Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2008

Đế chế của ta!


Xêra đại đế, một ông hoàng của những ông hoàng, hoài bão, tài năng, tham vọng của ông, đã tạo nên một đế chế la mã hung mạnh, một giai đoạn lịch sử “khốc liệt” của tham vọng, âm mưa, của chiến tranh, tàn sát, thong tính và mở rộng bờ cõi. Và các bạn đã từng đặt một câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn “mục đích cuộc songs của ông là gì chưa?”, nhưng để trả lời bạn sẽ phải giật mình vì nó không đơn giản. Bạn nói đó là gì, đất đai, quyên lực, tham vọng, .. và ông có tự hào về sự nghiệp của mình? có thể bạn sẽ bất ngờ khi biêt được một câu chuyện. Vào thời gian cuối của cuộc đời, khi ông đã về già, việc làm ông lo lắng nhất lại chính là việc tìm người kế vị, và ông chết, bởi chính tay con trai của mình, ngay sau khi đế chế La Mã thống nhất!: ông trị vì được 25 năm thì chỉ có 4 năm được sống trong hòa bình. Hành trang cho cuộc đời của ông có lẽ chỉ là một thanh kiếm, và hành trình cả đời của ông có lẽ là đeo đuổi một cái gì đó “ảo ảnh” đến mức quên cả gia đình mình. Không tìm nổi một người xứng đáng kế vị trong hoàng tộc, rồi lại bị sát hại bởi chính người con trai của mình.
Như ông đã nói với con trai “tất cả mọi thiếu sót trong vị trí làm con của con, đều là do thất bại do việc làm cha của ta”. Điều đó đúng đắn đến mức nào?
Sẽ có ý nghĩa gì khi cả đời ta theo đuổi một sự nghiệp “cá nhân” rời xa cả chính gia đình của mình. Nhưng không, không thể nói Xêra như vậy, bởi việc ông lựa chọn trao quyền trị vì vương quốc của mình cho người khác, điều đó chứng mình một thứ, sự nghiệp của ông, công trình của cả đời ông đó là đế quốc La mã, và vào thời khắc sắp ra đi, ông nhìn lại và chợt nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống, của chiến tranh. Lúc này, ông khao khát một cuộc sống thanh bình, là thứ mà ông thiếu, là thứ mà ông bị ám ảnh cả cuộc đời. Ông chiến đấu, có lẽ vì nỗi bất an có ai đó sẽ cướp mất vị trí của ông, và để ngăn chặn điều đó, ông không ngừng mở rộng bờ cõi, tiêu diệt những kẻ chống đối, dù ông biết rằng “kẻ thù chẳng bao giờ hết cả”. Có thể nói, ông đã thành công, về mặt ngăn chặn hoặc tiêu diệt những thế lực chống đối. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì khi mà vương quốc của ông sụp đổ ngay khi ông qua đời, khi mà cả đời ông phải đối mặt với chết chóc, chem. Giết. khi mà kết quả cuối cùng là ông bị hại bởi chính con trai mình.
Dù không bi thảm như vậy, nhưng đã biết bao tấm gương trong lịch sử Napoleon, Lưu Bang, Tần Thủy Hoàng. Họ mải mê lao vào những cuộc chinh phạt, những cuộc đàn áp, cho dù đã có lúc họ ở trên đỉnh cao quyền lực, nhưng những quyền lực đó liệu có vững bền. Để rồi hoặc là vương quốc mình tạo dựng rơi vào tay kẻ khác, hoặc phải nhẫn tâm tiêu diệt hết cả “trụ cột” của đất nước, những kẻ có thế sẽ đe dọa vị trí của các thế hệ sau của mình. Tại sao? Những con người vĩ đại như vậy, lại, có thể nói là thất bại trong việc nuôi dậy con cái? Đó là một câu hỏi lớn, nhưng dường như, một phần nào đó có cùng câu trả lời.
Lại nói đến thời kì hiện nay, khi mỗi một chủ doanh nghiệp thật giống như một ông vua đi xây dựng vương quốc của mình. Vương quốc sẽ phải đối mặt, cạnh tranh, tiêu diệt và thôn tính các nước láng giềng. Và nếu có tư tưởng “mở rộng bờ cõi” như của Xêra, thì có lẽ cuộc đời của chúng ta sẽ có một hình mẫu tiêu biểu chính là Xêra .Cả cuộc đời theo đuổi một mục đích, không có giới hạn. Sẽ có lúc, chúng ta mệt mỏi, hoặc bất lực không thể làm gì hơn, khi tuổi già kéo đên, chúng ta sẽ chợt dừng lại và tự hỏi rằng, đâu là ý nghĩa thực sự của cuộc sống? Đâu là những thứ mà chúng ta đã và đang theo đuổi, chúng ta đã bỏ lỡ những gì, và những thứ chúng ta có, liệu có đáng với những gì chúng ta mất đi. Lịch sử sẽ nói gì về chúng ta. Gia đình nghĩ gì về chúng ta, ngoài việc để lại một gia tài kếch xù sau khi chúng ta chết. Và có lẽ việc tiêu xài chúng dễ dàng hơn nhiều so với việc làm ra chúng. Và chúng ta lại có một thế hệ bất lực, yếu kém, hay sao?
Vậy đâu là mục đích thực sự, và giới hạn của sự nghiệp là đâu? Làm sao để cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình. Đó là một câu hỏi, và mỗi người sẽ tự tìm cho mình một câu trả lời thỏa đáng. Có người sẽ hạnh phúc, hoặc có người sẽ nuối tiếc, nhưng hy vọng, đến cuối cuộc đời, chúng ta nhìn lại và tự hào vì những gì chúng ta đã làm được cho xã hội, và cho gia đình.
Đọc lại – ta chợt “giật mình”! Đã có lúc ta lo nghĩ về điều đó – đó là thời điểm mà ta nghiện tiểu thuyết, nghiện film anh, nghiện tranh luận – về chiến tranh, về đạo đức, về giá trị - và về sự khôn ngoan! Đó chính là lúc – đã tạo cho ta tính cứng cỏi – quyết đoán – nhưng cũng chính là lúc tạo cho ta một chút gì đó “sẵn sang tàn nhẫn – sẵn sang vô tâm”!
Ta đã mạnh lên rất nhiều – kể từ ngày ta viết những dòng này – nhưng giờ - có lẽ là lúc ta thay đổi!
Ta đã bỏ qua nhiều thứ, ta không hối tiếc, nhưng ta cũng thấy hơi “hụt hẫng”! Ta đam mê tốc độ, ta khoái chí với cảm giác ta “di chuyển” nhanh hơn kẻ khác, mạnh hơn kẻ khác và tài giỏi hơn kẻ khác! Ta kiêu ngạo – vì ta thông minh, vì ta giỏi dang, và vì ta nghị lực!
Nhưng ta thấy trống vắng!
Ta cô độc!
Ta có nhiều bạn, nhưng ai trong số đó thực sự hiểu ta – và sẽ đi cùng ta trên con đường ta đang đi?
Dường như ta đang sống gấp, đang sống vội, ta đang xây dựng đế chế của ta, đã có lúc động lực đó đã thôi thúc, đã giục giã, đã truyền cho ta đủ nghị lực , đủ sức mạnh để ta vượt lên, để ta chiến thắng! Nhưng ta quá đam mê với mục tiêu, mà quên đi mục đích! Ta sống mạnh mẽ, sống động, nhưng trống trải – và dường như nhàm chán!
Đã qua cái thời ta phải lo lắng về chuyện học hành, chuyện điểm số. Khi không được như ý, ta điều chỉnh mọi thứ, thậm trí cả các mối quan hệ của mình, với chỉ một mục đích cải thiện kết quả! Ta học ăn thua, học cay cú. Ta học cách tự kiêu – để ta có them sức mạnh, ta học thói phớt đời – để ta khỏi phải bận tâm – ta học cách đố kỵ - để ta có thể tiến tới!
Và ta đã đạt được những gì ta muốn! Nhưng liệu đó có phải là những gì ta thực sự muốn? Ta nghĩ ta sẽ hạnh phúc, ta sẽ khoái chí, khi ta đạt điểm cao, khi ta là số một, nhưng khi có nó, ta lại thấy bình thường – thật tẻ nhạt!
Đôi lúc, ta cảm thấy không ổn, và ta điều chỉnh, nhưng những điều chỉnh ấy – chỉ là phần nổi của vấn đề ta gặp phải! Đã đến lúc ta đào sâu vào nó………
Vậy, ta đang thiếu những gì – và ta thực sự cần những gì?

Không có nhận xét nào: