Thứ Tư, 15 tháng 8, 2007

Thương Mại Điện Tử Việt Nam (phần 2)

Lợi ích của TMĐT
Với nhà sản xuất:
Ø Là một kênh phân phối sản phẩm “trực tiếp” đến tay khách hàng, là nơi nhận được những thông tin phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng, đó có thể là thắc mắc, là kiến nghị, là khiếu nại về sản phẩm hoặc dịch vụ hậu mãi. Websites có thể là một công cụ thay thế các phiếu thăm dò thị trường truyền thống.
Ø Tiết kiệm được chi phí xây dựng mạng lưới phân phối (chi phí xd, điều hành và nhân viên). Thay vì xd mạng lưới tiêu thụ cồng kềnh không chỉ gây tốn kém do chi phí xd mà còn gây khó khăn trong việc quản lí việc tiếp thị, hậu mãi, dịch vụ khách hàng.. thậm chí có thể gây tác động tiêu cực đến công ty khi không quản lí được chất lượng phục vụ tại một số cửa hàng bán lẻ .(Để xd mạng lưới, theo cách truyền thống nhà sản xuất có 2 lựa chọn, hoặc là tự xd mạng lưới tiêu thụ của mình bằng cách hoặc xd mới, hoặc liên kết với các chủ cửa hàng nhỏ có sẵn mặt bằng để nhận phân phối sản phẩm độc quyền cho mình, hình thành các đại lý cấp 1, 2.. Tuy nhiên họ cũng có thể lựa chọn một cách chuyên nghiệp hơn đó là giao phó toàn bộ việc tiêu thụ cho các tập đoàn bán lẻ, còn mình chỉ chú tâm vào việc sản xuất. Vấn đề là ở chỗ với cách thứ 1 nhà sản xuất không thể quản lí nổi việc những cơ sở này có phục vụ khách hàng tốt như mình mong đợi hay không, nhưng nếu giao hẳn việc tiêu thụ cho một tập đoàn bán lẻ có kinh nghiệm thì sẽ dẫn tới hậu quả là bị phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhà phân phối, sẽ bị nhà phân phối tạo sức ép đòi tăng quyền lợi cho họ, đây là điều mà doanh nghiệp sx luôn muốn tránh. Và với đặc điểm của VN thì cũng gần như không có mạng lưới tiêu thụ thực sự chuyên nghiệp nào – chính với điều kiện đó, TMĐT có thể là lời giải cho bài toán khống mới nhưng cũng chưa có một lời giải thực sự hiệu quả này. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp khó khăn về vốn, họ luôn muốn cắt giảm chi phí, tập trung cho sản xuất. Bán hàng trực tuyến, nếu thành công, có thể là đòn bẩy mạnh mẽ cho sự phát triển cho các doanh nghiệp loại này).
Ø Không chỉ dừng lại ở việc cắt giảm nhân viên và xd hạ tầng, TMĐT còn giúp nhà sản xuất có thể kinh doanh 24h/ngày, 7 ngày một tuần, thậm trí cả ngày lễ tết và hòan toàn tự động, có thể đưa sản phẩm giới thiệu tới tận tay ngươi tiêu dung qua e mail, quảng cáo và mở rộng thị trường ra toàn thế giới mà gần như không tốn thêm bất kì chi phí nào, thậm trí bỏ cả việc mở những địa điểm chứng bày,giới thiệu sản phẩm, hay kho bãi tại nước ngoài, vì đã có các dịch vụ vận tải, kho bãi sẽ kiêm luôn việc vận chuyển và bảo hành các sản phẩm của hãng trong và ngoài nước.
Ø Giảm thiểu các chi phí tìm hiểu thị trường, quản trị kinh doanh, giảm thiểu việc “phỏng đoán xu hướng tiêu dùng” khi tung ra một sản phẩm mới như trước kia, bằng cách đơn giản là sử dụng các phương pháp đo lường web. Vd: nếu trước kia, cần rất nhiều nhân viên, tham gia tổng hợp số liệu sau mỗi chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi để đo lường kết quả, rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho các chiến dịch tiếp theo, thăm dò để tiếp tục phát triển sản phẩm hay cần thiết kế một sản phảm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, loại bỏ những sản phẩm không được ưa chuộng… mỗi lần như vậy, không chỉ tốn tiền bạc mà còn hao tốn rất nhiều công sức và thời gian cho việc tổng kết số liệu, đưa ra kết quả. Nhưng khi sử dụng web, chúng ta có thể sử dụng một vài dịch vụ đo lường trực tiếp, không tốn công sức để có thể kiểm tra doanh số, hiệu quả quảng cáo, phản hồi từ thị trường .v.v. thậm trí theo dõi xem trên website của chúng ta, khách hàng thích xem gì, dừng lại ở đâu, thứ gì làm họ quan tâm và thứ gì làm họ chán nản, bỏ đi.. Bất kì lúc nào chúng ta cũng có thể nhận được báo cáo về doanh số, và một loạt các điều tra thị trường do những phần mềm tiên tiến nhất xây dựng, hoàn toàn tự động.
Ø Internet giúp chung ta có thể cập nhật thông tin về chính sách, tiêu dùng, công nghệ, đối thủ cạnh tranh, góp phần đưa ra các quyết định liên quan sản xuất, phân phối hay thiết kế sản phẩm mới. Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc nắm bắt các thông tin về thị trường. Tăng tốc quá trình chu chuyển vốn từ hệ thống phân phối tới trụ sở chính, tăng lượng tiền mặt và tiền “sẵn sàng sử dụng”.
Ø Điều chỉnh số lượng sản xuất và thay đổi hướng sản xuất kịp, thời dựa trên những thông tin phản hồi trực tiếp từ thị trường. (Nếu trước đây không lâu, để quản lí hàng hóa cho siêu thị, khi áp dụng những công nghệ hiện đại nhất, người ta xây dựng hệ thống sao cho khi mỗi sản phẩm rời kệ hàng bầy bán (trong siêu thị hoặc trong mạng lưới phân phối) thì lập tức máy tính sẽ ghi nhận, sử lí trong kho dữ liệu của siêu thị, một sản phảm được yêu cầu chuyển từ kho lên giá, và kho hàng sẽ gửi thông tin để nhà sản xuất sản xuất một sản phầm bù lại sản phầm vừa bán. Mọi thứ gần như xảy ra lập tức. Một công ty vận tải chịu trách nhiệm vận chuyển cho nhà sản xuất, sẽ kiểm tra xem, có một xe tải nào đó của công ty, đang hoạt động tại gần khu vực nhà kho của nhà sản xuất, sẽ được yêu cầu, thay vì trở về “tổng hành dinh” sẽ đến thẳng kho và chuyển hàng được đặt trước đến một kho nào đó “gần địa điểm tiêu thụ”, rồi từ đây, các xe tải nhỏ hơn, sẽ tỏa ra phân phối cho các siêu thị đặt những mặt hàng khác nhau. Và thậm trí, người đặt hàng và nhà sản xuất có thể theo dõi xem hàng hóa của mình ở đâu trên lộ trình dưới sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn câu. Còn ngày nay, mọi thứ sẽ đơn giản hơn, khi nhà sản xuất trực tiếp bán hàng của mình, siêu thị sẽ suy giảm vai trò của nó. Trọng trách còn lại được giao cho các công ty vận tải, người sẽ đưa sản phâm đến tay người tiêu dùng, và kiêm luôn cả dịch vụ bảo hành sản phẩm đó. Như vậy Việt Nam có thể “đi tắt, đón đầu” khá xa với chi phí rẻ vô cùng.)
Ø Tạo ra cơ hội tiếp xúc, tìm kiếm thông tin và ký kết hợp đồng với những doanh nghiệp lớn, tham gia quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,đấu giá trực tiếp thông qua trung gian như alibaba, amazon, ebay…
Ø Chính những điều đó, đã tạo ra cơ hội bứt phá, gia tăng khoảng cách với đối thủ, tự tiếp thị doanh nghiệp không chỉ với đói tác, với người tiêu dùng mà với cả các nhà đầu tư trên khắp TG, đồng thời minh bạch hóa thông tin, nâng cao, ổn định giá trị cổ phiếu. Mặc dù không phủ nhận rằng, đã có rất nhiều người tin tưởng, thậm trí quá “ảo tưởng” về thương mại điện tử, đó cũng chính là nguyên nhân làm bong bóng dotcom đổ vỡ và những kỳ vọng “thái quá” vào các công ty mạng, cũng có thể tạo dựng một bong bóng đầu tư cho cổ phiếu các công ty mạng tại VN trong tương lai. Đặc biệt là với thị trường chứng khoán còn non trẻ hiện nay non trẻ cả về thị trường lẫn (đa số) các nhà đầu tư, và đó cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Và như thế, sẽ có những người trở thành tỷ phú, triệu phú ngay sau ngày công ty niêm yết, nhưng cũng có những cá nhân, tổ chức, công ty có thể phá sản chỉ sau một ngày. Bởi vì TMĐT chỉ chấp nhận kẻ mạnh nhất, đa số các công ty cùng cung cấp một dịch vụ sẽ phá sản. Đó là điều cần dự báo trước. Và có lẽ các nhà đầu tư, dù là “đầu tư mạo hiểm” cũng phải cân nhắc kĩ trước khi đầu tư cho một doanh ngiệp dotcom.
Ø Nhưng dù sao, số doanh nghiệp bé nhỏ thành công ấy sẽ đem lại tương lai cho TMĐT VN.
Lợi ích Với nhà bán lẻ:
Ø Mặc dù nói rằng, vai trò của nhà bán lẻ trong tương lai sẽ sút giảm, tuy nhiên, có những loại hàng hóa mà người tiêu dùng “không thể hoặc không thích” mua qua mạng. Nhất là trong thời kì như hiện nay, khi mà TMĐT chưa có được hạ tầng cần thiết để có thể đưa dịch vụ của mình đến mọi người dân, đó là lí do mà các nhà bán lẻ sẽ còn “tồn tại dài dài”. Và ngược lại một số ứng dụng của TMĐT sẽ là đòn bẩy cho sự phát triển của các nhà bán lẻ này, giúp họ đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời giảm thiểu chi phí.
Ø Các nhà bán lẻ sẽ dàng hơn trong việc quản lí hàng hóa, theo dõi tiêu thụ, điều tiết hàng hóa cho phù hợp, xác định mặt hàng bán chạy, tìm hiểu sở thích, thói quen và nguyên nhân khách hàng từ chối sản phẩm…
Ø Một siêu thị truyền thống có thể bầy bán khoảng 9.000 đến 10.000 mặt hàng, các siêu thị với nhiều tầng có thể bày bán từ 80.000 đến 120.000 mặt hàng. Một siêu thị khổng lồ như Wal-Mart có thể bày bán tới 200.000 mặt hàng. Với những siêu thị kiểu này, bạn sẽ gặp phải những khó khăn khi tìm kiếm một loại hàng hóa. Do đó, vấn đề là cho dù siêu thị lớn như thế nào thì nó vẫn có giới hạn. Không thể có siêu thị nào, cho dù mặt bằng cực lớn có thể đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng. Nó không có sự tiện dụng cần thiết.
Ø Nhưng trên Internet thì hoàn toàn khác. Do nội dung không hạn chế trên Internet, tất cả các sản phẩm có thể được hiển thị để người tiêu dùng lựa chọn. Nếu một trang Web được thiết kế để giới thiệu sản phẩm thì nó có thể thay thế các giá bày hàng vật lý.
Ø Dưới sức ép cạnh tranh gay gắt của các cửa hàng trực tuyến, Wal-Mart đã đưa ra kế hoạch làm tăng số lượng và chủng loại các mặt hàng bày bán. Họ quyết định giới thiệu trên mạng một số loại hàng hóa mà họ không thể chứa được để phá vỡ giới hạn về không gian và thời gian. Họ cũng đưa ra một tuyên bố chắc nịch: “Wal-Mart mong muốn bán tới 10 triệu mặt hàng để trở thành một siêu siêu thị”. Đối với một siêu thị nâng số mặt hàng từ 200.000 lên 10 triệu, thì quy mô kinh doanh chắc chắn sẽ tăng lên nhiều lần. Do đó, nhiều người đã đi hết cả siêu thị vẫn không mua được gì bởi vì họ không tìm thấy cái mà họ cần. Các siêu thị trực tuyến không làm mất khách hàng theo cách này do hàng hóa không bị giới hạn, họ có mọi thứ! Các hoạt động thương mại không ngừng – Không có kỳ nghỉ hàng năm; dịch vụ 24 giờ/ngày .Các hình thức thương mại đó đã dần phá vỡ không gian và thời gian truyền thống. Đồng thời việc tự động hóa tối đa sẽ góp phần giúp họ “tinh giảm” được vô số nhân viên trong “bộ máy cồng kềnh” của mình.
Ø Một siêu thị trực tuyến, không cần quá quan tâm tới vị trí kho bãi và trị trí siêu thị . Họ có thể đặt kho bãi ở xa trung tâm, nơi có chi phí rẻ, và bỏ luôn việc xây dựng siêu thị trên thực tế. Họ chỉ cần có quan hệ tốt với các công ty vận tải và các công ty chuyển phát nhanh là có thể phục vụ khác hàng một cách tót nhất với chi phí cạnh tranh nhất. Họ là “một thế lực lớn”, đe dọa tới vị trí của cách siêu thị truyền thống.
Lợi ích Với người tiêu dùng:
Ø Nhận được hàng hóa với giá cả thấp nhất do nhà sản xuất cắt giảm được các chi phí trung gian.
Ø Có cơ hội so sánh các sản phẩm cùng loại, so sánh các nhà sản xuất, thậm trí “dùng thử” một phần hoặc một vài chức năng của sản phẩm. Đó có thể là phần mềm là một phần cuốn sách, một bản nhạc mà họ săp mua.. trong khi dịch vụ thanh toán thanh toán ngày một trở nên dễ dàng và bảo mật gần như tuyệt đối. Việc được phục vụ “tại nhà và ngay lập tức” sẽ làm thay đổi không nhỏ “thói quen tiêu dùng” trong tương lai.
Ø Người tiêu dùng có cơ hội tiếp xúc với nhiều sản phẩm nhất, với thời gian eo hẹp nhất, và mọi lúc, mọi nơi, làm chủ thời gian của mình; họ cũng có thể phản hồi lại ngay nhà cung cấp về dịch vụ và sản phẩm. Và ý kiến ấy, có thể có ảnh rất lớn tới doanh thu của nhà sản xuất vì bất kì người nào sắp mua sp đó, đều sẽ cân nhắc trước “kinh nghiệm” của những khách hàng “đi trước”. Chính bởi lẽ đó người tiều dùng sẽ an tâm rằng họ sẽ được hưởng dịch vụ tốt nhất có thể.
Ø Thay vì mua những thứ nhà sản xuất “có thể cung cấp” nếu muốn, người tiêu dùng có thể đưa ra đòi hỏi về sản phẩm mình cần, đặt hàng “độc nhất vô nhị”, đó có thể là ô tô theo thiết kế của họ, đó có thể là tivi không giới hạn kích thước… họ cũng không phải băn khoăn xem sản phẩm họ mua được sản xuất ở đâu, ở khu công nghệ cao tại Mỹ hay tại một nhà máy hẻo lánh nào đó tại Trung Quốc, nhưng họ có thể biết từng linh kiện trong sản phẩm đó được sản xuất tại đâu, tập hợp, lắp ráp ở đâu và tới tay họ như thế nào!
Ø TMĐT đã xây dựng hạ tầng cho việc trao đổi thương mại giữa các cá nhân với nhau, mở ra một kênh kinh doanh mới mẻ đầy hứa hẹn. Trên TG, ngày càng đông những người có thể sống hoàn toàn dựa vào lợi nhuận thu được khi kinh doanh trên các mạng nhu ebay. Tại VN, có lẽ đây cũng là lĩnh vực phát triển lớn nhất và nhanh nhất cho đến nay dù tự phát và chưa có được những hình thức thanh toán chuyên nghiệp, cũng như chưa được các tổ chức tín dụng quốc tế thừa nhận và đang từ chối giao dịch. Tuy nhiên, TMĐT trong tương lai thì giao dịch giữa các cá nhân chỉ là một bộ phận nhỏ trong tổng giá trị TMĐT mang lại.
Lợi ích với Xã hội:
Ø Giảm chi phí cho việc sử lí các giao dịch (vd: Người ta ước tính là khoảng 55% các giao dịch của người tiêu dùng ở Mỹ được thanh toán bằng tiền mặt và 29% bằng séc. Tín dụng, ghi nợ, và những giao dịch điện tử khác chiếm khoảng 15% tất cả các giao dịch của người tiêu dùng. Số tiền mà Mỹ phảI chi cho việc xử lý các thanh toán này là 60 tỷ USD hàng năm, con số này tương ứng với 1% tổng sản lượng quốc gia (GNP)- nguồn vncompanies.com) .
Ø Góp phần thay đổi thói quen của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng, đồng thời kích thích nhu cầu mua sắm do “tiện lợi” của các dịch vụ phục vụ tại nhà. Một khi điều đó trở thành hiện thực, đồng nghĩa, với ngân hàng sẽ tiết kiệm, hay nói đúng hơn là có thể đầu tư thêm một lượng tiền lớn thay vì phải “để dành” cho các giao dịch hàng ngày và để đề phòng các giao dịch rút tiền mặt bất ngờ.
Ø Tạo dựng và thúc đẩy những nghề nghiệp, những phương cách kiếm tiền mới dựa trên nền thương mại điện tử vd: quảng cáo, mua bán địa chỉ email, môi giới, bán sách.. và đặc biệt thương mại điện tử sẽ tạo dựng nên những loại tài sản “ảo” nhưng giá trị không hề nhỏ: uy tín một website, một forum, cá nhân, tổ chức, ngay cả địa chỉ email, số thành viên, lượng truy cập cũng biến thành tài sản!
Ø Mở rộng và thay đổi tính chất của một số ngành, đặc biệt là giáo dục, mở ra những kênh giáo dục mới, tiện lợi và phục vụ trực tiếp nhu cầu học tập, đẩy mạnh việc chia sẻ tài liệu, chia sẻ thông tin, một loại tài sản mới rất có giá trị. Tạo điều kiện cho một sô ngành dịch vụ phục vụ cho giáo dục, chia sẻ dữ liệu, cập nhật, lưu trữ giữ liệu phát triển. Đó còn là sự tăng trưởng không ngừng của các dịch vụ: bảo mật, số hóa, lưu trữ, truyền tải, chứng thực, thanh toán…
Ø Cuộc cách mạng tiếp thị của các sản phẩm và dịch vụ số hóa, từ những bức ảnh chân dung, những bức danh họa nổi tiếng, cho đến âm nhạc và video, chúng được chia sẻ với nhau trong các đường cáp quang chằng chịt khắp thế giới, đó là nhu cầu dường như vô tận về giải trí, làm việc , hội họp, tán gẫu. Điều đó cũng phát sinh một hình thức quảng cáo mới mẻ, quảng cáo qua mạng internet, và cả những biến thái của nó hợp pháp và bất hợp pháp, bởi vì quảng cáo trực tuyến với chi phí thấp và “chất lượng” hơn. Tất nhiên còn một vài những khó khăn,trục chặc trong việc “đo đếm” số lần thực sự mà người đặt quảng cáo phải trả tiền và việc cung cấp thêm thông tin về cách tính cước, cách xếp hạng còn gây tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận việc TMĐT đã thay đổi không chỉ bộ mặt mà cả tính chất của một số loại hình dịch vụ.
Ø Việc bùng nổ và phát triển Thương mại quốc tế giữa các cá nhân, dưới sự giúp đỡ về hạ tầng, về kỹ thuật do sự kết hợp của các công ty như ebay và các công ty cung cấp chuẩn thanh toán, và các dịch vụ tài chính. Họ là cầu nối cho các giao dịch “xuyên lục địa”, với những hàng hóa không hạn chế về sô lượng và chủng loại.
Ø Sự biến đổi của các ngân hàng truyền thống và sự thay dổi của giá cước cũng như cách thức tính Cước viễn thông. Đó là đòi hỏi tất yếu đối với các ngân hàng VN nếu không muốn các ngân hàng và các tổ chức tín dụng nước ngòai thống lĩnh thị truờng. Ngành viễn thông, sẽ là một ngành cạnh tranh khốc liệt sớm nhất trong tương lai gần, bởi nó cũng cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc phát triển TMĐT.
Ø Là cơ hội để các tổ chức giáo dục, các viện nghiên cứu hoặc những nhà nghiên cứu khoa học độc lập có thể liên hệ “tự quảng cáo” dự án của mình, tiếp nhận sự đầu tư từ những nhà đầu tư chiến lược, những nhà đầu tư mạo hiểm, những người có tiền và hy vọng vào việc làm giầu do làm chủ một công nghệ mới.
Ø Và quan trọng nhất TMĐT đã tạo dựng những cơ hội to lớn cho những nước nghèo có thể đuổi kịp các nước giầu. Là công cụ mạnh làm “san phẳng TG”( Một thuật ngữ được sử dụng để diễn tả hậu quả của những luồng thương mại, tín dụng, lao động, công nghệ, việc làm xuyên biên giới và không thể kiểm soát, đặc biệt là khi nó sử dụng các thành quả của TMĐT. Nó có thể đồng nghĩa với việc xóa nhòa biên giới, xóa nhòa sắc tộc, rỡ bỏ không chỉ hàng rào thuế quan mà còn cả những lợi thế về công nghệ, về lịch sử, về vị trí địa lí giữa các nước!_Đó chính là những đặc điểm chính của làn sóng toàn cầu hóa 3.0 (nếu ở thời công nghiệp hóa, một doanh nghiệp thành lâp tại vn hoàn toàn thua kém một doanh nghiệp thành lập trên đất Mỹ về nhân lực, vốn liếng, khoa học kĩ thuật, hàng rào bảo hộ, hạn ngạch, thì ngày nay, một công ty mạng thành lập tại VN, có vị trí ngang bằng một doanh nghiệp tạo dựng tại Mỹ hoặc bất kì đâu, khi mà họ có thể có được nguồn nhân lực tốt nhất - làm việc trực tuyến, nguồn vốn tốt nhất _toàn cầu, công nghệ giống nhau_ hạ tầng TMĐT, tất cả các biện pháp bảo hộ đều gần như không còn tác động, và người ta, trong thương mại người ta cũng không còn quá băn khoăn bạn ở đâu, da bạn màu gì, vh của bạn ra sao? Mà thứ họ hỏi là “Bạn có thể làm được gì!” và “bạn có thể làm tốt đến đâu” bất kể bạn ở nơi nào trên TG.
Ø Tạo ra cơ hội cho các cá nhân lao động, làm việc mà không cần phải đến cơ quan, thậm trí không cần có cơ quan, họ có thể ngồi nhà và làm việc cho một công ty của Mỹ hay Ấn Độ. Và đặc biệt hơn, nếu trứoc kia, những công việc đó chỉ là những công việc bán thời gian kiểu “đọc e mail quảng cáo”, hay “nhập dữ liệu” cho một công ty nào đó (tài liệu được gửi qua mạng và họ đánh máy lại, đó có thể là hóa đơn, chẩn đoán bệnh, số hóa sách báo..) hay gia công phần mềm, thì nay, khi nguồn nhân lực phát triển, đó còn là những công việc mang lại giá trị cao: lập trình, quản trị, bảo mật,…
Ø Và tuyệt với hơn, một doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa “cơ sở hạ tầng và khả năng của nhân viên”. Vd: Tại Mỹ chẳng hạn, có rất nhiều công việc phải trả lương cao, khi chuyển ra nước ngoài chỉ phải trả chi phí rẻ hơn nhiều. Vì thế, một bác sỹ, có thể ghi lại triệu chứng hoặc chẩn đoán bệnh nhân lại bằng máy ghi âm_ gửi đi một nước nào đó, yêu cầu họ đánh máy lại nội dung, rồi gửi quay lại _ điều thú vị là sự chênh lệch múi giờ, trước khi đi ngủ, người bác sỹ có thề gửi thông tin đó đi dưới dạng âm thanh. Ở nửa bên kia Trái Đất, đáng là ban ngày, và có thể “một bà nội trợ” nào đó sẽ đánh máy nội dung và gửi lại cho ngươi bác sỹ dưới dạng file word vào sáng hôm sau! Tương tự thế, một lập trình viên tại Ấn Độ, có thể sử dụng thông tin trong máy tính của một công ty Mỹ, thậm trí sử dụng luôn máy tính đó, làm việc vào lúc nửa đêm như một nhân viên tại Mỹ làm việc ban ngày, và kết thúc giờ làm việc vào sang sớm hôm sau, chuyển sang phiên làm việc của người khác. Máy tính, băng thông được sử dụng 24/24, quả là kì diệu!
Ø Một điều thần kì nữa đó là trào lưu “phàn mềm mã nguồn mở”, đó có thể là hệ điều hành, là trình duyệt, là các ứng dụng văn phòng, game và bất cứ thứ gì con người có thể nghĩ ra.. nhưng điều đáng chú ý là nó Miễn phí. Nó được tạo ra bởi cộng đồng những người yêu thích lập trình trên toàn TG, họ chia sẻ quan điểm của mình, mỗi người viết một ứng dụng theo ý thích, gửi các đoạn mã đi và một số người sẽ tập hợp chúng lại dưới một dạng hoàn chỉnh, và phẩm mềm luôn luôn được cải thiện, nâng cấp bởi các cá nhân khác nhau! Ở một nước như VN, việc mua bản quyền phần mêm là “không quen thuộc” tuy nhiên, khi hội nhập, đây là một thách thức (đành rằng TQ vẫn vi phạm bản quyền nhưng họ là thị trường lớn, và quan trọng với TG, mình không thể so với họ, và dù vậy TQ vẫn đang xúc tiến việc xd thư viện phần mềm ứng dụng của mình trên nền phần mềm mã nguồn mở). chính vì thế mã nguồn mở có thể là lời giải cho bài toán bản quyền phần mềm tại VN.
Ø Tạo nên một làn sóng mạnh mẽ, kích thích ý trí lập nghiệp của thanh niên dựa vào TMĐT khi mà họ nhìn ra được tiềm năng của nó, nó sẽ góp phần thay đổi cái nhìn của người dân VN, đặc biệt là giới trẻ về cách thức và cơ hội làm giầu. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng, một công ty, một tập đoàn, một ứng dụng “made in VietNam” chị giá hàng triệu đô đang được “thai nghén” thậm trí trong một căn nhà trọ tồi tàn, với một máy tính cấu hình thấp, tại một huyện đảo xa hay làtại một điểm truy cập internet tại bưu điện vùng cao, bởi một thanh niên, một cậu bé, hay một ông lão. Có thể lắm chứ!
Ø Thương Mại Điển Tử cho chúng ta cơ hội và hy vọng vào sự chuyển mình của đất nước trong lĩnh vực dịch vụ! Nói như vậy, không phải là TMĐT chỉ toàn những lợi ích, mà hiển nhiên, nó còn tiềm ẩn những thách thức, nguy cơ mà chúng ta cần tháo gỡ và khắc phục!

Không có nhận xét nào: