, là nhận định "Thế giới phẳng thúc đẩy "hợp tác và cạnh tranh", nhưng hình như đào sâu thêm khoảng cách, dẫn tới bất công, với sự bóc lột tinh vi hơn, tạo nên một tầng lớp nô lệ mới, và từ đó khởi nguồn cho những bất ổn! Thế giới phẳng có nguy cơ phân công không bình đẳng, nhiều khu vực bị nô lệ hóa mà không hay, khi mất việc thì chỉ có chết vì đã hoàn toàn bị lệ thuộc" của tác giả!

Rất may là tác giả sử dụng từ "hình như", bởi có lẽ ông không nêu ra được một dẫn chứng nào cụ thể cả! Thế nào là bất công? Thế nào là khoảng cách? Liệu có nên xóa bỏ khoảng cách, giữa những kẻ mà lẽ sống là "thánh chiến"? Những kẻ chỉ nhăm nhăm "cướp của người khác", hoặc đào tài nguyên của đất nước mang đi bán? Liệu có nên xóa bỏ khoảng cách giữa một sinh viên đầy nhiệt huyết tại Ấn độ, tại Trung Quốc, đêm đêm âm thầm làm thí nghiệm tại những phòng thí nghiệm của trường đại học, trung tâm nghiên cứu của Microsoft, với những kẻ tối ngày chỉ biết đến Game, đến hưởng thụ vật chất tầm thường? Chạy đua theo những giá trị mà dân tộc khác từng "tẩy chay"?

Liệu có nên xóa bỏ khoảng cách giữa một ông nông dân, một năm chỉ làm việc mấy tháng, một viên chức làm việc 8 tiếng một ngày, 5 ngày một tuần với một ông doanh nhân, làm việc 16-17 tiếng mỗi ngày, không hề có thứ bẩy và chủ nhật? Vậy thì khoảng cách đó là gì? Là bất công? Hay là tất yếu?

Thứ ba:"Bởi việc làm đã trao cho Ấn Độ và Trung Quốc với lao động giá rẻ công nghệ cao hết rồi, dân Mỹ cạnh tranh sao cho nổi! Cuối cùng, thế giới chẳng những không phẳng mà còn... tròn trở lại. Người dân Âu Mỹ rồi đây sẽ lũ lượt đi tu... khổ hạnh, hành thiền suốt ngày, hạn chế ăn uống, tập đi bộ... còn Trung Quốc thì lo đối phó với béo phì, ly dị, vô sinh, tự tử, trong khi Ấn Độ thì khổ vì... phải thuê người Mỹ khai thuế kinh doanh cho họ với giá rẻ! "

Lại một điều khẳng định rằng, cuốn sách "chưa được đọc kĩ" những điều mà Thomas L. Friedman viết! Ông đã nêu ra, và phân tích, một loạt các vấn đề mà mỗi nước, mỗi khu vực phải đối mặt trong "thế giới phẳng". Cụ thể, quá dài dòng, tôi không thể nêu ở đây, có thể tóm lược, Trung Quốc là một thách thức, và chính vì thách thức lớn ấy, Thomas L. Friedman kêu gọi, thanh niên Mỹ thức tỉnh, thức tỉnh để tận dụng những "lợi thế còn lại" của mình, tập trung phát triển khoa học kỹ thuật cao, để giữ vững ngôi vị hàng đầu của mình. Nếu không, vai trò Mỹ - Anh sau chiến tranh TG II sẽ trở thành Trung - Mỹ. Một thế lực mới sẽ nổi lên, và nước Mỹ sẽ trở thành quá khứ!Đó là tương lai, nhưng là tương lai, nếu nước Mỹ không thức tỉnh. Còn hiện tại, rất nhiều người ngô nghê, nhìn nhận Trung Quốc như một đại Cường quốc, nhưng thực chất, đại cường quốc của họ, chỉ dựa trên Công nghiệp nặng là chủ yếu! Nếu họ không "chen chân được" vào công nghệ cao, và các dịch vụ mạng, họ sẽ chỉ là một anh chàng "béo phị", có lượng mà không có chất! Còn nước Mỹ, tại sao các doanh nghiệp của họ vẫn là những doanh nghiệp có giá trị hàng đầu? Câu trả lời vẫn là của Thomas L. Friedman. Họ đã quá khéo léo, khi sử dụng sự hội tụ của công nghệ, của cuộc sống, của ứng dụng, để thay đổi nhu cầu, thậm trí tạo nên nhu cầu cho hàng tỷ người trên TG, và vì thế họ giầu có. Hàng loạt đại gia chỉ trong một thập kỉ, đã có giá trị ngang với những doanh nghiệp tồn tại hàng thế kỉ từng lũng đoạn thị trường thế giới! Và hơn hết, họ có một thị trường tài chính "ưa mạo hiểm có tính toán" hậu thuẫn. Thử hỏi có mấy doanh nghiệp TQ làm được điều đó!Thời kì này, là thời kì, số phận, vận mệnh và bộ mặt của một đất nước, một dân tộc rất có thể sẽ được thay đổi chỉ trong một v ài thập kỷ. Là cơ hội BẰNG VÀNG để các nước nghèo thoát nghèo và giầu có. Là thách thức, cho vị thế "không ổn định" của bất kì một siêu cường nào trên Thế Giới!Đây là thời kì "đáng sống nhất, thú vị nhất" từ trước đến nay! Là thời kì để chúng ta, những con người trẻ tuổi, có thể thỏa sức thể hiện ý trí, thể hiện trí tuệ của mình, trên vũ đài Thế Giới!

Rất mong, những ai bình sách (là rất đáng quý vì không nhiều) xin hãy "thu bớt" khẩu khí của mình! Hãy khiêm nhường hơn một chút, đặc biệt là với những tác phẩm kinh điển, mà dư luận của nó, đã vượt xa biên giới của một quốc gia! Những cuốn sách, có thể đã là sự khởi đầu cho tư tưởng, cho cách sống, cho hướng phấn đấu của rất nhiều người!