Thứ Tư, 27 tháng 6, 2007

Hiểu biết về khủng hoảng - điều cần thiết để phát triển bền vững!



Hiểu biết về khủng hoảng – điều cần thiết để phát triển bền vững!

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, mà khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng “nặng nề nhất”, đã đi qua. Tuy nhiên, hậu quả mà nó để lại thì không phải ngày một ngày hai mà chính phủ các nước có thể khắc phục được.
Cuộc khủng hoảng đó – đã nhanh chóng lan rộng – và tạo lên sự suy thoái “trầm trọng” cho nhiều quốc gia phát triển không chỉ tại Châu Á! Sự "chạy chốn" của những nhà đầu tư - đã kéo sự sụp đổ của những tổ chức tài chính lớn trên thế giới!
Thái Lan - một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực, cũng là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề nhất!
Sau khủng hoảng tài chính,Thái Lan tuyên bố phải mất 20 năm nữa, kinh tế Thái Lan mới phục hồi được mức trước khủng hoảng.
Rất may! Việt Nam chịu rất ít thiệt hại từ sự đổ vỡ này của thị trường (ít nhất là vào thời điểm đó – người ta cho rằng như vậy! – mặc dù sau đó, rất nhiều nhà kinh tế - đã quan sát thấy ảnh hưởng “không nhỏ” của cuộc khủng hoảng này đến sự sụt giảm FDI và những “chấn động” cho thị trường suất khẩu của Việt Nam). Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho vấn đề đặt ra ở trên. Cũng có thể lí giải là do nền kinh tế Việt Nam vào thời điểm đó “tương đối khép kín” vì thế, ít chịu “ảnh hưởng trực tiếp” của cơn bạo bệnh!
Tuy nhiên, tình hình hiện tại đã khác trước rất nhiều, những yếu tố khiến chúng ta ít chịu ảnh hưởng năm 97 đã không còn trong hiện tại. Việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nên kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường tài chính, xóa bỏ thuế quan, ưu đãi và bảo hộ, ngay cả những cách thức mà chúng ta đang thực hiện để bảo vệ đồng nội tệ cũng sẽ bị hạn chế. Nói cách khác, chúng ta mở cửa, không chỉ tạo cho nền kinh tế một sức sống mới, cơ hội mới, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, mở ra cơ hội phát triển và hội nhập cùng thế giới, mà còn đặt nền kinh tế còn nhỏ bé của ta trước những thách thức to lớn. Những thách thức đó không chỉ dừng lại ở việc chúng ta sẽ phải cạnh tranh với những tập đoàn lớn, với những thương hiệu hàng đầu thế giới, mà bên cạnh đó, chúng ta không thể không cảnh giác với những cơn “địa chấn” kiẻu như năm 97,điều đó hoàn toàn có thể xảy ra!
Thị trường chứng khoán Việt Nam, vừa có một “bước chuyển mình ngoại mục”, là tâm điểm chú ý của dư luận, điều thật sự đáng mừng! Tuy nhiên, sau niềm vui đó, là trách nhiệm, trách nhiệm của những nhà quản lí, nhà đầu tư, và người làm chính sách, để thị trường chứng khoán, sau đó là thị trường tài chính Việt Nam có thể phát triển một cách lành mạnh và vững chắc! Chắc chắn, những người lãnh trách nhiệm quản lí, điều hành và định hướng phát triển cho thị trường tài chính Việt Nam cũng đang rất băn khoăn, và “suy tính” tìm cho Việt Nam, một mô hình, một con đường phát triển bền vững. Nhưng bên cạnh đó, còn là trách nhiệm của những người đã – đang và sẽ tham gia thị trường, những người sẽ trực tiếp tạo nên “thăng – trầm” cho thị trường tài chính Việt Nam!
Mặc dù vậy, rất ít báo trí đề cập, và đề cập trực tiếp đến “trách nhiệm – và lương tâm” “cần thiết” đối với một nhà đầu tư tài chính, đối với sự “sống – còn” của thị trường!
Nhà đầu tư đến với thị trường, đương nhiên với mục đích “làm giầu” – điều đó là hoàn toàn chính đáng! Nhưng, không chỉ dừng lại ở đó, vì thị trường tài chính – là một bộ phận “cực kì quan trọng” của một nền kinh tế phát triển! Sự “sống – còn”; “mạnh – yếu” của thị trường đó – có thể kéo théo sự suy sụp của toàn bộ nền kinh tế - kéo tụt bước tiến của xã hội đến vài chục năm! – Vì thế - Không bao giờ, chúng ta có thể cho phép thị trường chứng khoán – trở thành “một sòng bạc lớn nhất” – mà canh bạc ở đây – có thể đánh đổi cả sự phát triển thần kì – và sự sụp đổ thể thảm - như rất nhiều người đã ví von những thị trường “bất ổn”!
Và chắc chắn, không một “nhà đầu tư Việt Nam” nào “muốn” bản thân mình – vì bất cứ lí do gì – “góp tay” – làm tổn hại đến nền kinh tế quốc gia!
Rất nhiều người có thể hơi “ngỡ ngàng” khi mình đề cập đến những vấn đề này, “liệu chúng có nghiêm trọng đến thế không?” và liệu “một cá nhân” có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường như vậy hay không?.. Xin trả lời rằng – một cá nhân thì không thể - nhưng “trào lưu” thì “có thể”! Và chúng ta chưa đề cập “trào lưu” ấy đúng hay sai – nó dựa trên những vấn đề “có thật – tưởng tượng – hay trầm trọng hóa”! Nhưng lịch sử thế giới – lịch sử Châu Á – và gần đây nhất – lịch sử thị trường tài chính Đông Á – đã chứng kiến sự “suy sụp” đáng tiếc của nhiều nước – trước đó – đã từng là biếu tượng của kinh tế Châu Á – biểu tượng của sự năng động và sự thần kì phát triển của Á Đông! Mà đáng tiếc, sự sụp đổ ấy – theo “cáo buộc” của nhiều nhà kinh tế, “rất có thể” lại do “đóng góp không nhỏ” của những “nhà đầu tư bản xứ”! Chính họ, ít nhiều, đã là những người khơi mào, cho một thảm họa tài chính cho đất nước của mình!
Vậy là một công dân – một nhà đầu tư có trách nhiệm! Chúng ta “cần phải làm gì”? – cần phải “đầu tư như thế nào”? Để có thể “cân bằng” giữa “lợi ích cá nhân – và lợi ích dân tộc”? Đó là một trong những bài toán “không dễ” – mà bất cứ “người công dân có trách nhiệm” nào – cũng nên đặt ra cho mình!
Và “không phải ngẫu nhiên” mà mình đề cập đến chủ đề này – vào giai đoạn hiện nay – giai đoạn đang sắp có một sự biến chuyển lớn, không chỉ của thị trường chứng khoán Việt Nam – mà biến chuyển cho cả nền kinh tế – biến chuyển lớn – không chỉ với mỗi một nhà đầu tư – với mỗi một doanh nghiệp niêm yết – mà biến chuyển đó – sẽ tác động đến rất đông – rất đông những người dân Việt Nam. Những biến chuyển sẽ tạo ra những cơ hội – những thách thức mới cho một nền kinh tế “đang hội nhập”. Thị trường tài chính – sẽ là một trong những “bộ phận chính” quyết định “tốc độ” hay thập chí “thành - bại” của việc Hội Nhập!
Mình không muốn đi sâu vào những “triệu chứng & nguy cơ” của thị trường Chứng Khoán Việt Nam giai đoạn hiện tại, nhưng chúng ta cũng không nên quá chủ quan, trước những lời “khuyến cáo” Việt Nam nên “cảnh giác” hơn với “độ ấm” của thị trường – từ các tổ chức tài chính lớn nhất TG! Điều chúng ta cần là một thị trường phát triển nhanh – nhưng nhanh dựa trên “thực lực” và “trong tầm kiểm soát” của nền tài chính nước nhà! Nhưng sẽ chẳng có “sự kiểm soát nào” đủ mạnh trước “xu thế”, sẽ là tệ hại nếu xu thế đó là tiêu cực, và sẽ rất đáng tiếc – & đáng trách nếu những xu thế ấy – rất có thể lại xuất phát, hay khởi động từ những nhà đầu tư – hay những công ty niêm yết của Việt Nam! Vì vậy, việc những nhà đầu tư Việt Nam “hiểu đầy đủ” Quyền lợi – nghĩa vụ - và trách nhiệm của mình – để có được những hành động ‘khôn ngoan nhất – về lâu về dài” là điều thực sự “cần có”!
Nhưng để có thể “làm được điều đó”, hay trước tiên là có thể “nhận thức được nó” “chúng ta cần phải biết những gì”? Đó là câu hỏi, mà mình muốn đặt ra hôm nay – và cùng các bạn tìm ra lời giải đáp! Tất nhiên, để có được câu trả lời – và để nó “được những nhà đầu tư Việt Nam chấp nhận” – thì hơn hết – cần sự đồng thuận của dư luận – sự phân tích của những chuyên gia – Sự hậu thuẫn – & định hướng từ phía chính phủ!
Trước tiên, với tư cách cá nhân, và với tầm hiểu biết của mình, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những cuộc “đại khủng hoảng” đã đi vào lịch sử! - vài trò to lớn của thị trường chứng khoán ở trong đó. Và trong sự suy sụp ấy! – đâu là trách nhiệm của chính phủ! - đâu là trách nhiệm của người dân? Và giả thiết rằng – nếu mọi người dân, hay đa số người dân trong quốc gia đó, vào giai đoạn “tiền khủng hoảng” có được một sự hiểu biết “vừa đủ” về tài chính, và có một trách nhiệm, không chỉ trách nhiệm với bản thân, mà còn trách nhiệm với đất nước họ đang sống, cũng chính là vì tương lai của chính họ, của con em họ, “trách nhiệm một cách khôn ngoan” thì liệu “họ có thể làm được gì – và nên làm gì?” Và nếu họ làm như thế - thì hậu quả của khủng hoảng sẽ gia tăng – hay giảm bớt? Sẽ trầm trọng hơn – hay chỉ trở thành sự “suy thoái” của nền kinh tế??
Theo quản điểm cá nhân, một trong những việc quan trọng chúng ta cần làm hiện nay – là “tăng cường tri thức tài chính” cho mỗi một người dân – mỗi một nhà đầu tư! Chính vốn tri thức ấy – cộng với “trách nhiệm” – là truyền thống vốn có của người dân Việt Nam – Sẽ thay đổi – quan điểm – và cách làm – của nhiều nhà đầu tư. Để chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một thị trường tài chính vững mạnh – là điểm tựa – là nguồn năng lượng để “Việt Nam Cất Cánh”!
Sau đây, là loạt bài mang tính chất “tóm tắt” lại những cuộc khủng hoảng “đi vào lịch sử” – với lí luận tổng hợp của nhiều nhà nghiên cứu - với một chút – một chút quan điểm của mình về những cuộc khủng hoảng đó! Xin chia sẻ và thảo luận cùng bạn đọc!

Không có nhận xét nào: