Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Henry Paulson - Thuyền trưởng phố Wall - Hay là một con CÁ MẬP!

Henry Paulson - Thuyền trưởng phố Wall Log_AssignValue('2008092803315489','Henry Paulson - Thuyền trưởng phố Wall', '32', 'Tài chính quốc tế');
(CafeF) – Henry Paulson - cái tên gắn liền với kế hoạch 700 tỷ USD là người hội tụ nhiều tố chất nhất để có thể lèo lái con thuyền ngành tài chính Mỹ ra khỏi sóng gió hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Tài Chính Mỹ Henry Paulson có kế hoạch tổng thể để giải cứu cho cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay. Cựu nhân viên ngân hàng đầu tư này là người đàn ông phù hợp cho thời điểm hiện nay.
Chuyên gia kinh tế Allen Sinai thuộc tổ chức Decision Economics nhận xét về Henry Paulson như sau: "Kinh nghiệm của ông Paulson trong việc điều hành Goldman Sachs - công ty tài chính toàn cầu thực hiện gần như tất cả các loại hình hoạt động tài chính và doanh nghiệp phức tạp, không ai hơn ông có thể làm Bộ trưởng Bộ Tài Chính Mỹ."
Nhà kinh tế kỳ cựu với hơn 30 năm kinh nghiệm, người nổi tiếng ở phố Wall và Bộ trưởng tài chính thứ 3 của tổng thống Mỹ Bush đưa ra kế hoạch lớn sử dụng tiền đóng thuế để cứu hệ thống tài chính.
Sau khi công bố kế hoạch, ông lao vào thảo luận với đồng sự của mình với gánh nặng ứng cứu thị trường trên vai. Phát biểu với báo giới, ông nói:”Chúng ta có thể nói rất nhiều về nguyên nhân và hệ quả của những gì đang xảy ra. Tuy nhiên cái cần nhất lúc này là một giải pháp.”
Đêm rất đen trước khi bình minh ló rạng. Những ngày gần đây trên phố Wall đầy bóng tối, sự u ám chưa từng có từ khủng hoảng những năm 1929 đã trở lại. Ngân hàng đầu tư sống sót qua thời Đại Khủng Hoảng, biến động thị trường năm 1987 và thảm họa ngày 11/09.
Các tên tuổi lừng danh một thời là Lehman Brothers và Merrill Lynch đã trở thành hào quang của quá khứ. Ngân hàng thương mại lớn nhất nước Washington Mutual cũng đã phải ra đi.
Trên đây là nạn nhân mới nhất của khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn, cuộc khủng hoảng mang tính hủy diệt đối với ngân hàng và công ty cho vay trên khắp nước Mỹ và cướp đi giấc mơ sở hữu nhà ở của hàng triệu người Mỹ.
Ngân hàng đầu tư Bear Stearns? Ngân hàng này không thể sụp đổ được và chính phủ sắp xếp JP Morgan cứu Bear Stearns. Lehman Brothers? Ngân hàng này nên là sự hy sinh cần thiết và vì thế đã phải phá sản. Những người không có nhà cửa? Hãy thuê nhà. Hai công ty cho vay thế chấp lớn nhất của Mỹ - Fannie Mae và Freddie Mac? Thâu tóm hai công ty này và để người dân trả tiền cứu họ.
Với sự hỗ trợ của đồng sự tại Cục Dự Trữ Liên Bang, Ủy Ban chứng khoán và Ngoại hối Mỹ, ông Paulson đã thành công trong việc thay đổi mối quan hệ giữa phố Wall và Washington, đến nay Washington DC đóng vai trò như trung tâm tài chính thế giới.
Ông Paulson – một nhà diễn thuyết lạnh lùng với phong cách nói điềm tĩnh – một hướng đạo đại bàng đã nổi lên trong hệ thống tài chính Mỹ.
Chủ tịch Ủy Ban Dịch Vụ Tài Chính Nhà Đất(House Financial Services Committee) nhận xét đối với Bear Stearns và AIG, thành viên quốc hội chỉ được biết các quyết định được đưa ra bởi chính phủ Bush, đặc biệt là Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Henry Paulson và chủ tịch FED, ông Ben Bernanke. Chính ông cũng không thể biết hai người đó đang nghĩ gì.
Và nước Mỹ đã thay đổi như thế nào mới có diện mạo như hôm nay? Và người đàn ông nào trở thành biểu tượng của chế độ tư bản Mỹ?
Xét trên nhiều phương diện, Paulson là người lý tưởng để giải quyết các vấn đề hiện tại. Là một cựu lãnh đạo tại Goldman Sachs, thời kỳ ông làm CEO từ năm 1998 đến 2006, Goldman Sachs phát triển bùng nổ. Goldman Sachs được mệnh danh là đứng đầu của thế giới những tập đoàn hàng đầu.
Tác giả của cuốn "The Partnership: The Making of Goldman Sachs," đã coi Goldman Sachs như một tập đoàn với thế mạnh vượt trội, tập đoàn có khả năng hoạt động không gặp hạn chế tại bất kỳ thị trường nào.
Paulson, một sinh viên đáng nể tại trường học, từ khi còn học phổ thông cho đến khi học đại học Darthmouth ( một trong số các trường đại học nổi tiếng nhất miền Đông nước Mỹ), làm việc tại Nhà Trắng trước khi hoàn thành chương trình MBA tại đại học Harvard. Sau đó ông đầu quân về Goldman Sachs năm 1974.
Ông vươn lên đứng trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhất tại Goldman Sachs tại Goldman Sachs năm 1982 và sau này xây dựng thành công bộ phận ngân hàng đầu tư của Goldman Sachs tại châu Á. Thời gian làm việc tại Goldman Sachs, ông đã đến Trung Quốc hơn 75 lần.
Ông là người có kỷ luật cao, tập trung vào kiểm soát rủi ro và luôn cẩn thận đến từng chi tiết.
Năm 1994, khi Goldman lâm vào khủng hoảng, rất nhiều lãnh đạo cấp cao tại Goldman ra đi. Ông Paulson vẫn ở lại, tiếp tục hỗ trợ Goldman vượt qua sóng gió.
Ông Paulson áp dụng triệt để văn hóa của Goldman: kiếm ra thật nhiều tiền song không ứng xử lạnh lùng như đồng tiền. Mặc dù giá trị cổ phiếu của Paulson tại Goldman Sachs năm 2006 là 500 triệu USD, ông chỉ đeo một chiếc đồng hồ bình thường chứ không phải Rolex xa xỉ.
Ông tham gia rất nhiều vào các hoạt động khác. Ông làm việc hai năm trong vai trò chủ tịch Tổ chức bảo tồn tự nhiên của Mỹ. Văn phòng của ông có rất nhiều những bức ảnh chim chóc do chính vợ chồng ông chụp.
Ông đánh giá cao vai trò của đạo đức doanh nghiệp, năm 2002, trong bối cảnh bê bối doanh nghiệp, ông phát biểu tại National Press Club – trung tâm báo chí thế giới, để kêu gọi cải hiện đạo đức doanh nghiệp.
Paulson trở thành đầu tầu đội ngũ lãnh đạo chính sách kinh tế của thổng thống Bush. Ông có suy nghĩ rất khác về việc công việc của ông sẽ như thế nào – một nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu, chuyên gia tư vấn kinh tế hàng đầu.
Vấn đề trở nên rõ ràng hơn khi bong bóng nhà đất bắt đầu vào cuối năm 2006, hoạt động cho vay thế chấp trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Các khoản thế chấp được chia nhỏ thành chứng khoán, sau đó được bán dưới dạng trái phiếu cho các ngân hàng đầu tư và quỹ đầu tư rủi ro (hedge fund).
Các công ty cho vay, giám đốc điều hành và nhà kinh doanh cho rằng giá nhà đất sẽ không bao giờ hạ. Khoản nợ này chồng lên nhiều nhiều các khoản nợ khác trong khi lượng tiền mặt có rất ít. Ngày càng nhiều người Mỹ không có khả năng trả khoản nợ thế chấp, hiệu ứng dây chuyền xảy ra. Giá trị của trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp cũng như các công cụ tài chính dựa trên trái phiếu này giảm.
Ngân hàng cũng bị đẩy vào tình huống rối ren và buộc phải hút thêm tiền từ các quỹ thịnh vượng. Tất cả các đối tượng liên quan đến thị trường này bao gồm các công ty cho vay thế chấp bình thường, ngân hàng đầu tư hay đại gia cho vay thế chấp như Fannie Mae và Freddie Mac đều gặp khó khăn.
Chính phủ ứng phó với tình trạng này theo hai cách. FED liên tục hạ lãi suất hi vọng sẽ khiến tình hình dễ thở hơn đối với các công ty cho vay thế chấp. Theo định hướng của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Bộ Tài chính đưa ra chương trình Hope Now, cụ thể như sau: đây là liên minh quy tụ 6 nhà tài trợ lớn nhất nước chiếm đến hơn 50% thị phần thị trường địa ốc trên cả nước; bên cạnh họ là các tổ chức thu nợ, các nhà đầu tư tài chính và tổ chức thiện nguyện, tham vấn tài trợ địa ốc; chương trình này đơn giản là kéo dài thời gian trả nợ cho người dân; tuy nhiên theo đánh giá đây chỉ là giải pháp tình thế, không giải quyết gốc rễ vấn đề.
Tháng 3, khi ngân hàng Bear Stearn gặp khó khăn, JP Morgan đã nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ để giải cứu ngân hàng này. Ông đã hết sức đúng đắn khi quyết định không để Bear Stearn ra đibởi ông hiểu hơn ai hết nếu ngân hàng này sụp đổ, hàng trăm tổ chức tài chính khác sẽ chịu ảnh hưởng, tác động đối với thị trường là không nhỏ.
Xét về bản chất của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, Paulson thích hợp với vai trò thuyền trưởng hơn ai hết.
Một lý do khác khiến Bộ Tài Chính trở thành đầu tầu trong việc giải quyết khủng hoảng lần này chứ không phải FED là vấn đề lớn trong thị trường không nằm trong ngân hàng thuộc hệ thống của FED. Vấn đề là ở những ngân hàng đầu tư trong tầm kiểm soát của ông Paulson.
Kỹ năng lớn nhất một người làm việc trong ngân hàng đầu tư cần có là cách suy nghĩ tốt, động lực và hiểu thấu đáo công việc người đồng sự của mình đang làm. Ông Paulson có tất cả các tố chất trên.
Tuần thứ hai của tháng 9, khi Lehman thật sự nhận ra họ đang lâm nguy và cần sự ứng cứu của chính phủ. Không muốn tạo ra tiền lệ xấu, với kinh nghiệm của mình, ông Paulson đã khuyên CEO của Lehman rằng ngân hàng này cần tìm được người mua lại. Song CEO của Lehman đã quá sợ hãi rồi.
Mặc dù Lehman gặp khó khăn, ông Paulson trong phát biểu của mình cho rằng:”Tôi không muốn dùng tiền đóng thuế của dân để giải quyết vấn đề của Lehman Brothers. Ông từ chối cứu Lehman Brothers, hối thúc Bank of America mua Merrill Lynch. Đó là lý do tại sao tại ngân hàng Lehman, nhân viên ngân hàng dựng ảnh của CEO Lehman Brothers và Paulson sau đó phi đinh gim vào mắt hai ông này.
Thị trường tiếp tục bất ổn, người ta lo ngại tổ chức nào sẽ sụp đổ tiếp theo. Cổ phiếu của Morgan Stanley và Goldman Sachs giảm mạnh, họ buộc phải tính đến phương án sáp nhập với một số công ty khác. Nhà đầu tư cắt giảm lượng tiền đầu tư.
Ông Paulson ngay lập tức ứng cứu, ông và chủ tịch FED thảo ra kế hoạch mua lại trái phiếu thế chấp từ các ngân hàng và kế hoạch này tiêu tốn 700 tỷ USD. Bộ Tài Chính cũng tạm thời hỗ trợ đối với thị trường tiền tệ. Đến cuối tuần trước, thị trường chứng khoán tăng điểm.
Phát biểu với báo giới, Paulson cho rằng thật sự cần khôi phục lòng tin của thị trường:”Chúng ta sẽ tiếp tục phải đương đầu với vấn đề nhà đất và thế chấp trong nhiều năm, cái cần nhất lúc này là sự ổn định.” Tuy nhiên lần này ông cần phải nhận được sự ủng hộ từ phía Quốc Hội, và Paulson đã gặp phải một số cản trở.
Ông Paulson làm việc với một tốc độ chưa từng có tiền lệ tại Washington. Suốt cả tháng, phòng ăn tại Bộ Tài Chính mở cửa cả ngày cuối tuần. Ông Paulson không sử dụng email, và ông muốn nhận được thông tin bằng điện thoại. Ông không giành thời gian cho việc buôn chuyện tầm phào.
Thời điểm cuối tuần kinh hoàng nhất của phố Wall trong lịch sử, ông vẫn làm việc trên điện thoại, và kỳ nghỉ cuối tuần sau và tuần sau nữa cũng thế, ông và các đồng sự của mình vẫn tiếp tục làm việc để bàn thảo về chi tiết kế hoạch hỗ trợ thị trường.
Với tất cả những gì kể trên, ông xứng đáng là thuyền trưởng của phố Wall.
Trung Thành
TheoNewsweek, Businessweek
Ghử!
Đang bận "tối mắt" nhưng đọc bài này cũng phải "mở mắt" mà viết "vài bài" bình loạn!!!
Thứ nhất "Paulson LÀ MỘT CON CÁ MẬP"!
Thứ 2, lý do gì mà hạ viện Mỹ lại dẹp bỏ kế hoạch ứng cứu "mạch máu" của nước Mỹ?
Thứ 3, lối ra nào cho khủng hoảng tài chính 2008 tại Mỹ?
Thứ 4, Thế giới sẽ đi về đâu? Những kịch bản tươi sáng nhất và u ám nhất?
Thứ 5, Việt Nam, Châu Á - sẽ ra sao trước cơn sóng gió trên thị trường tài chính?
Ông ta không phải là "thuyền trường giải cứu" phố Wall mà là "tay sai" của PED giúp Ped có thẻ "nuốt trôi Phố Wall" một cách "xuôn xẻ"!
Để lý giải cho lập luận này - xin được phân tích từ "trung tâm" của chính sách giải cứu: kế hoạch 700 tỷ USD "cứu vớt" cái được gọi là "thị trường" - và quan trọng nhất 700 tỷ $ "móc" từ túi người dân Mỹ!
Đầu tiên, phải làm rõ thuật ngữ "thị trường" mà Ped đang đề ra kế hoạch ứng cứu "thực sự là gì?"
Nó là thị trường cho vay dưới chuẩn? (Để cứu vớt giấc mơ sở hữu nhà của người Mỹ - hay cứu vớt giấc mơ đầu cơ vào nhà đất của người Mỹ???)
Hay nó là thị trường "thứ cấp"? Thị trường mà tất cả các khoản vay "cực kì rủi ro" vào bất động sản được đóng gói - phân loại và "tung ra thị trường" dưới hình thức các loại "sản phẩm mới" đẹp đẽ - hấp dẫn với cái bao bì được "kiểm dịch" AA, BB hay thậm chí CC bởi các công ty xếp hạng tín dụng "quỷ xa tăng"?
Hay cuối cùng - cái thị trường mà họ muốn cứu - là cả thị trường tài chính Mỹ lẫn thị trường tài chính TG?
Xin trả lời ngay rằng - cái thứ nhất - Ped thực sự không "mặn mà" lắm với giấc mơ sở hữu nhà của người Mỹ! Bởi vì sao ư? Bởi vì rót tiền vào nó trong lúc này là "muối bỏ biển"! Bong bóng nhà đất - đã được thổi lên bởi những nguyên do mà Ped là người hiểu rõ hơn ai cả! LƯỢNG CUNG TIỀN! (xin được lý giải tiếp ở phần sau)!
Cái thứ 2, Ped cũng không đặt ưu tiên bởi 2 lý do:
- Thứ nhất, các loại chứng khoán này - được các ngân hàng "đầu tư" phát hành ra "khắp nơi trên TG". Nếu nó sụp đổ - thiệt hại sẽ được chia sẽ ra "nhiều nơi" chứ không chỉ ở nước Mỹ. Ngược lại - nếu Ped tung tiền vào đó - không khác đem $ cứu vớt rất nhiều nhà đầu tư nằm bên ngoài biên giới nước Mỹ.
- Thứ 2, nó chỉ chiếm 10% các loại chứng khoán "hình thành từ tài sản đảm bảo"! Còn lại - chính là từ các khoản vay trong tất cả các lĩnh vực khác! Cái này mới thực sự đáng sợ! Và đó mới là căn nguyên của khủng hoảng.
Quay lại cái thứ 3 - phải chăng thị trường mà Ped muốn cứu - thực sự là thị trường tài chính Mỹ? Quả tim - của thị trường tài chính toàn cầu?
Nếu thế lại phải cùng nhau lý giải - tại sao đến cơ sự này? Từ một cường quốc độc tôn trên thị trường tài chính - nhà ngân hàng của các quốc gia - nay lại đứng trên bờ vực của sự suy sụp?
Câu trả lời - hãy hỏi Ped - một liên minh ngân hàng - có quyền lực chi phối thị trường tài chính Mỹ.
Không lạ lẫm khi tôi đề cập Ped là một ngân hàng tư nhân - đứng ra phát hành tiền cho chính phủ Mỹ. Càng không ngạc nhiên - đến vô lý khi biết rằng chính phủ Mỹ - để phát hành tiền - hàng năm phải trả cả núi $ cho Ped - số $ từ tiền "lãi" của trái phiếu mà chính phủ "gửi tạm" để Ped phát hành $. (Vì nhiều bài trước mình đã đề cập).
Hôm nay sẽ bàn - Ped làm gì với "quyền" đó! Việc ped sử dụng quyền đó - sẽ tác động thế nào tới phố Wall?
Dù "bất đồng" rất nhiều quan điểm trong cuốn "chiến tranh tiền tệ" - nhưng có một điều - khó có thể phản đối - đó là lý luận - có nhiều khả năng Ped sẽ thông qua quyền phát hành tiền tệ của mình để gây dư thừa hoặc khan hiếm $ "cố ý" để "vụ lợi"!
Chính sách phát triển của Mỹ - dựa trên "tiêu dùng". Kích thích tiêu dùng - là kích thích sự phát triển. (kể cả tiêu dùng cho chiến tranh). Chính sách đã lên tới "đỉnh cao" hay tiến tới "cực đoan" khi kích thích tiêu dùng bằng cách "tiêu" cả tiền trong tương lai mới kiếm được...!
Gương mẫu đi đầu để người dân "noi theo" lại chính là chính phủ Mỹ!
Thâm hụt ngân sách là vấn đề "kinh niên" của hàng thập kỷ gần đây của chính phủ Mỹ. Lý luận ở đây là gì? Chính phủ "tiêu dùng" để kích thích KT, KT phát triển - sẽ thu lại lượng thuế đủ đề bù đắp việc "tiêu dùng" của chính phủ (thực ra nói là đầu tư thì đúng hơn).
Cũng với lý luận tương tự. Khi người dân vay được tiền dễ dàng - tiêu dùng thoải mái - kinh tế sẽ tăng trưởng - kt tăng trưởng - kéo theo thu nhập tăng - thu nhập tăng đảm bảo trả nợ!
Một lý luận "hao hao" vậy được đưa vào các lĩnh vực chứng khoán, nhà đất. Cho vay tiền đảm bảo bằng thu nhập tương lai và tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp không ngừng tăng giá vì lượng tiền bơm vào ngày một nhiều (do tác dụng đòn bẩy khoảng 20 lần). Tài sản tăng giá - lại được phép tăng lượng cho vay - lượng tiền tăng tiếp này sẽ được tái đầu tư vào thị trường hoặc quay ra tiêu dùng - sẽ lại kích thích tăng trưởng hoặc sản xuất!
"Sơ hở" ở đây là gì? Sơ hở là "mỡ nó rán nó"!
Trường hợp thứ hai - nó đổ sụp vì nó không thực chất "tạo ra của cải" mà nó chỉ là biện pháp "kỹ thuật" tạo lên hiệu ứng giả tạo về sự phồn vinh. Nhật Bản - đã trả một cái giá rất đắt cho bong bóng tài sản những năm 90 mà đến nay vẫn chưa hết "nguôi ngoai"! (Bài học của Thái Lan quá kinh điển - nhưng đó là một nước nhỏ - niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường thái lan "không là gì" so với Nhật Bản hay Mỹ).
Trường hợp thứ nhất - về lý "có thể trụ vững" do nó thực sự kích thích việc sản xuất. Nhưng nó có 2 vấn đề cơ bản.
1. Đó chỉ là giải pháp Kỹ thuật để "tiêu tiền của tương lai" mà thôi - trước sau - cũng có người phải trả số tiền đó. (thế hệ sau của người Mỹ).
2. Lý luận đứng trên bờ phá sản khi - thay vì chẩy vào túi người Mỹ - lượng $ chi tiêu từ tương lai đó lại chảy vào túi các nước khác: Trung Quốc, Ấn Độ ...(cả VN) nữa! Khắp thế giới - đều diễn ra một cảnh tương tự - thặng dư thương mại với Mỹ!
Vậy sao đồng $ vẫn "đứng vững" - sao lạm phát "tiền tệ" ở Mỹ không diễn ra như cách nó đã "quét sạch" tài sản của nhiều quốc gia?
Một vấn đề không mới "niềm tin"! Người ta tin vào $ và sức khỏe của nước Mỹ - đủ sức để trả nợ!
Nhưng còn một "nghiệp vụ" khác, mà người Mỹ - hay đúng hơn là các ngân hàng Mỹ đã dùng để "duy trì" cục diện hiện tại..
Đó là trái phiếu. Trái phiếu giúp huy động một lượng cực kỳ lớn $ "trôi nổi" trên thị trường - nhưng nó không phải là phần thưởng của chúa trời - nó được đảm bảo bằng tiền thuế của nước Mỹ. Càng nhiều người mua trái phiếu chính phủ - chính phủ Mỹ càng mắc nợ. Nợ của họ là nợ kép.
Nợ phải trả Ped để "phát hành $". Nợ trả cho trái phiếu để "gom $" lại!
Chính phủ đó sẽ nhanh chóng suy hiếu nếu không có nguồn cung $ "thực chất" bắt nguồn từ sản xuất!
Thêm vào đó - các tổ chức tín dụng thi nhau phát hành các loại sản phẩm mới. Họ mua lại nợ bất động sản, nợ cổ phiếu, đống gói - bán đã đành - họ còn tiếp tục thu mua cả bảo hiểm nhân thọ, quỹ đầu tư .. đóng gói - bán tiếp! Tiền ở trong tay người dân là 1 đồng - nhưng khi vào tay ngân hàng - nó sẽ "bị bẩy" thành "nhiều đồng" khác - vào tay các ngân hàng đầu tư - chí ít cũng thành 20 đồng.
Nếu 20 đồng này đầu tư vào sản xuất - cải tiến nền kinh tế Mỹ - thì quá tuyệt vời - đòn bẩy sẽ là tích cực. Nhưng ngược lại, nếu nó lại quay lại đổ vào bong bóng tài sản - thì nó sẽ tạo nên một sự phồn thịnh hư ảo! Mà cái kết của nó - tất nhiên lại là sự đổ vỡ!
Mà cái sự đổ vỡ ấy - bởi vì nó được tạo nên bởi quá nhiều các công cụ "hiện đại", nên nó đã dín líu quá sâu đến mọi ngóc ngác của thị trường tài chĩnh Mỹ. Nó không chỉ đơn thuần là tiền của các nhà đầu tư - mà nó đã là tiền của cả những người đã về hưu, những người đóng bảo hiểm.
...
Quá dài dòng - nhưng không lãng phí để "mô tả" cái được gọi là "thị trường cần cứu"!
Thị trường thì đã rõ - nhưng đối tượng cần cứu - là ai? Là người dân Mỹ ư? Liệu có phải chăng? Hay đó chính là giới tài chính? Những kẻ "tội đồ" với những bộ vest đắt tiền, những chiếc xe xa xỉ, những mức lương mà họ cho là "xứng đáng" với những gì họ bỏ ra?... Câu đó - xin dành cho các bạn trả lời!.. Chỉ ghi chú thêm rằng. 700 tỷ đó - lại một lần nữa lấy từ "tương lai".
Và ai là người khởi sướng? PED - Và kẻ "hoa tiêu" cho Ped - chính là CON CÁ MẬP mà tôi muốn nhắc đến!
PED "nhắm mắt" bơm tiền thổi to quả bóng (coi như không biết).
Ped "gạ gẫm" chính phủ tăng chi tiêu "từ tương lai".
Ped "rút ruột" tiền thuế bằng tiền lãi từ "trái phiếu" đảm bảo phát hành $.
PED nhìn quả bóng nổ tung - và cách giải quyết là BƠM THÊM TIỀN. Để làm gì?
Mô tả rõ ràng thì các ngân hàng đầu tư như "con bạc say máu"! Lấy tiền của người Mỹ "ra chơi"! Thua - trằng - nợ ngập đầu! Ped là ông chủ nợ - đến thuyết phục ông chính phủ "bảo lãnh" bằng cách vay 700 tỷ $ của ped - cứu con nghiện cờ bạc này - vì nếu nó chết - "chủ nợ" không hy vọng được nhận lại tiền! Hay đơn giản - tất cả thua lỗ do nó "đánh bạc" chuyển qua tài khoản của chính phủ.
Chính phủ vốn đã thâm hụt hàng ngàn tỷ - thêm 700 tỷ có "đáng là bao" chăng?
..........
Nhưng người Mỹ đâu phải dễ để cho Ped qua mặt. Người dân Mỹ đã thua Ped thật - khi mà bây giờ ped đã "thâu tóm" phố Wall về "một mối"! Nhưng chính phủ - thì vẫn còn "tỉnh táo" - khi không "vứt tiếp" 700 tỷ vào canh bạc của thị trường!
Cái gì đã mất "khó có thể lấy lại"! Liệu người ta có dừng lại ở việc coi đó là bài học & chấp nhận sự thật - chấp nhận một sự đổ vỡ (có kiểm soát - như họ đã từng làm với giới công nghiệp & nông nghiệp - câu chuyện được biết tới như việc ngân hàng "xén lông" con cừu béo nông nghiệp và công nghiệp Mỹ)?
.....
2 ý sau - khất các bác - em không còn tỉnh táo nữa - phải đi ngủ thôi - mai còn đi học!

Đô la sẽ tăng giá đáng kể so với VNĐ trong giai đoạn tới!


Đô la sẽ tăng giá đáng kể trong thời gian tới so với Việt Nam Đồng!
Thậm trí đó có thể là xu hướng trong vài năm tới!...
Một cơ hội "khó có thể bỏ qua" trong tình cảnh "khó khăn" hiện tại!
Xin được phân tích các lý do "khả dĩ" dẫn tới điều đó:
- Thứ nhất, do cung - cầu đô la tại VN:
Nguồn cung đô la sẽ suy giảm do việc sụt giảm xuất khẩu trong thời gian tới.
Do lượng đô la "dự trữ" của các ngân hàng thương mại "không chắc" đã lớn.
NH nhà nước - mặc dù có lượng đô la dự trữ tương đối lớn, nhưng sẽ phải bù đắp vào lượng đô la "trả nợ", (mỗi năm khoảng 2 tỷ $), trước đây, lượng tiền này có thể dễ dàng bù đắp từ dòng đầu tư trực tiếp hoặc các khoản ODA nên "chưa" phải là vấn để nghiêm trọng. Nhưng hiện tại, thì rõ ràng, nó sẽ tạo một sức ép rất lớn lên lượng dự trữ ngoại tệ của VN, bởi suy giảm đầu tư vào Việt Nam là một điều chắc chắn sẽ xảy ra. (theo phân tích của mình - có rất ít các lĩnh vực "chắc ăn" hơn các nước khác để các nhà đầu tư "rót vốn" trong thời điểm hiện tại, thậm trí còn ngược lại - rất có thể sẽ có nhiều nhà đầu tư rút lui - chứng khoán - sẽ là lĩnh vực chứng kiến sự sụt giảm này rõ ràng nhất.)
Nhu cầu ngoại tệ để "nhập khẩu" không hề suy giảm thậm trí còn gia tăng do sự tăng giá của dầu, phân bón, sắt thép và một số loại nguyên liệu "cơ bản - thiết yếu khác" (riêng ô tô có thể sẽ suy giảm nhập khẩu lớn).
Các doanh nghiệp nước ngoài, gặp khó khăn do tình hình chung, rất có thể sẽ tái cơ cấu, chuyển một phần lợi nhuận sang $ để bù đắp các khoản thua lỗ từ các "khu vực khác" trên TG.
- Thứ 2, do cung cầu $ trên TG:
Suy giảm đô la từ phía các nhà đầu tư "gặp khó khăn". Tăng cường xu hướng "tháo vốn ứ đọng" trong các lĩnh vực đang suy sụp tại VN: BĐS, chứng khoán (khó có khả năng các dự án lớn về BĐS sắp tới có thể triển khai nhanh chóng nếu không muốn nói là ngược lại).
Suy giảm các nguồn vốn vay, vốn ưu đãi, viện trợ.v..v.
Quan trọng hơn cả - đó chính là "nguồn cung $" - một điều thực sự thú vị mà mình mới nhận thấy, có lý do để củng cố nhận định cho rằng lượng cung $ ra thị trường thế giới sẽ suy giảm "nghiêm trọng":
Có lẽ không ít người hoài nghi - vì theo như một bài viết trước - nước Mỹ không "sợ" lạm phát - bởi thế - phản ứng khi suy thoái của họ chắc chắn sẽ là tăng lượng cung tiền. Việc ra tăng này với mục đích - khôi phục lòng tin vào thị trường - chặn đứng nguy cơ suy thoái. (Cái này là do đặc điểm của nước Mỹ - mỗi người dân là một nhà đầu tư - thị trường tài chính Mỹ - có thể khôi phục bằng động tác "tiếp sức" cho lòng tin của chính phủ).
Họ sẽ thực hiện điều này theo 2 cách: Bơm $ giá rẻ thông qua các ngân hàng thương mại hoặc trực tiếp "thu mua" các doanh nghiệp! Cách làm thứ 2 vô cùng hãn hữu vì sẽ là "ôm rơm dặm bụng" khi phải vừa lãnh trách nhiệm quản lý thị trường - vừa phải điều hành một số doanh nghiệp mới thu mua. Việc này rõ ràng gây khó khăn với bộ máy quản lý vốn có của chính phủ. Vì vậy, họ chỉ tiến hành phương pháp này đối với các tổ chức có ảnh hướng lớn đến xã hội như: Các quỹ hưu trí, các quỹ bảo hiểm, và các quỹ bất động sản giá rẻ cho người thu nhập thấp...
May mắn là ở chỗ, sau cuộc khủng hoảng 1929, nước Mỹ đã tách bạch rõ ràng 2 loại ngân hàng: NH đầu tư và NH thương mại. Rõ ràng - thời điểm này điều đó đã phát huy rõ tác dụng. Chính phủ Mỹ sẽ không phải lo lắng rằng mình sẽ rót tiền "nhầm" các ngân hàng đang đầu tư thua lỗ lớn, có khả năng họ sẽ dùng tiền mới "ưu đãi" để vãn hồi các khoản đầu tư này - mà không đưa "trực tiếp" ra thị trường.
Vì vậy - trong trường hợp này, có thể loại bỏ khả năng $ sẽ ứ đọng trong các khoản thua lỗ của các ngân hàng đầu tư... Nhưng - vấn đề lại nẩy sinh ở một khía cạnh khác - không kém phần nguy hại: Các sản phẩm tài chính hiện đại.
Để cứu thị trường, (đang suy sụp vì thua lỗ chứ không phải vì thiếu tính thanh khoản) là một vấn đề "vô cùng nan giải", lý do đầu tiên là bởi sự phức tạp của "các sản phẩm tài chính mới" của thị trường hiện đại: các tài sản được "chứng khoán hóa"!
Nếu nó là cổ phiếu của một doanh nghiệp - sẽ dễ dàng hơn nhiều - để quyết định xem có nên hỗ trợ hay không dựa vào "tiềm năng" phát triển của nó - nhưng các loại "chứng khoán" này - thì khác hẳn - nó có khôi phục được hay không là tùy thuộc "thị trường' chứ không phải bản thân nó! Hơn nữa, nếu chỉ "người Mỹ" sở hữu các chứng khoán này - thì vấn đề sẽ dễ hơn nhiều cho chính phủ khi "ra chính sách" bởi người Mỹ "vốn đã lạc quan" - nhưng hiện tại thì khác. Một phần lớn, số người mua các loại chứng khoán này lại là những tổ chức "tin tưởng" vào sự thịnh vượng của nước Mỹ, coi đó là "an toàn" cho các khoản đầu tư của mình (khi đầu tư vào một thị trường lớn, vào các loại tài sản được các quỹ tài chính hàng đầu TG quản lý).
Có thể nói, ngay khi đầu tư vào đó - họ đã có sẵn một niềm tin quá lớn, và niềm tin đó - khi suy sụp - sẽ là sự thất vọng - đến hoảng loạn hơn nhiều - so với bản thân người Mỹ.
Phân tích sự khác biệt đó để đi tới một nhận định rằng, để có thể tạo dựng lại "niềm tin" vào thị trường sẽ không dễ dàng gì bởi sự "đa quốc tịch" của chủ sở hữu - và họ - khó có thể có "tiếng nói chung" - nếu họ muốn "chạy chốn" khỏi thị trường vĩnh viễn - thì sẽ là thảm họa - mà chỉ riêng chính Phủ Mỹ - khó có thể đối phó.
Để có được sự phục hồi trên diện rộng - chắc chắn sẽ đòi hỏi một lượng đô là mà chính phủ Mỹ - sẽ cân nhắc cái giá "quá đắt" của nó! (Lý giải bởi sự "trù chừ" ra một quyết định mạnh tay, bởi - đây sẽ là việc "chưa có tiền lệ" và "chưa chắc chắn kết quả" - nếu $ của chính phủ Mỹ (bảo lãnh bằng trái phiếu chính phủ) đổ vào "động không đáy" thì sao??).
Và "gay cấn" hơn nữa - đó là ở các ngân hàng, các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư - những người sẽ "trực tiếp" sử dụng những đồng $ "cứu cánh" này - đó mới là mối lo ngại thực sự!
Khác với chính phủ Mỹ - tìm kiếm biện pháp để "cứu rỗi" toàn thị trường - các tổ chức khác (doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ đầu tư) trước hết sẽ nghĩ đến "chính bản thân họ". Nghĩa là - nhiều khả năng - thay vì chuyển tiền đó vào "lưu thông" vãn hồi thị trường tài chính - họ sẽ dùng tiền đó, "chữa cháy" cho các khoản thua lỗ của mình hoặc để đảm bảo "an toàn" của mình trước - họ sẽ giữ lại "phòng thân" (lo sợ nguy cơ thiếu tiền mặt - sẽ làm lan tràn tâm lý này - giống như cách một loạt các dn VN hành động khi lo lắng rằng ngân hàng sẽ không đủ tiền khi họ "cần" - đẩy họ vào cảnh bất lợi).
Hay tệ hại hơn cả, lượng tiền đó được dùng để "thu gom" các tài sản "bất động" đang thanh lý với giá rẻ. (lượng tiền này khi đó sẽ không đủ sức khiến thị trường hồi phục - vì so với tổng các tải sản đang xuống giá - nó quá nhỏ - chỉ có thể sử dụng nó như "mồi lửa" còn phần còn lại sẽ là của các nhà đầu tư - bản thân nó được sử dụng như vốn ngắn hạn - lại đem đổ vào các tài sản dài hạn - nên sẽ không phát huy tác dụng như CP Mỹ mong muốn).
Sẽ là bất hạnh nhất - khi lượng tiền này được đem đi "đầu cơ" - đầu cơ vào "xu hướng" đang quá dễ dự đoán bằng cách lao vào các hợp đồng kì hạn, bán khống các loại chứng khoán, chứng chỉ quỹ... mà bất kể nó "khỏe hay yếu" sẽ lao theo xu hướng mất giá "quá chắc chắn". Điều này - sẽ kéo thị trường "xuống đáy vực" thực sự!
Mặc dù chưa biết thực tế sẽ diễn biến theo hướng nào - nhưng đều đi đến kết luận - lượng $ tăng cường - không làm gia tăng lượng $ lưu thông trên thị trường tài chính và càng khó làm tăng lưu lượng $ đến các thị trường như VN.
.........
Theo cách phân tích trên - sẽ dẫn tới một kết luận: $ trên thị trường VN trong thời gian tới sẽ khan hiếm bởi những lĩnh vực sử dụng $ của VN đều là các lĩnh vực "thiết yếu" khó có thể cắt giảm. (Chưa kể đến "xu hướng" lạm phát - mà rất có thể gói giải pháp của chính phủ - mới chỉ giải quyết được bề nổi, nếu tài chính suy yếu - rất có thể sẽ bùng phát trở lại )!
Kết luận là, trong tình trạng hỗn loạn và khó khăn hiện tại, vẫn có thể kiếm lợi nhuận, nếu tỉnh táo phân tích tình hình. Lợi nhuận trong 6 tháng tới 1 năm tới - sẽ đến từ việc đầu tư vào $.
Đó là nhận định của mình! Còn thực tế đúng hay sai - chúng ta hãy "chờ thị trường" trả lời~!
Hãy chúc cho nhận định của mình là đúng (không thì quả này......toi)!
Chúc các bác may mắn & tỉnh táo trong các quyết định đầu tư sắp tới (chớ nghe em xui dại nhé)@!!!!

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2008

Đi tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng tín dụng 2008 tại Mỹ!

Nước Mỹ tiếp tục "sa lầy" vào cuộc khoảng - bất kể các giải pháp "tốn kém" liên tục được triển khai!
Đã có những "vật tế thần" mang quốc tịch Mỹ đầu tiên làm mồi cho cuộc khủng hoảng tín dụng này.!
Sẽ là huyênh hoang nếu ai đó dám khẳng định rằng cuộc khủng hoảng này "do đâu" và sẽ "dẫn" thế giới này tới đâu? Nhận xét xem, nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến nước Mỹ, và đến cả Thế Giới? Nó sẽ tác động thế nào đến "niêu cơm" của những nền kinh tế "quá nhỏ bé" như Việt Nam??
Và nếu nó ảnh hưởng - thì chúng ta phải có những "động thái" như thế nào để có thể giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực từ nó?
Lợi - hại là 2 mặt của một hiện tượng! Vậy - trong trường hợp này - liệu Việt Nam có một "cơ hội" nào từ cuộc khủng hoảng này hay không? Hay chí ít là ta rút ra được bài học gì - từ cơn "bão" này?
Các nguồn tư liệu vẫn đang tiếp tục cập nhật, các quan điểm mới, giả thiết mới vẫn tiếp tục được đưa ra thảo luận - mục đích cuối cùng - là tìm ra một câu trả lời "hợp lý nhất" cho tất cả những gì đang diễn ra!.. Cố nhiên, với một môn khoa học "tương đối" và đặc biệt là với lĩnh vực chúng ta đang thảo luận - khó có thể tìm được một quan điểm thống nhất và toàn vẹn, chúng ta chỉ hy vọng, càng đưa ra nhiều cách lý giải - ta càng hiểu sâu hơn về nó! Chỉ dám mong hiểu nhiều về "hiện tượng" để có thể "dự đoán" chứ cũng không dám đào sâu về "bản chất"!
Chúng ta sẽ bắt đầu từ "kết quả" hay “hiện tượng” rồi đi ngược lên phân tích lý do:
Chương một: Cuộc chiến Irac – khởi đầu cho một thảm họa tài chính
Thời gian, tỷ lệ thuận với việc quân Mỹ "tiến sâu" vào "lãnh địa" và "chính trị" tại Irac, nhưng lại tỷ lệ nghịch với sự ổn định của đất nước này!
Người Mỹ đã "bối rối" một thời gian dài trong việc đưa ra cách thức hiệu quả để ngăn chặn bạo lực tại đây.
Bạo lực - bất ổn (đặc biệt là tại nguồn cung) tỷ lệ thuận với giá dầu mỏ khi "đến tay người tiêu dùng"!
Chiến tranh tỷ lệ thuận với lượng của cải phải tiêu tốn, lượng của cải này sẽ kích thích nền công nghiệp phục vụ chiến tranh (đã lâu nhàn rỗi) của nước Mỹ, nhưng nó kéo theo 2 việc:
- Thứ nhất, việc tập trung nguồn lực vào ngành công nghiệp quốc phòng sẽ làm suy giảm nguồn lực cho các khu vực khác. Nó "đặc biệt có ý nghĩa" trong bối cảnh nước Mỹ từ hàng thập kỷ nay đang dần mất đi vị thế dẫn đầu ở rất nhiều ngành sản xuất...
Công nghiệp Mỹ - cần một "cú huých" để "quay trở lại" - công nghiệp quốc phòng (và đằng sau nó là sự "vận động" ngành năng lượng, tìm kiếm một nguồn cung giá rẻ - ổn định)- có thể là một đầu tầu cho sự quay trở lại đó- nhưng rõ ràng - thực tế đã chứng minh, sự lựa chọn này không "thực sự khôn ngoan"!
Chiến tranh đã kéo dài "quá lâu", lượng của cải nó tiêu tốn đã "quá lớn" so với những lợi ích mà nó mang lại (mà rõ ràng là cần rất lâu mới có thể thu hồi lại đủ). Nhưng quan trọng hơn cả là người ta không nhìn thấy "điểm dừng" của cuộc chiến!
Nếu trước kia - dễ dàng có thể thống kê Irac có bao nhiêu quân, bao nhiêu vũ khí và cần bao nhiêu vũ khí - các loại để có thể "thắng" - thì nay - con số đó - khó ai có thể dự đoán!
Và với một "sức sản xuất lớn" nhưng không biết nên sản xuất bao nhiêu - thì rõ ràng "hồi kết" cho sự tăng trưởng đến từ khu vực quốc phòng đã tới!
- Hệ quả thứ 2 của cuộc chiến, đó chính là "lượng cung tiền"!
Với sự thâm hụt ngân sách "kinh niên" của chính phủ Mỹ, nay lại phải đeo thêm phí tổn chiến tranh, sẽ "sớm" dẫn tới hệ quả tất yếu của chính sách thời chiến "gia tăng lượng cung tiền" để đáp ứng nhu cầu chiến tranh!
Một nước nhỏ - việc gia tăng lượng cung tiền (một lượng lớn đủ để đáp ứng cho chiến tranh) - sẽ là một quyết định cực kì mạo hiểm - chỉ áp dụng khi "cực chẳng đã". Hệ quả của nó là kinh tế phát triển mạnh mẽ "một thời gian" - đủ để đáp ứng nguồn lực cho cuộc chiến! Nhưng ngay sau đó sẽ là thời kì trì trệ kéo dài - mà bắt đầu bằng lạm phát phi mã. Và ván bài này được "đặt cược" bằng kết quả của cuộc chiến! Tuy nhiên phải nói thêm, nếu thắng và "mang về" được những "chiến lợi phẩm" có giá trị thì chiến thắng đó mới có ý nghĩa - còn nếu không - xét về mặt chính sách tài chính - thì đó rõ ràng là một quyết định "tăm tối - ăn thua"!
Nhưng nước Mỹ thì khác!
Đồng $ cũng khác vậy! Cán cân thương mại của Việt Nam mà thâm hụt theo "kiểu Mỹ" thì chắc không đầy 1 năm - chắc không còn bóng dáng một nhà đầu tư nào trên lãnh thổ Việt Nam. VNĐ chắc sẽ bị "liệt" vào các loại tiền "vô giá trị nhất"!..
Nhưng Mỹ thì lại "quá khác"! Sẽ là lan man nếu lại phân tich lại nguyên nhân của điều đó (một bài viết mới đây mình có để cập đến lý do này _ bạn nào quan tâm có thể đọc lại)! Có thể tóm tắt lại nguyên nhân mà người Mỹ vẫn có thể tiếp tục chính sách "chi tiêu quá mức" mà vẫn có thể tránh được lạm phát phi mã đó là bởi: NIỀM TIN.
Niềm tin vào một thị trường tiêu thụ lớn nhất TG (cả thế giới cần nó để "tiêu hóa" hàng mình sx ra).
Và niềm tin vào "tương lai" của nước Mỹ, niềm tin vào nền công nghiệp Mỹ - đủ sức sản xuất ra lượng của cải "trả nợ" cho việc "chi tiêu trước" này!
Người Mỹ cũng vậy, họ được vay nợ dựa trên một "niềm tin" rằng trong tương lai - họ có đủ sức trả nợ!
Đó là một điều tuyệt vời - đối với sự phát triển kinh tế - nhưng đồng thời cũng là "gốc rễ" của thảm họa đối với nước Mỹ.
Chương hai – Lạm phát “niềm tin”
Nước Mỹ hình thành, phát triển bùng nổ, bởi nhiều lý do, một trong những lý do quan trọng nhất “về mặt kỹ thuật” đó chính là “nguyên tắc đòn bẩy”.
Khởi đầu bằng việc sử dụng nhiều loại tiền giấy “không đảm bảo bằng vàng”, thay vào đó được đảm bảo bởi trái phiếu chính phủ. cho tới việc xóa bỏ hoàn toàn chế độ kim bản vị tại nước Mỹ, biến tiền chính thức trở thành “giấy nợ” của chính phủ… Sau cùng – đó là đưa tờ “giấy nợ” này thành một loại”tiền” được toàn TG công nhận coi như là một vật “trung gian trao đổi” đáng tin cậy nhất!
Từ công đoạn đầu tiên, người Mỹ từ việc chỉ được phát hành một lượng tiền cố định cho lưu thông dựa trên số lượng vàng “thực” của nước Mỹ (sẽ dẫn tới số lượng cực kì ít – không đủ để trao đổi chứ chưa nói là để phát triển), tiến tới việc dùng song song cả vàng lẫn trái phiếu làm “vật thế chấp” phát hành tiền,sau đó là chỉ trái phiếu. Điều này cũng tới “giới hạn của nó” tức là nếu dùng trái phiếu để tung ra một lượng tiền “quá lớn” sẽ gây lạm phát bởi kinh tế Mỹ chỉ có thể “hấp thụ” được một lượng tiền nhất định để đẩy mạnh sản xuất, phần “dư thừa” sẽ đổ vào bong bong tài sản hoặc trực tiếp làm giá cả tăng lên (dù không có lý do nào để giá tăng lên).
Nhưng sang đến giai đoạn 3 – khi $ trở thành một loại tiền được cả thế giới sử dụng – thì mọi thứ “hoàn toàn thay đổi”. Cái nền kinh tế sử dụng $ ấy “quá lớn”, sức ép việc tăng lượng cung tiền tới lạm phát ($) dường như nhỏ “chưa từng thấy”! Các “nhà ngân hàng” Mỹ bước vào một thời kì “hoàng kim” chưa từng có trong lịch sử loài người (phải nói thêm là Ped – tổ chức “đứng ra” phát hành $ thực chất là một ngân hàng tư nhân_ và tư nhân thì “khó” có thể dung hòa giữa lợi ích của “thiểu số” và “đa số”! Như thế có nghĩa là “rất có nhiều khả năng”, Ped sẽ lạm dụng “quyền” của mình – để vung ra một lượng $ “vô cùng lớn” để kiếm lợi! Cái đòn bẩy ấy đã “to” tới mức – có thể “nẩy tung” cả cục diện kinh tế - chính trị TG.
Lại một lần nữa lan man nếu phải giải thích điều này (hy vọng sẽ sớm có một topic chuyên về đề tài này), nhưng nói “đơn giản”, vì có tiền (in ra được), các ngân hàng Mỹ sẽ tìm cách “cho vay để lấy lãi”. Và người “thiếu tiền” thì chưa bao giờ “thiếu” trong lịch sử loài người… Châu Âu sau chiến tranh TG I, rồi chiến tranh TG II, thậm trí ngay cả nước Đức, nước Nhật sau thế chiến I và II ( chắc cũng không nhiều người biết – thứ tạo nên tiềm lực quân sự hung hậu (chỉ sau 6 năm chuẩn bị) của Đức Quốc Xã khuấy đảo cả TG, “trực tiếp” đến từ “tiền” từ ngân hàng Mỹ và kỹ thuật từ các công ty cơ khí Mỹ_ tất nhiên – họ chỉ nghĩ tới lợi nhuận mà không “lường hết” được hậu quả).
Và để làm được điều đó – nước Mỹ (hay nói đúng hơn giới tài chính Mỹ) chỉ cần 1 thứ: Niềm tin
Niềm tin vào gì thì mình đã nhấn mạnh ở trên! Và chính niềm tin đó – tạo nên “sự kỳ vọng”!
Chương 3 – Chủ nghĩa lạc quan và sự kỳ vọng vào nước Mỹ
Giống hệt như con tàu Titanic!
Khi người ta chế tạo ra nó – người ta nghĩ rằng nó “quá an toàn” và KHÔNG THỂ CHÌM, yên tâm tới mức mà không cần trang bị các thiết bị cứu nạn khi gặp sự cố!
Và người ta cũng nghĩ rằng: Nước Mỹ - quá lớn để có thể bị “Chìm”!
Không lớn sao được khi mà nó là một trong những nơi “tiêu hóa” nhanh nhất và nhiều nhất những gì mà thế giới sản xuất ra? (kể cả vốn và công nghệ_ một loại “hàng hóa” thú vị - đáng để lập một topic)!
Nó trở thành “đầu tàu” cho sự ổn định và thịnh vượng của toàn TG. Nó chu cấp “tiền”, đảm bảo an ninh và đảm bảo “tiêu thụ” hàng hóa cho các nước khác. (Cố nhiên, vì làm dụng, nên có không ít nước sản xuất theo định hướng Mỹ và “khóc dở mếu dở. Có “hơn một” những biến chứng về “cơ cấu kinh tế” tại cả những nước phát triển mạnh như Nhật Bản – khi sử dụng bản “thiết kế” của Mỹ để xây dựng nền sản xuất “đại trà xuất khẩu”! Nhưng cơ bản, cho đến “gần hiện tại” nó đã mang lại “sự phồn thịnh cho nhiều quốc gia – và rất có thể đã làm “suy yếu Mỹ”. Suy yếu bởi chính việc là người “tiêu dùng” của cả thế giới. Rất có thể họ đã “Vung tay quá trán” mà không biết!).
Và thế là người ta kì vọng. Người ta kì vọng vào con người Mỹ, hàng hóa Mỹ, công nghệ Mỹ.
Kỳ vọng đó đem đến kết quả là, có nước phụ thuộc vào “cố vấn Mỹ”, có nước phụ thuộc vào “công nghệ Mỹ, thị trường Mỹ”, hay “quân đội Mỹ”!
Còn cá nhân, họ kỳ vọng vào những bước phát triển “nhảy vọt” của công nghệ Mỹ, vào sự tăng trưởng “ổn định và vững chắc” của kinh tế Mỹ.
Thỉnh thoảng, người ta “giật mình tỉnh giấc” bởi những cú sốc “chỉ sau một đêm”, họ tỉnh giậy – và không hiểu tại sao – tài sản của mình lại mất đi nhiều giá trị đến vậy? Từ trước tới nay – người ta chỉ tin vào “sự tăng trưởng không có giới hạn” mà thôi!
Nó đến từ người nông dân khi vay tiền đầu cơ đất hoặc mở rộng trang trại “quá mức”. Nó đến từ giới đầu cơ chứng khoán – kì vọng vào các công ty “mới nổi”. Đến từ giới công chức, công nhân, sinh viên… vào sự phát triển bão táp của CNTT, của Web, của toàn cầu hóa.
Trong suốt quá trình lịch sử, con người “sáng tạo” ra nhiều thứ để “tiêu dùng” – nhưng chưa có thứ nào – con người ta sáng tạo ra mà không bị “đầu cơ” dẫn đến “khủng hoảng” cả. Tùy thuộc vào sự “đại chúng” của sản phẩm đó, mà quy mô của nó lớn hay nhỏ… Thiết nghĩ – đây là một vấn đề hết sức quan trọng, xin được phân tích thêm cho rõ.
Với hàng hóa thông dụng, chắc không có ví dụ nào “tượng hình” hơn ví dụ về đầu cơ “Hoa Tuy Lip” ở Châu Âu! Một củ giống – có thể có giá trị bằng cả cơ nghiệp! Người ta thấy rằng – chỉ cần bỏ tiền ra mua – tối ngủ một giấc là mai có vô khối lợi nhuận do việc nó tăng giá! Người ta lao vào mua bán – giao dịch qua lại, hay “khôn ngoan hơn” đi vào sản xuất…Dù làm gì – họ giống nhau ở một điểm – chỉ nghĩ một điều – mua vào sẽ có lãi mà không cần biết lãi ở đâu và bán cho ai!.. Hiển nhiên, quả bong ấy không thể phồng to mãi, nó nổ, và đó là sự đổ vỡ “đầu tiên” mà người ta đúc rút thành “lý luận” về “đầu cơ”!
Cao cấp hơn, khi người ta “tạo ra” các “sản phẩm tài chính”! Một bước chuyển vượt bậc, một đòn bẩy, một gia tốc mạnh “nhất” trong lịch sử có thể giúp người ta “kiếm lợi”! Một quy luật tương tự - và một sự đổ vỡ tương tự - nhưng quy mô của nó thì “lớn hơn rất nhiều”!
Trong các sản phẩm tài chính đó – tất nhiên được chia thành từng loại theo từng lĩnh vực, và người ta cũng lựa chọn lĩnh vực đầu tư dựa vào một thứ: sự kỳ vọng (đôi khi là thái quá). Nó dẫn tới sự sụp đổ của cả cổ phiếu các công nghệ làm “thay đổi thế giới” như mạng internet, máy tính, phần mềm, game…
Các sản phẩm tài chính, đã phát triển không ngừng tạo nên các sản phẩm “khó tiêu” hơn, phức tạp hơn, cho từng đối tượng “người tiêu dùng”! Nhưng đáng chú ý hơn cả - đó là “tầm ảnh hưởng của nó”!
Có lẽ bạn nghe nhiều một câu châm ngôn “khi thấy một đứa trẻ đánh giầy, một anh lái tacxi cũng bàn về chứng khoán thì đó là lúc nên rời xa khỏi thị trường”. Câu nói ấy đúng theo “rất nhiêu cách”. Một trong những cách giải thích đơn giản nhất, đó là khi đó – sự đầu cơ đã “lan rộng” đến mức “phổ biến” – và sẽ không còn đối tượng nào “đổ thêm tiền” vào nó được nữa – sự phát triển – đã tới giới hạn!
Vậy – cái gì sẽ quyết định – bong bong “nổ hay không”? Đó chính là câu hỏi mà ta quan tâm!
Đáp án là (theo mình): Độ “phổ thông”!
Càng nhiều người “tham dự vào” nó càng có nguy cơ đổ vỡ “ngay”! (nhưng cũng có thể kiếm ngay lợi nhuận lớn).
Càng ít người – càng khó đổ vỡ (nhưng cũng khó kiếm lợi nhuận).
Vậy nếu bạn nghĩ sao – nếu tôi đưa cho bạn một loại sản phẩm tài chính mà “gần như tất cả mọi người đều tham gia”?
MỘT QUẢ BOM tài chính đúng nghĩa phải không?
Có hơn một quả bom như vậy được gài tại Wall Stress, và một trong số chúng đã “phát nổ”!
Nhưng so với “số bom” mà nó “có thể kích hoạt” thì ảnh hưởng của nó – chưa thấm vào đâu!!...
Sorry cả nhà! Mất toi mấy tiếng rồi!
Em mà không đi ngủ - mai đố dậy được!
Đang làm dở đồ án – lò dò đọc thấy cái tít “hót” quá – lại “ngứa nghề” – “Múa bút” một lúc!...
hic – bao giờ mới xong đồ án đây!!

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2008

Trao giải Olympic toàn quốc - tiếc nuối - sung sướng & đắng cay!

Hôm trước - thức cả đêm - vẽ "nốt" cái đồ án thi công - sáng "lượn" sớm đến trường đi cùng anh em cho nó "hoành tráng"!!!
8h "đội hình tinh hoa" của "dân Kiến" nhà ta đổ bộ ĐH Thủy Lợi - nơi đăng cai tổ chức kỳ thi Olympic khu vực Phía Bắc năm nay!

Đây là Thầy Ngọc - ở bộ môn Cơ Kết Cấu - một người thầy - của rất nhiều thế hệ ưu tú của trường Kiến Trúc (hic - đến cả trưởng khoa Xây Dựng - thầy vẫn còn chê - thằng ấy á - ngày xưa cũng không giỏi lắm - chỉ được cái chăm chỉ.. khè khè -- Còn một thầy nữa - cũng "hoành tráng" mà hay được nhắc tên - nay ngồi cùng bàn nhậu (không tiện nhắc tên))!
Đây là một trong những thầy 'tâm huyết nhất" với các kỳ thi Olympic! Cảm ơn thầy rất nhiều! Thầy đã nghỉ hưu 8 năm mà vẫn "luyện chưởng" cùng đội olympic cơ kết cấu!
Tiếc quá đội cơ kết cấu 1 giải nhất - 5 giải nhì mà vẫn bại dưới tay "đối thủ truyền kiếp" - Xây Dựng (Không phải vì kém giải mà vì đội hình chính "đá giải đồng đội" thi đấu "không được tốt" trong khi đội hình oánh giải "cá nhân" lại linh về 1 giải nhất (cao điểm hơn 2 giải nhất bên XD) + 2 giải nhì - thế là tổng điểm thua chúng nó! Quá Kú).
Sang năm thầy tròn 70 tuổi - cũng là thời điểm thầy "hạ quyết tâm" nghỉ ngơi thực sự!! Mong rằng "thế hệ kế tiếp" sẽ có một món quá "Thực sự ý nghĩa" mừng sinh nhật thầy vào "ngày này năm sau"!! Đã từ lâu - trường Kiến Trúc chờ đợi một giải nhất đồng đội bộ môn Cơ Kết Cấu! Cố lên anh em!
Hè hè - đội Cơ Kết Cấu với Cơ Học Đất "giao lưu" tí!

"Con tịnh" giầy trắng mặc áo đội tuyển học cùng lớp với mình - nhất Cơ Kết Cấu - ghét quá đi mất!! Thằng này là "đối thủ" của mình từ "kiếp trước" thì phải!! Đi đâu cũng bị nó "ám"!! Nhưng mà "chửi nhau" với nó "cũng vui"!!
Mà thôi - ngày vui - anh em một nhà 2004X1 - "vô đối" - gạt qua chuyện "thù oán cá nhân" vui vẻ tí!! 2 đồng chí còn lại 1 ở X2, một ở X6 - cũng toàn "hàng khủng" - thậm trí "rất khủng" (đồng chí ngoài cùng bên phải)!

Tranh thủ "khoe hàng" tí!

Em này là My - "xinh nhất" đội cơ đất - học QL mới sợ chứ - "nghe nói" học "tanh" lắm nhưng "chưa được" - tận mục sở thị!!..

Còn đây - đội hình tinh hoa - đội tuyển Cơ Học Đất!! Đội này "quân số" ít nhất, tiền thưởng nhiều nhất, cơ cấu giải nhiều nhất và giải cao nhất luôn... hè hè .. xin giới thiệu đó là "đội hình nhà em"....

Thằng đứng giữa - cười tít là đội trưởng - biệt danh "Chiến - Chó"!! Không phải chửi nó - mà vì món khoái khẩu của nó là "thịt cầy" -- he he!! Mặc ho "thiên hạ hiểu nhầm" - ta vẫn gọi nó là "Chiến - Chó" như thường!!
Đồng chí này luyện "Cơ đất chân kinh" đã lên tầm "sư phụ" - tiếc thay - vì một "sơ suất nhỏ" bị đội Thủy Lợi "xài" Mỹ nhân kế - choáng váng đầu óc - tụt xuống giải 3 (thật là quá ác - sang năm - chắc chắn "đội trưởng" sẽ "đổi màu huy chương")!!
Cạnh nó - "thằng áo trắng" - hơi điệu một tí là Kiên - giải vàng đợt thi vừa rồi - hoàn toàn xứng đáng - nhưng "anh em" vẫn "nhìn nó" với một thái độ - "hết sức hậm hực" - chỉ chực cơ hội "a lô xô" oánh "hội đồng" cho nó một trận vì tội dám cả gan "vượt mặt" chiến hữu!!!
Chúc mừng giải vàng duy nhất của toàn đội và toàn quốc luôn môn Cơ Học Đất - cung hỷ - cung hỷ!! Cũng chia sẻ với "cái tay đau" của chiến hữu.. (khè khè .. xí xớn - đã đá bóng lại còn ngắm gái - bị đội bạn húc cho một phát - bay tuốt lên giời - tẹo nữa là cái tay bị "bẻ đôi" như cái bánh quy - may mà tay chú ấy "cũng cứng".... Bạn miêu tả hơi "độc mồm" thế - không có ý gì đâu...!! Mà mày cũng khỏi rồi còn gì!!!
Tiếp đến - đồng chí áo xanh là Sỹ Mười - cao thủ võ lâm đến từ cái bang 2004X2 - (cái bang không đội trời chung với 2004X1 - vì cái tội dám loại chiến hữu ra khỏi vòng loại KientrucCup 2 năm liên tiếp - ác thế không biết - vậy mà lúc nào cũng - học cạnh nhau - ghép lớp cùng nhau - đi tham quan cùng nhau - thậm trí thực tập hay tập quân sự cũng "dính luôn" bọn này - đúng là "Ghét của nào - trời trao của ấy"..... )
Í ẹ - cái này không áp dụng cho chú Mười nhé - chú đọc chớ hiểu nhầm - đó là "oán thù 2 nước" anh em ta ở giữa "chả liên quan gì" hề hề - có đề thi - bác cứ tuồn cho em "đều đều" nhé.. he he!! Chúc mừng chiến hữu đạt giải 3!!
Em My thì giới thiệu rồi "nhể" - "Cô Cô" đến từ khoa QL - mà đính chính thêm - cái khoa này không chuyên về mấy môn "khoai sọ" này - nhưng do thành tích "xuất sắc" vẫn được đưa vào danh sách "gà chọi" năm nay!.. Đáng tiếc - do đội cơ đất có "quá nhiều" anh "đẹp giai" cộng với hôm đi thi bị một "thằng bé" nó xài "nam nhân kế" - thế là cả buổi tơ tưởng "đòi làm quen" - quên luôn cả việc đấu võ đài!! khè khè (cái này em đoán thế - chẳng may không phải - cô cô tha cho)!!
Còn cuối cùng là em (bên trái - ngoài cùng) với lại "đồng chí" Hùng cùng về "đồng hạng" - cái giải "khuyến khích" - đau quá là đau!!
Em thì - cả nhà quá rõ - bổ xung thêm thông tin chú Hùng - X3 - nổi tiếng "hiền lành" "Giang hồ" đồn thế - không biết thực hư thế nào!! Nhưng phải công nhận đồng chí này cẩn thận và chu đáo - nói chung - các chị, các cô, các em - có thể hoàn toàn tin tưởng!! Tạm thời thì chú ấy - rất nhát gái (hoặc chí ít là biểu lộ ra ngoài như vậy).. khuyến cáo chị em nào có "nhu cầu" cần liên hệ gấp để tránh "trâu chậm uống nước đục"!!!
À - khuyến mãi thêm tí thông tin cho "phe còn lại" - bác này có một em gái sinh năm 88 học dược - "nghe đồn" "lanh lợi" lắm!! Dân dược mà lại - nghe hấp dẫn không?
Lúc ở ngoài thì không sao - nhưng mà lúc vào - "ngồi nhìn" chúng nó nên nhận giải mà anh em "tủi thân" vô cùng!!
Cái cảm giác làm "bại tướng" khó chịu hơn anh em vẫn tưởng!! Trong mặt sáng ngời thế này mà lại "học dốt" hay chí ít là "thi dốt"!!!
Ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Chỉ trách trời một nỗi - là ta học "kém hơn" chúng nó"!! hu hu... Giá mà ta khóc được!! Uất quá! Ghen tức quá! Bất công quá! Bất mãn quá! & Hợp lý quá!
Bài làm ta "chỉ có thế" - "chỉ có thế" mà thôi - phải chấp nhận sự thật - không nên níu kéo, không nên bào chữa, càng không nên "ảo tưởng"!! Dù là "cái gì" thì cũng phải "quên nó" để sống tiếp (choáng mất phải 2 tuần chứ chả chơi - buông bút - buông sách - chán chẳng muốn thi nữa( may mà đều ổn cả)- phải lượn ngay đến chỗ thầy Fedrich để "giải tỏa" không thì khéo giờ này vẫn "nửa đêm vỗ gối"!!)..
Không thèm nói chuyện này nữa!!
Tiếp theo là màn "chia tiền thưởng":
Hè hè!! Giải thưởng nhiều quá - thầy Ngọc phát "sướng cả tay"!!
Bởi vì trót nói đây là blog chuyên về "tài chính" nên để tránh cho topic này "lạc đề" đành "lái nó theo định hướng vậy"!
Một điều hết sức gây "bất bình" hay nói đúng hơn là "thất vọng" cho đám "đấu sĩ" sau gần một kì ngày đêm "luyện công" - có những lúc tưởng chừng "không gượng được dậy"!
Khóa 04 (là lực lượng chủ yếu trong đợt "ra quân" lần này - đang phải đối mặt với một kỳ "căng thẳng nhất" - với toàn những đồ án "cốt cán" - nhưng môn học "khoai môn" - tiến độ đồ án cứ gọi là đè bẹp các tuyển thủ! Không ít "đấu sỹ" đầy tiềm năng đã "bỏ cuộc" ngay từ vòng trường vì không chịu nổi sức ép này...!
Những người còn bám trụ lại - đều là những kẻ "lấy đêm làm ngày - lấy sách làm chi kỉ - lấy chỉ quản thư làm bầu bạn - lấy thư viện làm tổ ấm" - giã từ những thú vui "tao nhã" - đã từng là một phần "tất yếu" của cuộc sống; còn đâu những đêm trắng với blog - những ngày dài với game online, những buổi chè chén say sưa, những cuộc hèn hò "sớm tối"!!
Cai "người yêu", cai "game"; cai "chat"; cai "bóng đá" cai luôn cả "blog" - Giã từ cả cái vẻ ngoài chải chuốt - hào nhoáng - cho có tí vẻ "lãng tử" - khỏi ô danh "dân Kiến" - suốt 3 tháng - trở nên bụi bặm - bất cần - luộm thuộm - ngang phè để rồi cuối cùng - thằng sung sướng với kết quả mỹ mãn, thằng bất mãn, thằng khổ đau, thằng thất vọng!! ...
Về "tinh thần" thì anh em không nói - nhưng mà về "vật chất" thì - bèo quá!!
Không biết có bao nhiêu "thằng" đang săn tìm những "cỗ máy in tiền" mà nhiều kẻ - hiện đang ngồi trong cái hội trường ấy...
Mỗi năm đầu tư xây dựng cơ bản hàng ngàn tỷ, mỗi cái cọc khoan nhồi cũng phải vài trăm tr - trong khi nước ngoài nó hạn chế tối đã "nén tĩnh" - vì tốn kém - ta nén "bét nhè" - công trình nào cũng nén (cho an toàn mà), mỗi cọc trung bình nén tĩnh chắc cũng một vài trăm triệu 1 cọc; mỗi CT bét nhất 3 cọc..
Thế mà các bố ấy tiếc "tí tiền" đầu tư cho mấy thằng "tiềm năng chưa khai quật" để nó "lao vào" cày bừa mấy môn cơ bản - xem có "tí hy vọng" nào rồi nó sẽ "cải tiến" được cái công nghệ đang hiện hành cho nó "ít tốn kém" hơn chăng?
Mấy cái thằng doanh nghiệp bé bằng "cục kẹo" so với các bác "tổng" như Sông Đà như Vinaconex...v...v.. thì "xi nhê" gì - ấy vậy mà mỗi cái ngày hội Miss gì gì đó, hay thời trang, văn nghệ nó ủng hộ hàng trăm triệu....(bởi nó cần quảng cáo). Còn các bác - chỉ biết hái quả - mà chả thấy "vun gốc" tí nào - chả trách chúng nó chạy theo liên doanh hết!!
Ấy là em nói mấy bác "kẹo" tiền tài trợ! Còn với các thầy ở Hội Cơ Học, thay mặt cho những lứa sinh viên trưởng thành dưới sự dìu dắt của các thầy - xin gửi tới các thầy lòng kính trọng và sự biết ơn chân thành nhất!
Những thứ mà các thầy trao tặng, không chỉ là bằng khen, tiền thưởng, vinh danh, mà cao hơn cả, các thầy muốn truyền cho thế hệ kế tiếp một "nhiệt tình khoa học" - một tình yêu với các môn cơ học - Các thầy muốn thế hệ kế tiếp - có thể kế thừa - và phát triển những kiến thức nền tảng để tạo dựng nền một thứ : "Khoa học công nghệ Của Việt Nam"! Đó mới thực sự là sự phát triển bền vững, là cái mà đất nước cần để theo kịp thời đại!
Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất - các thầy vẫn có thể trưởng thành, vẫn có thể nghiên cứu - đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành cơ học Việt Nam - thì chắc chắn rằng - trong điều kiện đầy đủ hiện tại - thế hệ chúng em CHẮC CHẮN sẽ cố gắng tạo nên những bước chuyển to lớn về các lĩnh vực chúng em tham gia.
Đó không chỉ bởi tinh thần khoa học, cũng không phải bởi vinh danh - mà đó là điều "bắt buộc" để thế hệ này có thể tạo dựng DẤU ẤN của mình! Chúng em bắt buộc phải tiến lên - nếu không muốn bị bỏ lại! Cái chúng em hướng tới - là những sản phẩm khoa học - có thể ngay lập tức mang lại thành công, mang lại hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập, công việc cho xã hội!
Bên trường Xây Dựng - đã có những nhóm sinh viên - mỗi người góp 10 triệu đ (còn bao nhiêu thầy giáo hướng dẫn sẽ bù) để nghiên cứu khoa học, số tiền đó với một sinh viên là không hề nhỏ - nó thể hiện trước hết là tình yêu đối với khoa học, sau đó là sự chấp nhận - chấp nhận chịu thua thiệt - mất mát "một cái gì đó" để có thể làm điều mình đam mê! Nhưng đằng sau đó - chắc chắn những nghiên cứu ấy - hứa hẹn sẽ mang lại nhiều hơn rất nhiều những gì mà các bạn ấy bỏ ra! Ngay cả khi - nó "chưa thể thành công" - thì những điều mà họ học được - chắc sẽ đáng giá hơn thế!
Đó là sinh viên, các thầy tham gia giảng dậy ở các trường cũng rất nhiệt tình và tâm huyết nghiên cứu khoa học, gần như các thầy phải bỏ toàn bộ tiền túi để làm thí nghiệm... mỗi cái cọc nhồi vài trăm tr, để có được công nghệ thổi rửa đáy cọc, các thầy bên trường XD đã phải làm bao nhiêu cái?
Những điều đó thực sự là dấu hiệu đáng mừng và cần phải được phổ biến, vinh danh và nhân rộng - để tạo thành một trào lưu mới - trào lưu sáng tạo khoa học chứ không chỉ dừng lại ở những cuộc thi mang đậm tính "hàn lâm"!!
Và chỉ khi nó kết hợp được với những công nghệ mới, giải pháp mới, thì những cuộc thi như thế này mới có thể thu hút được những "lực lượng" tài trợ mạnh mẽ hơn, đông đảo hơn!

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

Tương lai của Châu Âu trong kỷ nguyên Toàn Cầu Hoá!


Thứ quyền lực châu Âu cần để lãnh đạo

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm nay diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, những lời bàn luận chủ yếu xoay quanh các cường quốc đang nổi lên tại châu Á. Một nhà phân tích về châu Á lập luận rằng tới năm 2050, sẽ có ba cường quốc thế giới: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Ông ta không hề đề cập tới châu Âu, nhưng đánh giá không đúng mức về sức mạnh của châu Âu là một sai lầm.

Đúng vậy, châu Âu hiện nay chưa phát huy hết thực lực của mình. Nó được chia nhỏ, thanh bình, và mang tính quy chuẩn trong một thế giới của quyền lực cứng, nhưng lại là một phần của thế giới không liên quan tới sức mạnh quân sự. Việc sử dụng vũ lực trong các nền dân chủ công nghiệp tiên tiến là chuyện gần như không thể tưởng tượng nổi. Trong các mối quan hệ của họ "với nhau", những quốc gia này đều đến từ sao Kim (theo lối diễn giải của Robert Kagan), và việc châu Âu đặt trọng tâm vào luật pháp và các thể chế chính là một tài sản quý giá.
Đối với phần còn lại của thế giới, cuộc thăm dò gần đây của Pew cho thấy nhiều người châu Âu mong muốn châu lục mình đóng một vai trò lớn hơn, nhưng để tạo thế cân bằng với sức mạnh quân sự của Mỹ thì cần tới khoản chi phí cho quân sự nhiều gấp đôi hoặc gấp ba, và chỉ một số ít người châu Âu thích thú với sự đầu tư đó. Tuy nhiên, một chiến lược khôn ngoan cho châu Âu sẽ cần tới các khoản đầu tư lớn hơn cho sức mạnh cứng.
Tuy vậy, viễn cảnh của châu Âu không ảm đạm như giả định của những người bi quan. Quyền lực chính là khả năng có được các kết quả như mong muốn, và các nguồn lực sẽ dẫn đến các hành động cụ thể tùy thuộc vào bối cảnh. Về chức năng, quyền lực được phân bổ giống như một bàn cờ ba chiều. Ở mặt phẳng trên cùng là mối quan hệ quân sự giữa các quốc gia, mà Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất của thế giới có khả năng tiếp cận trên toàn cầu. Tại đây thì thế giới là đơn cực.
Ở mặt phẳng giữa là các mối quan hệ kinh tế - nơi mà thế giới thực sự là đa cực. Tại đây, châu Âu đóng vai trò như một liên minh, và các quốc gia khác như Nhật Bản và Trung Quốc đóng các vai trò quan trọng. Mỹ không thể đạt được một thỏa thuận thương mại hoặc dàn xếp được các vụ kiện mà không có sự tán thành của EU. Hoặc lấy một ví dụ khác, châu Âu đã làm được cái việc là gạt Paul Wolfowitz ra khỏi Ngân hàng Thế giới.
Mặt phẳng dưới cùng của bàn cờ bao gồm các mối quan hệ liên quốc gia nằm ngoài tầm kiểm soát của các chính phủ - tất cả mọi thứ từ thuốc phiện cho tới dịch bệnh, cho tới khí hậu thay đổi, cho tới chủ nghĩa khủng bố. Ở mặt phẳng này, quyền lực được phân bổ một cách hỗn loạn giữa các nhân tố phi nhà nước, và cũng không nghĩa lý gì dù gọi thế giới này là đơn cực hay đa cực.
Tại đây, sự hợp tác phi quân sự chặt chẽ là rất quan trọng, mà điều này châu Âu đã làm rất tốt. Thành công của các quốc gia châu Âu trong hàng thế kỷ vượt qua tình trạng thù địch, và sự phát triển của một thị trường nội địa rộng lớn, đã đem lại cho họ sức mạnh mềm rất lớn. Tại thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh, các nước Đông Âu không cố gắng hình thành nên các đồng minh trong khu vực như họ đã làm vào những năm 20, nhưng lại hướng tới Brussels để bảo vệ tương lai của mình. Tương tự, các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina đã điều chỉnh các chính sách của họ để đáp lại sức hấp dẫn của họ đối với châu Âu.
Gần đây, Hội đồng tình báo quốc gia của Hoa Kỳ đã công bố 4 viễn cảnh rất khác nhau cho thế giới trong năm 2020: 1) Thế giới Davos mà ở đó toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục diễn ra, nhưng với nhiều gương mặt châu Á hơn; 2) Hòa bình theo kiểu Mỹ, nơi mà Mỹ tiếp tục thống trị trật tự toàn cầu; 3) Nhà nước mới của thế giới Hồi giáo, nơi mà sự đồng nhất tôn giáo của Hồi giáo thách thức sự thống trị của các tiêu chuẩn phương Tây; và 4) Chu trình của Nỗi sợ hãi mà trong đó, các lực lượng phi chính phủ gây nên những nỗi kinh hoàng đối với nền an ninh, tạo nên các xã hội đặc biệt Owell (Orwell hàm ý những niềm tin trái ngược: “chiến tranh là hòa bình”, “tự do là nô lệ”; và “ngu dốt là sức mạnh”). Giống như bất kỳ các nghiên cứu nào về tương lai, những viễn cảnh trên đều có các giới hạn của chúng, nhưng chúng giúp chúng ta đặt ra câu hỏi là ba hay bốn nhân tố chính trị chính sẽ góp phần định hướng nên kết quả cuối cùng.
Trước tiên là sự nổi lên của châu Á. Câu hỏi lớn sẽ là Trung Quốc và sự phát triển nội lực của họ. Trung Quốc đã đưa 400 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo từ năm 1990, nhưng vẫn còn 400 triệu người nữa đang sống với dưới 2USD mỗi ngày. Nếu hiện trạng chính trị ở Trung Quốc thay đổi, vai trò của quốc gia này trên thế giới cũng sẽ thay đổi: hoặc họ sẽ có một chính sách đối ngoại hiếu chiến hơn và không sẵn lòng đối phó với những vấn đề như thay đổi khí hậu, hoặc họ sẽ có thể xử lý các vấn đề của mình và trở thành một "cổ đông đầy trách nhiệm" trong nền chính trị thế giới.
Châu Âu có thể góp phần đáng kể đối với sự hòa nhập của Trung Quốc vào các quy tắc và thể chế toàn cầu. Nói chung, châu Âu và Mỹ sợ một Trung Quốc yếu kém hơn là một Trung Quốc sung sức.
Chính trị Hồi giáo và cách thức phát triển của nó sẽ là nhân tố thứ hai. Cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan không phải là một "sự va chạm giữa các nền văn minh", mà là một cuộc nội chiến trong chính tôn giáo này. Một thiểu số có quan điểm cực đoan đang sử dụng vũ lực để áp đặt một thế hệ đơn giản hóa và mang tính chất ý thức hệ lên một xu hướng chủ đạo có nhiều cách nhìn khác nhau.
Trong khi số đông nhất những người Hồi giáo lại sống tại châu Á, họ bị tác động bởi tâm điểm của cuộc chiến này tại Trung Đông - khu vực bị tụt lại phía sau cả thế giới trong toàn cầu hóa, mở cửa, xây dựng thể chế và dân chủ hóa. Tại đây, sức mạnh kinh tế và quyền lực mềm của châu Âu cần đóng góp rất nhiều. Thương mại cởi mở hơn, tăng trưởng kinh tế, giáo dục, phát triển các thể chế xã hội dân sự, và những bước tiến dần dần về chính trị có thể giúp củng cố xu hướng chủ đạo này vượt qua thời điểm khó khăn, như cách người Hồi giáo đang được đối xử tại châu Âu và Mỹ. Điều quan trọng không kém là các chính sách của phương Tây đối với Trung Đông sẽ thỏa mãn những người Hồi giáo theo xu hướng chủ đạo, hay sẽ tiếp sức cho việc tuyên tuyền của những người cực đoan về một cuộc chiến chống lại Hồi giáo.
Yếu tố quyết định thứ ba chính là quyền lực của nước Mỹ và cách thức nước Mỹ sử dụng quyền lực đó. Mỹ sẽ vẫn là quốc gia quyền lực nhất trong năm 2020, nhưng, nghịch lý là, nhà nước lớn mạnh nhất kể từ thời La Mã sẽ không đủ khả năng bảo vệ chính các công dân của mình.
Sức mạnh quân sự của Mỹ không đủ để đối phó với các nguy cơ như bệnh dịch toàn cầu, khí hậu thay đổi, chủ nghĩa khủng bố và tội phạm quốc tế. Những vấn đề này cần tới sự hợp tác trong việc cung cấp các sản phẩm công cộng trên toàn cầu và quyền lực mềm trong việc thu hút sự hỗ trợ. Trên thế giới, không có nơi nào có thể chia sẻ nhiều giá trị hơn hay có khả năng tác động nhiều hơn tới quan điểm và quyền lực của Mỹ như châu Âu. Điều đó dẫn tới giả thuyết rằng nhân tố chính trị thứ tư mang tính quyết định trong tương lai sẽ là sự phát triển của các chính sách và quyền
lực của châu Âu.
Joseph NyeTheo Project SyndicateThu Lượng dịch
Bình loạn về "Tương lai của Châu âu"!
Tương lai của Châu Âu
Đã có không ít những học giả nghiên cứu, phân tích để đưa ra một viễn cảnh của châu lục này trong vòng vài thập kỷ tới - tuy nhiên có không mấy những nghiên cứu "vẽ" nên được một viễn cảnh "sáng sủa & và huy hoàng" cho châu lục này-Bởi những "yếu điểm cố hữu" của lục địa này!
Xin có một bài viết ngắn - tranh luận với quan điểm của bài báo trên!.....
Chúng ta không còn lạ lẫm - khi người ta gọi Châu Âu là "lục địa già nua"! Và xin được tập trung phân tích rõ, sự "già nua" của một Châu lục "chưa bao giờ" suy giảm ảnh hưởng của mình với thế giới - trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình - thế nhưng - hiện tại thì nó đang "mất dần" vị thế của mình bởi rất nhiều lý do sau đây:..
Đầu tiên - hoàn toàn đồng ý với tác giả về việc "Châu Âu - với những luật lệ" - quả thật - không mấy nơi trên thế giới, có được một hệ thống pháp luật và quy chuẩn đầy đủ, hoàn thiện và to lớn như châu lục này.
Điều đó - hẳn nhiên là có lợi cho việc phát triển của một thị trường tự do, minh bạch - một xã hội dân chủ - công bằng!
Tuy nhiên - cũng chính sự hoàn thiện - lại dẫn đến những "cứng nhắc" về thể chế - và sự cứng nhắc này lại càng trở lên rõ rệt khi cần đến sự đồng thuận của cả khối cho một chính sách mới như hiện nay!
Điều đó - khiến châu lục này phản ứng khá "chậm chạp" với những biến đổi không ngừng của thời cuộc!
Việc những nhà điều hành - những nhà lập pháp có trong tay một quyền hạn nhất định để có thể "rảnh tay" đối phó với những vấn đề mới, những thách thức mới - vốn là thế mạnh của những nước có một nền chính trị "đồng thuận cao" thì gần như "không tưởng" ở Châu Âu! ...
Trong điều kiện bình thường - thì những điều đó - không bộc lộ quá nhiều vấn đề - nhưng trong những hoàn cảnh cấp bách, hay khi cần có một sự "hy sinh" nào đó từ cách thành viên, một nhóm người (sẽ phân tích ở phần sau) thì điều đó thực sự trở thành một vấn đề nan giải, nó cản trở các nhà lãnh đạo trong việc đưa ra một chính sách nhanh chóng nhất, "có lợi" cho cả khối nhất!..
Điều thứ 2 phải nhắc tới - đó chính là sự "già nua" trong tư tưởng của người dân Châu Âu! Có một điểm mà nhà phân tích ở trên đã nhắc đến - đó là không mấy người dân Châu âu chấp nhận - khối này tăng chi tiêu cho quân sự chẳng hạn.
Đây là một ví dụ, mà nếu dẫn ra phân tích, nó đã ảnh hưởng đến rất nhiều "chính sách cốt lõi" của Châu âu.
Việc không chịu chi tiêu cho quân sự - đã buộc châu lục này phải lựa chọn "giải pháp" là dựa vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ hay các khối quân sự chung!
Và chính điều đó đã dẫn tới quyết định chấp nhận cho Mỹ triển khai "lá chắn tên lửa" tại Châu âu! Chưa biết hiệu quả về mặt an ninh của "tấm lá chắn" này cho Châu âu đến đâu - nhưng chúng ta thấy rõ rằng - một thời gian dài trước đây, Châu âu kiên quyết không cho Mỹ triển khai hệ thống này bởi nguy cơ sẽ biến cả châu lục này thành "bãi chiến trường" nếu "không may" nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và một thế lực khác! Thì nay - chấp nhận nguy cơ trở thành "võ đài" trong chiến tranh - châu âu đã chấp nhận điều đó...
Thái độ ấy "chưa chắc" đã phải là "chủ ý" của các nhà lãnh đạo "kỳ cựu" của châu âu mà đó là sức ép do "quan điểm chung" của người dân châu âu mang lại!
Và cái quan điểm ấy - tiếp tục "đẩy" châu âu "lún sâu" vào suy giảm ở lĩnh vực thứ 2 - mang tính chất quyết định đến "thế và lực" của châu lục này trong tương lai - Lĩnh vực Kinh Tế!
Dân số già nua là một trong những trở ngại "dài hơi" của Châu âu - nhưng ngay cả những người trẻ - cũng có những "vấn đề" không kém phần "nghiêm trọng" trong tư tưởng của họ!
Những người trẻ tuổi ở châu âu "dường như" làm người ta nghĩ họ "không mấy" quan tâm đến chính trị! Nói chính trị thì to tát quá - đơn giản là có rất nhiều người trẻ "không đề cao" hay "không ý thức" đến vai trò mà Châu âu "cần" hay "có thể đóng góp" cho thế giới trong tương lai!.
. Ngay cả với những vấn đề cấp bách của khu vực - họ vẫn tỏ thái độ hết sức thờ ơ! Nhưng ngược lại, khi quyền lợi bị "xâm phạm" thì họ lại có những hành động "quá khích" làm người ta "bất ngờ"!
Lấy dẫn chứng chính là tại Pháp! Vấn đề lao động của nước này - nổi cộm 2 vấn đề "nghiêm trọng" đó là, để tiếp tục duy trì nguồn lao động trong khi dân số giảm, họ cần phải "nới rộng" cánh cửa cho người nhập cư; đồng thời, với chi phí "đắt đỏ" phải bỏ ra cho người lao động trong nước - chẳng khác nào "xua đuổi" các doanh nghiệp, xua đuổi nguồn vốn đầu tư ra khỏi những lĩnh vực "thiếu tính cạnh tranh" trong nền kt Pháp - đáng lo ngại là xu hướng ấy đang "không ngừng mở rộng" ra khắp các lĩnh vực của nền kinh tế - tất yếu người ta phải nghĩ đến kế hoạch phải "cắt giảm chi phí" ở những nơi "có thể" - và một trong những chi tiêu ấy - chính là chế độ an sinh cho người lao động. Người ta đều hiểu rằng, nếu không "mau chóng" có những quyết định "mạnh mẽ" thì trong tương lai không xa - nước Pháp sẽ "tiến vào" một cuộc "suy thoái báo trước" không kém phần "khốc liệt"!
Nhưng người dân thì "lại không chịu hiểu điều đó" - họ phản ứng gay gắt với chính sách cho người nhập cư, những điều chỉnh về chế độ bảo hiểm, hưu trí mà chính phủ tuyên bố là "kiên quyết thực hiện" để tránh đẩy nước pháp vào sự suy yếu đoán biết trước...
điều đó cũng "dễ hiểu" nhưng không "dễ hiểu" chút nào khi phản ứng của người lao động "đến độ" một chính trị gia ưu tú (người đã kiên quyết thực hiện chính sách này) phải ra đi - hay việc chính phủ cho "ngừng vô thời hạn" những kế hoạch này!...
Đó chính là những "trở ngại" mà bất kì nhà lãnh đạo châu âu nào cũng phải "tính đến" khi ra một chính sách - kể cả có lợi cho cả khu vực! Họ phải cân nhắc tới "lợi ích" của "chính mình" khi đưa ra chính sách này.. điều này làm ta liên tưởng đến sự tương đồng với những chính trị gia tại Mỹ..
Quay trở lại với 3 yếu tố sẽ quyết định "bô mặt" của thế giới trong vài thập kỉ tới, và suy ngẫm xem - Châu âu - sẽ đóng vai trò nào trong thế giới ấy?
Ta không "lạm bàn" về 3 yếu tố đó, chỉ tập trung phân tích - liệu có hay không một ảnh hưởng mang tính quyết định từ châu âu, và nếu có - ảnh hưởng đó là gì?
Không thể phủ nhận - vai trò to lớn của châu âu với những "kế hoạch toàn cầu" về nhân đạo, về môi trường trong hiện tại, nhưng trong tương lai - thì không dễ để nói trước, ta sẽ "bám sát" vào những luận điểm mà tác giả coi là "nguyên cớ" khẳng định vai trò của Châu âu để cùng phân tích:
-Đầu tiên, là việc trong hiện tại Châu âu có rất nhiều ảnh hưởng "phi quân sự" tại Trung Đông - một khu vực "cực kì bất ổn" của thế giới!..
Thật khó có thể đánh giá tác động của Châu âu tới khu vực này bằng các "quyền lực mềm" của họ!..
Chỉ có thể đồng ý rằng Trung Đông - quả thật là "nỗi lo ngại" của toàn thế giới hơn là sự "lo sợ"!
Người ta có lo ngại về những "đức tin" sai lầm của rất nhiều thế lực trong khu vực - bởi nó ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu - chứ không phải bởi họ là đầu tầu kinh tế - là trung tâm hay là động lực phát triển của TG - chỉ trừ một thứ!...Dầu mỏ!!
Trong hiện tại - họ quan trong bởi cái thứ "trời cho" của họ - nhưng chỉ bởi thứ đó mà thôi!
Họ chỉ quan trọng - một khi thế giới còn cần dầu mỏ hay còn cần tiền bán dầu mỏ của họ để đầu tư....
Nhưng với cái giá "thắt cổ" hiện nay - không còn nghi ngờ là sẽ thúc đẩy cuộc "cách mạng mới" trong khoa học kỹ thuật - CÁCH MẠNG VỀ NHIÊN LIỆU!
Tất yếu thế giới sẽ phải tập trung cho điều đó! Và Trung đông hẳn sẽ "sững sờ" tới mức nào khi mà một thành tựu trong khoa học - mà nhân loại đang chờ đón - sẽ xoá bỏ hoàn toàn sự "không thể thay thế" của họ "với thế giới"!..
Ông Bush muốn "tiêu diệt" tận gốc rễ của những "lệch lạc về đường lối" những "tiềm lực" của chiến tranh, của xung đột, của khủng bố bằng "vũ lực" - thì đâu đó trên khắp thế giới này - có lẽ đến hàng nghìn nhà khoa học đang ngày đêm theo đuổi một loại "vũ khí mềm" sẽ "chặn đứng" gốc rễ "tiềm lực" của những "thế lực lệch lạc" kia - đó chính là "nhiên liệu"!!
Giá mà ông Bush hiểu rằng - mỗi viên đạn mà kẻ khủng bố bắn ra, nhữgn cỗ máy chiến tranh hiện đại, hay thậm chí - cả tiền đổ vào những dự án hạt nhân mang tính huỷ diệt ấy đều được "đẻ ra" từ dầu mỏ! Cả thế giới đang "hà hơi - tiếp sức" cho những thế lực "mang lại sự bất ổn" cho loài người!
Và thay vì chiến tranh - có lẽ đã đến lúc - nước Mỹ dồn sức cho những dự án nghiên cứu quy mô về nguyên liệu thay thế - và trong hiện tại - có lẽ không chỉ Mỹ mà hàng trăm quốc gia khác - đang không ngừng thúc đẩy cho điều đó! Khủng bố - giết chóc - có thể bào chữa bởi "đức tin sai lạc" bởi đói nghèo - nhưng những đồng tiền được tạo ra bởi giá dầu mỏ "cắt cổ" - đẩy hàng triệu nông dân vào cảnh khốn cùng - đẩy thế giới vào cơn bão giá - mà chưa có kế hoạch khả dĩ để dập tắt - các nước phát triển thì co cụm "tự cứu mình" - đẩy người nghèo khắp thế giới ra đối mặt với cơn bão khốc liệt - và những đồng tiền đó lại "nạp đạn" cho tên lửa, cho máy bay - hay thậm trí cả "bom hạt nhân" - để rồi - thế giới lại phải "nạp đạn" tương ứng để "phòng thủ" hay tệ hơn "đánh phủ đầu" - thì đó thực sự là một tội ác! Tội ác với nhân loại mà không thể có bất kì một lý do nào có thể bào chữa - kể cả đức tin!..
Quay lại với Châu âu - những ảnh hưởng địa chính trị của họ thì rõ ràng đang "ngày một lu mờ" - ngược lại với nó là một sự đồng thuận "ngày càng cao" của khu vực này với Mỹ về rất nhiều các lĩnh vực!
Kinh tế suy giảm, ảnh hưởng bị thu hẹp, quân sự thì "thua kém", đồng thời lại có vô vàn những khó khăn từ chính "nội tại", và biểu hiện gần đây nhất là xu hướng lên giá không ngừng của đồng tiền khu vực này với "phần còn lại của thế giới" - càng khiến cho người ta lo ngại về viễn cảnh kinh tế của Châu Âu! Rất khó - để có thể khẳng định - Châu âu trong tương lai sẽ đóng góp một vị thế quan trọng "không thể thiếu" với thế giới!
http://www.lanhdao.net/leadership/home.aspx?catid=19&msgid=12604

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2008




Sự đạo đức giả trong tài chính

Thế giới đang phải đối mặt với một giai đoạn bất ổn về tài chính, đặc biệt là sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Giáo sư Joseph E. Stiglitz - người từng đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001 - cho rằng: một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên chính là kiến trúc tài chính toàn cầu vẫn chưa hề có sự cải cách nào về mặt nền tảng trong suốt 10 năm qua (kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997). Lanhdao.net xin giới thiệu bài viết của Giáo sư Joseph E. Stiglitz. Toàn bộ quan điểm trong bài là của tác giả.

Giáo sư Joseph E. Stiglitz phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 27/11/2004, một phần trong chuyến thăm 10 ngày tại Việt Nam để gặp gỡ các quan chức chính phủ, các nhà nghiên cứu, các nhà tài trợ nước ngoài và có các buổi diễn thuyết trước công chúng. Ảnh: Corbis
Năm 2007 đánh dấu 10 năm cuộc khủng hoảng Đông Á, bắt đầu từ Thái Lan vào ngày 2/7/1997, lan rộng sang Indonesia vào tháng 10 và sang Hàn Quốc vào tháng 12. Rốt cuộc, nó trở thành một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kéo thêm cả Nga và các nước Mỹ Latinh như Brazil, và nhiều nước khác phải mệt mỏi trong nhiều năm tiếp theo: Argentina năm 2001 có thể được kể đến như là một trong các nạn nhân của nó.
Đã có rất nhiều các nạn nhân vô tội khác, bao gồm cả các quốc gia thậm chí không tham gia vào các dòng vốn quốc tế nhưng vẫn bị chìm sâu vào khủng hoảng. Thực tế, Lào cũng nằm trong số những quốc gia bị ảnh hưởng tồi tệ nhất. Mặc dù cuối cùng thì cuộc khủng hoảng nào cũng kết thúc, nhưng lúc đó không ai biết được các kỳ suy thoái và trì trệ tiếp theo sẽ còn sâu rộng và kéo dài bao lâu. Đó là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái.
Là Giám đốc kinh tế và Phó Chủ tịch cấp cao của Ngân hàng Thế giới, tôi đã đứng giữa sự xung đột và các cuộc tranh luận về nguyên nhân và những cách ứng phó về mặt chính sách sao cho phù hợp. Mùa hè và mùa thu năm 2007, tôi đã đi thăm lại các quốc gia bị ảnh hưởng, gồm Malaysia, Lào, Thái Lan và Indonesia. Thật ấm lòng khi chứng kiến sự phục hồi của họ. Các nước này giờ đang tăng trưởng với tốc độ 5% hoặc 6% hoặc hơn thế - không được nhanh như trong những ngày thần kỳ Đông Á, nhưng nhanh hơn rất nhiều so với những gì mà mọi người có thể tưởng sau khi khủng hoảng xảy ra.
Nhiều nước đã thay đổi chính sách của mình, nhưng rõ ràng là theo những hướng khác biệt so với những cải tổ mà IMF yêu cầu. Người nghèo nằm trong số những người phải chịu gánh nặng nhất của cuộc khủng hoảng, khi mà tiền lương tụt hẳn xuống còn tỉ lệ thất nghiệp lại vọt lên. Khi các nước này phục hồi, nhiều nước đã tập trung nhấn mạnh vào "tính hài hòa", trong một nỗ lực khắc phục khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Họ coi trọng hơn việc đầu tư vào con người, khởi động các sáng kiến để nhiều công dân có thể được chăm sóc sức khỏe và tiếp cận tài chính hơn, và tạo nên các quỹ xã hội để giúp phát triển các cộng đồng địa phương.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng sau một thập kỷ, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ ràng IMF và Bộ Tài chính của Mỹ đã chuẩn đoán, kê đơn và tiên lượng sai lầm như thế nào. Vấn đề cơ bản chính là sự tự do hóa thị trường vốn còn non nớt. Bởi vậy, thật là mỉa mai khi nhìn thấy Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ một lần nữa lại thúc đẩy việc tự do hóa thị trường vốn tại Ấn Độ - một trong hai nước lớn đang phát triển (cùng với Trung Quốc) nổi lên mà không bị tổn hại từ cuộc khủng hoảng năm 1997.
Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia không tự do hóa hoàn toàn các thị trường vốn lại có thể vận hành rất tốt. Nghiên cứu sau đó do IMF tiến hành đã xác minh được điều mà bất kỳ nghiên cứu nghiêm túc nào cũng thấy: tự do hóa thị trường vốn đem lại sự bất ổn, nhưng không tất yếu tăng trưởng. (Cũng trong nghiên cứu tương tự cho thấy: Ấn Độ và Trung Quốc đã trở thành những nền kinh tế phát triển nhanh nhất)
Tất nhiên, Phố Wall (nơi các lợi nhuận của nó là hiện thân cho Bộ Tài chính Mỹ) thu lợi từ việc tự do hóa thị trường vốn: họ kiếm tiền khi các dòng vốn chảy vào, khi các dòng vốn chảy ra, và trong việc tái cơ cấu do hậu quả của sự tàn phá. Tại Hàn Quốc, IMF thúc giục bán các ngân hàng của nước này cho các nhà đầu tư Mỹ, ngay cả khi người Hàn Quốc đã điều hành nền kinh tế của chính họ một cách ấn tượng trong suốt bốn thập kỷ, với tốc độ tăng trưởng cao hơn, bền vững hơn, và không hề có các bê bối do cơ chế vẫn xuất hiện thường xuyên trong các thị trường tài chính của Mỹ.
Trong nhiều trường hợp, các công ty của Mỹ đã mua các ngân hàng, nắm giữ các ngân hàng đó cho tới khi Hàn Quốc phục hồi, và sau đó bán lại chúng, thu về hàng tỉ tiền lãi. Trong khi vội vã để các phương Tây mua các ngân hàng, IMF đã bỏ quên một chi tiết: phải đảm bảo rằng Hàn Quốc có thể giữ lại được ít nhất một phần nhỏ của số lãi kia thông qua hệ thống thuế. Việc các nhà đầu tư Mỹ có sự tinh thông hơn trong lĩnh vực ngân hàng tại các thị trường mới nổi hay không có thể vẫn còn phải bàn cãi, nhưng việc họ có sự tinh thông hơn trong việc tránh thuế thì không cần thắc mắc.
Sự mâu thuẫn giữa lời khuyên của IMF/ Bộ tài chính Mỹ với Đông Á và những gì đã xảy ra trong thất bại cho vay tín dụng là hiển nhiên. Các nước Đông Á đã được yêu cầu nâng cao lãi suất, trong một số trường hợp tăng tới 25%, 40% hoặc cao hơn, gây nên sự vỡ nợ trên diện rộng. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương châu Âu lại cắt giảm lãi suất.
Tương tự như vậy, các quốc gia bị mắc vào cuộc khủng hoảng tại Đông Á được nghe diễn thuyết về nhu cầu minh bạch hơn nữa và điều chỉnh tốt hơn nữa. Nhưng việc thiếu minh bạch lại đóng một vai trò trung tâm trong việc gặm nhấm tín dụng hồi mùa hè năm 2006, các khoản thế chấp bị sắt lát và thái nhỏ, rải ra khắp thế giới, đóng gói cùng với các sản phẩm tốt hơn, và giấu nhẹm đi như đồ ký quỹ, do đó chẳng ai biết rõ là người nào đang cầm trong tay cái gì. Và giờ đây lại có một màn hợp xướng cảnh báo về những sự điều chỉnh mới - những thứ được cho là cản trở thị trường tài chính (bao gồm cả sự khai thác từ chính những người vay tiền ngờ nghệch của họ - điều nằm trong gốc rễ của vấn đề). Cuối cùng, bất chấp mọi lời cảnh báo về xuống cấp đạo đức, các ngân hàng phương Tây vẫn phần nào được "tại ngoại" khỏi những vụ đầu tư xấu của họ.
Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, có một sự nhất trí rằng cần có sự cải cách căn bản đối với kiến trúc tài chính toàn cầu. Nhưng, trong khi hệ thống hiện hành có thể dẫn tới sự bất ổn không cần thiết và áp đặt các mức chi phí khổng lồ lên các nước đang phát triển, nó vẫn tạo ra lợi nhuận đáng kể. Thế nên không có gì ngạc nhiên nếu sau 10 năm nữa vẫn không có một cải cách căn bản nào. Và vì thế, cũng không ngạc nhiên rằng thế giới một lần nữa lại phải đối mặt với một giai đoạn bất ổn tài chính toàn cầu, với những hậu quả còn chưa rõ ràng cho các nền kinh tế trên thế giới.
Joseph E. Stiglitz Theo Project - Syndicate Thu Lượng dịch
* Joseph E. Stiglitz - người từng giành giải Nobel Kinh tế năm 2001, Giáo sư Kinh tế thuộc Đại học Columbia (Mỹ), từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của cựu Tổng thống Bill Clinton, Giám đốc Kinh tế và Phó Chủ tịch cấp cao của Ngân hàng Thế giới.


Bình loạn tí chơi!!


Một bài báo rất tuyệt! Tuyệt vời bởi thời điểm nó được đăng và cả vấn đề mà nó "bàn luận" : CƠ CẤU TÀI CHÍNH TOÀN CẦU!
Nó đã từng là chủ đề "nóng bỏng" cách đây 10 năm, nhưng hôm nay, trên đất nước này, có lẽ chúng ta cần phân tích một cách "nghiêm túc" và "chín chắn" như một người trong cuộc - bởi vị trí của chúng ta đã khác nhiều so với 10 năm trước!
Có nhiều nhà phân tích, chỉ trước đây vài năm, nhân định về tình hình kt tg "trời nhiều mây, và có thể xảy ra bão" - thì thời điểm hiện tại có lẽ cơn bão đã "thành hình" - vấn đề là ở chỗ - cơn bão ấy sẽ quét qua những đâu, và để lại hậu quả như thế nào? Và một nhà khí tượng, thì hiểu răng, cơn bão ấy sẽ mạnh nên hay yếu đi, tùy thuộc vào "thời tiết" của những khu vực nó đi qua...
Vâng! Tôi đang nói đến một "cơn bão tài chính" đang hiển hiện!!... Có lẽ cách phân tích tốt nhất, là ta nên làm một phép so sánh, hiện tại - và quá khứ (cách đây 10 năm) để có thể rút ra kết luận, đồng tình - hay phản đối với những phân tích của Giáo sư Joseph E. Stiglitz ở trên!!..
Năm 97, có nhiều nền kinh tế, được coi là "nạn nhân" của cuộc khủng hoảng TC, nhưng, không giống GS nói, nhưng nền kinh tế đó - "Không vô tội"! Người ta thích (và dễ dàng hơn) nếu đổ tội cho IMF, cho Mỹ về những thảm họa mà họ phải gánh chịu - họ tìm kiếm một "kẻ tội đồ" để đổ vấy mọi trách nhiệm, để chứng minh, họ hoàn toàn trong sạch, thánh thiện, vô tội và đáng thương! Họ cần một ai đó chịu trách nhiệm trước người dân của họ, và còn ai dễ hơn là đổ tội cho IMF.
IMF đã có những đánh giá "tệ hại" ngay trước khủng hoảng về chỉ số tài chính của các con hổ Đông Á - tuy nhiên chính sách của họ áp dụng tại đây, thì chưa hẳn đã "hoàn toàn sai" hay không mang lại hiệu quả!
Liệu có ai đó chấp nhận rằng, cái sai lớn hơn nhiều, cái sai trực tiếp dẫn đến khủng hoảng là cách những con rồng, con hổ Đông Á xử dụng nguồn tài chính đầu tư vào nước họ?? IMF không bảo các tổ chức tín dụng dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, không bảo họ bơm tiền "mù quáng" vào cái bong bóng chứng khoán, bong bóng bds, càng không bắt buộc các nước cố định tỉ giá gắn chặt vào đồng $ - họ làm thế - là vị những mục đích của riêng họ.
Chính phủ sở tại muốn có những chỉ số "ấn tượng - đẹp mắt", cố định tỷ giá để người ta "bơm" thêm tiền cho họ, "mắt nhắm - mắt mở" bảo lãnh cho ngân hàng, cho doanh nghiệp quốc doanh, chẳng hề có động thái, thậm chí "vui sướng" khi người dân - "điên cuồng" lao vào những trái bong bóng phình to chưa từng thấy trong lịch sử!!...
Cuối cùng, người ta "chửi rủa" giới đầu tư(cả đầu cơ) là những con "quỷ hút máu" khi tấn công đồng nội tệ của họ, siết nợ ngân hàng của họ, bóp chết nền tài chính của họ, rồi cuối cùng - thu mua những "mảnh vỡ" đầy "béo bở" của đống đổ nát ấy... sau vài năm - bán lại với số lợi nhuận hàng tỷ $.
Vâng! Người ta chỉ nhìn thấy như thế - những kẻ xấu xa! vô lương tâm. Nhưng mà họ hãy khách quan mà nhìn nhận - kẻ nào đã khơi mào cho cuộc tấn công ấy?
Không phải là giới đầu cơ trong nước sao?
Và rút cục thì ai đã tạo điều kiện cho họ làm việc ấy?
Không phải là sự "tham lam + ngu ngốc + mù quáng" của rất nhiều người - thậm chí của cả chính phủ hay sao?
Đằng sau hàng tỷ đô lợi nhuận - là muôn vàn rủi ro, là suy tính, cân nhắc và cao hơn - là trí tuệ! Ở đây - không phải là vấn đề đạo đức - mà họ chỉ "nương theo" quy luật : QUY LUẬT NHÂN QUẢ! ..
Quay trở lại câu chuyện về IMF, người ta trách móc, căm phẫn khi IMF không có những động thái mạnh mẽ hơn để "cứu vớt" Đông Á, cứu vớt Ashentina, Nga hay Mỹ la tinh - những người vẫn tự nhận - là luôn làm theo những tư vấn từ IMF. Để đến nỗi Đông Á tan hoang, Mỹ la tinh suy sụp, Ashentina phá sản, Nga "quỵt tiền" của nhà đầu tư - đến nỗi cả những quỹ lớn nhất của Mỹ như Long-Term Capital của đứng trước bờ vực phá sản - Chính phủ Mỹ phải điều đình với giới tài chính để tránh một cuộc sụp đổ tàn khốc cho những doanh nghiệp mà nó đang nắm giữ cổ phiếu!...
Vâng - IMF hay nước Mỹ - họ cũng cần giữ "cái đầu" của mình trước, $ đâu phải được in vô tội vạ? $ chảy từ nước Mỹ hay từ IMF - chính là mạch máu liên quan đến thịnh - suy của chính nước Mỹ - vì lý do gì - "máu" phải đổ vào để chữa cháy cho sự tham lam tại Đông Á, sự trì trệ & kém hiệu quả của nước Nga?...
Còn cái động thái - mà IMF khuyên các nước tăng lãi suất - trong khi hiện tại Mỹ và Châu Âu đang làm ngược lại - thì "hoàn toàn có thể hiểu được"!
Vị thế của các con rồng - hổ Đông Á khác với Mỹ hay EU. tăng lãi suất là để chặn đứng cái bơm đang bơm hơi vào bong bóng, chặn đứng (nói đúng hơn là đặt những kẻ tấn công vào đồng nội tệ trước một quyết định hết sức khó khăn, nếu tấn công thất bại, tỷ giá không đổi - giới đầu cơ sẽ đứng trước sự thua lỗ thảm hại khi phải trả lãi suất cao vì để tấn công vào nội tệ - họ chuyển từ $ sang tiền của địa phương).
Và có lẽ mọi việc sẽ không bi đát đến thế, nếu dự trữ ngoại tệ của các nước này "khá khẩm" hơn, đủ để cho "lời khuyên" từ IMF phát huy được "chút ít" hiệu quả! Nhưng - lại một lần nữa - vì hàng trăm lý do, hàng ngàn lời bào chữa, với lượng dự trữ ít ỏi - họ cuối cùng cũng buông xuôi tỷ giá - đồng thời, lãi xuất của họ - cũng bóp chết nốt những thực thể tài chính yếu ớt của họ!...
Vâng! Còn sao EU và Mỹ lại sử dụng câu thần chú "cắt giảm lãi suất" mỗi khi đứng trước nguy cơ suy thoái (thậm trí kể cả khi họ biết đang có một cái bơm - không ngừng bơm vào những cái bong bóng của họ).
Họ làm thế - để kích cầu - bởi vì sao ư? họ chính là những kẻ tiêu dùng quan trọng nhất, hào phóng nhất của TG. TG có thể không có một khu sản xuất như Đông Á, Nga, Mỹ latinh.. nhưng không thể thiếu một kẻ tiêu dùng lớn đến vậy - hắn không được phép "chết" - nếu hắn chết - tất cả cùng chết - Fed biết điều đó - còn người dân Mỹ thì chưa chắc!
Và thế là - mỗi khi suy thoái Fed tìm mọi cách thúc dục người dân Mỹ - thay vì "thắt lưng buộc bụng" hãy mở hầu bao hào phóng hơn! Tiêu dùng - là yêu nước! Họ giảm thuế, hoàn thuế, cho vay... VÀ vâng - tất nhiên - tiền không từ trên trời rơi xuống - và sự hào phóng "mù quáng" sẽ rất có thể khiến nhiều người phải trả giá đắt!..
Nhưng người Mỹ trả giá đến đâu - thì ta chưa biết - còn số phận của những con người "cùng khổ" tại Thái Lan, mỹ Latinh, Hàn Quốc...thì hiển hiện, cả những người đã từng giầu có, cả những doanh nghiệp đã từng thành công, cả những kẻ đã từng chiến thắng, từng kiêu ngạo & ảo tưởng - về tương lai...Những bài học đắt giá, và cay đắng - đáng tiếc là mấy ai trong chúng ta đã học được nó? Không nên phân tích tiếp về tài chính Việt Nam - nếu không muốn nổ ra một cuộc tranh luận vào thời điểm "nhạy cảm" này - nhưng chắc chúng ta cũng "lờ mờ" nhìn thấy một sợi dây liên hệ - giữa quá khứ - và hiện tại, sự nhắc nhở - từ một bài học - chưa phải đã quá lâu?...
Phân tích nền tài chính toàn cầu - không thể tóm trong một bài viết, và hơn hết với mỗi một nhà nghiên cứu,mỗi một người quan tâm, mỗi một vị trí, một quan điểm ta lại có những cách nhìn không giống nhau, sự đa rạng đó, càng tạo nên sự phấn khích giữa mỗi nhà bình luận, có lẽ cái chúng ta đang thiếu, là những nhà phân tích sắc sảo, những chuyên viên có trình độ, và một đội ngũ những cây bút "có trách nhiệm" với những bình luận, phân tích của mình!
Chúng ta thiếu, không chỉ là những người "cảnh báo" cho nhà đầu tư, mà chúng ta còn thiếu cả những người cảnh báo cho cả chính phủ, cảnh báo cho cả một nền kinh tế!
Xin lỗi, nếu tôi gọi rất nhiều những con số tăng trưởng là "phù phiếm" - chúng ta cần nâng cao mức sống - chứ không phải tăng trưởng - 2 cái này tưởng chừng giống nhau, nhưng lại khác nhau vô cùng!
Và kéo theo nó, là những chính sách, và những hệ quả tất yếu, chúng ta đang đứng trước một sự chuyển biến lịch sử, hãy đặt tất cả nên bàn cân, hãy phân tích, cân nhắc bằng tất cả sự cẩn trọng có thể, hãy sót thương khi một người khốn khổ - vật lộn với bệnh tật mà không chịu để cho gia đình đưa đến viện - để mà cân nhắc giá thuốc, viện phí & bảo hiểm!
Hãy nhìn vào ánh mắt người nông dân khi nhìn vào mảnh ruộng cằn cỗi - hãy nhìn vào mắt họ khi họ phải bán đi những hạt gạo cuối cùng - gửi cho con đi học đại học!
Hãy sót xa cho những gánh hàng rong, những chiếc xích lô máy, xe công nông dang âm thầm - bền bỉ nuôi sống thế hệ kế tiếp của một lớp người - đã chịu "đủ" đắng cay, đau đớn!
Hãy nghĩ suy về số phận những cánh đồng nếu giá than, giá phân bón, giá xăng dầu phi mã. Hãy đớn đau khi nhìn cái khoảng cách giầu nghèo mà người ta đáng "xé toạc" bởi những chiếc xe tiền tỉ chạy đầy đường, những sân gold bát ngát, những khách sạn xa hoa, những công viên lộng lẫy?
Chính phủ - có thể sẽ điều tiết nguồn chi phí dư ra ấy để phát triển kinh tế, nhưng liệu đã có những phân tích, những dự báo như thế nào về sự xáo trộn trong xã hội "gián tiếp - hay trực tiếp" từ chính sách kinh tế, hay đúng với chủ đề chúng ta đang bàn "chính sách tài chính"?
Liệu đã ai đo lường được tác động xã hội tại ngay cả những nơi được hưởng lợi nhiều nhất về sự tăng trưởng - chính các thành phố lớn?
Liệu sự phát triển ấy - sự hy sinh thầm lặng của đại bộ phận người nghèo ấy - có mang lại một thế Hệ kế cận tài giỏi?
Một nền giáo dục ưu tú?
Một nền văn hóa "văn minh"?
Một sự phát triển bền vững?
Chúng ta đã chuẩn bị cho tương lai như thế nào?
Tôi không quá ảo tưởng - càng không quá bi quan - nhưng tôi thực sự lo lắng!

“Để thêm yêu Tổ quốc”!

“Để thêm yêu Tổ quốc”!


Không phát ra lời “Đoàn quân VN đi, chung lòng cứu quốc...”. Nhưng cần gì, lời bắt đầu từ những trái tim và bộc ra nơi những đôi mắt và những đôi tay.
Từ bốn năm nay, những học sinh câm điếc vẫn chào cờ và “hát” quốc ca vào mỗi sáng thứ hai bằng cách rất riêng của mình như vậy...
Xem video clip
Nghi thức của trái tim
6g30 sáng thứ hai, hơn 100 học sinh đã có mặt ở sân trường thuộc Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai, ngoại ô TP Biên Hòa. Tuổi học trò nào cũng nghịch ngợm, ồn ào. Nhưng không, ở đây không gian lại rất yên ắng. Có chăng âm thanh chỉ thỉnh thoảng phát ra từ thanh quản các bạn thành tiếng ú ớ như viên sỏi thả mình vào hồ nước lặng.
Hôm nay, các bạn học sinh đến trường sớm hơn. Vẫn trong bộ đồng phục trắng - xanh hằng ngày nhưng có vẻ trang trọng hơn. Trong góc sân, một số học sinh nam chỉnh lại những chiếc áo đóng thùng gọn gàng. Vài bạn khác lao xao nhờ các học sinh nữ chỉnh hộ mình chiếc khăn quàng đỏ thắm. Các bạn gọn gàng, tươm tất theo cách của những học sinh nghèo vùng quê. Nhìn xuống chân các bạn, tìm đỏ mắt cũng không ra đôi giày, chỉ thấy những đôi chân đen xỏ trong đôi dép nhựa cũ đầy bụi.
6g55, cờ Tổ quốc và cờ Đoàn trang nghiêm được đặt giữa sân. Bên trên là đội hát lễ và đội trống. Phía dưới có vài học sinh khiếm thị cùng giáo viên và hơn 100 học sinh khiếm thính (câm điếc). Học sinh bé nhất chỉ đứng tới thắt lưng học sinh lớn nhất. Tất cả đều đứng thẳng hàng, nghiêm, mắt rực sáng hướng về cờ Tổ quốc. Và bất ngờ thay, sau hiệu lệnh quốc ca thì hàng trăm cánh tay vươn lên uyển chuyển theo điệu nhạc hào hùng “Đoàn quân VN đi, chung lòng cứu quốc...”.
Những đôi tay vẫn nhịp nhàng cùng nhạc. Ai bảo người câm không biết hát? Người bình thường hát bằng tiếng, bằng miệng, còn người câm “hát” bằng tay. Tất cả thể hiện bài quốc ca trong quốc lễ trang nghiêm của người VN. Chẳng những nghe bằng tai, lúc này quốc ca phải được “nghe” bằng chính sự lắng đọng của trái tim và đôi mắt.
Ngôn ngữ của các bạn ngoài những ký hiệu có tính qui ước là những hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Khi tay trái duỗi thẳng xuống, bàn tay phải chụm lại chỉ từ mặt bàn tay trái lên vai trái có nghĩa là “đoàn quân”. Khi giơ hai ngón tay vẽ hình chữ S, ai cũng hiểu các bạn đang nói về đất nước VN. Hai bàn tay ngửa đưa lên ngang ngực là “tiến lên”...
Các bạn thể hiện tình cảm qua nét mặt, ánh mắt. Ai cũng cảm nhận được điều đó khi các bạn "hát" về "nước non VN ta" bằng ánh mắt hướng về quốc kỳ, tay "vẽ" vào không trung dáng hình chữ S, rồi đặt bàn tay dịu dàng lên ngực trái (ảnh trái). Cô giáo tổng phụ trách đội cùng các học sinh "hát" đoạn "... vì nhân dân chiến đấu không ngừng" - Ảnh: Yến Trinh
“Để thêm yêu Tổ quốc”
Không ít lần nghi thức hát quốc ca của các bạn gặp “sự cố”. Đó là khi máy cassette trục trặc, nhạc dừng đột ngột. Do không nghe được nên các bạn vẫn “hát”, say sưa. Nhưng có bạn phát hiện và bật khóc, có lẽ bởi bạn chợt nhớ ra dù cố gắng nhưng cái khoảng cách với thế giới âm thanh vẫn còn đó, rất xa...
Giám đốc trung tâm Lê Thị Hiếu là người luôn trăn trở với khoảng cách đó. Trước kia, mỗi lần trường có nghi thức chào cờ, nhìn hầu hết học sinh câm điếc của mình đứng yên lặng, cô thương lắm. Sau đó năm 1999, trong một lần đi công tác ở Philippines, nhìn cảnh các bạn câm điếc của nước bạn hát quốc ca, ý nghĩ sẽ soạn bài quốc ca VN cho trẻ câm điếc càng thôi thúc.
“Ở VN còn bao nhiêu trẻ câm điếc chưa có một buổi chào cờ trọn vẹn? Các bạn phải được hát đầy tự hào bài hát của đất nước, dù đó chỉ bằng ngôn ngữ của riêng mình”. Nghĩ vậy, về VN cô cùng một giáo viên của trường soạn ngay bài quốc ca theo ngôn ngữ cử chỉ.
Bài hát phải được thể hiện tình cảm hơn cách phiên dịch lời nói thông thường. Khi “hát” quốc ca, các bạn phải thể hiện những động tác vừa trang nghiêm, hùng tráng. Lúc đó chưa có từ điển thống nhất cho ngôn ngữ cử chỉ nên các cô phải vừa soạn vừa đi sưu tầm ở các trường bạn. Những động tác sưu tầm cũng chưa đẹp, các cô tự sáng tác. Thời gian đầu, nhiều đồng nghiệp vừa bất ngờ vừa hoài nghi: “Cô Hiếu dám làm quốc ca?!”. Nhưng sau nhiều tháng mày mò, quốc ca đã được “dịch” và sáng tạo hoàn chỉnh.
Thổi sức sống của bài hát vào lòng học sinh còn là công việc nhọc nhằn, nhất là ngôi trường của những học sinh đặc biệt với nhiều lứa tuổi khác nhau. Để học quốc ca, đầu tiên giáo viên giải thích bằng tay cho học sinh lớp 1, lớp 2 thế nào là “Tổ quốc”, “quê hương”.
Các cô dạy học sinh biết tôn trọng và hát bài quốc ca như thế nào. Hết giờ học nghề, kết cườm, làm hoa giả, các bạn học sinh lớp lớn cũng say sưa luyện từng điệu xòe tay. Mỗi ngày một, hai câu lặp đi lặp lại. Sau hai tháng, các bạn đã có thể tự tin “hát” bằng tay bài quốc ca dưới cờ.
Nhớ lại ngày đầu xem học sinh của mình “hát” quốc ca, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Trinh vẫn không giấu được xúc động: “Thiêng liêng lắm. Dưới sân cờ, các em không còn bị tách ra trong thế giới tật nguyền. Lần đầu các em còn “hát” sai, nhưng không sao cả, lại lần hai, lần ba...”.
Dù thế nào, cái chính vẫn là dần cho các bạn hiểu tình cảm lớn lao hơn đó là đất nước. Và có lẽ niềm vui nhất là bây giờ hầu hết học sinh của trường đều biết hát quốc ca. Và trong lễ chào cờ mỗi sáng thứ hai, khi cờ Tổ quốc được giương lên cũng là lúc hàng trăm trái tim và đôi tay của các bạn cũng “hát”...
Sau lễ chào cờ, Minh Chương, một cậu bé 14 tuổi, học lớp 5, đã gặp tôi và nhờ cô giáo phiên dịch một câu: “Nhờ chị nói với mọi người dù câm điếc nhưng chúng em cũng có thể hát bài hát chung của đất nước mình...”. Vì sao em thích hát quốc ca? Đáp lời tôi, em đặt bàn tay lên ngực trái, rồi đưa tay vẽ vào không gian một hình chữ S. Nghĩa là, cô giáo dịch, em nói: “Để thêm yêu Tổ quốc”!

Chính sách tiền tệ - chiến tranh - định giá & bất bình đẳng trong thu nhập!

Chính sách tiền tệ - chiến tranh - định giá & bất bình đẳng trong thu nhập!
Đang chán - không biết làm gì - lại bị mấy "thằng cha" tự gọi mình là "chuyên gia" phát biểu linh tinh trên tivi "chọc giận"!!...
Có nói dối, thì cũng phải biết dừng ở giới hạn - vì có "ối thằng" thực sự hiểu những gì "nó" đang nghĩ chứ!! Có phỏng vấn - thì mời mấy bác "làm chính trị" ấy - dù các bác ấy - có "không nói hết sự thật" - thì cũng cóc dám nói dối một cách trắng trợn & hồn nhiên như thằng điên như thế!! Lại được mấy chú "biên tập" viên - dịch tin tức "bố láo" nữa chứ - chán thay chữ với chả nghĩa...
Tình cảnh này - thật là loạn!! loạn!!
Mà kể không loạn mới lạ - với cái mớ kiến thức còi cọc + suy diễn của em thì có lẽ bác thủ tướng nên "điều chuyển công tác" của "nhiều nhiều" các bác cố vấn với lại mấy cái bác trực tiếp điều hành chính sách tài chính...
Các bác cần tiền để phát triển - hoàn toàn đúng, nhưng cùng dân "tài chính" cả - các bác thừa hiểu đâu là giới hạn, các bác còn "kinh qua" những thời kì khó khăn nhất của nền tài chính nước nhà - thì quá hiểu về cái tác động khủng khiếp của việc "vung tay quá trán" khi điều tiết lượng tiền... cái thứ "giấy nợ" của chính phủ ấy - đang đe dọa đến "niêu cơm" của vô khối người đấy các bác ạ!!
Các bác cứ "xả nhiệt tình" - rồi sau đấy - theo đuôi thu lại - mà thu thế nào chứ? trái phiếu? không đủ - xài tín phiếu? nếu không đủ nốt - chả biết các bác còn xài được cái gì....
Mà kể cũng lạ - chẳng lẽ các bác vẫn không biết cái thằng ngân hàng của VN vốn hoạt động thế nào?... vốn thì mỏng, cạnh tranh thì ác, đầu tư thì khó khăn, dân lại nghèo, các dịch vụ tài chính yếu kém, dự trữ bắt buộc lớn, lãi suất bị các chính sách hành chính chi phối, nợ xấu 'nhan nhản' Các doanh nghiệp của mình thì "lèo tèo" vốn ít, lại "thiếu tin tưởng" do trình độ, do lịch sử......các bác bảo nó kiếm đâu ra tiền để duy trì bộ máy?? mà cái thằng ngân hàng thương mại, không có lãi là nó chết, mà nó thì làm sao "tự tay bóp cổ" được?
Nó cho vay mạo hiểm các bác ạ!! Nó càng gặp khó khăn, nó càng cho vay "liều lĩnh" - chỉ bởi như thế lãi suất sẽ cao - nó mới tồn tại!! Một trong số đó, phải kể đến bất động sản!
Thị trường chứng khoán bùng nổ - các bác làm ngân hàng "sáng mắt" - hò dô ta - các bác ấy dồn tiền cho các quỹ đầu tư, cho các khoản đầu tư chiến lược, rồi các bác ấy - chuồn chuôn - khi kiếm đủ - ít nhiều thành công "hơn cả mong đợi", rồi thấy "máu tham" của "dân chơi" còn chưa "nguôi ngoai", tội gì không kiếm chác, chấm mút cho "chúng nó" vay, "ngồi mát - ăn bát vàng": lãi + hoa hồng giao dịch! Chắc chả ai sướng bằng mấy bác!!
Cuối năm, các bác thưởng "hoành tráng" quá, em trông mà - phát sợ!!
Thoái trào, các bác ấy lại dồn tiền cho mấy bác đầu tư cho địa ốc - chắc ăn quá - là em chắc em cũng chả chịu được!!! Nhưng khổ nỗi - các bác toàn "theo chân" thị trường!
Cái nguồn cung VND "to như thế" - mà các bác cũng "nuốt sạch" thì em cũng "bó tay"!.. chỉ riêng bàn cái tỷ giá của thằng VND cũng mất "cả ngày" - các bác còn lạ gì những biểu hiện, những hành động "đầy ra đấy"!! Em "chột dạ" mấy phát từ đầu năm đến giờ - chả biết nghĩ có đúng không - nếu đúng - em đề nghị mấy bác điều hành chính sách tiền tệ - đứng ra nhận trách nhiệm - xin lỗi quốc dân đi - cho nó đỡ xấu hổ!! Cạn VND - các bác có nhìn một thằng ngân hàng "to vật" ở Anh - vừa sụp vì "bà con - cô bác" đến rút tiền không? mà dân ta được cái "hiền" với lại "có lòng tin cao độ" cái một cái thực thể tượng trưng cho giầu có "ngân hàng".. mà chả biết "dân thường" có bao nhiều tiền nữa, "hơi sợ" khi không biết dân mình tiết kiệm được bao nhiêu - nêu có tí "trục chặc" nào xảy ra? ớn quá!
Mà tệ hại là - chả biết bác nào cố vấn cho cái quả thu mua $, các bác sợ cũng phải, nhưng mà chọn $ và tiến hành "lộ liễu" thế - thì cũng thật là "khó hiểu" - chả biết cấp bách đến mức nào?... Thu bằng ấy $ trong khi tiền đồng .... em vẫn phải đặt dấu ??? to vật, mà để lý giải hành động ấy - em chỉ nghĩ được mỗi một khả năng...(chả lẽ lại có thể xảy ra?)..
Cái xu hướng đồng $ thì, xin thưa em biết cách đây chí ít cũng phải "2 năm", mặc dù lúc đó em "chưa tin lắm" - vì "ổng" nhận định là phải tới khoảng 2009 mới có những biểu hiện rõ rệt... nó đến sớm là do tình hình không lường trước được...
Lại còn thằng vàng nữa... quả thật - lúc vàng nó nên giá - em rủn hết cả tay chân - không phải vì tham, mà vì, dù ngưỡng mộ, nhưng mà đàn em không ngờ có những "bậc tiền bối" - cao thủ đến thế, tưởng ổng nói chơi, võ đoán không ngờ "sặc".... từ năm 2003 - thần tượng của em - đã bắt đầu đổ tiền vào các công ty "kim loại", lúc đầu ối kẻ bảo "ổng" chạm mạch vì cổ phiếu "công nghệ" đang phất... rồi mãi sau, người ta cũng "giật mình" khi bác "bup phê" + bác "bill" nhà mình cũng "dành trọn niềm tin" cho loại cổ phiếu này.. thời ấy - em làm gì có tiền, mà có tiền, làm sao em dám "theo chân các bác"... giờ còn chưa dám nữa là.!!
Rồi "đùng một phát" giá vàng nó tăng "ngất", rồi đến bạch kim, thằng "vàng đen" thì em "cóc khoái" nó tăng thế - em cũng "chả thích lắm", lý do thì "vô cùng nhiều"... cổ phiếu kim loại lên tận trời, lúc "lão" khoe - thì có vài cái mỏ vàng + đang nhăm nhé cái mỏ dầu... đấy là vào năm 2004, từ ấy đến giờ - chả biết "găm" được bao nhiêu thứ nữa... tại hạ "ngưỡng mộ" - "ngưỡng mộ". Ngưỡng mộ không chỉ bởi sự tài giỏi - mà còn bởi sự "hào phóng" - chia sẻ những lý luận, những phân tích và đề ra những lý thuyết "đơn giản" vô cùng!!
MỘT ÔNG THẦY VĨ ĐẠI!
Và lao theo cái sự "sung sướng' ấy - em vừa tìm hiểu về lịch sử của cái thứ kim loại "óng ánh" ấy! Tuyệt vời là em còn tìm thấy những thứ - còn hơn cả mong đợi!!
Cái quan hệ - mà bằng tất cả vốn kiến thức "chắp vá", tất cả suy luận, tất cả những học thuyết mà em đã "kinh qua", em "nhìn thấy" một mối quan hệ - mà chưa ai "chỉ" cho em cả!!!
Thế rồi - nó làm em thay đổi cách nhìn về chiến tranh, về tài chính, về tiền bạc, về chênh lệch giầu nghèo, về chính sách tiền tệ!!
Và em "sợ" rằng - đã hiểu ra - cái gì làm nên sức mạnh của một quốc gia, cái gì đảo lộn được vị thế của một quốc gia, cái gì làm nên sự hưng thịnh, sự suy vong - cái gì đã từng diễn ra tại Đức - tại Anh - và bây giờ là tại Mỹ... Cái xu hướng mà em "vắt óc" tìm kiếm - chợt sáng bừng - và từ giờ - hàng đêm - có lẽ em sẽ dành - để tìm hiểu - để thai nghén ra - một cái xu hướng "có thể xài được"@@
Chưa bao giờ - em có thể tưởng tượng, một chính sách lại có tác động "khủng khiếp" thế với một đất nước? nó vượt lên cả ảnh hưởng của địa chính trị, của ý thức hệ, của văn hóa, nó làm người ta phải trả giá đắt vô cùng nếu không tỉnh táo, nó ép người ta vào thế cùng, nhưng lại cho người ta mục đích rõ ràng để hành động...
Ai có thể bảo họ thua - hay thắng?
Ai có thể bảo họ giầu hay nghèo?
Cái quái quỷ gì đang chi phối mặt bằng giá cả? Quy luật cung cầu đơn thuẩn? - ngây thơ quá!!!
Em đã từng "nghệt mặt" - suy ngẫm về tăng trưởng nóng - tăng trưởng bong bóng - tăng trưởng bền vững?
Từng "bi quan" - khi ngẫm về "phương cách" đuổi kịp các nước... rồi chợt nhận ra - cái tăng trưởng ấy - thật vô vị!!... đâu cần phải tăng trưởng nhanh mới có thể đuổi kịp mức thu nhập?... Ta tìm ra bản chất - của tỷ giá - và hôm nay còn tìm được "cả một lịch sử" - nó càng củng cố - cho những điều ta đang "suy tính"!!!
Thật sung sướng, khi ta dồn tâm sức để tìm hiểu, để rồi thấu hiểu, .. ta đang khám phá một bức tranh, lộng lẫy, khắc nghiệt & dữ dội - thật sung sướng !!