Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2008

Chiến tranh VN và tình hình thế giới!


Nguyên nhân và diễn biến TG khi Mỹ gây chiến tại Việt Nam


Richdad’vn


Mỹ tham gia chiến tranh VN, nguyên nhân không đâu khác, vẫn suất phát từ chính sách bá quyền mà Mỹ theo đuổi. Tuy nhiên, sự liên quan của nó dường như không dễ có thể nhận ra nếu không có một sự hiẻu biết nhất định về chính sách đối ngoại và tình hình nứoc Mỹ cũng như TG vào thời điểm đó.
Bởi một lẽ dường như “sự phồn vinh” của Mỹ, chịu ảnh hưởng rất ít từ VN. Vậy tại sao Mỹ lại “mạo hiểm” và “đeo đuổi” một cuộc chiến vô cùng tốn kém như vậy ? Thực ra câu trả lời cho câu hỏi này cũng không quá khó, nhưng dường như ít người VN để cập đến nó, hoặc có những suy nghĩ “ngây ngô” rằng Mỹ chỉ muốn hất cẳng Pháp, thế chân tại Đông Dương vì nguồn nhiên liệu thô nơi đây, hay vì một vài lợi ích chính trị ở một quốc gia xa xôi. Tuy nhiên mục đích và nguyên nhân cuộc chiến tại VN “sâu xa” hơn nhiều:
Để hiểu rõ điều này chúng ta cùng quay lại với tình hình thế giới vào sau thời điểm kết thúc chiến tranh TG thứ II.
Nền kinh tế Châu Âu và Nhật Bản đang khôi phục rất nhanh nhờ nguồn viện trợ của Mỹ.2 đế chế vô cùng quan trọng này của Mỹ, ngoài việc là con nợ, nó là khách hàng “công nghệ” của Mỹ, là một phần của sự bá quyền.
Mỹ sử dụng sức ép cho vay để các nước này buộc phải nhập khẩu và ưu đãi cho hàng hóa Mỹ tại khu vực. Nói cách khác, sự phồn vinh của Châu Âu Và Nhật Bản là điều cần thiết cho sự phồn vinh của nước Mỹ.Còn các nước thứ 3 sẽ trở thành những nguồn cung cấp tài nguyên với giá rẻ và một thị trường rộng lớn cho Tây Âu và Nhật Bản xuất khẩu.
Đó chính là “hệ thống” là “tự do” mà nước Mỹ xây dựng để áp đặt nền “bá chủ”. Bạn sẽ hiểu rõ hơn, nếu bạn đã từng nghe nói và tìm hiểu về cái gọi là “mô hình đàn sếu bay”.
Đó chính là cái mà nước Mỹ theo đuổi. Một thế giới,mà đi đầu là Mỹ, với công nghệ hiện đại, kế tiếp là lần lượt các nước trung tâm, nhập khẩu các công nghệ “đã lỗi thời ở Mỹ hoặc không đem lại lợi nhuận cao nhất, tiép theo, công nghệ lạc hậu hơn sẽ đến các nước tiếp giáp khu vực ngoại vi rồi ngoại vi tiếp nhận. Điều này phù hợp với nhu cầu và tình hình phát triển của mỗi một khu vực. Mỗi một bộ phận phát triển đồng nghĩa với việc đem lại lợi ích cho nước Mỹ. Và nước Mỹ gần như đã đạt được điều đó.
Kế hoạch này hẳn sẽ rất thành công nếu không mắc phải 2 vấn đề:
Theo đúng kế hoạch thì các nước thứ 3 có vai trò “cực kỳ quan trọng” và “không thể thiếu” trong hệ thống thế giới của Mỹ, mà cụ thể là ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của Châu Âu và Nhật Bản.
Tuy nhiên, kết thúc chiến tranh II, cục diện chính trị tại các nước này trở lên hỗn loạn, chủ nghĩa dân tộc phát triển, các nước đòi độc lập, xây dựng chính quyền riêng của mình, không chịu sự chi phối, áp đặt của Phương Tây. Điều này thực ra không quá quan trọng đối với MỸ nếu các nước tiếp tục xuất khẩu sang Châu âu và Nhật Bản hoặc không theo đuổi chính sách tự cung tự cấp, đống cửa biên giới hoặc cản trở hàng hóa nước ngoài, theo đuổi chính sách từng bước thay thế hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên có nhiều lý do để các nước, đặc biệt là Châu Á không hành động theo ý muốn của Mỹ.
nguyên nhân thứ 1 phải kể đến lịch sử. Trước đây không lâu, các nước thuộc TG thứ 3 đều là thuộc địa của phương Tây & Nhật Bản, hiện nay, các chính phủ mới vừa giành được chính quyền, nếu muốn tham gia vào hệ thống của Mỹ, thì buộc phải hòa giải, đồng thời cam kết cung cấp nguyên liệu, đảm bảo cho “sự phồn vinh” của các nước trung tâm, mới không lâu là kẻ thù của dân tộc mình.
Các chính phủ này không mong muốn điều đó, đặc biệt họ không chịu nổi sức ép từ công chúng với những điều kiện Mỹ đặt ra( Nam Triều Tiên là trường hợp hi hữu trong giai đoạn này, nước này đã tạo được một mối lien hệ “cần thiết” và vô cùng quan trọng để có được sự phát triển vượt bậc so với các nước tại Châu Á, tuy nhiên để thiết lập được quan hệ với NB chính phủ nước này đã phải chịu rất nhiều sóng gió tưởng chừng không thể vượt qua(do trước đó, nước này chịu sự đô hộ của Nhật Bản, những người tham gia đàm phán đã bị nguời dân coi là “phản quốc”, các cuộc biểu tình lan rộng không có điểm dừng, tang lớp tham gia nhiều nhất lại chính là SV). Rất may sau đó, với sự “độc tài” của chính phủ quân đội, an ninh mới được lập lại, nhưng đã có thời điểm người lãnh đạo quân đội với tham vọng cực kì lớn tưởng chừng đã thất bại trước đảng đối lập vì những chính sách “không được lòng dân” của mình
Điều thú vị là sau này lịch sử đã nhìn nhận vấn đề hoàn toàn khác với người dân lúc đó. Những con người từng bị coi là “phản quốc” lại trở thành những anh hung dân tộc. Thật là đáng suy ngẫm.
Nếu lúc đó Hàn Quốc theo đuổi chính sách hạn chế quan hệ với phương tây thì có lẽ còn rất lâu mới có một nước HQ như hiện tại.
Tuy nhiên đa số các nước còn lại thì lại không làm được điều này. Đặc biệt là tại Châu Á, nơi có mối quan hệ “lịch sử” không tốt với Nhật Bản. Sự đòi hỏi quá đáng của nước Mỹ về các mối quan hệ với Nhật Bản đã được các nước trong khu vực không chấp nhận, thù ghét nhật bản đã nhanh chóng chuyển thành thù ghét sự hiện diện của Phương tây. Tiên phong cho những hành động chống đối là tại vùng Vành Đai Thái Bình Dương, với tiêu điểm là Đông Nam Á. Đây có thể sẽ trở thành tấm gương cho cả Châu Á trong việc chống lại sự can thiệp của nước ngoài, xây dựng chính phủ dộc lập, đây là thành công hay sai lầm của Châu Á trong việc theo kịp và hội nhập với thế giới để cùng phát triển kinh tế thì vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trong lịch sử.
nguyên nhân thứ 2 bởi một lẽ đơn giản, với nền kinh tế gân như không có gì sau khi độc lập, các nước này không thể xuất khẩu, vì ngoại tệ thu được không đủ để họ chi tiêu, và cách duy nhất là phải củng cố nền công nghiệp lạc hậu trong nước, thay thé hành nhập khẩu với một tham vọng “lớn và dài hơi”> . Nhưng cách làm “duy nhất” mà họ nghĩ ra là tìm cách chống lại sự ảnh hưởng của Phương Tây. Đây cũng là một vấn đề thú vị của lịch sử, liệu các nước Đông Nam Á thực sự chỉ muốn “chống đối” phương tây, hay do những nguyên nhân nào đó mà phương tây “không chịu chấp nhận” “sự hòa hảo” của họ? Đây cũng chính là một sai lầm chiến lược của Mỹ tại ĐNÁ khi quyết định bỏ qua những cơ hội hòa bình tại VN, quyết tâm gây chiến.
Sự khủng hoàng “thiếu đôla” tại các nước đồng minh quan trọng của Mỹ. Vì là con nợ, một lượng ngoại tệ rất lớn lại phải dùng để trả lãi cho số vay cũ, trong khi xuất khấu sang các nước thứ 3 đình trệ, nguyên liệu cũng khó khắn, các nước gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là Nhật.
Chính sách của Châu Âu, tuy tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng còn có một thị trường vô cùng rộng lớn đó chính là lien minh các nước. Khi xuất sang các nước thứ 3 bị kìm hãm, việc soay sang thị truờng “nội địa” khổng lồ là cả Tây Âu và Mỹ, không phải là vẫn đề quá khó. Việc thiếu đôla sẽ cản trở tốc độ hồi phục kinh tế chứ chưa đến nỗi quá nguy hại.
Còn Nhật Bản thì lại khác, nước Nhật ngay từ lúc mới xây dựng chiến lựoc khôi phục kinh tế, mô hình chúng là hướng toàn bộ cho xuất khẩu. Người dân NB không được coi là những “khách hàng tiềm năng”. Kéo theo đó là chính sách “thắt lưng buộc bụng” của người Nhật để tạo lợi thế về giá khi xuất khẩu. Họ trả lương công nhân tới mức tối thiểu có thể, chỉ đủ để cho họ tồn tại. Điều này đã làm “tiêu giảm” thị trường nội địa, ¾ tiền lương dùng để mua lương thực, người dân không có nhu cầu và không thể mua sắm. Và khi thị trường suất khẩu không còn, nước Nhật càng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng tài chính. Nước nhật hung mạnh có nguy cơ sụp đổ. Và điều đó sẽ ép buộc Nhật phải chơi con bài Nga hoặc TQ.
Đứng trước khó khăn này, là một người “anh cả” và là tổng công trình sư “thiét kế, và xây dựng” hệ thống thế giới hiện tại, với sự ủng hộ “nhiệt tình” của Nhật Bản”,Mỹ không thể đứng nhìn cả hệ thống dồng nghĩa với sụ thống trị của mình tan vỡ. Mỹ phải làm gì đó.
Công việc của Mỹ lúc đó là phải lôi kéo càng nhiều càng tốt các nước tham gia vào hệ thống của Mỹ, thoát khỏi sự ảnh hưởng của Cộng Sản.Và để làm được điều này Ý định của Mỹ là sẽ xây dựng một vài nước như là “tủ kính” đẻ “trưng bày” quyền lợi và sự giầu có khi tham gia thế giới của Mỹ. thuyết phục các nước khác nối lại quan hệ với phương tây, ủng hộ hệ thống của mỹ.
Đầu tiên là Chiến tranh Triều Tiên. Cuộc chiến này đã cứu sống nền kinh tế của các nước thuộc hệ thống của Mỹ vì nhu cầu trang thiết bị cho chiến tranh tăng vọt. Có thể nói Mỹ đã thắng trong chiến tranh Triều Tiên bì đã đạt đựợc mục đích của mình, đó là chiến thắng về kinh tế chứ không phải là quân sự.
Tuy nhiên, ngay sau đó, vấn đề của ĐNÁ lại trở lên nóng bỏng. Dù viện trợ cho Pháp, pháp vẫn thất bại tại VN. Mất VN đồng nghĩa với Việc Mất ĐNÁ, Châu Á có nguy cơ tuột khỏi quỹ đạo, mà kéo theo nó hậu quả tất yếu là việc Nhật chơi con bài TQ và Nga, hay mất Nhật khỏi hệ thống thế giới của Mỹ.Trước nhưng nugy cơ đó Mỹ tham chién tại VN.
Lúc đầu, mỹ xd chính quyền Ngô Đình Diệm, viện trợ, củng cố quân đội, leo thang đánh phá miền bắc mục đích là thống nhất VN với sự ảnh hưởng của MỸ. Tuy nhiên, chính quyền Diệm đã tỏ ra bất lực trong việc đối phó với Cộng Sản. Mỹ đảo chính Diệm, Kỳ lên thay, và vào thời điểm này, Mỹ cho quân đổ bộ tham vọng kết thúc nhanh chiến tranh. Nhưng vì hoạt động độc lập, kết hợp với nhiều lý do khác đã khiến quân đội Mỹ thảm bại tại VN, kéo theo một loạt các tình huống “dở khóc dở cười” với mỹ. đây nước Mỹ vào một cuộc đại suy thoải và tạo điều kiện cho nhièu nước đồng minh không chỉ phục phục hồi kinh tế mà còn trở lên lớn mạnh đe doạ sự bá quyền của Mỹ. Trật tự thế giới đa cực hình thành.
Một phần lí do Nixon không muốn kết thúc nhanh chiến tranh tại VN vì nước Mỹ không muốn kết thúc chiến tranh đồng nghĩa với bại trận, đây không chỉ đơn thuần vì danh dự nước Mỹ mà còn vì nếu mỹ kêt thúc quá dễ dàng, sẽ đúng như Trung Quốc từng nhận xét, Mỹ là một con hổ giấy, và có khả năng, Mỹ sẽ không còn điều khiển các nước đồng minh một cách dễ dàng nữa, sự yếu kém của quân đội có thể tạo ra sự hoài nghi về vài trò cảnh sát toàn cầu cầu của MỸ.
Mỹ cũng phải kết thúc chiến tranh, một phần do áp lực trong nước, khi mà sv, cống chức, và nhièu tâng lớp biểu tình phản đối. Vụ việc với cuba, khùng hoảng tên lửa, vịnh con lợn.. đã làm hình ảnh nước Mỹ suy yếu.
Chi tiêu quá nhièu cho chiến tranh và một chương trình phúc lợi lớn chưa từng thấy trong nước đã đẩy nước Mỹ vào tình cảnh khó khăn, bắt buộc phải đàm phán với các nước về việc định giá lại đồng đôla, tiến tới phá giá nó., kéo theo là sự phá giá của đồng tiền ở Châu Âu, Nhật , Đức để cạnh tranh với hàng hóa mỸ. Và mọi việc đã thực sự có lợi cho Mỹ khi khủng hoảng dầu lửa diễn ra.
Và đây là lúc Mỹ “chuồn” khỏi Việt Nam.

Không có nhận xét nào: