Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Đô la sẽ tăng giá đáng kể so với VNĐ trong giai đoạn tới!


Đô la sẽ tăng giá đáng kể trong thời gian tới so với Việt Nam Đồng!
Thậm trí đó có thể là xu hướng trong vài năm tới!...
Một cơ hội "khó có thể bỏ qua" trong tình cảnh "khó khăn" hiện tại!
Xin được phân tích các lý do "khả dĩ" dẫn tới điều đó:
- Thứ nhất, do cung - cầu đô la tại VN:
Nguồn cung đô la sẽ suy giảm do việc sụt giảm xuất khẩu trong thời gian tới.
Do lượng đô la "dự trữ" của các ngân hàng thương mại "không chắc" đã lớn.
NH nhà nước - mặc dù có lượng đô la dự trữ tương đối lớn, nhưng sẽ phải bù đắp vào lượng đô la "trả nợ", (mỗi năm khoảng 2 tỷ $), trước đây, lượng tiền này có thể dễ dàng bù đắp từ dòng đầu tư trực tiếp hoặc các khoản ODA nên "chưa" phải là vấn để nghiêm trọng. Nhưng hiện tại, thì rõ ràng, nó sẽ tạo một sức ép rất lớn lên lượng dự trữ ngoại tệ của VN, bởi suy giảm đầu tư vào Việt Nam là một điều chắc chắn sẽ xảy ra. (theo phân tích của mình - có rất ít các lĩnh vực "chắc ăn" hơn các nước khác để các nhà đầu tư "rót vốn" trong thời điểm hiện tại, thậm trí còn ngược lại - rất có thể sẽ có nhiều nhà đầu tư rút lui - chứng khoán - sẽ là lĩnh vực chứng kiến sự sụt giảm này rõ ràng nhất.)
Nhu cầu ngoại tệ để "nhập khẩu" không hề suy giảm thậm trí còn gia tăng do sự tăng giá của dầu, phân bón, sắt thép và một số loại nguyên liệu "cơ bản - thiết yếu khác" (riêng ô tô có thể sẽ suy giảm nhập khẩu lớn).
Các doanh nghiệp nước ngoài, gặp khó khăn do tình hình chung, rất có thể sẽ tái cơ cấu, chuyển một phần lợi nhuận sang $ để bù đắp các khoản thua lỗ từ các "khu vực khác" trên TG.
- Thứ 2, do cung cầu $ trên TG:
Suy giảm đô la từ phía các nhà đầu tư "gặp khó khăn". Tăng cường xu hướng "tháo vốn ứ đọng" trong các lĩnh vực đang suy sụp tại VN: BĐS, chứng khoán (khó có khả năng các dự án lớn về BĐS sắp tới có thể triển khai nhanh chóng nếu không muốn nói là ngược lại).
Suy giảm các nguồn vốn vay, vốn ưu đãi, viện trợ.v..v.
Quan trọng hơn cả - đó chính là "nguồn cung $" - một điều thực sự thú vị mà mình mới nhận thấy, có lý do để củng cố nhận định cho rằng lượng cung $ ra thị trường thế giới sẽ suy giảm "nghiêm trọng":
Có lẽ không ít người hoài nghi - vì theo như một bài viết trước - nước Mỹ không "sợ" lạm phát - bởi thế - phản ứng khi suy thoái của họ chắc chắn sẽ là tăng lượng cung tiền. Việc ra tăng này với mục đích - khôi phục lòng tin vào thị trường - chặn đứng nguy cơ suy thoái. (Cái này là do đặc điểm của nước Mỹ - mỗi người dân là một nhà đầu tư - thị trường tài chính Mỹ - có thể khôi phục bằng động tác "tiếp sức" cho lòng tin của chính phủ).
Họ sẽ thực hiện điều này theo 2 cách: Bơm $ giá rẻ thông qua các ngân hàng thương mại hoặc trực tiếp "thu mua" các doanh nghiệp! Cách làm thứ 2 vô cùng hãn hữu vì sẽ là "ôm rơm dặm bụng" khi phải vừa lãnh trách nhiệm quản lý thị trường - vừa phải điều hành một số doanh nghiệp mới thu mua. Việc này rõ ràng gây khó khăn với bộ máy quản lý vốn có của chính phủ. Vì vậy, họ chỉ tiến hành phương pháp này đối với các tổ chức có ảnh hướng lớn đến xã hội như: Các quỹ hưu trí, các quỹ bảo hiểm, và các quỹ bất động sản giá rẻ cho người thu nhập thấp...
May mắn là ở chỗ, sau cuộc khủng hoảng 1929, nước Mỹ đã tách bạch rõ ràng 2 loại ngân hàng: NH đầu tư và NH thương mại. Rõ ràng - thời điểm này điều đó đã phát huy rõ tác dụng. Chính phủ Mỹ sẽ không phải lo lắng rằng mình sẽ rót tiền "nhầm" các ngân hàng đang đầu tư thua lỗ lớn, có khả năng họ sẽ dùng tiền mới "ưu đãi" để vãn hồi các khoản đầu tư này - mà không đưa "trực tiếp" ra thị trường.
Vì vậy - trong trường hợp này, có thể loại bỏ khả năng $ sẽ ứ đọng trong các khoản thua lỗ của các ngân hàng đầu tư... Nhưng - vấn đề lại nẩy sinh ở một khía cạnh khác - không kém phần nguy hại: Các sản phẩm tài chính hiện đại.
Để cứu thị trường, (đang suy sụp vì thua lỗ chứ không phải vì thiếu tính thanh khoản) là một vấn đề "vô cùng nan giải", lý do đầu tiên là bởi sự phức tạp của "các sản phẩm tài chính mới" của thị trường hiện đại: các tài sản được "chứng khoán hóa"!
Nếu nó là cổ phiếu của một doanh nghiệp - sẽ dễ dàng hơn nhiều - để quyết định xem có nên hỗ trợ hay không dựa vào "tiềm năng" phát triển của nó - nhưng các loại "chứng khoán" này - thì khác hẳn - nó có khôi phục được hay không là tùy thuộc "thị trường' chứ không phải bản thân nó! Hơn nữa, nếu chỉ "người Mỹ" sở hữu các chứng khoán này - thì vấn đề sẽ dễ hơn nhiều cho chính phủ khi "ra chính sách" bởi người Mỹ "vốn đã lạc quan" - nhưng hiện tại thì khác. Một phần lớn, số người mua các loại chứng khoán này lại là những tổ chức "tin tưởng" vào sự thịnh vượng của nước Mỹ, coi đó là "an toàn" cho các khoản đầu tư của mình (khi đầu tư vào một thị trường lớn, vào các loại tài sản được các quỹ tài chính hàng đầu TG quản lý).
Có thể nói, ngay khi đầu tư vào đó - họ đã có sẵn một niềm tin quá lớn, và niềm tin đó - khi suy sụp - sẽ là sự thất vọng - đến hoảng loạn hơn nhiều - so với bản thân người Mỹ.
Phân tích sự khác biệt đó để đi tới một nhận định rằng, để có thể tạo dựng lại "niềm tin" vào thị trường sẽ không dễ dàng gì bởi sự "đa quốc tịch" của chủ sở hữu - và họ - khó có thể có "tiếng nói chung" - nếu họ muốn "chạy chốn" khỏi thị trường vĩnh viễn - thì sẽ là thảm họa - mà chỉ riêng chính Phủ Mỹ - khó có thể đối phó.
Để có được sự phục hồi trên diện rộng - chắc chắn sẽ đòi hỏi một lượng đô là mà chính phủ Mỹ - sẽ cân nhắc cái giá "quá đắt" của nó! (Lý giải bởi sự "trù chừ" ra một quyết định mạnh tay, bởi - đây sẽ là việc "chưa có tiền lệ" và "chưa chắc chắn kết quả" - nếu $ của chính phủ Mỹ (bảo lãnh bằng trái phiếu chính phủ) đổ vào "động không đáy" thì sao??).
Và "gay cấn" hơn nữa - đó là ở các ngân hàng, các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư - những người sẽ "trực tiếp" sử dụng những đồng $ "cứu cánh" này - đó mới là mối lo ngại thực sự!
Khác với chính phủ Mỹ - tìm kiếm biện pháp để "cứu rỗi" toàn thị trường - các tổ chức khác (doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ đầu tư) trước hết sẽ nghĩ đến "chính bản thân họ". Nghĩa là - nhiều khả năng - thay vì chuyển tiền đó vào "lưu thông" vãn hồi thị trường tài chính - họ sẽ dùng tiền đó, "chữa cháy" cho các khoản thua lỗ của mình hoặc để đảm bảo "an toàn" của mình trước - họ sẽ giữ lại "phòng thân" (lo sợ nguy cơ thiếu tiền mặt - sẽ làm lan tràn tâm lý này - giống như cách một loạt các dn VN hành động khi lo lắng rằng ngân hàng sẽ không đủ tiền khi họ "cần" - đẩy họ vào cảnh bất lợi).
Hay tệ hại hơn cả, lượng tiền đó được dùng để "thu gom" các tài sản "bất động" đang thanh lý với giá rẻ. (lượng tiền này khi đó sẽ không đủ sức khiến thị trường hồi phục - vì so với tổng các tải sản đang xuống giá - nó quá nhỏ - chỉ có thể sử dụng nó như "mồi lửa" còn phần còn lại sẽ là của các nhà đầu tư - bản thân nó được sử dụng như vốn ngắn hạn - lại đem đổ vào các tài sản dài hạn - nên sẽ không phát huy tác dụng như CP Mỹ mong muốn).
Sẽ là bất hạnh nhất - khi lượng tiền này được đem đi "đầu cơ" - đầu cơ vào "xu hướng" đang quá dễ dự đoán bằng cách lao vào các hợp đồng kì hạn, bán khống các loại chứng khoán, chứng chỉ quỹ... mà bất kể nó "khỏe hay yếu" sẽ lao theo xu hướng mất giá "quá chắc chắn". Điều này - sẽ kéo thị trường "xuống đáy vực" thực sự!
Mặc dù chưa biết thực tế sẽ diễn biến theo hướng nào - nhưng đều đi đến kết luận - lượng $ tăng cường - không làm gia tăng lượng $ lưu thông trên thị trường tài chính và càng khó làm tăng lưu lượng $ đến các thị trường như VN.
.........
Theo cách phân tích trên - sẽ dẫn tới một kết luận: $ trên thị trường VN trong thời gian tới sẽ khan hiếm bởi những lĩnh vực sử dụng $ của VN đều là các lĩnh vực "thiết yếu" khó có thể cắt giảm. (Chưa kể đến "xu hướng" lạm phát - mà rất có thể gói giải pháp của chính phủ - mới chỉ giải quyết được bề nổi, nếu tài chính suy yếu - rất có thể sẽ bùng phát trở lại )!
Kết luận là, trong tình trạng hỗn loạn và khó khăn hiện tại, vẫn có thể kiếm lợi nhuận, nếu tỉnh táo phân tích tình hình. Lợi nhuận trong 6 tháng tới 1 năm tới - sẽ đến từ việc đầu tư vào $.
Đó là nhận định của mình! Còn thực tế đúng hay sai - chúng ta hãy "chờ thị trường" trả lời~!
Hãy chúc cho nhận định của mình là đúng (không thì quả này......toi)!
Chúc các bác may mắn & tỉnh táo trong các quyết định đầu tư sắp tới (chớ nghe em xui dại nhé)@!!!!

Không có nhận xét nào: