Thứ Hai, 15 tháng 9, 2008

Đi tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng tín dụng 2008 tại Mỹ!

Nước Mỹ tiếp tục "sa lầy" vào cuộc khoảng - bất kể các giải pháp "tốn kém" liên tục được triển khai!
Đã có những "vật tế thần" mang quốc tịch Mỹ đầu tiên làm mồi cho cuộc khủng hoảng tín dụng này.!
Sẽ là huyênh hoang nếu ai đó dám khẳng định rằng cuộc khủng hoảng này "do đâu" và sẽ "dẫn" thế giới này tới đâu? Nhận xét xem, nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến nước Mỹ, và đến cả Thế Giới? Nó sẽ tác động thế nào đến "niêu cơm" của những nền kinh tế "quá nhỏ bé" như Việt Nam??
Và nếu nó ảnh hưởng - thì chúng ta phải có những "động thái" như thế nào để có thể giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực từ nó?
Lợi - hại là 2 mặt của một hiện tượng! Vậy - trong trường hợp này - liệu Việt Nam có một "cơ hội" nào từ cuộc khủng hoảng này hay không? Hay chí ít là ta rút ra được bài học gì - từ cơn "bão" này?
Các nguồn tư liệu vẫn đang tiếp tục cập nhật, các quan điểm mới, giả thiết mới vẫn tiếp tục được đưa ra thảo luận - mục đích cuối cùng - là tìm ra một câu trả lời "hợp lý nhất" cho tất cả những gì đang diễn ra!.. Cố nhiên, với một môn khoa học "tương đối" và đặc biệt là với lĩnh vực chúng ta đang thảo luận - khó có thể tìm được một quan điểm thống nhất và toàn vẹn, chúng ta chỉ hy vọng, càng đưa ra nhiều cách lý giải - ta càng hiểu sâu hơn về nó! Chỉ dám mong hiểu nhiều về "hiện tượng" để có thể "dự đoán" chứ cũng không dám đào sâu về "bản chất"!
Chúng ta sẽ bắt đầu từ "kết quả" hay “hiện tượng” rồi đi ngược lên phân tích lý do:
Chương một: Cuộc chiến Irac – khởi đầu cho một thảm họa tài chính
Thời gian, tỷ lệ thuận với việc quân Mỹ "tiến sâu" vào "lãnh địa" và "chính trị" tại Irac, nhưng lại tỷ lệ nghịch với sự ổn định của đất nước này!
Người Mỹ đã "bối rối" một thời gian dài trong việc đưa ra cách thức hiệu quả để ngăn chặn bạo lực tại đây.
Bạo lực - bất ổn (đặc biệt là tại nguồn cung) tỷ lệ thuận với giá dầu mỏ khi "đến tay người tiêu dùng"!
Chiến tranh tỷ lệ thuận với lượng của cải phải tiêu tốn, lượng của cải này sẽ kích thích nền công nghiệp phục vụ chiến tranh (đã lâu nhàn rỗi) của nước Mỹ, nhưng nó kéo theo 2 việc:
- Thứ nhất, việc tập trung nguồn lực vào ngành công nghiệp quốc phòng sẽ làm suy giảm nguồn lực cho các khu vực khác. Nó "đặc biệt có ý nghĩa" trong bối cảnh nước Mỹ từ hàng thập kỷ nay đang dần mất đi vị thế dẫn đầu ở rất nhiều ngành sản xuất...
Công nghiệp Mỹ - cần một "cú huých" để "quay trở lại" - công nghiệp quốc phòng (và đằng sau nó là sự "vận động" ngành năng lượng, tìm kiếm một nguồn cung giá rẻ - ổn định)- có thể là một đầu tầu cho sự quay trở lại đó- nhưng rõ ràng - thực tế đã chứng minh, sự lựa chọn này không "thực sự khôn ngoan"!
Chiến tranh đã kéo dài "quá lâu", lượng của cải nó tiêu tốn đã "quá lớn" so với những lợi ích mà nó mang lại (mà rõ ràng là cần rất lâu mới có thể thu hồi lại đủ). Nhưng quan trọng hơn cả là người ta không nhìn thấy "điểm dừng" của cuộc chiến!
Nếu trước kia - dễ dàng có thể thống kê Irac có bao nhiêu quân, bao nhiêu vũ khí và cần bao nhiêu vũ khí - các loại để có thể "thắng" - thì nay - con số đó - khó ai có thể dự đoán!
Và với một "sức sản xuất lớn" nhưng không biết nên sản xuất bao nhiêu - thì rõ ràng "hồi kết" cho sự tăng trưởng đến từ khu vực quốc phòng đã tới!
- Hệ quả thứ 2 của cuộc chiến, đó chính là "lượng cung tiền"!
Với sự thâm hụt ngân sách "kinh niên" của chính phủ Mỹ, nay lại phải đeo thêm phí tổn chiến tranh, sẽ "sớm" dẫn tới hệ quả tất yếu của chính sách thời chiến "gia tăng lượng cung tiền" để đáp ứng nhu cầu chiến tranh!
Một nước nhỏ - việc gia tăng lượng cung tiền (một lượng lớn đủ để đáp ứng cho chiến tranh) - sẽ là một quyết định cực kì mạo hiểm - chỉ áp dụng khi "cực chẳng đã". Hệ quả của nó là kinh tế phát triển mạnh mẽ "một thời gian" - đủ để đáp ứng nguồn lực cho cuộc chiến! Nhưng ngay sau đó sẽ là thời kì trì trệ kéo dài - mà bắt đầu bằng lạm phát phi mã. Và ván bài này được "đặt cược" bằng kết quả của cuộc chiến! Tuy nhiên phải nói thêm, nếu thắng và "mang về" được những "chiến lợi phẩm" có giá trị thì chiến thắng đó mới có ý nghĩa - còn nếu không - xét về mặt chính sách tài chính - thì đó rõ ràng là một quyết định "tăm tối - ăn thua"!
Nhưng nước Mỹ thì khác!
Đồng $ cũng khác vậy! Cán cân thương mại của Việt Nam mà thâm hụt theo "kiểu Mỹ" thì chắc không đầy 1 năm - chắc không còn bóng dáng một nhà đầu tư nào trên lãnh thổ Việt Nam. VNĐ chắc sẽ bị "liệt" vào các loại tiền "vô giá trị nhất"!..
Nhưng Mỹ thì lại "quá khác"! Sẽ là lan man nếu lại phân tich lại nguyên nhân của điều đó (một bài viết mới đây mình có để cập đến lý do này _ bạn nào quan tâm có thể đọc lại)! Có thể tóm tắt lại nguyên nhân mà người Mỹ vẫn có thể tiếp tục chính sách "chi tiêu quá mức" mà vẫn có thể tránh được lạm phát phi mã đó là bởi: NIỀM TIN.
Niềm tin vào một thị trường tiêu thụ lớn nhất TG (cả thế giới cần nó để "tiêu hóa" hàng mình sx ra).
Và niềm tin vào "tương lai" của nước Mỹ, niềm tin vào nền công nghiệp Mỹ - đủ sức sản xuất ra lượng của cải "trả nợ" cho việc "chi tiêu trước" này!
Người Mỹ cũng vậy, họ được vay nợ dựa trên một "niềm tin" rằng trong tương lai - họ có đủ sức trả nợ!
Đó là một điều tuyệt vời - đối với sự phát triển kinh tế - nhưng đồng thời cũng là "gốc rễ" của thảm họa đối với nước Mỹ.
Chương hai – Lạm phát “niềm tin”
Nước Mỹ hình thành, phát triển bùng nổ, bởi nhiều lý do, một trong những lý do quan trọng nhất “về mặt kỹ thuật” đó chính là “nguyên tắc đòn bẩy”.
Khởi đầu bằng việc sử dụng nhiều loại tiền giấy “không đảm bảo bằng vàng”, thay vào đó được đảm bảo bởi trái phiếu chính phủ. cho tới việc xóa bỏ hoàn toàn chế độ kim bản vị tại nước Mỹ, biến tiền chính thức trở thành “giấy nợ” của chính phủ… Sau cùng – đó là đưa tờ “giấy nợ” này thành một loại”tiền” được toàn TG công nhận coi như là một vật “trung gian trao đổi” đáng tin cậy nhất!
Từ công đoạn đầu tiên, người Mỹ từ việc chỉ được phát hành một lượng tiền cố định cho lưu thông dựa trên số lượng vàng “thực” của nước Mỹ (sẽ dẫn tới số lượng cực kì ít – không đủ để trao đổi chứ chưa nói là để phát triển), tiến tới việc dùng song song cả vàng lẫn trái phiếu làm “vật thế chấp” phát hành tiền,sau đó là chỉ trái phiếu. Điều này cũng tới “giới hạn của nó” tức là nếu dùng trái phiếu để tung ra một lượng tiền “quá lớn” sẽ gây lạm phát bởi kinh tế Mỹ chỉ có thể “hấp thụ” được một lượng tiền nhất định để đẩy mạnh sản xuất, phần “dư thừa” sẽ đổ vào bong bong tài sản hoặc trực tiếp làm giá cả tăng lên (dù không có lý do nào để giá tăng lên).
Nhưng sang đến giai đoạn 3 – khi $ trở thành một loại tiền được cả thế giới sử dụng – thì mọi thứ “hoàn toàn thay đổi”. Cái nền kinh tế sử dụng $ ấy “quá lớn”, sức ép việc tăng lượng cung tiền tới lạm phát ($) dường như nhỏ “chưa từng thấy”! Các “nhà ngân hàng” Mỹ bước vào một thời kì “hoàng kim” chưa từng có trong lịch sử loài người (phải nói thêm là Ped – tổ chức “đứng ra” phát hành $ thực chất là một ngân hàng tư nhân_ và tư nhân thì “khó” có thể dung hòa giữa lợi ích của “thiểu số” và “đa số”! Như thế có nghĩa là “rất có nhiều khả năng”, Ped sẽ lạm dụng “quyền” của mình – để vung ra một lượng $ “vô cùng lớn” để kiếm lợi! Cái đòn bẩy ấy đã “to” tới mức – có thể “nẩy tung” cả cục diện kinh tế - chính trị TG.
Lại một lần nữa lan man nếu phải giải thích điều này (hy vọng sẽ sớm có một topic chuyên về đề tài này), nhưng nói “đơn giản”, vì có tiền (in ra được), các ngân hàng Mỹ sẽ tìm cách “cho vay để lấy lãi”. Và người “thiếu tiền” thì chưa bao giờ “thiếu” trong lịch sử loài người… Châu Âu sau chiến tranh TG I, rồi chiến tranh TG II, thậm trí ngay cả nước Đức, nước Nhật sau thế chiến I và II ( chắc cũng không nhiều người biết – thứ tạo nên tiềm lực quân sự hung hậu (chỉ sau 6 năm chuẩn bị) của Đức Quốc Xã khuấy đảo cả TG, “trực tiếp” đến từ “tiền” từ ngân hàng Mỹ và kỹ thuật từ các công ty cơ khí Mỹ_ tất nhiên – họ chỉ nghĩ tới lợi nhuận mà không “lường hết” được hậu quả).
Và để làm được điều đó – nước Mỹ (hay nói đúng hơn giới tài chính Mỹ) chỉ cần 1 thứ: Niềm tin
Niềm tin vào gì thì mình đã nhấn mạnh ở trên! Và chính niềm tin đó – tạo nên “sự kỳ vọng”!
Chương 3 – Chủ nghĩa lạc quan và sự kỳ vọng vào nước Mỹ
Giống hệt như con tàu Titanic!
Khi người ta chế tạo ra nó – người ta nghĩ rằng nó “quá an toàn” và KHÔNG THỂ CHÌM, yên tâm tới mức mà không cần trang bị các thiết bị cứu nạn khi gặp sự cố!
Và người ta cũng nghĩ rằng: Nước Mỹ - quá lớn để có thể bị “Chìm”!
Không lớn sao được khi mà nó là một trong những nơi “tiêu hóa” nhanh nhất và nhiều nhất những gì mà thế giới sản xuất ra? (kể cả vốn và công nghệ_ một loại “hàng hóa” thú vị - đáng để lập một topic)!
Nó trở thành “đầu tàu” cho sự ổn định và thịnh vượng của toàn TG. Nó chu cấp “tiền”, đảm bảo an ninh và đảm bảo “tiêu thụ” hàng hóa cho các nước khác. (Cố nhiên, vì làm dụng, nên có không ít nước sản xuất theo định hướng Mỹ và “khóc dở mếu dở. Có “hơn một” những biến chứng về “cơ cấu kinh tế” tại cả những nước phát triển mạnh như Nhật Bản – khi sử dụng bản “thiết kế” của Mỹ để xây dựng nền sản xuất “đại trà xuất khẩu”! Nhưng cơ bản, cho đến “gần hiện tại” nó đã mang lại “sự phồn thịnh cho nhiều quốc gia – và rất có thể đã làm “suy yếu Mỹ”. Suy yếu bởi chính việc là người “tiêu dùng” của cả thế giới. Rất có thể họ đã “Vung tay quá trán” mà không biết!).
Và thế là người ta kì vọng. Người ta kì vọng vào con người Mỹ, hàng hóa Mỹ, công nghệ Mỹ.
Kỳ vọng đó đem đến kết quả là, có nước phụ thuộc vào “cố vấn Mỹ”, có nước phụ thuộc vào “công nghệ Mỹ, thị trường Mỹ”, hay “quân đội Mỹ”!
Còn cá nhân, họ kỳ vọng vào những bước phát triển “nhảy vọt” của công nghệ Mỹ, vào sự tăng trưởng “ổn định và vững chắc” của kinh tế Mỹ.
Thỉnh thoảng, người ta “giật mình tỉnh giấc” bởi những cú sốc “chỉ sau một đêm”, họ tỉnh giậy – và không hiểu tại sao – tài sản của mình lại mất đi nhiều giá trị đến vậy? Từ trước tới nay – người ta chỉ tin vào “sự tăng trưởng không có giới hạn” mà thôi!
Nó đến từ người nông dân khi vay tiền đầu cơ đất hoặc mở rộng trang trại “quá mức”. Nó đến từ giới đầu cơ chứng khoán – kì vọng vào các công ty “mới nổi”. Đến từ giới công chức, công nhân, sinh viên… vào sự phát triển bão táp của CNTT, của Web, của toàn cầu hóa.
Trong suốt quá trình lịch sử, con người “sáng tạo” ra nhiều thứ để “tiêu dùng” – nhưng chưa có thứ nào – con người ta sáng tạo ra mà không bị “đầu cơ” dẫn đến “khủng hoảng” cả. Tùy thuộc vào sự “đại chúng” của sản phẩm đó, mà quy mô của nó lớn hay nhỏ… Thiết nghĩ – đây là một vấn đề hết sức quan trọng, xin được phân tích thêm cho rõ.
Với hàng hóa thông dụng, chắc không có ví dụ nào “tượng hình” hơn ví dụ về đầu cơ “Hoa Tuy Lip” ở Châu Âu! Một củ giống – có thể có giá trị bằng cả cơ nghiệp! Người ta thấy rằng – chỉ cần bỏ tiền ra mua – tối ngủ một giấc là mai có vô khối lợi nhuận do việc nó tăng giá! Người ta lao vào mua bán – giao dịch qua lại, hay “khôn ngoan hơn” đi vào sản xuất…Dù làm gì – họ giống nhau ở một điểm – chỉ nghĩ một điều – mua vào sẽ có lãi mà không cần biết lãi ở đâu và bán cho ai!.. Hiển nhiên, quả bong ấy không thể phồng to mãi, nó nổ, và đó là sự đổ vỡ “đầu tiên” mà người ta đúc rút thành “lý luận” về “đầu cơ”!
Cao cấp hơn, khi người ta “tạo ra” các “sản phẩm tài chính”! Một bước chuyển vượt bậc, một đòn bẩy, một gia tốc mạnh “nhất” trong lịch sử có thể giúp người ta “kiếm lợi”! Một quy luật tương tự - và một sự đổ vỡ tương tự - nhưng quy mô của nó thì “lớn hơn rất nhiều”!
Trong các sản phẩm tài chính đó – tất nhiên được chia thành từng loại theo từng lĩnh vực, và người ta cũng lựa chọn lĩnh vực đầu tư dựa vào một thứ: sự kỳ vọng (đôi khi là thái quá). Nó dẫn tới sự sụp đổ của cả cổ phiếu các công nghệ làm “thay đổi thế giới” như mạng internet, máy tính, phần mềm, game…
Các sản phẩm tài chính, đã phát triển không ngừng tạo nên các sản phẩm “khó tiêu” hơn, phức tạp hơn, cho từng đối tượng “người tiêu dùng”! Nhưng đáng chú ý hơn cả - đó là “tầm ảnh hưởng của nó”!
Có lẽ bạn nghe nhiều một câu châm ngôn “khi thấy một đứa trẻ đánh giầy, một anh lái tacxi cũng bàn về chứng khoán thì đó là lúc nên rời xa khỏi thị trường”. Câu nói ấy đúng theo “rất nhiêu cách”. Một trong những cách giải thích đơn giản nhất, đó là khi đó – sự đầu cơ đã “lan rộng” đến mức “phổ biến” – và sẽ không còn đối tượng nào “đổ thêm tiền” vào nó được nữa – sự phát triển – đã tới giới hạn!
Vậy – cái gì sẽ quyết định – bong bong “nổ hay không”? Đó chính là câu hỏi mà ta quan tâm!
Đáp án là (theo mình): Độ “phổ thông”!
Càng nhiều người “tham dự vào” nó càng có nguy cơ đổ vỡ “ngay”! (nhưng cũng có thể kiếm ngay lợi nhuận lớn).
Càng ít người – càng khó đổ vỡ (nhưng cũng khó kiếm lợi nhuận).
Vậy nếu bạn nghĩ sao – nếu tôi đưa cho bạn một loại sản phẩm tài chính mà “gần như tất cả mọi người đều tham gia”?
MỘT QUẢ BOM tài chính đúng nghĩa phải không?
Có hơn một quả bom như vậy được gài tại Wall Stress, và một trong số chúng đã “phát nổ”!
Nhưng so với “số bom” mà nó “có thể kích hoạt” thì ảnh hưởng của nó – chưa thấm vào đâu!!...
Sorry cả nhà! Mất toi mấy tiếng rồi!
Em mà không đi ngủ - mai đố dậy được!
Đang làm dở đồ án – lò dò đọc thấy cái tít “hót” quá – lại “ngứa nghề” – “Múa bút” một lúc!...
hic – bao giờ mới xong đồ án đây!!

Không có nhận xét nào: