Thứ Tư, 15 tháng 8, 2007

Thương Mại Điện Tử Việt Nam (phần 1)

Thương mại điện tử Việt Nam
Tương lai - tiềm năng và thách thức hậu gia nhập WTO

Ø Nghèo đói và tụt hậu! đó là nỗi “sợ hãi” chung của bất kì một dân tộc nào. VN cũng vậy. Có lẽ trong lịch sử chưa lúc nào người Việt Nam chịu cúi đầu trước giặc ngoại xâm. Bất kể kẻ đó có sức mạnh lớn đến thế nào. Thế nhưng hiện nay, dường như chúng ta lại đang phải vật lộn trước sự nghèo đói, và lạc hậu, thậm trí là đang “ngủ quên” trên sự đói nghèo và trì trệ! …hãy để tôi giải thích cho ý kiến đó…Đa số người dân, đều thỏa mãn với chỉ số phát triển “một con số”, thỏa mãn với những điều kiện hiện tại! Cả báo đài, dường như cũng tập trung về những cái chúng ta “đã làm được” nhiều hơn là những cái chúng ta chưa làm được, hay những cái chúng ta cần làm,cần khắc phục ngay để có thể đuổi kịp các nước trong khu vực. Mô hình chung, nó tạo ra một sự ngộ nhận rằng Việt Nam đang “vững bước” tiến lên, không hề sai sót!

Ø Mọi thứ trôi qua, bất kể đó là cơ hội – hay thách thức, bất kể VN lắm bắt – hay bỏ qua người dân vẫn sống, tỷ lệ đói nghèo vẫn giảm, tăng trưởng vẫn đều đặn. Đôi khi là một số thông tin về tham nhũng, về tệ nạn, hay về sự xuống dốc của đạo đức, lối sống. Sự mất đi của giá trị đạo đức và tinh thần. Nhưng nó không đủ để cho người dân “thực sự quan tâm” trước những mối lo lắng thường nhật của bản thân, của gia đình. Dần dà dường như người dân, đặc biệt là giới trẻ trở lên “lãnh đạm” với chính trị, với những thách thức mà Việt Nam đáng phải đối mặt.

Ø Hội nhập ngay trước mắt, không chỉ ở nguyên nhân lao động không được đào tạo mà chính sự thiếu hiểu biết về làn sóng toàn cầu hóa, về kinh tế thế giới, thậm trí cả kinh tế Việt Nam của tuyệt đại đa số người dân đã và sẽ trở thành “rào càn lớn nhất” cho việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển hậu gia nhập WTO. Liệu chúng ta đã “sẵn sàng”, liệu chúng ta đã “chuẩn bị” kĩ lưỡng để “chiến thắng” khi vào WTO? Đó không chỉ là sự chuẩn bị về luật pháp, về thể chế, mà thực tế còn đòi hỏi, đó còn là sự hiểu biết về nền kinh tế TG, hiểu biết về WTO, hiểu biết về luật lệ quốc tế, văn hoá của các vùng lãnh thổ khác nhau mà chúng ta thiết lập quan hệ thương mại. Đồng thời củng cố chất lượng của nguồn lao động vốn không được đào tạo bài bản. Có như vậy, chúng ta mới nghĩ đến chuyện cạnh tranh, học hỏi cái này, cái kia, rồi nghĩ đến chuyện vươn ra đuổi kịp TG. Chúng ta không thể phó thác cho may rủi, hay cho những nhận định chủ quan rằng doanh nghiệp năng động, người dân năng động tự khắc sẽ “hội nhập thành công”. Tự họ sẽ tìm ra cách để cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngòai, tự họ sẽ ý thức được tầm quan trọng của việc học hỏi cho mình một kĩ năng để có thể “tồn tại” trong hội nhập. Chúng ta đặt lên vai người dân, đặt lên vai doanh nghiệp những thử thách rất lớn, mà chưa giúp họ được nhiều trong việc nhận thức về nó, càng chưa giúp họ được nhiều những điều kiện ban đầu “chắc chắn” để có họ thể chiến thắng.

Ø Mọi việc sẽ không quá phức tạp nếu chúng ta chỉ so sánh với mình trong quá khứ, tiếp tục bảo hộ và “sống một mình”. Nhưng mọi chuyện sẽ là tệ hại khi chúng ta thực sự tham gia vào toàn cầu hóa. Chưa nói đến việc các giá trị truyền thống có thể bị đe dọa, rằng cây oliu có thể sẽ bị “chiếc lexus đè bẹp”. Chỉ riêng nói về kinh tế, động lực chính buộc chúng ta hội nhập. Có “quá nhiều” điều chúng ta phải lo lắng trong tương lai “không xa lắm”. Đặc biệt là cho cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng cũng chính họ, sẽ là những cơ cấu “năng động” hơn cả, là những “bộ phận” của nền kinh tế, có khả năng hội nhập nhanh chóng nhất,ít đau đớn nhất và thành công nhất vào nên kinh tế TG.

Ø Hơn lúc nào hết, chúng ta cần mau chóng tìm ra một con đường (đường tắt thì càng tốt) để có thể củng cố sức mạnh của cộng đồng các doanh nghiệp VN trước thềm hội nhập. Đồng thời củng cố “sức mạnh và giá trị” của nguồn lao động, vốn chưa được đào tạo của đất nước. Bởi vì đó chính là những động lực và là cơ sở để Việt Nam vững bước trong nền kinh tế TG.

Ø Có lẽ sẽ lạc đề, nếu tôi đi quá sâu vào nền kt VN hiện tại, và những thách thức trong hội nhập vì chủ đề chúng ta đề cập tới chỉ là TMĐT. Nhưng TMĐT càng có ý nghĩa quan trọng ở VN hơn, khi chúng ta nhận thấy rằng, rất nhiều những khó khăn chúng ta đang gặp phải thì Thương mại điện tử, có thể là một phần lời giải cho bài toán đã được đề cập ở trên.

Tính tất yếu TMĐT:
Ø Một trong những trở ngại lớn nhất của Thương Mại VN là sự vắng bóng gần như hoàn toàn của mạng lưới phân phối “của VN” tại nước ngoài. Bên cạnh đó việc quảng bá doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, điều tra thị trường gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém, nằm ngoài sức của đa số doanh nghiệp VN. Điều này đã khiến các doanh nghiệp của ta, không có nhiều lựa chọn khi đầu tư ra nước ngoài. Họ có thể đơn giản là “chọn một lối tắt”, kiểu như xuất khẩu dưới nhãn hiệu của một công ty nhập khẩu, hoặc nhận là đơn vị gia công cho một thương hiệu sẵn có mạng lưới phân phối trên thị trường. Chịu sự “thua thiệt” về lợi nhuận, với vị thế của kẻ yếu. Thậm trí còn luôn luôn đối mặt với nguy cơ bị “hủy hợp đồng”. Các doanh nghiệp gia công hàng may mặc và giầy dép, đã có không chỉ một dẫn chứng về câu chuyện của một số doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản do không thể kí tiếp hợp đồng ngay sau khi đã vay tiền và mở rộng nhà máy để sản xuất, bởi “càng về sau” thì giá “càng giảm”, doanh nghiệp “không chịu được” đành Chia tay. Đây là điển hình khiến không ít các doanh nghiệp phải cân nhắc kĩ trước khi ký hợp đồng gia công cho nước ngoài, hoặc vay tiền mở rộng cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu của đói tác về quy mô. Khi mà người nắm đằng chuôi lại là các công ty có được mạng lưới phân phối.

Ø Kết hợp với những hạn chế về phân bổ hạn ngạch, rất nhiều ngành của ta phát triển còn ở mức “dưới tiềm năng’ hoặc chưa đạt được lợi nhuận “xứng đáng”. Hạn ngạch đã được rỡ bỏ sau khi ta ra nhập WTO, “vòng kim cô” đã đựơc tháo. Và sẽ ra sao nếu TMĐT giúp chúng ta xd kênh phân phối, kênh nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu và sản phẩm, nó sẽ giúp chúng ta tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng trên khắp thế giới với chi phí không đáng kể. Khi đó, chúng ta có thể chủ cho “số phận doanh nghiệp mình”. “lời ăn lỗ chịu” – đó là những thách thức nhưng cũng là những cơ hội mà doanh nghiệp VN cần chớp lấy, vì sự phát triển lâu dài.

Ø Khó khăn thứ 2 là nguồn nhân lực quản lí, điều hành của ta còn yếu kém, và thiếu kinh nghiệm hoạt động trong môi trường cạnh tranh cần tính chuyên nghiệp cao.TMĐT lại một lần nữa giúp chúng ta các công cụ quản lí sản xuất và điều hành và phân tích kinh doanh hữu hiệu. Đó là sự xuất hiện của thư kí, của kế toán, của “chiến lựợc” gia điện tử, điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm được tối đa chi phí nhân công “không cần thiết”, tăng tính cạnh tranh và chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Ø Giáo dục nói chung và đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp nói riêng, đó là những nơi đào tạo trực tiếp ra nguồn lao động phục vụ phát triển, dường như đáng quá tải, đó là chưa kể đến chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu. Thì bên cạnh đó, việc phát triển như vũ bão của CNTT, của TMĐT, có thể giải quyết nhu cầu rât lớn của việc tự đào tạo, tự nghiên cứu hay đào tạo trực tuyến, tìm kiếm và tra cứu tài liệu với chi phí rẻ chưa từng thấy.

Ø Hay nói cách khác, chính những thiếu sót mà các doanh nghiệp VN gặp phải khi hội nhập sẽ là cơ hội để TMĐT của VN cất cánh.

Ø “TMĐT không phải là một phương thức mới của thương mại. Thực ra nó đánh dấu sự bắt đầu của một hệ thống tạo ra của cải vật chất mới. Nó là một cơ hội thương mại tuyệt vời để phát triển kinh tế”. Đó là lý do tại sao cả những nước nghèo lẫn các nước giầu đang đổ tiền vào khai thác TMĐT, dựa vào TMĐT đề theo đuổi những “tham vọng riêng của mình”.

Ø Nhờ sự phát triển vượt bậc của CNTT những năm gần đây, các nước đã bắt đầu ý thức được việc phải xây dựng một hệ thống tạo ra của cải vật chất mới trong một nền văn minh mới. Cũng giống như hệ thống nhà máy, đường xá, cầu cống, cửa hàng.. là những yễu tố của một hệ thống tạo ra của cải vật chất trong xã hội công nghiệp. Bất cứ ai làm chủ được hệ thống tạo ra của cải vật chất mới này sẽ làm chủ nền văn minh mới, trong tương lai không xa.

Ø Và điều đáng nói ở đây là, cũng giống như xã hội tư bản,(xã hội có một hệ thống tạo ra của cải vật chất lớn gấp nhiều lần công xã nguyên thủy,chiếm hữu nô lệ hay phong kiến). Hệ thống tạo ra của cải vật chất mới ở thời đại thông tin này cũng có khả năng tạo ra của cải vật chất lớn hơn nhiều so với tích lũy ở xã hội tư bản. Tuy mới chỉ ở giai đoạn đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho một xã hội mạng, tuy nhiên, những doanh nghiệp ứng dụng được những hạ tầng cơ bản ấy đã có một “sức mạnh” cực kì to lớn, đóng góp vai trò quan trọng trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ø Một vd điển hình là vụ sát nhập “lịch sử” giữa American Online và Time Warner, tổng tài sản của 2 công ty này khoảng 185 tỷ đô, trong khi đó dự chữ ngoại tệ của Đài Loan (hàng thứ ba - thứ tư trên thế giới) chỉ chưa tới 100 tỷ đô. 2 tập đoàn lớn có tài sản lớn hơn cả số tiền mà 200 triệu người Đài Loan tích góp suốt mấy chục năm. Nguyên nhân là ở đâu, đó là do tại Mỹ nơi có hạ tầng mạng tốt nhất, họ đã và đang xây dựng một “xã hội mạng” mà Cái cốt lõi của xã hội mạng là TMĐT. Không quá nếu khẳng định rằng bất cứ ai làm chủ được TMĐT thì sẽ làm chủ nền văn minh sắp tới. Nền văn minh của xã hội thông tin.

Ø Việc gia nhập WTO đông nghĩa với việc chúng ta “chấp nhận” tham gia vào Toàn Cầu Hóa, một xu thế tất yếu của lịch sử thế kỉ này. Tuy nhiên, để có thể đứng vững trong cơn lốc toàn càu hóa, chúng ta phải triệt để khai thác những công cụ, những sức mạnh, những lợi thế nó đem lại, trước khi, những yếu kém của chúng ta nhấn chìm chính chúng ta, trước những cơ hội,những thách thức vô cùng mới mẻ và khắc nghiệt. Thương mại điện tử là một trong những lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy toàn cầu hóa trong thời kì mới. Và đây là một cơ hội lớn chưa từng có trong lịch sử để các công ty nhỏ, các nước nhỏ có cơ hội đuổi kịp các nước giầu có.

Ø Sự hình thành và phát triển cực kì nhanh chóng của các công ty yahoo, google, mạng ebay, mạng amazon,mạng alibaba … là những minh chứng điển hình. Nếu trước kia, nước Mỹ tốn hàng thế kỉ để có những “đại gia” thép, ô tô, máy tính… và thật khó cho các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với những “người khổng lồ này”, còn nay thì sao, để tạo dựng một công ty “cỡ bự” như vậy, không cần đến hàng thế kỉ, thời gian còn lại chỉ là thập kỉ hoặc nhỏ hơn nữa, và đặc biệt hơn, đó là sự bứt phá mạnh mẽ của các công ty nhỏ, phụ thuộc, vượt mặt “các vị tiền bối”. google từ phụ thuộc yahoo khi phát triển công cụ tìm kiếm, sau vài năm, đã vượt mặt và giờ đây gần như chiếm vị trí độc tôn, trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến nhất, thế lực nhất. Tập đoàn Sears cần một thế kỷ để trở thành hệ thống siêu thị lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Wal-Mart được thành lập năm 1980 chỉ cần 20 năm để vượt qua Sears trở thành hệ thống siêu thị lớn nhất thế giới. Amazon.com, một hiệu sách trực tuyến được thành lập năm 1995 chỉ cần mất 4 năm để vượt qua Wal-Mart về giá trị thị trường. Và còn “vô số” các “công ty mạng khác” đang phát triển nhanh chóng, và sẽ không có gì bất ngờ nếu một vài trong số đó thay thế Microsoft, google hay yahoo. Khoảng cách giữa các công ty này “giãn ra” rất nhanh và thu hẹp cũng “nhanh không kém”, lợi nhuận của họ đến từ hàng triệu thậm trí hàng tỷ người đang sử dụng dịch vụ của họ hàng ngày, hàng triệu nhà đầu tư, hàng nghìn công ty đăng quảng cáo, những người đang “hà hơi tiếp sức” cho ”những thực thể” có thế lực nhất trong lịch sử. Đó thực sự là số lượng khách hàng “đáng mơ ước trong mọi thời đại”.

Ø Nhắc đến Trung Quốc, người ta nghĩ ngay đến đây là “công xưởng” của TG, nghĩ đến nguồn nhân công khổng lồ và hàng hóa rẻ tiền, thì có lẽ ,chỉ trong vài năm trở lại đây, người ta đã bắt đầu thay đổi cái nhìn về TQ. Nếu như nhắc đến TQ, nhắc đến thành công của hội nhập tại đây thì người ta hay liên tưởng ngay đến sự phát triển “vượt bậc – bất ngờ” của ngành xe hơi nước này, nhưng với tôi đó chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Không chỉ công nghiệp của họ bắt đầu đuổi kịp thế giới, mà trong những ngành kĩ thuật cao, ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất, họ cũng tạo được vị thế nhất định của mình. Một trong những ngành mới mẻ nhất đó là TMĐT. Cần nói thểm rằng, cho đến thời điểm này, chưa có bất kì một trang web hay một dịch vụ công nghệ cao nào của nước ngoài được đánh giá là “thành công” tại TQ. Tất cả các dịch vụ của yahoo, google, ebay, đều có những “đối trọng nội địa” không dễ bị khuất phục, mà thực tế là họ đã vượt mặt những “ông trùm lắm tiền nhiều của” này với ngay cả những dịch vụ “tâm đắc nhất”. Đó là Baidu với dịch vụ tìm kiếm, Shanda với trò chơi, Sina với cổng thông tin. Và đặc biệt đó là mạng alibaba trong lĩnh vực “môi giới hôn nhân” trong thương mại (là nơi các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, gặp gỡ và kí kết hợp đồng), trang Taobao chuyên về đấu giá là đối thủ đã “giành lại TQ” trong lĩnh vực này từ tay ebay. Với những cơ sở dữ liệu đầu tiên được xây dựng vào năm 1995, Jack Ma chỉ với 2000$ tạo dựng lên trang web tiền thân mạng alibaba.com, rồi sau đó là Taobao. Đó là kể cả việc Jack Ma và mạng Alibaba đã từng bị “đóng cửa” 2 năm (kể từ năm 1997) trong một đợt “chống internet” của TQ, nó mở cửa trở lại vào 1999 và nhận được 25 triệu đô đầu tư từ nước ngoài để xây dựng lên mạng Alibaba ngày nay.

Ø Đó là ở Trung Quốc, và chẳng có lí do gì để chúng ta nghi ngờ việc hình thành một alibaba, một ebay, một Taobao của Việt Nam, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường TMĐT toàn cầu. Sự cố chodientu.com của gần đây, cũng là một bài học đắt giá cho những ai đã, đang và sắp lập nghiệp “bằng thương mại điện tử” và đó còn là bài học cả cho những người quản lí, điều hành, hoạch định chính sách về yêu cầu nâng cao trình độ, nâng cao hiểu biết và nâng cao “ý thức” trong cộng đồng những người sẽ xây dựng bộ mặt TMĐT Việt Nam. Tất cả mọi hành động phải vì một mục đích chung là “phát triển TMĐT Việt Nam” bất kì ai “có những hành động gây tổn hại” đến lợi ích chung của quốc gia (trong trường hợp này là TMĐT) sẽ phải bị “trừng phạt đích đáng”. Có rất nhiều lựa chọn cho những người trẻ tuổi đối mặt và sử lí những vấn đề ẩn sau “chợ điện tử”, nhưng thực tế họ đã có chọn lựa “tồi” nhất. Khó ai có thể “ước lượng” được phương hại mà hành động ấy đã gây ra cho chodientu nói riêng và TMĐT VN nói chung “lớn” đến mức nào. Nhưng nó sẽ còn lớn hơn nhiều, nếu chúng ta không rút ra bài học từ chính “nhận thức” của những “người trong cuộc” để ngăn chặn những hành động “phá hoại” tương tự trong tương lai.

Ø Và đến thời điểm này, có lẽ ít ai còn băn khoăn việc chúng ta có nên đầu tư cho TMĐT hay không, mà vấn đề hiện nay là phải đầu tư như thế nào cho hiệu quả. Đây là lúc chúng ta cần ngồi lại, bàn bạc những “được – mất” khi tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu .Cũng giống như chúng ta đã ngừng tranh cãi có nên tham gia vào quá trình toàn cầu hóa hay không, mà vấn đề cần thảo luận là chúng ta hội nhập như thế nào để hạn chế những tiêu cực và tận dụng được sức mạnh của toàn cầu hóa_trong đó TMĐT là một trong những công cụ “đầy quyền lực” mở đường cho làn sóng Toàn Cầu Hóa mởi trong thế kỉ này.

Ø Và đứng trước ngưỡng cửa việc hội nhập ngày một sâu rộng, Việt Nam nếu không muốn bị tụt hậu, thì chỉ còn cách tiến lên. Trong tay chúng ta, có thứ vũ khí mạnh nhất, nhưng đồng thời chính chúng, sẽ tạo cho ta một yếu điểm lớn nhất, nếu chúng ta không sử dụng được lợi ích của toàn cầu hóa, của TMĐT, thì chính chúng sẽ nhấn chìm chúng ta.

Ø Ngay cả tại thị trường nội địa, số người sử dụng internet và đtdd của VN là tương đối lớn và còn tăng trưởng mạnh trong tương lai, đa số họ là thanh thiếu niên, và với “thói quen” thích mua sắm và tham gia các hoạt động giả trí, đây cũng có thể là nguồn thu không nhỏ cho các nhà cung cấp dịch vụ, và nhà bán lẻ. Đó cũng là 1 phần hạ tầng cơ sở cho TMĐT, dường như “đang sẵn sàng” chờ đợi một sự thay đổi lớn về dịch vụ.

Ø Việc đầu tư cho hạ tầng “xã hội mạng” là tất yếu, nhưng đầu tư như thế nào là vấn đề mang ý nghĩa sống còn. “Cơ sở hạ tầng cho xh mạng” ở đây bao gồm hạ tầng về công nghệ, về văn hóa, về trình độ, và cách thức người dân đối mặt với cơn bão toàn cầu hóa, cơn bão đổi mới công nghệ, đổi mới tri thức, là thứ mà người dân Việt Nam vốn ngại thay đổi. Chính vì lẽ đó, khoản đầu tư lớn nhất để xd hạ tầng mạng phục vụ cho TMĐT nói riêng và phục vụ cho việc phát triển đất nước nói chung trong tương lai đó chính là đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên, không biết nếu nói rằng giáo dục (đặc biệt là giáo dục đại học) hiện nay đang “khủng hoảng” hoặc “ lâm vào bế tắc và lạc hậu” thì có làm cho những nhà giáo dục tự ái hay không? Nhưng có lẽ đã đến lúc chúng ta thẳng thắn nhìn nhận hiện thực của giáo dục nước nhà. Bắt mạch, kể đơn cho nó, và cho dù có phải sử dụng những liều thuốc đắng nhất, thì chúng ta vẫn phải làm, nếu không muốn mọi thứ đều đổ vỡ sau hội nhập. Theo như một bài báo từng được đăng trên Vietnamnet dẫn một tài liệu nước ngòai rằng chất lượng giáo dục của ta đang kém Thái Lan 50 bậc? Các chỉ số về trí tuệ, …cũng chỉ khoảng 3/10. Có lẽ “người Việt Nam” không thông minh “như chúng ta tưởng”, hay là cách giáo dục của chúng ta hiện nay “có vấn đề”...?

Ø Liệu bấy nhiêu đó đã đủ là lý do để chúng ta phải gay gắt với ngành giáo dục? thúc dục dục đổi mới nhanh chóng, chí ít là nếu muốn phát triển những lĩnh vực liên quan TMĐT tại Việt Nam. Bởi đối với TMĐT, trí tuệ, sáng tạo và công nghệ là những điều kiện “không thể thiếu”. Với những ngành khác, công nghệ chúng ta dùng có thể lạc hậu “đôi chút” vì dịch vụ chúng ta là ứng dụng cho “dân Việt Nam” và họ có “đòi hỏi không cao”,nhưng với TMĐT, lạc hậu với công nghệ, đồng nghĩa với việc chúng ta từ bỏ tất cả mọi hoạt động kinh doanh, kể cả việc cung cấp các dịch vụ trong nước. Bởi vi không một khách hàng nào đến với những dịch vụ lỗi thời. Họ có quyền chọn dịch vụ tốt nhất, và họ phải làm thế để đảm bảo cho quyền lợi của mình. Cạnh tranh trong thời đại thông tin là cạnh tranh về tốc độ, về công nghệ, về bảo mật, về dịch vụ và về “đáp ứng đuợc những nhu cầu mới nhất và tốt nhất”, bất kể bạn là ai, bạn ở đâu.

Ø Thế nhưng đáng tiếc là trong những năm gần đây, tại VN,công trình khoa học tầm cỡ khu vực còn hiếm chứ chưa nói đến tầm cỡ quốc tế, mà chỉ có nghiên cứu khoa học mới tạo cho chúng ta được những lợi thế dẫn đầu trong TMĐT, một ngành chỉ có một vài kẻ thắng và số còn lại sẽ mất tất cả. Nếu không chuẩn bị kĩ lưỡng, đây sẽ trở thành thất bại thảm hại đối với thương mại nước nhà. Dẫn thông tin từ Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Báo cáo cho biết chỉ số chất lượng giáo dục Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm trên thang điểm 10. So sánh với 12 nước ở châu Á, Việt Nam chỉ đứng trên... một nước. Đó là Indonesia, với 3,44 điểm! Còn inđô thế nào thì mình chắc không phải bàn thêm.

Ø Cạnh tranh ở đây mang tính “sống còn” và không thể thỏa hiệp giống như thời xã hội công nghiệp.Với một dịch vụ thời đại này, sẽ chỉ có một vài công ty có thể đứng vững, số còn lại sẽ phá sản. Trụ lại là những doanh nghiệp cung ứng những dịch vụ tốt nhất. Nó chỉ lụi bại khi suất hiện kẻ khác, cung câp dịch vụ tốt hơn nó, đó là sự nghiệt ngã thực sự, là đỉnh điểm của cơ chế thị trường phi điều tiết. Điển hình đó cũng giống như trong một đội bóng, có thể cầu thủ mạnh nhất có số lương bằng lương tất cả các cầu thủ còn lại cộng lại. Có người cho đó là bất công? Nhưng đó là thực tế, là quy luật mà người thua (kẻ yếu) buộc phải tuân theo dù muốn hay không. Đó chính là sự cạnh tranh trong thời đại thông tin. Cực kì khốc liệt nhưng mang lại lợi ích to lớn “vô cùng” cho kẻ chiến thắng. Là cơ hội lớn nhất trong lịch sử từ trước tời giờ, trao cho các nước nghèo, cho họ cơ hội đuổi kịp các nước giầu. Các doanh nghiệp Việt Nam, cũng có thể nghĩ tới sự chuyển mình giống như một “THÁNH GIÓNG” thực sự, thậm trí còn hơn cả thế! Giấc mộng trở thành triệu phú, tỷ phú hoàn toàn có thể thực hiện chỉ bằng một ý tưởng, một sự sáng tạo “độc nhất vô nhị” và bạn sẽ là người chiến thắng, chiến thắng tuyệt đối! Tất nhiên điều đó cũng đồng nghĩa với việc mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp phải có “trách nhiệm” hơn trong việc bảo vệ tài sản ảo, tài sản trí tuệ , và tài sản tương lai của mình.

Ø Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sức mạnh thực sự của TMĐT, vai trò, vì trí và phương cách phát triển TMĐT tại VN.

Không có nhận xét nào: